Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ bảy, 18 Tháng 5 2019Giáo xứ thổ hoànghttp://www.gxthohoang.netMon, 06 May 2024 23:45:50 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnHiện tượng cha Trần Đình Long (Suy niệm Chúa nhật 5 Phục sinh C - 2019)http://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/10162-hien-tuong-cha-tran-dinh-longhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/10162-hien-tuong-cha-tran-dinh-longHiện tượng cha Trần Đình Long (Suy niệm Chúa nhật 5 Phục sinh C - 2019)
  Hiện tượng cha Trần Đình Long (Suy niệm Chúa nhật 5 Phục sinh C - 2019)

 

Giáo Hội Việt Nam đang bị chia rẽ bởi hiện TƯỢNG cha Trần Đình Long. Dường như bất cứ ai kể cả giám mục hay linh mục chỉ cần nói đến việc có cần thiết phải tốn tiền từ Bắc vào Nam mang người đang quá đau đớn vì bệnh vào khấn cha Long không? Liền tức khắc bị một nhóm người lao vào chửi không tiếc lời thoá mạ. Một câu quen thuộc mà nhóm đề cao cha Long thường sử dụng là “ghen ăn tức ở”. Không biết cha Long hưởng lộc gì mà lại có kẻ ghen ăn? Dầu sao đây cũng là điều đáng tiếc cho anh em con cái một Cha trên trời.

Quý vị có quyền đến cha Long thì người khác cũng có quyền không đến, thậm chí không thích nơi đó. Đó là quyền tự do căn bản của con người. Quý vị được ơn Lòng thương xót sao không thương xót và cầu nguyện cho những người chưa tin vào cha Long, mà lại chửi bới thì còn gì là chứng nhân cho lòng thương xót? Đến với giáo điểm tin mừng số đông không hẳn là Chúa đã chọn nơi đó? Chùa Ba Vàng người đến cũng rất đông, và hôm nay mặc dù bị phanh phui chỉ là cách lấy tiền nhưng số lượng nguời nhẹ dạ vẫn còn đến rất đông?

Những nhân chứng nơi giáo điểm Tin Mừng có ai đã thực sự thoát được căn bệnh ung thư hay chỉ là tạm thời bớt đau, rồi cũng chết bởi chính căn bệnh đó. Điển hình như nghệ sĩ Lê Vũ Cầu một thời đã cùng cha Long đi rất nhiều nơi để làm chứng rồi ông cũng ra đi bằng chính căn bệnh đó! Để công nhận là một phép lạ phải có một hội đồng y khoa thẩm định chứ không thể dựa vào một người nào đó lên nói mà tin ngay, có phải là quá nhẹ dạ không?

Đôi khi những người lên chia sẻ tại giáo điểm Tin mừng không hẳn là họ được ơn mà chỉ là đi theo với bạn bè để xem sao? Như nghệ sĩ hài Chí Tài. Lúc đầu nhiều clip đã tung lên là Chí Tài làm chứng nhân lòng thương xót . . .! cuối cùng cũng phải sửa lại: Chí Tài đến với Lòng Thương Xót. Vì thực sự Chí Tài chỉ đi theo một người bạn mà thôi.

Cha Long cổ vũ lòng thương xót là điều tốt. Cổ vũ chứ chưa phải là cầu nguyện vì chưa có clip nào thấy cha Long đang quỳ cầu nguyện Lòng Thương xót cùng với giáo dân. Ngài bỏ ra mỗi ngày cả mấy tiếng để làm chứng lòng thương xót là một hy sinh đáng ca ngợi. Tổng giáo phận Sài gòn chỉ cân nhắc việc đưa nhân chứng lên cung thánh để chia sẻ là điều có thể bị lạm dụng. Bề trên không cấm ai đến giáo điểm Tin mừng nên xin mọi người hãy ở lại trong lòng thương xót mà lắng nghe tiếng chủ chiên. Đừng hùa theo đám đông mà xúc phạm bề trên của mình.

Theo luật phụng vụ thì chỉ có Giám mục mới là thầy dạy chính thức được quyền giảng dạy trong Nhà thờ và ngài ban quyền đó cho các linh mục của ngài. Thế nên, không thể mời người này người kia lên cung thánh để chia sẻ, nhất là những chia sẻ đó chưa được kiểm duyệt có thể sai lạc hoặc gây chia rẽ như Ni cô nào đó đã nói “đạo của chị không được như vậy” khiến anh chị em Phật Tử không vui. Khi tôi đi Mỹ, nhiều cha Mỹ cũng nói rằng: Đức giám mục của họ không cho các linh mục Việt Nam giảng mà chỉ cho đồng tế mà thôi!

Lời tiệc ly hôm nay, Chúa Giê-su rất mong các môn đệ hãy hiệp nhất và yêu thương nhau. Tình yêu thương hiệp nhất sẽ giúp họ gắn bó với nhau để cùng nhau xây dựng Giáo hội và loan truyền tình yêu Chúa cho muôn dân.Chúa không chọn một mình Phê-rô mà Chúa dùng cả 12 tông đồ để xây dựng Giáo hội. Chúa không dành sự nổi trội cho riêng ai mà Chúa chỉ muốn mỗi người hãy dùng khả năng của mình mà làm sáng danh Chúa chứ không đánh bóng chính mình. Tình yêu hiệp nhất là cốt lõi của tin mừng và cũng là dấu chỉ của người môn đệ Chúa.

Nhưng xem ra nỗi khao khát hiệp nhất thật mong manh. Vì bên cạnh những người đang ra sức xây dựng tình hiệp nhất thì vẫn còn đó những người đang phá hoại sự hiệp nhất bằng cách sống thích nổi trội đến mức chẳng cần vâng lời bề trên. Đôi khi họ cũng nhân danh tôn giáo, nhân danh chính nghĩa để kết án người này, hạ bệ người kia. Họ tìm cách gieo vào cộng đoàn những thành kiến gây nên những chia rẽ ngay từ nội bộ Giáo hội. Họ tôn sùng quan điểm của họ để kết án những người không cùng quan điểm với họ.

Là người môn đệ của Chúa nhưng không sống hiệp nhất và vâng phục xem chừng là phản đạo chứ không phải xây dựng đạo. Theo sách Tông đồ công vụ, Giáo hội sơ khai được toàn dân thương mến vì họ sống tình yêu thương và hiệp thông với nhau. Hiệp thông trong cầu nguyện và yêu thương trong sự đùm bọc lẫn nhau để không ai bị đói, bị khổ, bị cô đơn ngay giữa anh em mình. Chính vì tình yêu thương và hiệp nhất mà họ đã làm nên một cộng đoàn duy nhất để loan truyền tin mừng cho thế gian.

Ước mong lời di chúc của Chúa được thể hiện nơi mỗi người chúng ta khi biết từ bỏ cái tôi của mình để sống vâng phục Chúa qua bề trên của mình. Ước mong từng lời nói, từng việc làm của chúng ta luôn nhằm mục đích xây dựng cho Giáo hội chứ không nhằm thỏa mãn tham vọng cá nhân. Xin cho chúng ta luôn khiêm tốn trong lời nói để xây dựng mà không làm tổn thương đến ai hay làm mất tình hiệp nhất trong Giáo hội. Xin đừng ví tính tự cao tự đại cá nhân mà phá nát hình ảnh Giáo hội hiệp nhất yêu thương. Amen

 

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 18 May 2019 10:59:16 +0700
Cầu xin ơn Chúahttp://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/10161-cau-xin-on-chuahttp://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/10161-cau-xin-on-chuaCầu xin ơn Chúa
  Sau con gió lặng, lắng nghe Những điều mách bảo éo le đường đời Cùng nhau dẹp bỏ cái tôi Hạ mình xin lỗi một lời dễ thương.

 

CẦU XIN ƠN CHÚA

 

Đường đời đâu hẳn êm xuôi

Nhiều khi mâu thuẫn lòng người can qua

Gia đình trục trặc xảy ra

Vì đâu nên nỗi bất hòa chẳng hay

Vợ chồng gặp phải gió bay

Trở thành gánh nặng mà thay đổi lòng

Cuộc đời gặp cảnh long đong

Buông tay giải thoát cho xong nợ đời.

 

Cùng nhau nghĩ lại người ơi

Phút giây thề hứa những lời thủy chung

Cùng nhau hứa vượt muôn trùng

Trong cơn hoạn nạn đã từngsẻ chia

Sao đành nỡ để xa lìa

Cớ sao nước mắt đầm đìa dung nhan

Bởi vì những tiếng thở than

Đêm khuya đọng lại vỡ tan mộng đời.

 

Hãy bình tâm nhớ lấy lời

Cầu xin ơn Chúa để Người chở che

Sau con gió lặng, lắng nghe

Những điều mách bảo éo le đường đời

Cùng nhau dẹp bỏ cái tôi

Hạ mình xin lỗi một lời dễ thương.

 

Ai ơi chớ có đo lường

Giữ gìn hạnh phúc yêu thương  gia đình.

 

Hoàng Công Nga

 

KIẾP NGƯỜI HỮU HẠN

 

Hữu hạn trời sinh một kiếp người

Trải qua cảnh ngộ vẫn cười tươi

Mong manh dễ vỡ đâu bền vững

Giá trị dài lâu chẳng rõ mười

Thiên hạ đắm chìm trong vũng tối

Trần gian khởi sáng giữa cuộc đời

Tin yêu trao gửi nguồn duy nhất

Cậy dựa trông mong giữ vững Lời.

 

Hoàng Công Nga

 

CHUYỂN HÓA LỜI THƠ

 

Giao hòa trời đất chuyển lời thơ

Nhỏ giọt tiếng lòng hóa giấc mơ

Trăn trở nỗi đau người mộng mị

Giật mình thế sự cảnh bơ vơ

Đời người vướng víu tình trao đổi

Lòng dạ phân vân nghĩa phụng thờ

Ơn thánh từ trời tuôn đổ xuống

Thế nhân lĩnh nhận thỏa mong chờ.

 

Hoàng Công Nga

 

 

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)ThơSat, 18 May 2019 09:56:09 +0700
Tôi Chết Thay Cho Thầy Tôihttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/9099-toi-chet-thay-cho-thay-toihttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/9099-toi-chet-thay-cho-thay-toiTôi Chết Thay Cho Thầy Tôi
  Tôi Chết Thay Cho Thầy Tôi

19 Tháng Năm

Một tu sĩ Hồi Giáo nọ quy tụ được 60 môn sinh. Sau một thời gian giáo huấn họ, ông quyết định như sau: Ta thấy đã đến lúc phải làm một cuộc hành trình mới. Ta không biết những gì sẽ xảy ra cho thầy trò chúng ta. Các ngươi hãy tuân giữ các điều ta đã truyền dạy cho các ngươi. Hãy nhớ điều này: trong bất cứ lúc nào, hễ ta giơ tay lên trời thì các ngươi hãy hô lớn: "Tôi chết thay cho thầy tôi".

Ðám môn sinh nhận thấy không thể chấp nhận được một đề nghị xem ra điên rồ như thế, cho nên 59 người đã bỏ cuộc trở về với nếp sống cũ của họ. Chỉ có một người chấp nhận điều kiện và quyết tâm đi theo thầy mình cho đến cùng. Hai thầy trò lên đường mà không biết đi về đâu. Họ đi mãi cho đến lúc tới một thành phố do một bạo chúa cai trị. Không bao lâu thì họ vào thành phố, ông bạo chúa đã ra lệnh cho các binh lính như sau: "Các ngươi hãy bắt giữ lấy tên du thử du thực đầu tiên và điệu đến đây cho ta. Ta muốn treo cổ hắn để làm một bài học cho bọn vô lại trong thành phố này".

Thế là bọn lính đã đến bắt người đệ tử của vị tu sĩ và điệu đến trước mặt bạo chúa. Giữa lúc cuộc hành quyết sắp bắt đầu, thì vị tu sĩ mới xuất hiện giữa đám đông và hô lớn: "Thưa quan lớn, xin hãy giết tôi, vì chính tôi là người đã dụ dỗ thanh niên này bỏ nhà ra đi để sống kiếp sống lang thang như tôi". Nói xong ông giơ tay lên trời.

Vừa thấy cử chỉ ấy của vị thầy, người thanh niên mới gào lên: "Thưa quan lớn, tôi muốn chết thay cho thầy tôi".

Quan bạo chúa nghe thế, mới hỏi các viên cố vấn của mình như sau: "Họ là ai mà sẵn sàng chết thay cho nhau?". Quan bạo chúa mới cho điệu vị tu sĩ đến trước mặt và yêu cầu giải thích cho cặn kẽ về mối tương quan giữa thầy trò.

Vị tu sĩ Hồi Giáo mới bình tĩnh phát biểu như sau: "Thưa quan lớn, chúng tôi có nghe nói rằng bất cứ ai được giết trong thành phố này đều được phúc trường sinh bất tử. Dĩ nhiên, nghe biết như thế, cho nên thầy trò chúng tôi mới hăm hở đến đây để được chết như thế".

Nghe thế, quan bạo chúa mới mỉm cười, rồi ra lệnh trả tự do cho họ. Người môn sinh chợt hiểu được rằng ai hy sinh mạng sống mình thì sẽ tìm lại được nó.

....................................................

Cái chết của Ðức Kitô trên thập giá đều là vô nghĩa, nếu cái chết đó không phải là cái chết cho mọi người. Thập giá của Ðức Kitô sẽ chỉ là một ô nhục, nếu thập giá đó không là biểu trưng của tình yêu, sự hy sinh.

Bước theo Ðức Kitô trong cuộc tử nạn, vác lấy thập giá và đi theo Ngài không là một việc làm nhiệm ý và tùy hứng, nhưng là đòi hỏi thiết yếu của ơn gọi Kitô. Con đường của Ðức Kitô chính là con đường của tình yêu, của hy sinh hiến thân cho người khác.

Trích sách Lẽ Sống

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSat, 18 May 2019 09:56:08 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 5 Mùa Phục Sinhhttp://www.gxthohoang.net/goc-thieu-nhi/item/10160-suy-niem-loi-chua-chua-nhat-tuan-5-mua-phuc-sinhhttp://www.gxthohoang.net/goc-thieu-nhi/item/10160-suy-niem-loi-chua-chua-nhat-tuan-5-mua-phuc-sinhSuy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 5 Mùa Phục Sinh
  Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 5 Mùa Phục Sinh


19/05/2019

CHÚA NHẬT TUẦN 5 PS – C
Ga 13,31-33a.34-35

YÊU NHƯ CHÚA YÊU

“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13,34)

Suy niệm: Yêu thương theo kiểu con người là yêu có điều kiện. Phản bội, yêu làm sao được? Vô ơn, yêu thế nào được? Chúng ta chỉ yêu những ai hợp ý và hợp những tiêu chuẩn chúng ta yêu cầu. Chúa Giê-su phê phán: lối yêu thương như thế không phải là yêu thương theo chuẩn mực của Thiên Chúa. Những người không biết, không tin Chúa, cũng yêu được như thế. Hôm nay Chúa Giê-su giới thiệu một lối yêu thương mới được Ngài làm gương, đó là yêu nhau như Chúa yêu chúng ta. Đây không chỉ là lời giới thiệu, mà còn là một mệnh lệnh của Chúa dành cho những ai muốn theo Chúa. Yêu như Chúa yêu là điểm mới mẻ của luật yêu thương của Chúa Giê-su. Chúa yêu chúng ta bằng tình yêu bền vững, dẫu con người đang phản bội, dẫu họ khó yêu, Ngài vẫn yêu thương họ đến cùng. Tình yêu Chúa dành cho chúng ta là tình yêu luôn đi bước trước. Ngài yêu chúng ta đang lúc chúng ta phản bội Ngài. Thánh Phao-lô đã viết: “Chúa Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,8). Do đó, yêu như Chúa yêu vừa là một lời kêu gọi, vừa là mệnh lệnh dành cho những ai muốn làm môn đệ Chúa.

Mời Bạn: Bạn đang có mối bất hòa với ai? Chúa mời bạn đi bước trước đến làm hòa và bền vững yêu thương họ như Chúa yêu thương bạn và yêu thương họ.

Sống Lời Chúa: Chào hỏi người đang có mối bất hòa hay bất đồng với bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con trở nên khí cụ tình yêu của Chúa, luôn vui tươi, thân thiện với mọi người.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySat, 18 May 2019 07:13:51 +0700
Điều răn mới (Chúa nhật tuần 5 mùa Phục Sinh năm C)http://www.gxthohoang.net/goc-thieu-nhi/item/5731-dieu-ran-moi-chua-nhat-5-phuc-sinhhttp://www.gxthohoang.net/goc-thieu-nhi/item/5731-dieu-ran-moi-chua-nhat-5-phuc-sinhĐiều răn mới (Chúa nhật tuần 5 mùa Phục Sinh năm C)
  Điều răn mới (24.4.2016 – Chúa nhật 5 Phục Sinh năm C)

Lời Chúa: (Ga 13,31-33a.34-35)

31 Khi Giuđa ra khỏi phòng Tiệc Ly, Ðức Giêsu nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người, 32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người. 33 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. 34 Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35 Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau”.

Suy Niệm

GANDHI được coi là bậc đại thánh của dân Ấn Ðộ.
Ông say mê Kinh Thánh, nhất là bài giảng trên núi.
Ông nghĩ rằng Kitô giáo sẽ là câu trả lời thích đáng
cho những xung đột giữa các giai cấp ở Ấn.
Một ngày nọ ông đến dự lễ tại một nhà thờ.
Nhưng người giữ cửa ngăn ông lại, và bảo ông
nên đến dự lễ ở một nhà thờ khác dành cho người da đen.
Ông đã bỏ đi và không bao giờ quay trở lại.
Có thể chúng ta đã mất một Kitô hữu tốt như Gandhi
chỉ vì có sự phân biệt màu da nơi nhà thờ.
Biết đâu thế giới này lại chẳng có nhiều Gandhi,
họ sống tinh thần Ðức Kitô còn hơn cả các Kitô hữu.

“Thầy ban cho anh em một điều răn mới:
hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”
Lời trăn trối của Ðức Giêsu vẫn làm chúng ta nhức nhối.
Ở đây Ngài không nhắc chúng ta yêu thương người ngoài,
nhưng Ngài đòi buộc các môn đệ Ngài yêu thương nhau.
Yêu thương nhau trở thành điều răn mới,
mới vì Ngài đòi họ phải yêu nhau như Ngài đã yêu họ.
Vấn đề cốt lõi là cảm nhận được tình yêu của Ngài.
Trước khi công bố điều răn mới này,
Ðức Giêsu đã rửa chân cho môn đệ, trong đó có Giuđa.
Ngài cúi xuống bên chân Giuđa để bày tỏ một tình yêu.
Sau đó Ngài còn chấm miếng bánh đầu tiên trao cho Giuđa
như đưa ra một vẫy gọi thân thương cuối cùng. (x. Ga 13,26)
Nhưng vô ích, Giuđa không đổi ý.
Anh vẫn ra đi để làm điều mình muốn (x. Ga 13,31)
Ðức Giêsu biết rõ số phận đang chờ mình.
Ngài sẽ yêu đến cùng bằng việc hiến mạng trên thập giá.
Ðức Giêsu đã yêu trước khi truyền cho ta yêu nhau.
Nếu ta không cảm nhận được tình yêu Ngài dành cho ta,
thì ta cũng chẳng thể yêu nhau như Ngài muốn.

Có nhiều dấu hiệu để người ta nhận ra một Kitô hữu:
đeo thánh giá nơi cổ, làm dấu thánh giá trước khi ăn…
Nhưng theo Ðức Giêsu, dấu hiệu đặc trưng của nhóm môn đệ
là tình yêu thương mà họ dành cho nhau:
cảm thông, tha thứ, cộng tác, hy sinh, chia sẻ, đối thoại…
Giữa các môn đệ, có bao dị biệt, bao hàng rào.
Nếu không vượt qua được những hàng rào dị biệt này
thì coi như việc truyền giáo bị đổ vỡ.
Tiếc thay, vẫn chưa có sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu
khác màu da, khác văn hoá, khác quan điểm chính trị…
Có bất đồng giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo ở Nga,
giữa người Công Giáo và người Tin Lành ở Bắc Ailen.
Ðến bao giờ mọi Kitô hữu có thể đọc chung kinh Lạy Cha,
mừng chung với nhau lễ Phục Sinh trong một ngày,
cử hành chung với nhau một phụng vụ.

Thế giới hôm nay như sa mạc thiếu vắng tình yêu.
Ước gì thế giới Kitô trở thành một ốc đảo xanh tươi
mời mọi người đặt chân tới.

Cầu Nguyện

Lạy Cha,
xin dạy chúng con biết cộng tác với nhau
trong việc xây dựng Nước Trời ở trần gian.

Xin cho chúng con đến với nhau
không chút thành kiến,
và tin tưởng và thiện chí của nhau.

Khi cộng tác với nhau,
xin cho chúng con cảm thấy Cha hiện diện,
nhờ đó chúng con vượt qua
những tự ái nhỏ nhen,
những tham vọng ích kỷ
và những định kiến cằn cỗi.

Ước gì chúng con dám từ bỏ mình,
để tìm kiếm chân lý
ở mọi nơi và mọi người,
nhất là nơi những ai khác quan điểm.

Lạy Cha,
xin sai Thánh Thần đến trên chúng con,
để chúng con biết lắng nghe nhau bằng quả tim,
và hiểu nhau ngay trong những dị biệt.

Nhờ sống mầu nhiệm cộng tác,
xin cho chúng con được triển nở không ngừng
và Thánh Ý Cha được thể hiện trên mặt đất. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySat, 18 May 2019 07:13:51 +0700
Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 5 Mùa Phục Sinh Năm Chttp://www.gxthohoang.net/goc-thieu-nhi/item/5729-loi-chua-chua-nhat-tuan-5-mua-phuc-sinh-nam-chttp://www.gxthohoang.net/goc-thieu-nhi/item/5729-loi-chua-chua-nhat-tuan-5-mua-phuc-sinh-nam-cLời Chúa Chúa Nhật Tuần 5 Mùa Phục Sinh Năm C
  Lời Chúa Chúa Nhật Tuần 5 Mùa Phục Sinh Năm C

 


BÀI ĐỌC I: Cv 14, 20b-26 (Hl 21-27)

"Các ngài thuật lại những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phaolô và Barnaba trở lại Lystra, Icôniô và Antiôkia, củng cố tinh thần các môn đồ, khuyên bảo họ giữ vững đức tin mà rằng: "Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào nước Thiên Chúa". Nơi mỗi hội thánh, các ngài đặt những vị niên trưởng, rồi ăn chay cầu nguyện, trao phó họ cho Chúa là Đấng họ tin theo.

Sau đó, các ngài sang Pisiđia, đi đến Pamphylia. Sau khi rao giảng lời Chúa tại Perghê, các ngài xuống Attilia, rồi từ đó xuống tàu trở về Antiôkia, nơi mà trước đây các ngài đã được trao phó cho ơn Chúa để làm công việc các ngài mới hoàn thành. Khi đến nơi, các ngài tụ họp giáo đoàn, thuật cho họ nghe những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài và đã mở lòng cho nhiều dân ngoại nhận biết đức tin. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 144, 8-9. 10-11. 12-13ab
Đáp: Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa đến muôn đời (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.

1) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. - Đáp.
2) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài. - Đáp.
3) Để con cái loài người nhận biết quyền năng và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ. - Đáp.

BÀI ĐỌC II: Kh 21, 1-5a
"Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Tôi là Gioan đã thấy trời mới và đất mới. Vì trời cũ và đất cũ đã qua đi, và biển cũng không còn nữa. Và tôi là Gioan đã thấy thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của mình. Và tôi nghe có tiếng lớn tự ngai vàng phán ra: "Đây là Thiên Chúa ở với loài người, và chính Thiên Chúa sẽ ở với họ. Người sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ. Sự chết chóc sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc, không còn kêu la, không còn đau khổ: bởi vì các việc cũ đã qua đi". Và Đấng ngự trên ngai vàng đã phán rằng: "Này đây, Ta đổi mới mọi sự". Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 13, 34
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con". - Alleluia.

PHÚC ÂM: Ga 13, 31-33a. 34-35
"Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: "Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.

"Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau". Đó là lời Chúa.
thanhlinh.net

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Lời Chúa Năm CSat, 18 May 2019 07:13:50 +0700