Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ bảy, 08 Tháng 5 2021 18:54

Yêu và sống cho tình yêu

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  YÊU VÀ SỐNG CHO TÌNH YÊU

(Acts 10:25-26, 34-35, 44-48; I Jn 4:7-10; Jn 15:9-17)

 

Trước lúc giảng về tình yêu thì tôi xin năm người cho tôi một câu định nghĩa về tình yêu là gì? Trong năm người này đưa ra năm câu định nghĩa khác nhau về tình yêu.

Người thứ nhất định nghĩa: Tình yêu không bao giờ đổ xô vào nhiều mối quan hệ

Người thứ hai cho rằng: Yêu là chết ở trong lòng một ít

Người thứ ba nói rằng: Tình yêu là không bao giờ ghen tuông

Người thứ tư định nghĩa: Tình yêu là tự tạo cho mình cơ hội

Người thứ năm khẳng định: Tình yêu là không ngừng hy vọng

Khi đọc qua năm câu định nghĩa tình yêu này thì chúng ta thấy cả năm người chưa đưa ra được câu định nghĩa tình yêu, mà họ chỉ đưa ra được câu tình yêu được bày tỏ thế nào?. Vậy tại sao họ không thể định nghĩa được tình yêu? có thể trả lời rằng vì họ chưa biết đâu là nguồn gốc của tình yêu. Vậy để định nghĩa được tình yêu là gì thì ta phải biết nguồn gốc của tình yêu.

  1. 1.Vậy đâu là nguồn gốc của tình yêu?

Thánh Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu”. Vậy Thiên Chúa chính là nguồn gốc của tình yêu. Ngài chính là tình yêu đích thực v.

  1. 2.Vây tình yêu của Chúa được bày tỏ thế nào?
  2. a.Tình yêu của Thiên Chúa được bảy tỏ qua việc “trao ban”: Tin mừng Gioan cho thấy: “Thiên Chúa sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống”.
  3. b.Tình yêu của Thiên Chúa được bày tỏ qua việc “hy sinh”. Tin mừng của Thánh Gioan cho thấy: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con một của Ngài
  4. c.Tình yêu của Thiên Chúa được bày tỏ qua việc “dám chết: Tin mừng thánh Gioan cho thấy: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu”. Đó là tình yêu duy nhất, tình yêu cao cả nhất chưa hề có và là tình yêu đến tận cùng, yêu cho đến chết trên thập giá và đó là tình yêu tột đỉnh.

Vậy tình yêu của Chúa là một tình yêu “cho đi”, một tình yêu đi ra khỏi bản thân để hướng đến hạnh phúc của người mình yêu. Vì hạnh phúc đó nên hy sinh cả mạng sống.

Tuy nhiên, nhiều người không biết nguồn gốc của tình yêu ở đâu. Vì thế họ không biết định nghĩa tình yêu là gì? họ chỉ định nghĩa dựa trên những tiêu chuẩn của con người. Nên định nghĩa này chỉ nằm trong giới hạn lợi ích người yêu, chứ không cho người được yêu. Đó là một tình yêu ích kỷ, vụ lợi, chiếm đoạt và hưởng thụ.

Chúng ta là những người con của Thiên Chúa nên chúng ta phải biết tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa Cha, lan truyền qua Chúa Con, và được trao tặng cho các Tông đồ, như Chúa Giêsu mặc khải: "Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy." Để có được tình yêu của Chúa thì các môn đệ phải ở lại trong tình thương này, trước khi có thể làm cho tình thương này lan rộng tới tha nhân. Nếu không ở lại trong tình thương Thiên Chúa, các môn đệ không thể yêu nhau bằng tình yêu Thiên Chúa; và không thể đạt được mức độ trọn lành như Thiên Chúa đòi hỏi như yêu kẻ thù, yêu đến chết, và sẵn sàng tha thứ tất cả lỗi lầm của tha nhân.

Thực sự, tình yêu giữa các môn đệ không thể tồn tại nếu không có tình yêu của Đức Giê-su dành cho họ. Trong viễn cảnh này, sống “điều răn yêu thương” là điều thiết yếu cho đời sống bên trong cộng đoàn các môn đệ cũng như trong tương quan với bên ngoài: sống điều răn yêu thương nên trong cộng đoàn cho phép các môn đệ bước vào tương quan “tình yêu” với Đức Giê-su và với Chúa Cha. Đối với bên ngoài cộng đoàn, sống điều răn yêu thương là dấu chỉ để mọi người nhận ra họ là môn đệ của Đức Giê-su. Hai đặc điểm trên của “điều răn mới” giúp các môn đệ giữ vững niềm tin vào Đức Giê-su trong mọi khủng hoảng đến từ bên trong, cũng như từ bên ngoài cộng đoàn.

Cộng đoàn thân mến

Nói lời yêu thương thì dễ, nhưng để thực hành giới răn yêu thương không dễ. Nó đòi chúng ta phải cố gắng và dám hy sinh, chấp nhận chịu thua thiệt và có khi chấp nhận tổn hại đến bản thân và cả mạng sống. Nhưng đó là điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta không giới hạn tình yêu chỉ dành cho vợ chồng con cái, nhưng là phải mở rộng trái tim và đôi tay để vươn đến những người chung quanh, đặc biệt những người đau khổ, cô thế cô thân.

Có một người đã nói với danh họa Picasso rằng: “Ông vẽ bức tranh có vài tiếng đồng hồ, sao ông lại bán tới mấy ngàn đôla”. Ông trả lời: “để có bức tranh đẹp, người hoạ sĩ đã phải suy gẫm, ưu tư, tìm kiếm qua cả hàng chục năm”. Cũng vậy, sống yêu thương không thể là những hành động bộc phát nhất thời hay việc làm ngày một ngày hai, nhưng nó phải là kết quả của một quá trình lâu dài nhiều chục năm nuôi dưỡng, vun đắp và thực hành yêu thương. Để có những hành động yêu thương, dám liều mạng sống mình, chấp nhận hy sinh để cứu ba cô sinh viên đuối nước của em Phê-rô Nguyễn Văn Nhã, thuộc Giáo Họ Đồng Lăng - Quỳnh Yêu, Quỳnh Lưu, Nghệ An vào ngày 30 tháng 4 năm 2021 vừa qua, chắc chắn anh đã phải được rèn luyện từ trong gia đình, trong cuộc sống, bắt đầu từ những hành động yêu thương nho nhỏ. Cần phải tập cho trái tim của mình biết rộng mở, biết cảm thông và nhạy bén trước nhu cầu của người khác. Chỉ khi được tập luyện sống yêu thương hàng ngày, bắt đầu từ việc nhỏ, thì chúng ta mới có thể nói năng, phản ứng và hành động bằng trái tim yêu thương khi chúng ta gặp những việc lớn. Vì thế, hãy bắt đầu tập sống yêu thương hy sinh cho nhau ngay trong gia đình giữa vợ chồng, anh chị em với nhau, hãy tập sống yêu thương với nhau trong cộng đoàn. Hãy tập bớt đi những lời qua tiếng lại, tập nhường nhịn nhau một câu nói, đừng ăn miếng trả miếng với nhau. Hãy dám chấp nhận một chút thiệt thòi về phần mình, kể cả sự oan ức để cho gia đình được êm ấm, cộng đoàn được hòa thuận. Nếu như cha mẹ dám hy sinh phần ăn của mình, dám chấp nhận vất vả cho vợ chồng và con cái, tại sao mình lại không dám bới đi một chút nóng nảy hoặc giận dữ trên vợ chồng con cái, trên anh chị em trong cộng đoàn.

Để sống yêu thương trong lối xóm, chúng ta cần biết nghĩ đến người bên cạnh nhiều hơn. Nghĩ đến nhà bên cạnh đang cần một chút gạo để qua bữa, đang cần một chút điện cho sáng sủa mát mẻ, cần một đường thoát nước cho sạch sẽ, đang cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi… đừng chỉ nghĩ, nhưng hãy làm gì đó cho họ. Đó là cách chúng ta thực tập sống yêu thương. Khi mỗi người, mỗi gia đình, mỗi ngày đem đến cho nhau một vài niềm vui nho nhỏ, đem đến cho hàng xóm một nụ cười, đem đến cho những người ta gặp gỡ một lời hỏi thăm chân thành, chúng ta sẽ biến xã hội này thành ngôi nhà ngập tràn tình yêu thương.

Xin Chúa cho chúng ta đừng bao giờ quên đòi hỏi sống yêu thương của Chúa để chúng ta biết thực tập sống yêu thương mỗi ngày. Và qua từng ngày, chúng ta góp phần làm cho cả thế giới này ngập tràn tình yêu thương của Chúa. Amen.

Lm Giuse Hồ Quang Hân,SDB

Read 1096 times Last modified on Chủ nhật, 30 Tháng 5 2021 13:01