Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ tư, 02 Tháng 9 2020Giáo xứ thổ hoànghttp://www.gxthohoang.netMon, 29 Apr 2024 00:58:29 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnSống theo Tin Mừnghttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11782-song-theo-tin-munghttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11782-song-theo-tin-mungSống theo Tin Mừng
  Sống theo Tin Mừng


4.9 Thứ Sáu

1Cr 4, 1-5; Lc 5, 33-39

SỐNG THEO GIÁO HUẤN TIN MỪNG

Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hai dụ ngôn để biện minh cho thái độ ấy. Trước hết, Ngài nói đến sự hiện diện của Tân Lang: bao lâu Tân Lang còn đó, thì việc chay tịnh được miễn chuẩn. Trong Cựu Ước, việc giữ chay gắn liền với việc mong đợi Ðấng Cứu Thế. Chay tịnh là thể hiện của lòng mong đợi. Gioan Tẩy giả đã lấy chay tịnh làm qui luật cơ bản cho cuộc sống của ông và của các môn đệ. Như vậy khi miễn chước cho các môn đệ của Ngài khỏi chay tịnh, Chúa Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chính là Ðấng Cứu Thế, họ không còn phải mong đợi gì nữa; thời cứu thế đã đến, con người không còn phải chay tịnh, trái lại, họ phải vui mừng hoan hỉ.

Dụ ngôn thứ hai Chúa Giêsu đưa ra để giải thích tại sao các môn đệ Ngài không phải giữ chay, đó là hình ảnh chiếc áo mới và rượu mới: Không nên lấy áo cũ mà vá vào áo mới, không nên đổ rượu mới vào bầu da cũ. Dĩ nhiên, ở đây Chúa Giêsu không có ý bảo rằng cái mới thì đương nhiên tốt hơn cái cũ; Ngài không có ý so sánh cho bằng đưa ra một sự bất tương hợp.

Bài học thật rõ ràng: không nên có thái độ nước đôi hoặc thỏa hiệp, mà phải dứt khoát tận căn. Bài học này được Chúa Giêsu lặp lại nhiều lần khi nêu ra những điều kiện để vào Nước Trời: "Hãy bán tất cả, bố thí cho người nghèo, rồi đến theo Ta", "Ai cầm cày mà còn ngó lại sau, thì không xứng với Nước Thiên Chúa", "Ai yêu cha mẹ hơn Ta thì không xứng đáng làm môn đệ Ta". Tựu trung, vì Ngài, con người phải chấp nhận hy sinh tất cả, ngay cả mạng sống mình.

Hình ảnh đầu tiên mà Chúa Giêsu nói đến là sự hiện diện của Tân Lang: “Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới, ăn chay, đang khi tân lang còn ở với họ chăng?”. Khi con người sống trong niềm vui vì có Tân Lang hiện diện thì mọi người có thể sống niềm vui đó một cách trọn vẹn khi chia sẻ với nhau những bữa tiệc mà không phải sống nhiệm nhặt, chay tịnh và người ta có thể vui mừng hoan hỷ cách trọn vẹn.

Cũng vậy, các môn đệ của Ngài lúc này không phải ăn chay, cầu nguyện vì họ đang có Thiên Chúa hiện diện cùng họ, chia sẻ cuộc sống với họ. Kế đến, Đức Giêsu đưa ra hình ảnh thứ hai là áo mới và rượu mới: “Không ai xé miếng vải áo mới mà vá vào áo cũ; chẳng vậy, áo mới đã bị xé, mà mảnh vải áo mới lại không ăn hợp với áo cũ. Cũng chẳng ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; chẳng vậy, rượu mới sẽ làm vỡ bầu da, rượu chảy ra và bầu da hư mất.

Nhưng rượu mới phải đổ vào bầu da mới, thì giữ được cả hai”. Hình ảnh này giải thích cho các biệt phái và luật sĩ thấy việc các môn đệ của Chúa Giêsu không phải giữ chay. Như vậy Đức Giêsu mời gọi chúng ta phải lựa chọn giữa cái cũ là lối sống đạo, những lề thói xưa cũ của người Do thái và những cái mới là những đòi hỏi của Tin Mừng. Khi chúng ta mang đầy những ích kỷ, gian tham vào trong cuộc sống hiện tại của mình thì như chúng ta xé miếng vải mới vá vào áo cũ. Sự không tương thích đó làm cho cuộc sống của ta thêm khập khiễng. Trái lại, chúng ta được mời gọi từ bỏ lối sống cũ đó là những gian tham, ích kỷ để đi trên một con đường mới là canh tân theo các giá trị của Tin Mừng, sống theo Lời Chúa dạy và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Để tránh việc phải đổ rượu mới vào bầu da cũ cũng như việc lấy vải mới mà vá vào áo cũ, mỗi người Kitô hữu chúng ta cần từ bỏ lối sống cũ, vụ hình thức bên ngoài để có thể đón nhận những mạc khải của Tin Mừng và lời mời gọi sống theo gương của Đức Giêsu, luôn sống cho và sống vì người khác. Chúng ta cũng cần thay đổi cách sống đạo và giữ đạo của chính mình hôm nay.

Giữ đạo không chỉ là việc chăm chỉ đến nhà thờ mỗi ngày mà còn phải là việc không ngừng học hỏi và trau dồi giáo lý, tránh các lạc thuyết sai lạc đức tin làm lung lay đời sống đức tin của mình; đồng thời giúp cho người khác hiểu rõ hơn về giáo lý, giáo dục đức tin cho những người chúng ta có trách nhiệm và loan báo Tin mừng của Chúa cho tha nhân. Chúng ta cũng được mời gọi sống đạo qua việc làm bằng cách sống ngay thẳng, chân chính trong mọi hoàn cảnh, biết mở lòng đón nhận anh chị em mình, chia sẻ giúp đỡ những người đang gặp khó khăn về tinh thần hay vật chất.

Kỷ luật hay cách sống của Chúa Giêsu đề ra cho các môn đệ Ngài khiến nhiều người khó chịu. Ngài và các môn đệ sống theo một lề lối hoàn toàn khác với những tuân giữ của những người Biệt phái và ngay cả với Gioan Tẩy giả: trong khi Gioan Tẩy giả và các người Biệt phái tuân giữ một số ngày chay tịnh trong tuần, thì các môn đệ Chúa Giêsu xem chừng không biết thế nào là chay tịnh.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta duyệt xét lại niềm tin cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Thỏa hiệp vốn là cơn cám dỗ triền miên trong cuộc sống đạo của chúng ta: Muốn làm môn đệ Chúa Kitô, nhưng lại đeo đuổi những gì nghịch với Tin Mừng; đi theo Chúa Kitô, nhưng lại không muốn sống theo giáo huấn của Ngài; muốn là thành phần của Giáo Hội, nhưng lại chống báng Giáo Hội. Thỏa hiệp để được cả đạo lẫn đời như thế cũng chỉ là đánh mất bản thân mà thôi. Lời sách Khải huyền đáng được chúng ta suy nghĩ: Thà ngươi nguội lạnh hay nóng hẳn đi; nhưng vì ngươi hâm hâm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta mửa ngươi ra khỏi miệng.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 03 Sep 2020 06:26:24 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 22 Mùa Thường Niênhttp://www.gxthohoang.net/hiep-thong/chia-buon/item/11781-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-22-mua-thuong-nienhttp://www.gxthohoang.net/hiep-thong/chia-buon/item/11781-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-22-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 22 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 22 Mùa Thường Niên

04/09/2020

THỨ SÁU TUẦN 22 TN
Lc 5,33-39

CHÀNG RỂ GIÊ-SU

Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ?” (Lc 5,34)

Suy niệm: Nhiều lần Chúa Giê-su dùng hình ảnh tiệc cưới, đặc biệt qua các dụ ngôn, để nói về Nước Trời, mà trong đó Ngài là chàng rể, nhân vật chính của tiệc vui ấy; cũng tại bữa tiệc đó, mọi dân tộc, không riêng gì dân Do Thái, đều là khách quý. Gio-an Tẩy giả, vị Tiền hô của Đấng Cứu thế, cũng “vui mừng hớn hở” được là “bạn của chàng rể Giê-su.” Bản thân mình “lu mờ đi”, nhưng Gio-an vui vì mình được “nghe tiếng nói của chàng rể;” “vui trọn vẹn” “Ngài được nổi bật lên” (x. Ga 3,28-30). Niềm vui cứu độ ấy phải toả lan cho mọi người: Niềm vui được hồi phục nhân phẩm, niềm vui được làm bạn với Đức Ki-tô, và trên tất cả, được làm con cái Thiên Chúa. Trong phép lạ “đầu tay” tại tiệc cưới Cana, tuy Chúa Giê-su không tuyên bố nhưng Ngài đã ngầm báo trước sứ vụ cứu thế của Ngài là đem lại niềm vui, “niềm vui trọn vẹn” cho muôn người, niềm vui vì được cứu độ.

Mời Bạn: Ki-tô giáo là đạo của Tin Mừng, của niềm vui. Khi ví mình là chàng rể, Chúa Giê-su muốn nói Hội Thánh tại thế chính là Tiệc Cưới Nước Trời đã khởi đầu, nơi đó những khách mời được tràn đầy hoan lạc, niềm hoan lạc phải được chia sẻ cho nhau để được hưởng trọn vẹn trên Thiên quốc. Bạn đã ý thức và hành động để làm chứng cho “niềm vui của Tin Mừng” chưa?

Chia sẻ về lời cảnh tỉnh của ĐGH Phan-xi-cô: “Có những Ki-tô hữu sống đời mình giống như chỉ có mùa Chay mà không có mùa Phục Sinh” (số 6)?

Sống Lời Chúa: Hôm nay, tôi quyết làm việc phục vụ để đem niềm vui cho gia đình, cho cộng đoàn tôi đang sống.

Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyThu, 03 Sep 2020 06:11:31 +0700
Sứ điệp của ĐTC nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc thiên nhiên và Thời gian của Thụ tạo 01/09/2020http://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/11780-su-diep-dtc-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-viec-cham-soc-thien-nhien-va-thoi-gian-cua-thu-tao-01-09-2020http://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/giao-hoi-toan-cau/item/11780-su-diep-dtc-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-viec-cham-soc-thien-nhien-va-thoi-gian-cua-thu-tao-01-09-2020Sứ điệp của ĐTC nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc thiên nhiên và Thời gian của Thụ tạo 01/09/2020
  Sứ điệp của ĐTC nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc thiên nhiên và Thời gian của Thụ tạo 01/09/2020

 

Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với (các) ngươi, đó là thời kỳ toàn xá” (Lv 25,10)
Anh chị em thân mến,

Mỗi năm, đặc biệt là từ khi Thông điệp Laudato Si’ được ban hành (LS, 24/05/2015), ngày đầu tiên của tháng 9 được gia đình nhân loại cử hành như Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Công trình Sáng tạo và khởi đầu của Thời gian của Thụ tạo, được kết thúc vào ngày lễ thánh Phanxicô Assisi, 04/10. Trong thời gian này, các Ki-tô hữu trên toàn thế giới canh tân đức tin vào Thiên Chúa của công trình sáng tạo và hiệp nhau trong cầu nguyện và hành động cho việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.

Tôi rất vui mừng vì chủ đề được gia đình đại kết chọn cho dịp cử hành Thời gian của Thụ tạo năm 2020 là Năm Thánh cho Trái đất, chính xác trong năm này, năm đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 Ngày Trái đất.

Trong Kinh Thánh, Năm Thánh là thời gian thánh thiêng để ghi nhớ, trở về, nghỉ ngơi, phục hồi và vui mừng.

1. Thời gian ghi nhớ 

Trước hết chúng ta được mời gọi ghi nhớ rằng số phận chung cuộc của thụ tạo là đi vào “ngày Sa-bát” vĩnh cửu của Thiên Chúa. Đó là cuộc hành trình diễn ra trong thời gian, kéo dài theo nhịp điệu bảy ngày trong tuần, chu kỳ bảy năm, và Đại Năm Thánh diễn ra vào cuối của bảy năm Sa-bát.

Năm Thánh cũng là một thời gian ân sủng để ghi nhớ ơn gọi nguyên thủy của thụ tạo là tồn tại và phát triển như một cộng đồng tình yêu. Chúng ta chỉ tồn tại thông qua các mối quan hệ: với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, với các anh chị em như thành viên của một gia đình chung và với tất cả các thụ tạo trong ngôi nhà chung của chúng ta. “Mọi thứ đều có liên quan, và tất cả loài người chúng ta hiệp nhất như anh chị em trong một cuộc hành hương tuyệt vời, được gắn kết bởi tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi thụ tạo của Người; tình yêu đó cũng liên kết chúng ta trong tình cảm yêu thương với anh mặt trời, chị mặt trăng, anh  sông và mẹ đất.” (LS, 92)

Tiếp đến, Năm Thánh là thời gian ghi nhớ, trong đó chúng ta trân trọng ký ức về sự hiện hữu liên quan hệ của chúng ta. Chúng ta cần không ngừng ghi nhớ rằng “mọi thứ đều liên kết với nhau, và sự quan tâm thực sự đến cuộc sống của chúng ta và các mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên không thể tách rời khỏi tình huynh đệ, công bằng và trung thành với người khác.” (LS, 70).

2. Thời gian trở về

Năm Thánh là thời gian để ăn năn trở về. Chúng ta đã phá vỡ các mối quan hệ của chúng ta với Đấng Tạo Hóa, với đồng loại và với phần còn lại của công trình sáng tạo. Chúng ta cần hàn gắn những mối quan hệ bị tổn thương, điều cần thiết hỗ trợ chúng ta và toàn bộ cấu trúc cuộc sống.

Năm Thánh là thời gian để trở về với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa kính yêu của chúng ta. Chúng ta không thể sống hòa hợp với tạo vật nếu chúng ta không hòa bình với Đấng Tạo hóa, Đấng là nguồn gốc và khởi nguyên của vạn vật. Như Đức Giáo hoàng Biển Đức đã nhận xét, “việc tiêu thụ tàn bạo công trình sáng tạo bắt đầu từ nơi thiếu vắng Thiên Chúa, nơi vật chất trở thành vật chất của riêng chúng ta, nơi bản thân chúng ta là thước đo tối thượng, nơi mọi thứ chỉ đơn giản là tài sản của chúng ta” (Gặp gỡ các linh mục, phó tế và chủng sinh của giáo phận Bolzano-Bressanone, 06/08/2008)

Thời gian Năm Thánh một lần nữa kêu gọi chúng ta nghĩ đến anh em đồng loại của chúng ta, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất. Chúng ta được yêu cầu phải điều chỉnh lại kế hoạch sáng tạo nguyên thủy và đầy yêu thương của Thiên Chúa như một di sản chung, một bữa tiệc mà tất cả anh chị em của chúng ta cùng chia sẻ trong tinh thần hòa đồng, không cạnh tranh nhưng trong tình thân ái vui vẻ, hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau. Năm Thánh là thời gian để giải phóng những người bị áp bức và tất cả những người bị xiềng xích trong các gông cùm của nhiều hình thức nô lệ hiện đại, bao gồm nạn buôn người và lao động trẻ em.

Một lần nữa chúng ta cũng cần lắng nghe chính đất đai mà Kinh thánh gọi là adamah, đất mà từ đó con người, A-đam, đã được tạo dựng. Ngày nay, chúng ta nghe thấy tiếng nói của thụ tạo khuyến cáo chúng ta hãy trở về đúng vị trí của mình theo trật tự được tạo thành cách tự nhiên – hãy nhớ rằng chúng ta là một phần của mạng lưới sự sống liên kết này, không phải là chủ nhân của nó. Sự đa dạng sinh học bị phân tán, thảm họa khí hậu xoắn ốc, và tác động bất công của đại dịch hiện nay đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương: tất cả những điều này là một lời cảnh tỉnh khi đối mặt với lòng tham và tiêu dùng vô độ của chúng ta.

Đặc biệt trong Thời gian của Thụ tạo này, chớ gì chúng ta chú ý đến các nhịp điệu của thế giới được tạo thành này. Vì thế giới được dựng nên để thông truyền vinh quang của Thiên Chúa, để giúp chúng ta khám phá trong vẻ đẹp của nó ông Chủ của tất cả, và trở về với Người (xem SAINT BONAVENTURE, Trong II Sent., I, 2, 2, q. 1 , kết luận; Breviloquium, II, 5.11). Vì vậy, trái đất mà chúng ta được tạo ra là một nơi cầu nguyện và suy niệm. “Chúng ta hãy đánh thức óc thẩm mỹ và chiêm niệm được Chúa ban cho” (Amazon yêu quý, 56). Khả năng tự hỏi và suy gẫm là điều mà chúng ta có thể học hỏi đặc biệt từ những anh chị em bản địa của chúng ta, những người sống hòa hợp với đất và nhiều hình thức sống của nó.

3. Thời gian nghỉ ngơi

Theo sự khôn ngoan, Thiên Chúa dành riêng năm Sa-bát để đất đai và cư dân của nó được nghỉ ngơi và được đổi mới. Tuy nhiên, ngày nay, cách sống của chúng ta đang đẩy hành tinh này vượt quá giới hạn của nó. Nhu cầu tăng trưởng liên tục của và chu kỳ sản xuất và tiêu dùng vô tận của chúng ta đang làm thế giới tự nhiên bị kiệt quệ. Rừng bị rửa trôi, lớp đất mặt bị xói mòn, đồng ruộng bạc màu, sa mạc lan rộng, biển bị axit hóa và các cơn bão gia tăng. Thụ tạo đang rên rỉ!

Trong Năm Thánh, dân Chúa được mời nghỉ ngơi, ngưng công việc thường ngày của họ và để cho đất được lành lại và trái đất tự hồi phục, khi các cá nhân tiêu thụ ít hơn bình thường. Ngày nay, chúng ta cần tìm ra những cách sống công bằng và bền vững có thể mang lại cho Trái đất sự nghỉ ngơi mà nó cần, những cách đáp ứng đủ nhu cầu của mọi người, mà không phá hủy các hệ sinh thái nuôi dưỡng chúng ta.

Ở một khía cạnh nào đó, đại dịch hiện nay đã khiến chúng ta tái khám phá lối sống đơn giản và bền vững. Khủng hoảng, theo một nghĩa nào đó, đã cho chúng ta một cơ hội để phát triển những cách sống mới. Chúng ta đã có thể thấy trái đất có thể phục hồi như thế nào nếu chúng ta để cho nó nghỉ ngơi: không khí trở nên sạch hơn, nước trong hơn và động vật đã quay trở lại nhiều nơi mà chúng đã biến mất trước đây. Đại dịch đã đưa chúng ta đến ngã ba đường. Chúng ta phải sử dụng thời điểm quyết định này để chấm dứt các mục tiêu và hoạt động quá mức và phá hoại của mình, đồng thời nuôi dưỡng các giá trị, các kết nối và các hoạt động mang lại sự sống. Chúng ta phải kiểm tra thói quen sử dụng năng lượng, tiêu thụ, vận chuyển và chế độ ăn uống. Chúng ta phải loại bỏ những khía cạnh dư thừa và phá hoại của nền kinh tế của chúng ta, và nuôi dưỡng những phương thức mang lại sự sống để buôn bán, sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

4. Thời gian phục hồi

Năm Thánh là thời gian để khôi phục sự hài hòa ban đầu của tạo vật và hàn gắn các mối quan hệ căng thẳng giữa con người với nhau.

Nó mời gọi chúng ta thiết lập lại các mối quan hệ xã hội bình đẳng, trả lại cho mỗi người sự tự do và thiện ích của họ và tha thứ cho nhau. Chúng ta không nên quên cuộc khai thác lịch sử của miền Nam bán cầu đã tạo ra một món nợ sinh thái to lớn, chủ yếu là do nạn cướp bóc tài nguyên và sử dụng quá nhiều không gian môi trường chung để xử lý chất thải. Đây là thời gian để phục hồi công lý. Trong bối cảnh này, tôi nhắc lại lời kêu gọi xóa nợ của các quốc gia dễ bị tổn thương nhất, nhìn nhận những tác động nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng y tế, xã hội và kinh tế mà họ phải đối mặt do hậu quả của Covid-19. Chúng ta cũng cần đảm bảo rằng các gói khôi phục đang được phát triển và triển khai ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia phải là các gói tái tạo. Chính sách, luật pháp và đầu tư phải được tập trung vào lợi ích chung và đảm bảo rằng các mục tiêu xã hội và môi trường toàn cầu được đáp ứng.

Chúng ta cũng cần khôi phục lại đất đai. Phục hồi khí hậu là vô cùng quan trọng, vì chúng ta đang ở trong tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Chúng ta sắp hết thời gian, như con cái và những người trẻ của chúng ta đã nhắc nhở chúng ta. Chúng ta cần làm mọi thứ trong khả năng của mình để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 °C đã được quy định trong Thỏa thuận Khí hậu ở Paris, vì vượt ra ngoài điều đó sẽ gây ra thảm họa, đặc biệt là đối với các cộng đồng nghèo trên thế giới. Chúng ta cần bảo vệ sự liên đới trong và giữa các thế hệ vào thời điểm quan trọng này. Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh quan trọng về khí hậu (COP 26) tại Glasgow, Vương quốc Anh, tôi mời tất cả các quốc gia hãy có các mục tiêu quốc gia đầy tham vọng hơn để giảm lượng khí thải.

Việc phục hồi sự đa dạng sinh học cũng vô cùng quan trọng trong bối cảnh các chủng loại biến mất cách chưa từng thấy trước đó và sự suy thoái của các hệ sinh thái. Chúng ta cần ủng hộ lời kêu gọi của Liên hợp quốc để bảo vệ 30% trái đất là môi trường sống được bảo vệ vào năm 2030 để ngăn chặn tốc độ đánh mất sự đa dạng sinh học đáng báo động. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học (COP 15) tại Côn Minh, Trung Quốc, trở thành một bước ngoặt trong việc khôi phục trái đất trở thành ngôi nhà của sự sống dồi dào, như ý muốn của Đấng Tạo hóa.

Chúng ta phải phục hồi theo công lý, đảm bảo rằng những người đã sống trên mảnh đất này qua nhiều thế hệ có thể hoàn toàn giành lại quyền kiểm soát việc sử dụng nó. Các cộng đồng bản địa phải được bảo vệ khỏi các công ty, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, qua việc khai thác triệt để nhiên liệu hóa thạch, khoáng sản, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp, “họ làm ở các nước kém phát triển những điều mà họ không thể làm ở nước của họ” (LS, 51). Hành vi sai trái của các công ty này là một “phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân” (thánh Gioan Phaolô II, Diễn văn nói với Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học Xã hội, ngày 27 tháng 4 năm 2001, được trích dẫn trong Amazon yêu quý, 14), một hành vi bóc lột một cách đáng xấu hổ các quốc gia và cộng đồng nghèo hơn đang tuyệt vọng tìm kiếm sự phát triển kinh tế . Chúng ta cần tăng cường luật pháp quốc gia và quốc tế để điều chỉnh hoạt động của các công ty khai thác và đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho những người bị ảnh hưởng.

5. Thời gian hân hoan

Theo truyền thống Kinh thánh, Năm Thánh là một cơ hôi vui mừng, được khai mạc bằng tiếng kèn vang dội khắp trái đất. Chúng ta biết rằng những tiếng kêu của trái đất và của những người nghèo ngày càng trở nên lớn hơn và đau đớn hơn trong những năm gần đây. Đồng thời, chúng ta cũng chứng kiến cách Chúa Thánh Thần đang soi sáng cho các cá nhân và cộng đồng trên khắp thế giới đến với nhau để tái dựng lại ngôi nhà chung của chúng ta và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất ở giữa chúng ta. Chúng ta nhận thấy ngày càng có nhiều người ở tầng lớp thấp và từ các vùng ngoại vi được mời gọi và đang quảng đại hoạt động cho việc bảo vệ đất đai và người nghèo. Chúng ta vui mừng nhìn thấy giới trẻ và các cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng bản địa, đang đi đầu trong việc ứng phó với khủng hoảng sinh thái. Họ đang kêu gọi một Năm Thánh cho trái đất và một khởi đầu mới, ý thức rằng “mọi thứ có thể thay đổi” (LS, 13).

Chúng ta cũng vui mừng thấy Năm kỷ niệm đặc biệt của Laudato Si ’đang truyền cảm hứng cho nhiều sáng kiến ở cấp địa phương và toàn cầu về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và người nghèo. Năm nay cần dẫn đến các kế hoạch hành động dài hạn để thực hành hệ sinh thái toàn diện trong các gia đình, giáo xứ và giáo phận, các dòng tu, trường học và đại học, các cơ sở chăm sóc sức khỏe, kinh doanh và nông nghiệp của chúng ta, và nhiều cơ sở khác nữa.

Chúng ta cũng vui mừng vì các cộng đồng đức tin đang xích lại gần nhau để tạo ra một thế giới công bằng, hòa bình và bền vững hơn. Chúng ta đặc biệt vui mừng vì Thời gian của Thụ tạo đang trở thành một sáng kiến thực sự mang tính đại kết. Chúng ta hãy tiếp tục phát triển trong nhận thức rằng tất cả chúng ta đều sống trong một ngôi nhà chung với tư cách là các thành viên của một gia đình duy nhất.

Tất cả chúng ta hãy vui mừng vì Đấng Tạo Hóa kính yêu của chúng ta nâng đỡ những nỗ lực khiêm tốn của chúng ta để chăm sóc trái đất, nơi cũng là nhà của Thiên Chúa, nơi Lời Người “đã mặc lấy xác phàm và sống giữa chúng ta” (Ga 1,14) và nơi không ngừng được đổi mới nhờ sự tuôn đổ Thần Khí.

“Lạy Chúa, xin sai Thánh Linh Chúa đến và đổi mới mặt địa cầu” (x. Tv 104,30).

Roma, đền thờ thánh Gioan Laterano, 01/09/2020

PHANXICÔ

--

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)GH Toàn CầuWed, 02 Sep 2020 19:30:58 +0700
Sống thật-Sống hiên nganghttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11779-song-that-song-hien-nganghttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11779-song-that-song-hien-ngangSống thật-Sống hiên ngang
  Sống thật-Sống hiên ngang


3 tháng chín Thứ Năm

Thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh

2Cr 4, 1-2. 5-7; Lc 22, 24-30

SỐNG THẬT - SỐNG HIÊN NGANG

Trong lịch sử, ít có người được mang danh Cả, và đáng được danh dự ấy một cách hoàn toàn như thánh Grêgôriô, Giáo Hoàng và Tiến sĩ Hội Thánh. Ngài sinh tại Rôma. Khoảng năm 540. Là con của một nghị viên danh giá và giầu có, ông Gordianô. Chúng ta không biết gì về thời thơ ấu của ngài, nhưng ít ra là ngài đã phải kinh nghiệm về những hậu quả do những cuộc chiến của vua Gothic với các tướng lãnh của hoàng đế Justinianô, mà chính thức Roma đã bị cướp phá.

Thánh Grêgôriô đã thủ giữ một chức vụ trong xã hội. Năm 573, ngài được đặt làm tổng trấn thành phố. Nhưng ngài luôn nuôi lý tưởng tu trì. Đó là lý do khiến ngài không lập gia đình, và năm 574 ngài đã rút lui khỏi đời sống công cộng để mặc áo tu sĩ.

Ông Gordianô từ trần, thánh Grêgôriô thừa kế gia tài, nhờ thế ngài đã có thể thiết lập 6 tu viện tại Sicily và biến nhà trên đồi Coelia thành tu viện thứ 7 dâng kính thánh Andrê. Tại đây ngài sống như một thầy tu đơn sơ. Có lẽ bộ luật ngài thiết lập chính là luật dòng Bênêdictô. Đây là những năm hạnh phúc nhất mà ngài không bao giờ quên được. Nhưng lại chẳng kéo dài được lâu.

Năm 578, ngài được phong chức phó tế cai quản một trong bảy miền ở Rôma. Năm 579 ngài được gởi đi Constantinople làm đại diện Đức Giáo Hoàng. Ngài mang theo một ít thày dòng và có rộng thì giờ để giảng cho họ về sách Job, những bài giảng được thu góp lại thành cuốn luân lý.

Thánh Grêgôriô làm đại sứ trong khoảng 7 năm. Sau đó trở về Rôma, ngài trở lại tu viện thánh Andrê làm viện trưởng. Năm 590 Pêlagiô II từ trần và thánh Grêgôriô được chọn lên kế vị. Rôma lúc ấy bị một cơn dịch tàn phá. Vị Giáo Hoàng được chọn tổ chức những cuộc hành hương trong thành phố, ngài thấy tổng lãnh thiên thần hiện ra ở một địa điểm nay gọi là Castel Saint Angele, đứng tuốt gươm ra, cơn dịch tự nhiên bị chận lại và dân Rôma chào mừng Đức Giáo Hoàng mới, như người làm phép lạ.

Triều đại Đức Giáo Hoàng Grêgôriô kéo dài trong mười bốn năm, đòi hỏi trọn sức mạnh tinh thần và ý chí lẫn kinh nghiệm quản trị và ngoại giao của ngài. Đế quốc Rôma đang suy sụp. Dầu vậy hoàng đế ở Constantinople chỉ hiện diện tại Ý bởi một phó vương với một triều đình nhỏ, Ravenna có rất ít quyền lực về luân lý và vật chất. Quân đội Lombardô cướp phá bán đảo và Rôma bị chiếm đóng năm 593. Đức Grêgôriô thấy phải lập quân đội để bảo vệ Rôma và đặt điều kiện với quân xâm lược. Mọi việc thuộc đủ mọi phương diện trong quốc gia đang suy đồi đều đổ trên Đức Giáo Hoàng.

Trong khi đó Đức Grêgôriô lo chấn chỉnh Giáo hội. Các địa phận lộn xộn, ngài ấn định lại ranh giới. Các đất đai thuộc Giáo Hoàng được quản trị hữu hiệu. Chính nhà ở của Đức Giáo Hoàng cũng cần phải tái thiết. Nhưng không có gì đáng ghi nhớ hơn trong cách Đức Giáo Hoàng đương đầu với các vấn đề Giáo hội Đông và Tây, là việc ngài nhấn mạnh đến quyền tối thượng của tòa thánh Rôma. Rất tôn trọng quyền của các Giám mục trong các giáo phận, ngài kiên quyết bênh vực nguyên tắc tối thượng của thánh Phêrô. Đối với hoàng đế, ngài rất tôn trọng uy quyền dân chính, nhưng cũng bảo vệ quyền lợi mình và của các dòng trong Giáo Hội.

Thánh Grêgôriô canh tân phụng vụ rất nhiều. Ít nhất là ngài đã đặt các "điểm" hành hương. Dầu qua nhiều lần tranh cãi, nhưng dưới ảnh hưởng của ngài, ngày nay nhạc và nghi lễ Giáo Hội vẫn còn mang danh ngài : nhạc Grêgôriô, nghi lễ Grêgôriô.

Thánh nhân còn là văn sĩ rất phong phú. Ngoài cuốn luân lý ngài còn viết hai cuốn gồm những bài giảng về sách Ezechiel, một cuốn khác về những bài Phúc âm trong ngày, 4 cuốn đối thoại và một cuốn sau tập các phép lạ do các thánh người Ý thực hiện. Cuốn sách chăm lo mục vụ trình bày những điều mà cuộc sống một Giám mục và một Linh mục phải làm. Sau cùng là một sưu tập thư tín.

Thánh Grêgôriô còn được gọi là tông đồ nước Anh. Chính ngài đã muốn đi truyền giáo để cải hóa luơng dân Saxon. Nhưng không đi được, năm 596 ngài đã trao phó nhiệm vụ cho các tu sĩ dòng thánh Andrê do thánh Augustinô Conterbury dẫn đầu.

Thánh Grêgôriô cả qua đời ngày 12 tháng 3 năm 604. Ngài được mai táng trong Đại giáo đường thánh Phêrô. Nấm mộ đầu tiên của ngài mang bản chữ Latinh tóm gọn đời ngài, ngài được gọi là "chánh án của Chúa". Các chánh án của Rôma đã qua đi.

Chính đế quốc Rôma đang hồi hấp hối nhưng thánh Grêgôriô là điểm nối giữa thời các giáo phụ với thời các Giáo Hoàng, giữa vinh quang của thành Rôma lịch sử với vinh quang của kinh thành Thiên ChúaTin Mừng Thánh Luca miêu tả, hôm nay như thường lệ Chúa Giêsu vào hội đường Do Thái để cầu nguyện và giảng dạy. Não trạng của người Do Thái không chấp nhận hình ảnh về một Đấng Messia như Chúa Giêsu đang khắc họa, một Đấng Messia có nguồn gốc xuất thân từ quê hương của họ. Họ đinh ninh rằng chỉ mình họ là dân riêng của Thiên Chúa, họ không tin nhận ơn cứu độ sẽ dành cho dân ngoại.

Chúa Giêsu lên tiếng giảng giải cho họ bằng một định đề và hai ví dụ minh họa. Ngài nêu định đề trước : “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. Rồi Ngài lấy hai ví dụ dẫn chứng về hai ngôn sứ lớn Êlia và Êlisa được sai đến với hai người dân ngoại đó là bà góa thành bà goá thành Xarépta miền Xiđon và ông Naaman người xứ Xyria. Định đề và hình ảnh minh họa này đã làm cho đám người Do Thái khó chịu. Họ bực tức vì Chúa Giêsu đã khen dân ngoại ngay trước mặt họ, họ cảm nhận như thể dân ngoại đã được Thiên Chúa ưu đãi hơn chính họ. Họ đã phản ứng, và cách họ phản ứng thật đáng cho chúng ta quan tâm : Họ “đầy phẫn nộ”, “lôi Người ra khỏi thành”, “kéo Người lên tận đỉnh núi”, “để xô Người xuống vực”... Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã “băng qua giữa họ mà đi”.

Với Lời Chúa hôm nay chúng ta dễ dàng nhận ra hai thái độ khi giải quyết một vấn đề cần, mà vấn đề ấy đụng đến một sự thật : - Trước hết là thái độ của đám đông : đám đông đã không chân nhận sự thật, lấy phản ứng của số đông để phủ nhận sự thật và tấn công số ít... Sau là thái độ của Chúa Giêsu : Ngài bình tĩnh bước đi, vượt qua dư luận, mạnh mẽ và tự tin khi sống bằng sự thật.

Thái độ thứ nhất là thái độ của đám đông, một điều hiển nhiên thấy được qua bối cảnh của đoạn Tin Mừng này, rằng “số đông không phải là chân lý”. Những người lãnh đạo tầm thường thì lấy số đông để chứng minh chân lý. Chúa Giêsu đã không làm thế, dọc suốt hành trình sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đã nhiều lần chứng minh cho mọi người thấy “số đông không phải là chân lý” : Câu chuyện trong Tin Mừng (Mt 21,12) miêu tả, người ta đem mọi thứ vào đền thờ để bán trong dịp lễ, một mình Chúa Giêsu đã đánh đuổi họ ; Dịp khác, trong Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 8,1-11), khi người ta định ném đá người phụ nữ ngoại tình, một mình Chúa Giêsu bênh vực ; Trước dinh Philatô trong việc xứ án Chúa Giêsu (Ga 18,28-40), một mình Ngài thua thiệt, dùng mạng sống để bảo vệ chân lý toàn vẹn...

Và hôm nay, trước vấn đề Chúa Giêsu trình bày qua định đề : “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”, và hai ví dụ dẫn chứng về hai ngôn sứ lớn Êlia và Êlisa được sai đến với hai người dân ngoại ; “số đông không hề có chân lý”, họ nổi đóa và tìm cách xô Chúa xuống vực, họ phản ứng theo cảm xúc bên ngoài mà không dựa vào chân lý. Quả là phi lí khi giải quyết vấn đề dựa vào uy thế, phản ứng, và câu trả lời của “số đông”, trong khi “Số đông không phải là chân lý”.

Thái độ thứ hai là thái độ của Chúa Giêsu, thái độ đáp trả lại đám đông bằng cách “băng qua giữa họ mà đi”. Tin Mừng đã làm cho chúng ta ngạc nhiên, làm sao Chúa Giêsu lại có thể “băng qua giữa họ mà đi” đang khi họ “phẫn nộ”... Chúa Giêsu đã mạnh dạn bước trên dư luận, Ngài không bận tâm phản ứng lại đối phương khi họ đang tức giận. Ngài tự tin vì Ngài giữ bên mình một sự thật toàn vẹn. Ngài không cần phản ứng để bảo vệ sự thật, vì sự thật là chính nó, sự thật tự nó đứng vững và sự thật là toàn vẹn.

Nhiều khi chúng ta tự hào là Kitô hữu, là người nắm giữ niềm tin, nhưng rồi với một mớ lễ nghi hình thức, niềm tin trong chúng ta chỉ còn là ngọn đèn leo lét, chỉ là thân cây mất hết nhựa sống chờ ngày gãy đổ. Đó là thứ niềm tin được chứng minh bằng tấm giấy rửa tội, chứ không phải đức tin của đời sống. Nếu mỗi chúng ta sống với sự thật, nếu mỗi chúng ta có sự thật trong lòng, chúng ta có thể như Chúa Giêsu, có thể bước qua bất kỳ đám đông nào và băng qua bất cứ phản ứng thắc mắc nào, để hiên ngang bước đi.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaWed, 02 Sep 2020 15:53:50 +0700
Sống trong Ân Sủng, nếm hưởng Thiên Đànghttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/11778-song-trong-an-sung-nem-huong-thien-danghttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/11778-song-trong-an-sung-nem-huong-thien-dangSống trong Ân Sủng, nếm hưởng Thiên Đàng
  SỐNG TRONG ÂN SỦNG, NẾM HƯỞNG THIÊN ĐÀNG

 

“Chỉ Thiên Chúa, Đấng làm cho mọc lên”;

“Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa”.

 

“Năng đặt tay trên lòng con và tự nhủ, ‘Chúa ở với tôi, trong tôi’; dần dần, Chúa sẽ cho con nếm hạnh phúc ấy. Sống bên Chúa, con sẽ nên thánh; thiên đàng không gì khác là Thiên Chúa hiện diện”.

 

Kính thưa Anh Chị em,

Những lời trên đây của Hồng Y Phanxicô Xaviê đưa chúng ta về một chi tiết rất nhỏ vốn không ít người bỏ qua nhưng lại là một chi tiết đầy thú vị của Tin Mừng hôm nay. Đó là sau một ngày giảng dạy, thầy trò Chúa Giêsu kéo về nhà bà nhạc của Phêrô; bà đang bệnh, Ngài chữa cho khỏi. Bà nhạc Phêrô sống trong tình trạng ân sủng, trong ơn nghĩa Chúa và đây cũng là chủ đề chúng ta cùng dừng lại.

Việc Chúa Giêsu đứng bên giường người bệnh vốn đang sốt nặng, nâng bà chỗi dậy để bà có thể phục vụ các ngài thực sự là một phép lạ, một phép lạ mà những người yêu mến Thiên Chúa thâm thuý không coi đó là một “phép lạ đương nhiên”. Ở đó, Chúa Giêsu không nói một lời; người chứng kiến không có lấy một phản ứng; và cũng chẳng có ai một biểu lộ một thần thái của ngưỡng mộ và biết ơn. Xem ra, đây là một thói quen dung dị thường ngày của Chúa Giêsu; Ngài vào một nhà một ai đó, thấy có người bệnh, Ngài nâng người ấy ra khỏi giường. Vậy mà không phải thế, trình thuật đơn sơ này sẽ nói với chúng ta nhiều hơn.

Những gì xảy đến với bà nhạc của Phêrô cho thấy tình trạng của một linh hồn thường xuyên sống trong ân sủng của Thiên Chúa, một tình trạng ở trong ơn thánh Chúa của những ai thiết tha yêu mến Người. Vì thế, chỉ một mình đương sự mới hiểu được đó là một phép lạ cả thể Chúa dành cho mình, đang khi với những khác thì không; với họ, đó chỉ là “những phép lạ đương nhiên”, chẳng cần lưu ý, chẳng cần biết ơn. Những người sống trong ân sủng bộc lộ một niềm vui sướng cũng như lòng biết ơn sâu kín của họ với chỉ một mình Thiên Chúa, Đấng đang hiện diện đầy tràn trong họ. Ở đây, bà nhạc Phêrô thể hiện niềm vui và lòng biết ơn của mình qua việc nhanh chóng chỗi dậy hớn hở phục vụ các ngài mà đố ai biết ánh mắt trìu mến và nụ cười biết ơn kín nhã của bà dành riêng cho Chúa lúc ấy ra làm sao; ánh mắt hạnh phúc của người thọ ơn cũng như của người ban ơn là ánh mắt của những người đang yêu mến nhau… và đó là thiên đàng; vì lẽ, ở đó, Thiên Chúa hiện diện.

Chúng ta thường tập trung sự chú ý vào những phép lạ đặc thù được ngóng trông để rồi rướn mình lóng nhóng đang khi các phép lạ Chúa ban mỗi ngày, chúng ta lại bỏ quên. Chúng ta coi chúng là “những phép lạ đương nhiên”; tệ hơn, chẳng có gì là lạ để chúng ta phải lưu ý và biết ơn. Trong lãnh vực thiêng liêng, đó có thể là một lần xưng tội được nhiều ơn ích, một lần rước Chúa sốt sắng, một ánh sáng rọi soi hay một buổi xét mình nghiêm túc; trong lãnh vực thể chất, đó có thể chỉ là việc được Chúa cho ăn ngon ngủ ngon, hoặc qua một cơn sốt.

Lời Chúa hôm nay nói với chúng ta rằng, không cần phải đòi hỏi một sự chữa lành đặc biệt nào, chỉ cần xác tín, Chúa đang nhìn tôi, đang ở trong tôi, ban cho tôi những gì cần thiết; phần tôi, giữ mình sạch tội, giữ lửa yêu mến; và đó là những phép lạ thực sự chứ không phải là những điều “đương nhiên”. Đó chính là sống trong ân sủng, nếm hưởng thiên đàng. Thánh Phaolô nói trong bài đọc thứ nhất hôm nay, “Tôi trồng, Apollô tưới, Thiên Chúa mới là người cho mọc lên”; thế nhưng, người trồng kẻ tưới phải là những người sống trong ân sủng. Không có ân sủng, không có ơn thánh; không ai đủ sức trồng, chẳng ai đủ sức tưới. Vì thế, nên thánh là sống bên Chúa; có Chúa ở cùng, có “Đấng làm cho mọc lên mọi sự” và đó là thiên đàng. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay không nói, “Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình” đó sao?

Danh hài Charlie Chaplin, ở tuổi 88, viết cho con gái Geraldine, “Không có gì vĩnh cửu trong thế giới này, kể cả những phiền muộn của chúng ta. Ba thích đi dạo dưới cơn mưa, vì không ai có thể nhìn thấy nước mắt của ba. Nếu con nhìn mặt trăng, con thấy vẻ đẹp của Chúa; nếu con nhìn mặt trời, con thấy sức mạnh của Người; nếu con nhìn tấm gương, con thấy tác phẩm đẹp nhất của Thiên Chúa. Hãy tin Thiên Chúa và tận hưởng cuộc sống với những phép lạ Người ban cho con mỗi ngày. Đời là một chuyến du hành, con hãy sống ngày hôm nay vì ngày mai có thể sẽ không đến”.

Anh Chị em,

“Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa”. Thiên Chúa và trời đất đầy vinh quang Chúa sẽ được nhìn thấy khi chúng ta sống trong sạch, đơn sơ; nghĩa là sống trong tình trạng sạch tội, tình trạng ân sủng, trong sự hiện diện yêu thương của Người.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin mở mắt cho con nhìn thấy, ơn thánh Chúa đang bao bọc con; để hôm nay, con chợt nhận ra rằng, con đang nếm hưởng thiên đàng”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưWed, 02 Sep 2020 11:27:50 +0700
Ngợi ca Lòng Thương Xót Chúahttp://www.gxthohoang.net/am-nhac/item/11777-ngoi-ca-long-thuong-xot-chuahttp://www.gxthohoang.net/am-nhac/item/11777-ngoi-ca-long-thuong-xot-chuaNgợi ca Lòng Thương Xót Chúa
 Ngợi ca Lòng Thương Xót Chúa

Bài Hát: Ngợi Ca Lòng Thương Xót Chúa

Nhạc: Hồng Bính

Thể Hiện: Lm Phan Văn Tùng- Cs Triệu Ngọc Yến

Tải Pdf

{mp3remote}

https://thanhcavietnam.net/ThanhCaVN/?url=Download,23259,RP89-0143CAFB1200C3C9

{/mp3remote}

 

Karaoke

Thánh Ca

NgoiCaLongThuongXotChua-hb1
NgoiCaLongThuongXotChua-hb2
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Âm nhạcWed, 02 Sep 2020 07:25:30 +0700
Kitô hữu - Người truyền lửa yêu thương của Chúa cho thế giớihttp://www.gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/11776-kito-hu-guoi-truyen-lua-yeu-thuong-cua-chua-cho-the-gioihttp://www.gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/11776-kito-hu-guoi-truyen-lua-yeu-thuong-cua-chua-cho-the-gioiKitô hữu - Người truyền lửa yêu thương của Chúa cho thế giới
  Kitô hữu - Người truyền lửa yêu thương của Chúa cho thế giới


Aug. Trần Cao Khải
Đức Giám mục GB. Bùi Tuần (Gp. Long Xuyên), trong bài viết có tựa đề “Trăn trở về cách giới thiệu Tin Mừng” đã chia sẻ như sau: “Thực vậy, theo dõi thời sự những dấu chỉ về Nước Trời trong nhân loại nói chung và tại Việt Nam nói riêng, tôi nhận ra nhiều người tốt việc tốt trong Hội Thánh và ngoài Hội Thánh. Chân thiện mỹ không bị nhốt trong ranh giới một dân tộc, một tôn giáo, một nền văn hóa. Khắp nơi vẫn lấp lánh những gương sáng về những giá trị thiêng liêng cao cả, như khiêm nhường, bao dung, tinh thần trách nhiệm, chân thành, trung thực, bác ái, công bình, chiêm niệm, dũng cảm.

Và điều làm tôi ngỡ ngàng hơn cả, đó là con người thời nay không còn dễ được thuyết phục bởi những lý thuyết hứa hẹn, những hội nghị long trọng, những cuộc lễ lớn, những nghi thức và biểu tượng đẹp. Trái lại, yếu tố chinh phục họ nhất chính là những con người sống quyết liệt với những giá trị cao. Họ đi tìm những người như thế. Cái phao đời họ là những người như vậy.


Theo tôi, những người có giá trị cao hơn hết đang được đa số khâm phục chính là những ai luôn phấn đấu tự đào tạo nên người có bản lãnh, biết phân định thực hư, dám từ bỏ mình vì ích chung, đầy lửa thương cảm đối với con người, nhất là đối với kẻ nghèo khổ. Đôi khi tôi có cảm tưởng thứ tình yêu được tô luyện bằng hy sinh có một vận tốc thiêng liêng tựa như ánh sáng, và có thể tạo ra một thứ năng lượng tâm lý khổng lồ. Chính những người mang lửa đó sẽ góp phần lớn trong việc đổi mới đất nước và Hội Thánh.”[1]

Mỗi Kitô hữu chúng ta là một phần tử của Hội thánh Chúa nên đều được ơn gọi chia sẻ sứ mệnh truyền giáo của Hội thánh vì bản chất của Hội thánh Chúa Kitô là truyền giáo (Vat II, AG 2).

Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh, truyền giáo là loan truyền tình thương của Thiên Chúa đến với con người. Ngài nói: “Sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội cốt yếu là loan truyền tình yêu, lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa được mạc khải cho nhân loại qua cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Đó chính là việc loan báo Tin Mừng: Thiên Chúa yêu chúng ta và muốn mọi dân tộc hiệp nhất trong lòng thương xót yêu thương của Người”[2]


Trong dịp khác, Đức thánh Giáo hoàng cũng nói rằng truyền giáo là chia sẻ quà tặng “Đức Giêsu Kitô” mà Giáo Hội nhận được. Ngài nhấn mạnh, “Điều phân biệt Giáo Hội với những cộng đồng tôn giáo khác, đó là Giáo Hội tin vào Chúa Giêsu Kitô, và Giáo Hội không thể giấu ánh sáng quí báu đức tin dưới cái thùng (Mt 5,15), bởi Giáo Hội có sứ mạng chia sẻ ánh sáng đó với mọi người. Giáo Hội muốn dâng tặng đời sống mới Giáo Hội đã gặp được trong Chúa Giêsu Kitô, cho tất cả các dân tộc tại Á Châu, khi họ tìm kiếm sự viên mãn của sự sống, để họ có thể hiệp thông với Chúa Cha và Con Người là Chúa Giêsu Kitô trong quyền năng Chúa Thánh Thần”.[3]

Vậy có thể nói rằng, Kitô hữu chúng ta là người có sứ mệnh đem lửa đến trong thế giới mà mình đang sống. Đây là lửa yêu thương, lửa đồng cảm, lửa huynh đệ, lửa tha thứ, lửa chia sẻ, lửa ủi an, lửa hòa bình, lửa tin tưởng, lửa hi vọng, lửa hiệp thông…


Trong thế giới đầy bất an vì hận thù, chia rẽ và tội ác, người Kitô cần mạnh dạn sống và làm chứng Tin Mừng bằng cách biết nói không với vô cảm, biết đem đạo vào đời và hết lòng thực thi bác ái, vì bác ái là một thứ ngôn ngữ đặc thù của việc loan báo Tin Mừng.

1- KITÔ HỮU – NGƯỜI BIẾT NÓI KHÔNG VỚI VÔ CẢM

Ngày nay, khái niệm “Vô cảm” đã trở nên quá quen thuộc đối với mỗi người trong chúng ta. Thông tin báo chí, mạng xã hội đăng tải thường xuyên những câu chuyện về thái độ vô tâm và vô cảm của con người. Vô cảm đã trở thành căn bệnh nghiêm trọng, có sức lây lan mạnh mẽ trong gia đình, trong khu xóm và trong cộng đồng xã hội.


Một bài báo có tựa đề “Căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay”, tác giả đã viết như sau: “Bệnh vô cảm là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. Hầu như căn bệnh này ngày càng phát triển nhanh chóng hơn, bởi cuộc sống quá hiện đại, đồng tiền được đưa lên hàng dẫn đầu, lợi ích cá nhân chứ không còn lợi ích của tập thể nữa. Họ thờ ơ với cảm xúc của họ, với những cái đẹp-xấu, thiện-ác, với các hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ. Không đâu xa, thậm chí ngay cả trong gia đình họ hàng còn vô cảm với chính những người thân ruột thịt của họ. Thử hỏi những việc nhỏ nhặt như thế họ còn không để tâm đến thì lấy đâu mà bỏ thời gian công sức của bản thân đi lo lắng những việc tưởng chừng như cao cả nhưng lại rất đỗi giản đơn.”[4]

Người Kitô hữu chúng ta, nếu không khôn ngoan và tỉnh thức, thì cũng dễ rơi vào tình trạng nhiễm bệnh vô cảm một cách mãn tính, tức là khó chữa, khó sửa, khó nhận ra. Ở trong gia đình, con cái vô tâm với cha mẹ, vợ chồng lạnh nhạt với nhau, ông bà cha mẹ không quan tâm tới con cháu. Trong cộng đoàn, chúng ta coi nhau như người dưng nước lã, trong khi Lời Chúa và Hội thánh thì nhắc nhở chúng ta là chi thể trong cùng một Thân Thể thuộc về đầu là Đức Kitô. Trong xã hội, chúng ta dửng dưng trước mọi biến cố, mọi tai họa, mọi đổi thay, mọi đe dọa, mọi bất công, mọi bất hạnh… làm như thể chúng ta là “người ngoài hành tinh” rơi xuống vậy!

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 14-7-2019, dựa trên đoạn Tin Mừng về người Samari nhân hậu, Đức thánh cha Phanxicô đã đề cao tấm gương của lòng thương xót của người Samari này và mời gọi các tín hữu hãy trở nên môn đệ của Chúa qua việc yêu thương anh em, vì yêu tha nhân là yêu Chúa.

Đức thánh cha cũng đã nhắc các tín hữu đừng để mình bị sự vô cảm ích kỷ lôi kéo. Ngài nói: “Nếu bạn đứng trước một người hoạn nạn mà bạn không có lòng thương xót, nếu trái tim bạn không rung động, thì có nghĩa là có điều gì đó không ổn. Bạn hãy chú ý, chúng ta phải để ý. Đừng để chúng ta bị sự vô cảm ích kỷ lôi kéo. Khả năng thương xót trở thành hòn đá thử vàng của Kitô hữu, đó là giáo huấn của Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu là lòng trắc ẩn của Chúa Cha đối với chúng ta. Nếu bạn đi xuống phố và thấy một người đàn ông vô gia cư đang nằm đó, và bạn đi qua mà không hề nhìn anh ta, hoặc có lẽ bạn nghĩ: “Chà, tác dụng của rượu. Một người say rượu”. Đừng tự hỏi xem người đàn ông đó có say không; hãy tự hỏi xem trái tim bạn có bị chai cứng không, trái tim bạn có trở thành băng giá không.”[5]

Linh mục Giuse Nguyễn Trọng Viễn OP, trong bài viết có tựa “Vô cảm!”, đã chia sẻ như sau: “Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người ngày càng ít yêu thương nhau, ít quan tâm đến nhau và sâu xa hơn đó là hiện tượng đui mù và câm điếc trước nỗi đau của đồng loại.


Ngày nay, vô cảm dường như đã trở thành một căn bệnh âm ỉ và nhức nhối của xã hội, đồng thời có sức lây nhiễm cao vì nó đang len lỏi từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, căn bệnh này không chỉ đơn thuần tồn tại trong một tầng lớp nào nhưng đã trở thành căn bệnh của quần chúng hay có thể nói đó là mặt trái của lối sống hiện đại.


Có rất nhiều lý do để giải thích cho thái độ dửng dưng vô cảm, một trong những lý do của căn bệnh này xuất phát từ tâm lý “sợ”. Sợ cái ác, sợ kẻ gian, sợ trách nhiệm, sợ liên lụy đến bản thân, sợ bị lừa đảo vv... Vô cảm còn là hậu quả của lối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa vật chất và lợi ích cá nhân theo kiểu “không phải chuyện của tôi” ngày càng bám rễ sâu vào hệ tư tưởng của con người ngày nay.

Nhưng thật ra, mầm mống sâu xa của căn bệnh vô cảm chính là cách giáo dục từ trong gia đình. Không ít bậc cha mẹ dạy con theo kiểu triết lý “makeno” (mặc kệ nó) để tránh dính dáng đến người khác, tránh liên lụy bản thân. Triết lý sống này cũng được người lớn áp dụng trong cách cư xử với nhau để được an toàn, thậm chí còn tồn tại thứ “vô cảm thấp hèn” lợi dụng tai họa của người khác để trục lợi cho bản thân. Gần đây, tình trạng “hôi của” trong nhiều vụ tai nạn đã xảy ra cách công khai. Một số người chẳng những không giúp đỡ mà còn lợi dụng cảnh hỗn loạn sau tai nạn để xông vào nhặt ví tiền, tư trang, túi xách... của nạn nhân.


Ngoài ra, bệnh vô cảm còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân tương tác lẫn nhau trong xã hội. Trong xã hội hiện đại con người sống quá lý trí, tương quan giữa người với người ngày càng được chuẩn hoá, mọi vấn đề phải được giải quyết rõ ràng, nhưng đôi khi cái lý có thể lấn át cả cái tình. Mặt khác, nếu con người sống trong một xã hội không có một trật tự đúng đắn, họ nhận thấy sự hiện diện cũng như công việc của mình có thể bị đe doạ, thì mỗi cá nhân sẽ hình thành bản lĩnh đối phó và bộc lộ khuynh hướng ích kỷ tiềm tàng. Từ đó tạo điều kiện dung dưỡng căn bệnh vô cảm.

Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong thông điệp “Thiên Chúa Giàu Lòng Từ Bi Thương Xót” đã nói rằng : “Có một danh hiệu thứ hai của Tình yêu, đó là lòng nhân hậu (từ bi thương xót). Vì lòng nhân từ là chiều kích không thể thiếu của tình yêu; nó như là danh hiệu thứ hai của tình yêu”.”[6]


Đạo của Chúa là đạo yêu, do đó bất cứ trong hoàn cảnh nào, người Kitô hữu cũng phải biết nói “Không” với thái độ và lối sống vô cảm. Đại thi hào Voltaire đã nói: “Thiên đàng được tạo ra cho những trái tim nhân hậu, địa ngục được tạo ra cho những trái tim vô cảm”.

2- KITÔ HỮU - CHỨNG NHÂN TIÊU BIỂU CỦA LÒNG MẾN KITÔ GIÁO

Cách đây ít lâu, trên trang Tuổi Trẻ Online (TTO) có đăng bài “Ca đoàn vi vu khắp nơi để lan tỏa yêu thương”. Bài báo cho biết TP.HCM có một ca đoàn rất thú vị: bỏ tiền túi, cùng nhau tổ chức hàng trăm chuyến đi tới những nơi hẻo lánh, khó khăn nhất, không chỉ mang quà tặng mà còn mang tiếng hát xoa dịu nỗi vất vả, nhọc nhằn của những mảnh đời bất hạnh. Đó là ca đoàn có cái tên khá đặc biệt: “Thông Vi Vu”- là nghệ danh của Đức cố Giám mục Phan Thiết Giuse Vũ Duy Thống. Ca đoàn do anh NLL, chồng của ca sĩ MT - thành viên nhóm tam ca Áo Trắng - làm đoàn trưởng.


Một đại diện của ca đoàn nói rằng, họ muốn mang đến không khí vui vẻ cho người nghèo khó, muốn xoa dịu sự vất vả, nhọc nhằn của họ, muốn trao tận tay món quà để yên tâm nên mới chịu cực đến tận nơi. Làm thiện nguyện không phải đơn giản cứ móc tiền ra là được. Phải gửi tới được những người thực sự cần thì đồng tiền mình giúp mới ý nghĩa.

Được biết, cho đến nay, ca đoàn đã thực hiện hơn trăm chuyến đi đến những nơi thiệt thòi nhất. Ca đoàn hiện có hơn trăm ca viên. Đặc biệt, trong số các thành viên có những người của tôn giáo bạn: Phật giáo, Cao Đài... Ca đoàn quy tụ nhiều thành phần gồm doanh nhân, công nhân, công chức, giáo viên, bác sĩ và những bạn sinh viên... Và hiện có hơn 20 thành viên đang sinh sống ở nước ngoài, không còn sinh hoạt nhưng vẫn theo dõi các hoạt động của ca đoàn, thường xuyên ủng hộ vật chất mỗi khi ca đoàn có chuyến đi thiện nguyện vùng sâu vùng xa.

Mỗi tháng, các thành viên tự nguyện đóng vào quỹ sinh hoạt bác ái hai trăm nghìn đồng. Nhờ nguồn tiền ấy, đã có hơn trăm chuyến đi trong suốt nhiều năm qua tới những vùng hẻo lánh, khó khăn nhất của đất nước không chỉ để hát thánh ca mà còn kết hợp làm việc bác ái xã hội.

Có những nơi, từ nhà thờ lên các buôn làng, mọi người phải đi bộ tiếp hàng tiếng đồng hồ. Đường đồi núi lại sình lầy, trơn trượt. Mọi người phải chuyền tay nhau từng thùng quà suốt đoạn đường dài mấy kilomet. Ngoài ra, ca đoàn còn tổ chức các buổi phát thuốc, khám chữa bệnh miễn phí và hớt tóc cho các bé trong buôn làng. Anh đoàn trưởng ca đoàn đã tâm sự: “Tôi xuất thân từ một đứa trẻ đường phố, thấu hiểu được nỗi xót xa đau khổ của sự thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần, đã từng ước mơ và khao khát có ai đó quan tâm đến mình dù chỉ là một lời an ủi hay một mẩu bánh thừa, may mắn là bây giờ tôi đã tìm được những người anh em đồng cảm với mình để cùng tạo niềm vui cho nhau qua những việc làm sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh hơn mình”.[7]

Quả thực, các thành viên trong ca đoàn kể trên đã là những chứng nhân tiêu biểu của lòng mến Kitô giáo. Hát thánh ca cũng là phục vụ, nhưng làm việc thiện nguyện càng làm nỗi vượt sứ mệnh của người Kitô hữu, đó là làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Đó cũng là nhiệm vụ truyền giáo của mỗi người chúng ta.

Chúng ta biết rằng một trong những cách thức hiệu quả nhất của việc truyền giáo bằng đời sống chứng tá, đó chính là nêu gương đời sống bác ái. Truyền giáo bằng những việc làm cụ thể, bằng chính đời sống bác ái của mỗi người chúng ta. Chúng ta đến thăm viếng những người già, người nghèo, người đau khổ, người bị bỏ rơi trong xã hội. Chúng ta giúp đỡ họ, an ủi họ. Qua những việc làm cụ thể, họ nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa Kitô. Bởi vì, lời nói lung lay, gương lành lôi cuốn. Những hành vi bác ái cụ thể là những bài giảng hùng hồn nhất về Thiên Chúa. Đây là cách thức truyền giáo hiệu quả nhất.

Ngạn ngữ La-tinh có câu “Amor vincit omnia”, nghĩa là lòng yêu mến/ tình yêu chiến thắng tất cả. Thánh sử Gio-an đã nhấn mạnh về mức độ mà Chúa Giêsu đã yêu thương nhân loại: “Ngài yêu thương họ đến cùng” (Ga 13, 1). Yêu đến hơi thở cuối cùng, yêu đến nỗi chấp nhận hủy mình ra không, yêu mà không còn giữ lại cái gì cho mình kể cả mạng sống, yêu tuyệt đối và tận cùng…không có tình yêu nào lớn hơn!


Khi dịch Covid-19 xảy ra (khoảng tháng 12-2019), rất nhiều người trong chúng ta hoảng sợ, chạy trốn vì nó quá kinh khủng, nó lây lan rất nhanh, từ người qua người và tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên không phải ai cũng lo sợ và chạy trốn nó. Theo tin cho biết, tính đến ngày 15-4-2020, ước tính có 109 linh mục ở Ý đã chết vì Covid-19, nhiều vị trong số đó đã bị nhiễm virus từ những bệnh nhân mà các ngài phục vụ.

Trong Thánh Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh năm 2020, Đức thánh cha Phanxicô đã tôn vinh các linh mục này như “những vị thánh” bên cạnh chúng ta. Theo tờ New York Times, các linh mục và tu sĩ, “đặc biệt là các vị ở những khu vực bị nhiễm virus corona nặng như Bergamo, đã mạo hiểm cuộc sống của họ, để đáp ứng nhu cầu tâm linh cho các tín hữu sùng đạo và lớn tuổi, vốn bị virus corona tấn công mạnh nhất”.

Chỉ riêng Giáo phận Bergamo đã mất 24 linh mục trong vòng 20 ngày. Khoảng một nửa trong số đó là các linh mục đã nghỉ hưu, nửa còn lại là các linh mục đang hoạt động. Số linh mục còn sống vẫn tiếp tục mục vụ chăm sóc cho các bệnh nhân. Theo tờ Times, các linh mục này “buồn lòng vì không thể đến gần các bệnh nhân, buồn vì thấy cảm giác cuối cùng mà người tín hữu cảm nhận được là một cái chạm với đôi găng tay, và buồn vì gương mặt cuối cùng mà các bệnh nhân nhìn được là gương mặt trong điện thoại”. Cũng theo báo Times, “Virus corona đã tách biệt vợ chồng, con cái trong một gia đình, rồi giết chết họ. Vì thế, các linh mục này rất đau đớn khi phải xa cách đàn chiên trong lúc các con chiên đang rất cần các ngài”.

Đức Giám mục của Bergamo, Francesco Beschi, cho biết: “Rất nhiều linh mục đã chấp nhận nguy hiểm để gần gũi với đàn chiên của mình. Con số lớn các linh mục bị nhiễm virus là một dấu chứng rõ ràng của sự gần gũi, của sự chia sẻ trong đau khổ với đàn chiên”. Avvenire, tờ báo chính thức của các giám mục Ý, đã xác định một số đặc điểm chung của các linh mục đã chết như sau: “Hầu hết các linh mục đã chết do nhiễm virus corona là vì các ngài vẫn ở giữa mọi người thay vì tự cứu chính mình. Các ngài cố gắng ở lại lâu dài với đàn chiên để phục vụ như những người gìn giữ các ký ức được chia sẻ, đó là một sự tham dự vào dòng chảy của chứng tá và các giá trị qua các thế hệ”.


Sự hiện diện của các mục tử “thật quý giá và không thể thiếu, các tín hữu khám phá ra điều đó đặc biệt trong hoàn cảnh bị cách ly, và khi cái chết đã cướp đi khỏi họ những vị mục tử luôn chân tình, gần gũi và sẵn sàng hiến thân vì họ”.[8]

Những gương sáng về sự hy sinh quên mình phục vụ bất chấp sự nguy hiểm tột cùng của virus corona thì rất nhiều không sao kể hết. Bên cạnh những người mà chúng ta biết được, còn có rất nhiều tấm gương khác, đó là những người sống âm thầm, phục vụ âm thầm và chết âm thầm.  

Quả thực, lòng mến đã không bị “cách ly” bởi dịch bệnh, như lời thánh Phaolô đã quả quyết: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?” (Rm 8, 35) ./.
 

[1] GM GB. Bùi Tuần – Làm chứng cho Đức Ki-tô tới tận cùng trái đất – Long Xuyên năm 2000 trang 39-40
[2] Đức thánh GH Gioan Phaolô II - Sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm 2000, tại https://daminhtamhiep.net/2020/05/su-diep-cua-dtc-gioan-phaolo-ii-cho-ngay-the-gioi-truyen-giao-2000/, truy cập 31.8.2020
[3] Đức thánh GH Gioan Phaolô II - Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 10, tại https://vntaiwan.catholic.org.tw/thanhoc/achau1.htm, truy cập 31.8.2020
[4] “Căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay”, tại https://wikicachlam.com/can-benh-vo-cam-trong-xa-hoi-hien-nay/, truy cập ngày 31.8.2020
[5] ĐTC Phanxicô, “Đừng để mình bị sự vô cảm, ích kỷ lôi kéo”, tại https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2019-07/dtc-phanxico-kinh-truyen-tin-samari-nhan-hau.html, truy cập ngày 31.8.2020
[6] Linh mục Nguyễn Trọng Viễn O.P., “Vô cảm”, tại http://conggiao.info/vo-cam-d-45223, truy cập ngày 31.8.2020
[7] My Lăng, Ca đoàn vi vu khắp nơi để lan tỏa yêu thương, https://tuoitre.vn/ca-doan-vi-vu-khap-noi-de-lan-toa-yeu-thuong-20200824085033072.htm, truy cập ngày 31.8.2020
[8] John Burger, “109 linh mục Ý chết vì virus corona”, tại 109 linh mục Ý chết vì virus corona
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Giúp nhau sống đạoWed, 02 Sep 2020 07:02:24 +0700