Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ bảy, 30 Tháng 5 2020Giáo xứ thổ hoànghttps://gxthohoang.netWed, 08 May 2024 03:15:47 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnXin ơn Chúa Thánh Thầnhttps://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11375-xin-on-chua-thanh-thanhttps://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11375-xin-on-chua-thanh-thanXin ơn Chúa Thánh Thần
  Xin ơn Chúa Thánh Thần


31. 5 Chúa nhật

Chúa Thánh Thần hiện xuống

Ga 20, 19-23

XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN

Cùng với toàn thể Hội Thánh, hôm nay, chúng ta long trọng mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Khi nói đến Chúa Thánh Thần, có lẽ, chúng ta chỉ biết Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa mà thôi. Đối với không ít người Công Giáo, Chúa Thánh Thần như một Đấng xa lạ, thậm chí, Ngài chẳng có ảnh hưởng gì mấy tới đời sống của chúng ta. Nhưng thực ra, Chúa Thánh Thần có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong đời sống của Giáo Hội, mà còn trong cả đời sống của mỗi người chúng ta nữa.

Hẳn ta còn nhớ rằng trước khi về trời, Chúa Giêsu đã nhiều lần hứa sẽ gửi Thánh Thần đến an ủi các môn đệ. Quả thật, các ngài không phải chờ đợi lâu. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần xuống đầy tràn trên các ngài. Ơn Chúa Thánh Thần thật mãnh liệt. Chúa Thánh Thần đã đụng chạm đến các ngài. Chúa Thánh Thần như nguồn nhựa sống thấm tẩm vào từng chân tơ kẽ tóc làm cho các ngài thay đổi da thịt, trở thành con người mới. Các ngài đã cảm nghiệm được sự tác động ấy. Đó là cảm nghiệm về một ngọn lửa.

Trong Cựu Ước chúng ta chỉ ghi nhận được một vài hình ảnh thật mù mờ về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta phải chờ đến Đức Kitô, người Con duy nhất của Thiên Chúa đến và mạc khải, chúng ta mới thấy được cái đặc tính cốt yếu của Thiên Chúa, đó là tình yêu.

Còn về Chúa Thánh Thần, trong kinh Tin Kính chúng ta đã tuyên xưng Ngài là Thiên Chúa ngôi thứ ba, là Đấng ban sự sống, Ngài bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Ngài cũng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, Ngài đã dùng các tiên tri mà phán dạy.

Qua Chúa Con, Thiên Chúa Cha đã tỏ lộ tình yêu của Ngài cho chúng ta như lời thánh Gioan đã xác quyết: Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài, để những ai tin nơi Con Một Ngài thì sẽ có sự sống vĩnh cửu. Ngay từ thuở đời đời, Chúa Cha đã sinh ra Chúa Con và sợi dây liên kệ thắm thiết và đầy yêu thương ấy chính là Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần chính là sợi dây yêu thương nối kết Chúa Cha và Chúa Con, chi phối nhịp điệu của đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng như toả lan cho tất cả chúng ta. Như thế, qua Chúa Thánh Thần chúng ta hiểu được bản chất tình yêu của Thiên Chúa. Đồng thời Chúa Thánh Thần cũng đã trực tiếp cộng tác vào công trình cứu độ, một công trình của tình thương yêu mà Thiên Chúa đã ươm mơ từ muôn thuở trước.

Thánh Gioan ghi nhận: Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín vì sợ người Do Thái. Người Việt Nam chúng ta diễn tả một tuyệt vời là nhà cửa. Đã làm nhà thì phải có cửa. Và hai chữ nhà cửa thường đi đôi với nhau. Cửa để đóng và để mở. Đóng để có được một không gian riêng tư và bảo đảm an ninh. Nhưng cũng phải có lúc mở, để người ở trong có thể đi ra và người ở ngoài có thể bước vào, tạo nên sự hiệp thông và gặp gỡ.

Thế nhưng, cửa nhà các môn đệ thì lại đóng suốt vì các ông sợ. Chúa Giêsu hiện ra và nói với các ông rằng: Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con. Đã sai thì phải đi, mà muốn đi, thì việc đầu tiên là phải mở cửa ra, phải phá đi những gì ngăn cản sự hiệp thông và gặp gỡ.

Chúa Thánh Thần đổi mới các tông đồ : Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu phục sinh hiện ra, thổi hơi trên các tông đồ và phán: Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần.

Qua cử chỉ này, Chúa Giêsu nhắc lại công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa được diễn tả bằng hình ảnh: sau khi nắn đất sét thành người, Ngài đã thở hơi ban sự sống để nó trở thành người sống. Qua việc thở hơi trên các tông đồ, Chúa Giêsu muốn làm một cuộc sáng tạo mới. Ngài ban Chúa Thánh Thần để biến đổi các ông nên những con người mới, có đủ khả năng chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng.

Và trong Sách Tông đồ công vụ cho hay trong ngày lễ Ngũ Tuần, người ta thấy một cơn gió lốc ùa vào nhà các tông đồ đang ở và có cái gì giống hình lưỡi của lửa xuất hiện trên đầu mọi người và lập tức các ông được đổi mới. Trước kia các ông u mê dốt nát thì nay các ông được thống suốt giáo lý của Chúa. Trước kia các ông nhát đảm sợ hãi thì nay các ông được can đảm, sẵn sàng rao giảng Tin Mừng, tuyên xưng đức tin và chấp nhận chịu khổ cực và chịu chết vì danh Đức Kitô.

Tiếp đến Chúa Thánh Thần đổi mới Giáo Hội. Thực vậy, Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và không ngừng tác động để canh tân Giáo Hội tuỳ theo nhu cầu thời đại, chẳng hạn như Augustinô, Đôminicô, Phanxicô, Ignatio, Têrêsa... nhờ các ngài Giáo Hội vượt qua được những giờ phút khủng hoảng và đen tối nhất.

Và gần đây hơn, Công đồng Vatican II cũng được coi là một lễ Hiện Xuống mới vì Công đồng này mà Giáo Hội có dịp nhìn lại mình để lau sạch những tì vết và bụi bặm do lịch sử để lại, đồng thời đổi mới Giáo Hội về nhiều phương diện để nhờ đó đi sát với Tin Mừng mà vẫn thích nghi với một thế giới không ngừng biến động và tiến bộ hơn.

Chúa Thánh Thần tác động trong chúng ta như ánh sáng mặt trời tác động trên con mắt. Nếu đi từ bóng tối ra ánh sáng, chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều vật trước kia chúng ta không nhìn thấy. Cũng vậy, với Chúa Thánh Thần chúng ta sẽ nhìn xem tất cả bằng cặp mắt siêu nhiên, chúng ta sẽ khám phá ra những giá trị thiêng liêng cho cuộc sống tạm gửi này, để rồi chúng ta sẽ không dừng lại, sẽ không đầu tư cho những vui thú chóng qua, nhưng sẽ tìm kiếm và đầu tư cho hạnh phúc vĩnh cửu.

Với Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn, chúng ta sẽ nhìn cuộc sống, nhìn những người anh em, nhìn thế giới, nhìn dòng lịch sử một cách khác. Chúng ta sẽ nhìn những khổ đau, những thử thách và những đắng cay một cách khác. Chúng ta sẽ tìm thấy được những giá trị siêu nhiên của chúng.

Mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là một cơ hội nhắc nhở mọi người chúng ta suy nghĩ lại về vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống chúng ta. Chúa Thánh Thần, dù được cầu khấn mỗi khi chúng ta bắt đầu một công việc, nhưng dường như sự kêu cầu này đã trở nên máy móc, và chúng ta không còn ý thức đến sự hiện diện của Ngài trong đời sống của người Kitô hữu chúng ta.

Trong ngày lễ Hiện Xuống, Giáo Hội mừng kính Chúa Thánh Thần, Giáo Hội mừng kính tình yêu của Thiên Chúa, được tượng trưng qua hình lưỡi lửa trên đầu các tông đồ. Giáo Hội cũng muốn chúng ta thành khẩn kêu xin: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, xin hãy ngập tràn tâm hồn các tín hữu Chúa và xin thắp lên trong chúng con ngọn lửa tình yêu Chúa. Ngài không phải là một vị Thiên Chúa vô danh và bị quên lãng. Trái lại Ngài luôn ở giữa chúng ta và hoạt động. Ước gì mỗi người chúng ta hãy cộng tác với Ngài bằng cách thắp lên một ngọn lửa yêu thương, bởi vì chỉ có tình yêu mới có thể làm tiêu tan thù hận, thất vọng và tăm tối.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 30 May 2020 08:36:14 +0700
Lễ Ngũ Tuần-Cộng đoàn yêu thương được thành lậphttps://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11374-le-ngu-tuan-cong-doan-yeu-thuong-duoc-thanh-laphttps://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11374-le-ngu-tuan-cong-doan-yeu-thuong-duoc-thanh-lapLễ Ngũ Tuần-Cộng đoàn yêu thương được thành lập
  LỄ NGŨ TUẦN-CỘNG ĐOÀN YÊU THƯƠNG ĐƯỢC THÀNH LẬP

Lần giở lại sách Tông đồ công vụ chúng ta thấy: Vào ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ, tức thì các ngài bắt đầu nói các thứ ngôn ngữ khác để rao giảng Tin Mừng cho muôn dân đến từ khắp các nước trong thiên hạ. Ai cũng hiểu theo ngôn ngữ của mình. Ai cũng có thể đón nhận Tin mừng của các tông đồ rao giảng. Cốt lõi của tin mừng không dừng lại ở nói tiếng lạ mà là việc các tông đồ thiết lập một cộng đoàn yêu thương sau lời rao giảng của các ngài.

Theo sách Tông đồ công vụ 2, 45: “Họ bán gia tài mà phân phát cho nhau, tùy theo nhu cầu của mỗi người”. Mỗi người tín hữu theo Chúa Ky-tô thì đều coi anh em như chính mình vậy. Họ coi nhu cầu của anh em là nhu cầu của tôi. Khi anh chị em cần thì tôi vui lòng cho họ để thỏa mãn nhu cầu của họ. Đây là hoa trái của Chúa Thánh Thần đã làm cho Hội Thánh. Chính Ngài đã làm cho mọi người đồng tâm nhất chí với nhau để rồi luôn bao bọc chia sẻ cho nhau trong khả năng của mình. Có thể nói, hoa trái của Chúa Thánh Thần chính là sự hiệp nhất yêu thương đến nỗi coi người lân cận như chính mình.

Tình yêu thương tha nhân như chính mình đòi hỏi con người không thể yêu nhau bằng lời nói suông mà còn phải cả sự dấn thân chia sẻ cho nhau. Bởi vì, nếu chúng ta được liên kết với nhau bởi quyền năng của Thánh Thần, thì bất cứ việc gì ảnh hưởng đến anh cũng ảnh hưởng đến tôi. Trongtình yêu không thể nhìn thấy một người đói lả chỉ được chúng ta dừng lại và nói “thật tội nghiệp”, hay trên đường đi chúng ta bắt gặp một người anh em bị tai nạn và dừng lại an ủi rằng: “Tội nghiệp quá! Tôi sẽ cầu nguyện cho anh.” Rồi tôi cứ tiếp tục công việc của tôi, tôi quên đi chuyện của anh. Nếu chỉ nói thế thôi thì chúng ta chưa coi tha nhân “như là chính mình”?

Cám ơn Chúa nơi Giáo hội vẫn còn những cộng đoàn yêu thương nhau hết lòng. Họ đã coi tha nhân như là chính mình để rồi luôn hướng tới những con người khổ đau trong hoạn nạn. Trong đại dịch Covid 19 ta thấy nhiều giáo xứ đã phát khẩu trang miễn phí cho cộng đoàn khi tham dự thánh lễ. Họ không để ai trong giáo xứ của mình phải thiếu thốn nhưng luôn đủ gạo đủ tình thương cho anh chị em của mình. Và khi tình hình phải cách ly ta vẫn thấy nhiều giáo xứ vẫn phát gạo, phát cơm cho những anh chị em công nhân mất việc, cho những người bán vé số , đánh giày, lượm lặt ve chai . . . để không ai bị đói trong khu vực của mình.

Theo Giáo huấn của Hội thánh thì chúng ta được liên kết với nhau nên một thân thể duy nhất của Đức Ky-tô là nhờ Chúa Thánh Thần. Mà trong một thân thể thì một ngón tay đau , một ngón chân đau thì cả thân thể đều chia sẻ với nỗi đau của nhau. Đó là lý do người Công giáo phải luôn sống tình yêu với người lân cận trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Chúa Giê-su đã đồng hoá mình với tất cả anh chị em khổ đau , cũng là để mời gọi chúng ta nên một với Ngài trong tình yêu với người khổ đau. Xin cho mỗi người chúng ta đã được nên một với Đức Ky-tô nhờ Chúa Thánh Thần cũng biết sống yêu thương người lân cận như chính mình. Và khi chúng ta biết sống yêu thương người lân cận là chúng ta đang sống cho Chúa và làm chứng nhân cho Ngài.

Nguyện xin Thánh Thần đến uốn nắn và dạy chúng ta biết sống tình thân với Chúa, trong giáo hội và dấn thân chia sẻ đức ái với anh em.Xin cho cộng đoàn đức tin nơi các giáo xứ mãi mãi là dấu chỉ của Hội Thánh Chúa khi biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 30 May 2020 08:30:16 +0700
Truyền giáo và ở lạihttps://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/11373-truyen-giao-va-o-laihttps://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/11373-truyen-giao-va-o-laiTruyền giáo và ở lại
  TRUYỀN GIÁO LÀ ĐẾN VÀ Ở LẠI

Qua chuyến tham quan vùng truyền giáo Tây Bắc Việt Nam tôi mới hiểu câu thơ viết rằng:

Có một Tây Bắc bồng bềnh trong khói sương mờ ảo -

Như bức tranh thủy mặc mê hoặc lòng người

Đó là lúc ta bỗng thấy dòng đời trôi thật chậm

Nhịp thời gian không nỡ gọi những giấc mộng an lành

Đặc sản của Tây Bắc là núi rừng trùng điệp như những răng cưa đan xen vào nhau. Cứ núi này tiếp núi kia : “một đèo một đèo…, lại một đèo”, khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo, cứ cheo leo mãi!

Tây bắc khởi đi từ Phú Thọ qua Vĩnh Phúc –Yên Bái - Lào Cai- điểm cuối là Sapa với đỉnhFansipan cao ngút ngàn sương trắng với độ cao 3143 m. Nơi đây được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương.

Từ trên cao nhìn xuống mới thấy núi rừng Tây Bắc như bàn tay xoè ra đón nhận ân lộc của Trời trao ban cho con người tận hưởng không khí trong lành bình yên.
Núi xoè dáng núi sông lượn nhánh

Mây mỏng cánh ban gió dẫn đường

Tây Bắc phong cảnh hữu tình nhưng núi đồi cheo leo khiến cho người dân Tây Bắc đến được với nhau phải băng qua nhiều ngọn đồi, con suối, hay dốc đá cheo leo, có khi thác nước gập gềnh. Thời tiết Tây Bắc người ta ví như cô gái mới lớn khi hờn dỗi, khi vui cười thất thường. Đoàn chúng tôi đã cảm nghiệm cái nắng chói chan ở chỗ này, rồi lại sương mù đoạn kia và có khi mưa dầm cũng trên một hành trình. Mưa nắng thất thường. Gió rừng miên man. Con người phải hoà với thiên nhiên mới tồn tại và phát triển.

3 ngày được tham quan và thăm các giáo điểm Tin Mừng trong lòng tôi luôn vang vọng câu hỏi của Thầy Chí Thánh Giê-su: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không ?" (Ga 21.15). Tôi luôn nghĩ rằng các nhà truyền giáo đến và ở nơi "Đèo heo hút gió" phải ăn gió nằm sương chắc phải có tình yêu sâu đậm nắm mới đến và ở lại với người mình yêu theo gương Thầy Giê-su.

Cách đây 15 năm về trước tức là năm 2005, tôi đã trải nghiệm một chuyến du lịch tự do Tây Bắc. Tôi không tìm thấy một nhà thờ hay một hình ảnh tôn giáo tại Lào Cai, ngoại trừ nhà thờ Đá Sa Pa được xây dựng 100 năm trước nay đã phong rêu vì rất ít khi có thánh lễ. Người Kinh theo đạo Công giáo lên Miền Ngược sinh sống riết rồi cũng không còn biết đến nhà thờ và thánh lễ. Vùng Tây Bắc được xem là vùng “Trắng” tôn giáo. Tôi đã dừng lại trà nước với người dân địa phương trên đường tôi đi ngang qua để hỏi về đời sống tâm linh của dân bản địa, dường như họ không có khái niệm thờ phượng, thậm chí cũng không hiểu về việc thờ ông bà truyền thống dân tộc Việt Nam.

Lần này quay trở lại thật ngạc nhiên vì đã thấy hàng chục ngôi nhà thờ được xây dựng khang trang và trên 30 giáo điểm tin mừng được thành lập. Tôi đã được cha Thành chánh xứ Cốc Lếu Lào Cai, Cha Bình chánh xứ Sa Pa dẫn đi tham quan một vài giáo điểm nơi các ngài thiết lập. Quả là một kỳ công mà Thiên Chúa đã ban tặng cho các cha truyền giáo tại Lào Cai. Từ một vùng “Trắng tôn giáo” nay đã có trên ba chục cộng đoàn đức tin được sum họp cùng nhau đọc lời Chúa mỗi tuần, và quy tụ với nhau thành một cộng đoàn cầu nguyện và sống tình thân.

Những giáo điểm này thường thiếu thốn về thức ăn nhưng lại giầu tình thân. Đoàn ghé thăm người dân H Mông trên đỉnh Tà Phớn phải đi cả một buổi sáng chạy quanh đồi núi mấy chục cây số và đi bộ trên vách núi cheo leo gần 1 km để đến bản làng. Nhìn xem bữa cơm của các em nội trú chỉ là cơm chan với nước mì tôm nhưng xem ra họ cũng chẳng cần gì hơn. Đoàn đã làm lễ tại Sử Bản nơi nổi tiếng ruộng lúa bậc thang, tuy chỉ là nhà gỗ đơn sơ nhưng lại là nơi chia sẻ đầy ắp tình yêu thương.

Các linh mục lên những vùng truyền giáo này phải dám xoá mình mà hoà nhập với văn hoá người bản làng để chia sẻ và giúp họ sống đạo yêu thương. Người linh mục phải ra khỏi cánh cổng nhà xứ để sẵn sàng tới và ở lại những nơi hoàn toàn thiếu thốn về cơ sở vật chất kể cả nhu yếu phẩm. Các linh mục phải mở toang tấm lòng mình và mở toang cánh cửa nhà thờ để đời linh mục hay nhà thờ mình coi sóc trở thành của chung cho anh em tín hữu. Bất cứ một cánh cửa nào đóng lại cũng là vật ngăn trở cho đàn chiên tìm đến với Giáo hội.

Sau 3 ngày trải nghiệm vùng Tây bắc tôi có cảm tưởng Giáo hội Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua và cả các giáo điểm Tin mừng mới thành lập tại Lào Cai, chúng ta đang sống trong giai đoạn tạm gọi là Giáo Hội quy tụ. Do những thăng trầm của thời cuộc khi nhiều lần chúng ta bị ly tán rồi quy tụ nay đã dần ổn định. Nhiều nơi đã ổn định như các xứ đạo Miền Nam. Ổn định từ cơ sở vật chất đến các hoạt động đoàn thể chặt chẽ và đồng bộ. Các linh mục trong giai đoạn này luôn nhiệt thành truyền giáo bằng cách bảo vệ đức tin cho tín hữu trước biết bao sóng gió của thời cuộc. Các ngài đã hăng say quy tụ người Công giáo trở thành những giáo điểm rồi dần dần thành những xứ đạo to lớn trên mọi phương diện. Tôi rất mừng vì quý cha vùng Tây Bắc đã thành công quy tụ anh chị em mình lại thành một cộng đoàn Giáo hội sơ khai. Có người tôi hỏi bà theo đạo lâu chưa? Bà trả lời rằng : con chỉ biết bố mẹ con có đạo, rồi chúng con cứ giữ cho tới bây giờ mới biết sống đạo là thế nào? Có cậu trẻ thì nói: Đời ông con có đạo chứ đời bố và đời chúng con thì từ khi các cha lên đây lập giáo điểm chúng con mới theo đạo. Đây là bước đầu của quy tụ nhưng để ổn định như các xứ đạo kỳ cựu thì phải mất vài chục năm nữa!

Điều quan trọng là chúng ta cần có một phương án cho thời đại mới. Thời đại này không chỉ là bảo vệ đức tin cho anh chị em tín hữu mà còn phải ra vùng ngoại biên đến với anh em lương dân. Đến không phải là “cỡi ngựa xem hoa” mà đến để “lưu lại” với anh em. Sở dĩ con số tín hữu mấy chục năm qua dường như thụt lại so với tỉ lệ dân số phát triển của Việt Nam vì chúng ta chỉ có các linh mục bảo vệ đức tin mà ít có linh mục được sai đến vùng ngoại biên để ở lại với họ. Đây cũng là nỗi thao thức của quý cha đang truyền giáo vùng Tây Bắc khi các ngài đã thiết lập được những giáo điểm thành cộng đoàn trên các bản làng, nhưng làm sao có các linh mục dám đến và ở lại cùng những cộng đoàn còn non yếu mọi mặt này.

Phải có sự ở lại mới thấu hiểu nhu cầu của anh em và qua đó gieo rắc tin mừng vào trong môi trường sống của người dân địa phương. Phải có sự ở lại mới gắn kết họ nên một trong thân thể của Chúa Ky-tô để cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa.

Do đó, truyền giáo hôm nay không phải là quy tụ mà phải dấn thân hơn nữa là phải “đến và ở lại”. Truyền gíao hôm nay không còn là Truyền giáo bảo vệ đức tin mà là truyền giáo ra vùng ngoại biên và ở lại nơi những vùng xa xôi ấy.

Cầu chúc cho quý cha đang truyền giáo tại Tây Bắc luôn hạnh phúc trong phận vụ và rất mong Giáo hội Việt Nam có nhiều linh mục dám dân thân đến và ở lại với anh em của mình.

Trải nghiệm Tây Bắc , 29/05/2020

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSat, 30 May 2020 08:26:59 +0700
Dấu ấn tình yêu ( Thơ Hoàng Công Nga)https://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/item/11372-dau-an-tinh-yeuhttps://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/item/11372-dau-an-tinh-yeuDấu ấn tình yêu ( Thơ Hoàng Công Nga)
  Dấu Thánh Giá biến con thành chứng nhân  Để đời con tuyên xưng đã bao lần  Giê Su Chí Thánh bạn đường dấu ái  Trên đường đời là dấu chỉ Thánh Ân 

DẤU ẤN TÌNH YÊU

Dấu Thánh Giá theo con đi vào đời

Trên thập tự Chúa nhìn con gọi mời

Hãy theo ta đi vào lòng thế giới

Gieo hạt giống tình yêu giữa muôn người.

Dấu Thánh in trên con ngày rửa tội

Một hồng ân lĩnh nhận thuở nằm nôi

Nuôi con lớn tháng ngày trong nhuần gội

Gắn bó đời mình nghĩa cử Đức Tin.

Dấu Thánh Giá in trán con mỗi ngày

Để xác tín tim này chẳng lung lay

Là dấu chứng cho niềm tin sắt đá

Mặc thời gian, chẳng lung lạc đổi thay.

Con đã đi qua đường đời muôn nẻo

Dấu Thánh Giá trên mình vẫn mang theo

Lời thách đố chứng nhân đời hiện diện

Là hiện thân dẫu có trải kiếp nghèo.

Dấu Thánh Giá biến con thành chứng nhân

Để đời con tuyên xưng đã bao lần

Giê Su Chí Thánh bạn đường dấu ái

Trên đường đời là dấu chỉ Thánh Ân.

Con giơ tay cao làm dấu Thánh Giá

Nguyện xin Ngài đừng để bước con sa

Biết hồi tâm quay đầu về bên Cha

Biết chỗi dậy sau mỗi lần vấp ngã.

Dấu Thánh Giá đã theo con mọi ngày

Khi con tỉnh và cả lúc con say

Cha nhân ái đang nhìn con trìu mến

Nghĩa bao dung cứu độ, hạnh phúc thay!.

Hoàng Công Nga

 

DU TRĂNG

 

Trăng tròn trăng khuyết lúc đầy vơi

Mặt nguyệt hiện hình ở khắp nơi

Trăng tỏ tình yêu trên mọi chốn

Người mơ mộng tưởng mãi không rời

Trăng soi chiếu tỏa ngàn vi diệu

Dạ đắm chìm mê khoảng thảnh thơi

Hạ giới du trăng đêm huyễn hoặc

Phàm nhân hạnh ngộ đến trong đời.

 

 

Hoàng Công Nga

 

MỘNG DƯỚI TRĂNG

 

Say đắm tơ vương với chị Hằng

Huyền siêu chiếu dõi mộng bên trăng

Thinh không trong vắt tình mầu nhiệm

Hạ giới buông chùng ảnh giá băng

Tiếng hạc kêu sương còn vọng lại

Quỳnh hoa nở muộn đẫm sương giăng

Thiên nhiên đầy ắp nguồn vi lượng

Trở giấc xuân nồng mộng dưới trăng.

Hoàng Công Nga


TÂM Ở ĐÂU?

(Cảm họa theo ý chia sẻ của LM.Tâm Giao)

Tâm của ta đặt trên lồng ngực

Để yêu người trở giấc băn khoăn

Nhìn cảm cảnh biết ăn năn

Thương người hoạn nạn lòng trăn trở sầu.

Kiếp đoạn trường bể dâu khổ ải

Tâm trên tay trễ nải được sao

Giúp người bất cứ lúc nào

Thực thi bác ái dựa vào lòng nhân.

Đặt trên mắt lúc cần thấy rõ

Người với người sáng tỏ nguồn cơn

Bao nhiêu ích kỷ giận hờn

Bỏ qua, tha thứ còn hơn bạc vàng.

Tâm trên chân quáng quàng chạy vội

Đến với người trôi nổi nhỡ cơ

Là người đói rách bơ vơ

Là người cùng khổ con thơ nhọc nhằn.

Tâm trên môi muộn mằn đâu kể

Người bất hạnh dâu bể đường trần

Dùng lời an ủi vấn thân

Dùng lời tỏ lộ lòng nhân đỡ đần.

Tâm trên tai những lần chú ý

Biết lắng nghe đâu chỉ lời hay

Dẫu rằng lời nói đắng cay

Làm ta thức tỉnh mà thay đổi lòng.

Tâm trên vai những mong trách nhiệm

Gánh giữa đời tìm kiếm sẻ chia

Đường trần ghi tạc thành bia

Thành câu nhân nghĩa chẳng lìa chữ Tâm.

Hoàng Công Nga

 

TÌNH YÊU & ÂN SỦNG

Tình yêu chiến thắng hận thù

Xua tan bóng tối âm u thế trần

Tình yêu đọng lại lòng nhân

Nở hoa thơm ngát những lần yêu thương.

Tình yêu chẳng phải đong lường

Rộng tay ban phát vấn vương làm gì

Đời này nhiều nỗi sân si

Tính toan, toan tính so bì tính toan.

Tình yêu trọn vẹn chu toàn

Con tim từ ái ân ban phúc phần

Trao nhau nghĩa cử những lần

Sẻ chia nhân loại lỗi lầm bỏ qua.

Tình yêu chan chứa bao la

Hiến thân mạng sống vì ta hỡi người

Hướng tâm lên một cõi trời

Mở lòng đón nhận những Lời Phúc Âm.

Như hạt giống chợt nảy mầm

Thành cây nhân nghĩa đủ tầm vươn xa

Ơn Trời nẩy lộc trong ta

Ngọn nguồn ân sủng bao la đắp bồi.

Hoàng Công Nga

TRĂNG VĨNH HẰNG

Ta ở cõi trần nhớ bóng trăng

Lung linh tỏa sáng giữa đêm rằm

Trăng soi muôn cảnh nguồn vi diệu

Miệng hớp thần thiêng cõi vĩnh hằng

Ân lộc trời cao tuôn đổ xuống

Lòng trần đất thấp biết hay chăng

Đêm nay trăng sáng đầy nhân loại

Một tiếng thinh không chạnh giá băng.

Hoàng Công Nga

 

ƯỚC MƠ ĐẸP NHẤT

(Ước mơ của người nông dân thật dễ thương. Đó là ước mơ được mùa.)

 

Bạn có biết ước mơ nào đẹp nhất?

Niềm tin yêu bởi lòng thành chân thật

Của người nông dân gắn bó ruộng đồng

Mong vụ mùa đơm bông nhiều cây trái.

 

Người nông dân với tâm hồn giản dị

Vẫn ước mơ vẫn cầu nguyện thầm thì

Xin Thiên Chúa cho mùa màng trúng vụ

Thỏa tháng ngày dài quanh năm vất vả.

 

Đời nông dân phơi mình giữa nắng mưa

Giọt mồ hôi thấm đẫm luống cày thưa

Bao gian khổ dạn dày trong cuộc sống

Khi đường đời phút chốc bỗng thoi đưa.

 

Ta yêu người với ước mơ giản dị

Một vụ mùa trôi sáu tháng qua đi

Lòng gửi gắm vào tương lai tươi sáng

Dẫu gian lao vất vả chẳng là gì.

 

Ta yêu người vì lòng thành chân thật

Người nông dân với cuộc đời chân chất

Luôn rộng rãi với sản phẩm trời cho

Chẳng so bì dầu đời no hay đói.

 

Có ước mơ nào đẹp đến trong đời

Là hình ảnh người nông dân chờ đợi

Vụ mùa sang với niềm vui phấn khởi

Rộn rã niềm vui, yêu thương vời vợi.

 

Hoàng Công Nga

 

 

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Văn hóa Nghệ thuậtSat, 30 May 2020 08:20:08 +0700
7 ơn Chúa Thánh Thần ( Thơ Tin Mừng của Lm Fx Nguyễn Thanh)https://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/11371-7-on-chua-thanh-than-tho-tin-mung-cua-lm-fx-nguyen-thanhhttps://gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/11371-7-on-chua-thanh-than-tho-tin-mung-cua-lm-fx-nguyen-thanh7 ơn Chúa Thánh Thần ( Thơ Tin Mừng của Lm Fx Nguyễn Thanh)
  7 ơn Chúa Thánh Thần ( Thơ Tin Mừng của Lm Fx Nguyễn Thanh)

7

7 ƠN CHÚA THÁNH THẦN

KHÔN NGOAN ta biết nhận ra

Đâu là ý Chúa để mà thực thi

THÔNG HIỂU ta biết khắc ghi

Mọi chân lý Chúa ấy thì sâu xa

THÔNG MINH cần mỗi người ta

Phán đoán mọi sự với là đức tin

LO LIỆU ta khấn nguyện xin

Chọn theo Thánh ý trọn tình thẳng ngay

SỨC MẠNH luật Chúa ra tay

Can trường hành động dù đầy gian nan

ĐẠO ĐỨC ta sống bình an

Kết hợp với Chúa ngập tràn yêu thương

KÍNH SỢ THIÊN CHÚA khôn lường

Đấng trên cao chính là đường trường sinh

Lạy Ngôi Ba Chúa Thánh Linh

Ban cho con đủ bảy tình ân thiêng.

Fx.V.Thanh

8

8 BIỂU TƯỢNG CHÚA THÁNH THẦN

Thần KHÍ của Chúa tạo thành (St.1,2)

Hoàn vũ liền có vận hành tiếp liên

NƯỚC nguồn tuôn chảy triền miên (Ga.7,38)

Sự sống nhân loại nhãn tiền từ đây

Dân đi bóng mát đám MÂY (Xh.13,21-22)

Thoát cảnh nô lệ tù đày năm xưa

Chính BÀN TAY Chúa dẫn đưa (Cv.8,17)

Dìu về đất hứa say sưa rượu nồng

Đêm đen nhờ ánh LỬA hồng (Cv.2,2)

Sáng soi đốt nóng mọi lòng nhân gian

CHIM BỒ CÂU ảnh bình an (Mt.3,16)

Báo tin vui sống lan tràn mọi nơi

ẤN TÍN ghi dấu đời đời (Ep.1,13-14)

Trong hồn tín hữu nhờ Lời trường sinh

XỨC DẦU vật chất hữu hình (Is.61,1-2)

Ơn Thánh Thần Chúa hằng in muôn đời.

Fx.V.Thanh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)ThơSat, 30 May 2020 07:49:55 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuốnghttps://gxthohoang.net/hiep-thong/chung-vui/item/11370-suy-niem-loi-chua-chua-nhat-chua-thanh-than-hien-xuonghttps://gxthohoang.net/hiep-thong/chung-vui/item/11370-suy-niem-loi-chua-chua-nhat-chua-thanh-than-hien-xuongSuy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
31/05/2020
CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Ga 20,19-23
GIỐNG NHƯ CHÚA KI-TÔ
“Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20,21)
Suy niệm: “Sứ vụ chính của Chúa Thánh Thần không phải là đem lại sự xúc động, nhưng tạo nên nơi ta tính cách giống như Đức Ki-tô” (Thần học gia J. Packer). Ki-tô giáo trình bày cho nhân loại một hướng đi, một mục đích rõ ràng cho cuộc đời con người: tôn vinh Chúa và cứu độ mình cùng với người khác. Đồng thời Ki-tô giáo cũng giới thiệu cho ta một hình tượng lý tưởng rất gần gũi, rất thật với con người. Đó là Chúa Giê-su Ki-tô. Ngài là mẫu gương hoàn hảo cho ta về cung cách sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha, cũng như sống tình huynh đệ với người khác như anh em, chị em với nhau. Thánh Thần, Đấng hiện diện trong ta, sẽ giúp ta tập có những tâm tình, cũng như sống các tính cách như-Giê-su ấy trong cách hành xử mỗi ngày.
Mời Bạn: “Tôi không muốn thế gian định nghĩa Chúa cho mình. Tôi muốn Thánh Thần mạc khải Chúa cho mình” (A. Tozer). Chúa Thánh Thần giúp bạn cảm thấy gần gũi hơn với Thiên Chúa qua Chúa Giê-su, để sống tình cha-con với Ngài như Chúa Giê-su đã từng làm gương. Bạn hãy nhớ đến Thánh Thần mỗi khi khởi đầu ngày sống, trước các việc đạo đức, cũng như trước mỗi lựa chọn lớn nhỏ trong ngày, để bạn càng ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Người Anh Cả của mình.
Sống Lời Chúa: Trước các công việc của ngày sống, tôi hướng về Thánh Thần, xin Ngài giúp tôi biết tâm tình phải có để sống đẹp lòng Chúa Cha.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, cảm tạ Chúa luôn hiện diện trong tâm hồn con. Xin giúp con có những tâm tình, tính cách như Chúa Ki-tô. Amen.
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySat, 30 May 2020 07:07:53 +0700