Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Displaying items by tag: Phục sinhGiáo xứ thổ hoànghttp://www.gxthohoang.netFri, 17 May 2024 19:12:18 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnSuy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 5 Phục Sinh, Năm Bhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18045-suy-niem-tin-mung-chua-nhat-5-phuc-sinh-nam-bhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18045-suy-niem-tin-mung-chua-nhat-5-phuc-sinh-nam-bSuy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 5 Phục Sinh, Năm B
  NỀN TẢNG VÀ NGUỒN SỐNG CỦA GIÁO HỘI LÀ ĐỨC GIÊSU PHỤC SINH | Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm B


TMĐP- Các bài đọc phụng vụ của chúa nhật này xoay quanh Đức Giêsu phục sinh là nền tảng và nguồn sống của Giáo Hội.

Bài đọc thứ nhất kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Phêrô và Saolô, tức Phaolô sau thời gian dài hai bên cùng rao giảng Đức Giêsu đã chết và sống lại, nhưng giữa họ còn nhiều lấn cấn, bất đồng, đặc biệt về vấn đề cắt bì. Sách Công Vụ Tông Đồ ghi rõ: “Khi tới Giêrusalem, ông Saolô tìm cách nhập đoàn với các môn đệ. Nhưng mọi người vẫn còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ” (Cv 9,26).

Họ sợ Phaolô vì nhiều lý do, trong đó có lý do ông đã bắt bớ, giam cầm những người đi theo Đức Giêsu, mà nay lại quay đầu tự nhận mình là môn đệ Đức Giêsu và hăng say rao giảng Đức Giêsu đã chết và sống lại cho dân ngoại. Cũng vì sợ, các tông đồ, nhất là tông đồ trưởng Phêrô đã rất dè dặt, nghi ngờ và không muốn gặp Phaolô.

Nhưng khi được Banaba đứng ra bảo lãnh với Nhóm Các Tông Đồ bằng kể lại chuyện Saolô đã được nghe tiếng phán dạy của Đức Giêsu phục sinh trên đường đi Đamát bắt ngưuời có đạo, nhất là việc Saolô đã mạnh dạn rao giảng Đức Giêsu phục sinh ở Đamát thì hai bên không còn nghi ngại nhau, nhưng cùng đi với nhau trên đường Hiệp Hành, như tác giả Công Vụ Tông Đồ khẳng định: “Từ đó, ông Saolô cùng với các Tông Đồ đi lại hoạt động tại Giêrusalem” (Cv 9, 28), và cùng chia sẻ với các Tông Đồ số phận bị người Do Thái lên án, tảy chay, tìm giết (x. Cv 9,29).

Quả thực, Đức Giêsu phục sinh đã liên kết, tập họp tất cả các môn đệ của Ngài, vì sự sống lại của Ngài là nền tảng đức tin của họ, những người trước đó đã sợ hãi bỏ Ngài mà trốn đi, những người khi thấy Thầy bị bắt và đem đi đóng đinh đã tan đàn xẻ nghé, tháo chạy để bảo toàn mạng sống, như hai môn đệ trên đường rời Giêrusalem trở về quê làng là Emmau khi Thầy đã thực sự chết trên thập giá và an táng trong mồ, đã vội vã” quay trở lại Giêrusalem gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp ở đó.

Là nền tảng của đức tin, trên đó Giáo Hội được thiết lập, nên đã là môn đệ, là Kitô hữu, người ta không thể không đặt đời sống đức tin của mình trên Đức Giêsu phục sinh, không thể không gặp gỡ những anh em môn đệ khác, Kitô hữu khác trên nền tảng Đức Giêsu phục sinh này, vì Đức Giêsu phục sinh đã liên kết, hiệp nhất họ, như Nhóm Tông Đồ được Đức Giêsu đích thân tuyển chọn đã gắn kết với Phaolô, Tông Đồ dân ngoại, người chưa hề gặp Đức Giêsu bao giờ, lại bách hại Giáo Hội của Ngài, nhưng khi được nghe tiếng phán dạy của “Đấng đã chết trên thập giá và sống lại”, đã tin và trọn vẹn thuộc về Ngài.

Nhưng Đức Giêsu phục sinh không chỉ là Nền Tảng đức tin, mà còn là Nguồn Sống của Giáo Hội. Hình ảnh Cây Nho ban sức sống cho cành nho, và tâm sự tha thiết ân tình của Đức Giêsu: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em””, vì “Thầy là Cây Nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho”. “Nếu anh em ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy” (Ga 13,1.4.7-8) thôi thúc chúng ta thực hiện giới luật Yêu Thương của Đức Giêsu là “ở lại trong tình thương của Chúa và yêu thương anh em như Chúa đã yêu thương” (x. Ga 15,9.12).

Như thế, Nguồn Sống Đức Giêsu phục sinh ban cho Giáo Hội là Tình Yêu. Tình yêu làm cho Dân Chúa được “sống và sống dồi dào” (Ga 10,10) ; chính tình yêu của Đức Giêsu sống lại ban cho Hội Thánh ơn Bình An phục sinh, là bình an mà chỉ một mình Đức Giêsu mới ban được, nên dù có gian truân, thử thách đến đâu, dù vất vả, nhọc nhằn, khốn khó cỡ nào, Bình An của Đức Giêsu phục sinh vẫn luôn ở với Giáo Hội để nâng đỡ Giáo Hội và làm cho Giáo Hội ngày càng trở nên xứng đáng, nhờ được “Người thánh hoá và thanh tẩy bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Ngài có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5, 26-27).

Thánh Gioan Tông Đồ cũng quả quyết điều này khi viết: “Đây là điều răn của Người: chúng ta phải tin vào danh Đức Giêsu Kitô, Con của Người, và phải yêu thương nhau theo điều răn Người đã ban cho chúng ta” (1 Ga 3,23).

Tin vào danh Đức Giêsu Kitô là gặp gỡ, đoàn tụ trên Nền Tảng Đức Tin khi tuyên xưng “Đức Giêsu đã chết và đã sống lại. Ngài là Đấng Cứu Độ chúng ta”. Trên Nền Tảng Đức Tin ấy, chúng ta được ở lại trong tình yêu của Đức Giêsu phục sinh, và trong Ngài, chúng ta yêu nhau như Ngài đã yêu chúng ta đến hiến dâng mạng sống mình để tất cả chúng ta, là đoàn chiên của Ngài được “sống và sống dồi dào”.

Jorathe Nắng Tím

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 27 Apr 2024 08:37:37 +0700
Phục sinh: Qùa tặng quý nhất đời tahttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17932-phuc-sinh-qua-tang-quy-nhat-doi-tahttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17932-phuc-sinh-qua-tang-quy-nhat-doi-taPhục sinh: Qùa tặng quý nhất đời ta
  PHỤC SINH : QUÀ TẶNG QUÝ NHẤT ĐỜI TA

Trong cuộc sống đời thường, có những dịp Lễ, người ta hay tặng quà cho nhau. Thế nhưng rồi có khi nhiều quà quá hay lu bu việc này việc kia người ta có khi không dùng đến món quà đó. Sau Lễ, sau dịp mừng người ta cất quà đó vào trong xó kẹt. Có người đến khi chết, dọn phòng thì vẫn thấy có những món quà còn nguyên đó không đụng đến.

Nghĩ như thế, liên tưởng đến mầu nhiệm Phục Sinh. Chúa Phục Sinh là quà tặng lớn nhất và quý nhất mà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại.

Nếu như Chúa chết thì niềm tin của chúng ta ra vô ích. Nếu như Chúa chết mà không sống lại thì người Kitô hữu có gì để mà tin. Nếu như Chúa chết mà không sống lại thì cần gì người Kitô hữu phải sống mà đi tìm hạnh phúc ở đời sau, đi tìm vinh quang phục sinh với Chúa.

Với niềm tin vào Chúa Phục Sinh, người Kitô hữu, đặc biệt là những người tu sống mầu nhiệm Phục Sinh hay mầu nhiệm Nước Trời ngay trong đời sống hiện tại.

Nếu không có đời sau, nếu không có hạnh phúc sau khi qua cõi tạm này thì người ta đâu đi tu làm gì vì đi tu thì có ích gì ? Người tu tận hiến đời mình để phục vụ Nước Trời cũng như sống thực tại Nước Trời ngay tại trần gian này.

Nếu không có đời sau thì mắc cái mớ gì gọi là tu thân tích đức. Nếu không có đời sau thì mắc cái mớ gì phải ép mình để đi qua cửa hẹp hay ép mình đi theo những giới răn của Chúa. Chắc chắn là nơi người Kitô hữu và nhất là người tu đã chọn cho mình con đường như Chúa mời gọi vì tin rằng sau cõi tạm này sẽ được phục sinh với Chúa.

Và nếu sống với món quà phục sinh ấy thì người tin phải sống, phải diễn tả đời sống ấy ngang qua đời sống của mình khi ở trần gian.

Ý thức với niềm vui phục sinh, ta thấy : Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.

Rõ ràng rằng nếu như tin và vui niềm vui của niềm vui phục sinh thì hãy hay nói đúng hơn là phải đi tìm kiếm những gì thuộc thượng giới chứ không đi tìm những cái ở hạ giới. Những gì ở hạ giới làm cản trở bước tiến lên Thiên Đàng. Những gì thuộc hạ giới làm cho con người ta cứ mãi mãi ở cái nhìn thấp bé là ở dưới đất chứ không hướng về Thiên Đàng.

Người tin Chúa Phục sinh phải diễn tả niềm tin ấy ngang qua cuộc đời của mình, ngang qua suy nghĩ và hành động của mình. Tin vào Chúa Phục Sinh là buông bỏ những cái gọi là bám víu làm cho đời mình không hướng lên trời cao được.

Niềm tin vào Chúa Phục sinh mãi mãi là sự giằng co trong cuộc đời của chúng ta. Niềm tin luôn được mời gọi và ngày mỗi ngày giằng co hành động của chúng ta.

Có khi miệng thì nói là tin vào Chúa Phục Sinh đó nhưng cuộc sống thì lại cứ bám víu vào trần gian. Có khi đến Nhà Thờ, có khi đến với Chúa ấy nhưng trong lòng cứ tính toán đất đai, cứ tính toán lợi lộc, cứ tính toán làm sao để tích lũy thật nhiều trong cuộc đời này.

Gần nhất là cái chuyện mừng Phục Sinh. Mừng Lễ đâu nhất thiết phải cứ dô dô ! Có khi dô dô nhiều quá rồi nói nhiều và không làm chủ được mình và chả biết mình là ai và khi ấy bệnh nổ càng nổ hơn. Mừng Lễ đâu hà cớ là phải ăn tiệc cho linh đình và uống cho say ? Nó cũng cần để diễn tả vì chúng ta là con người nhưng nó chỉ là một chút gì đó diễn tả niềm vui. Nếu chỉ mong qua ăn chay để được ăn mặn và thật mặn với rượu bia xem chừng chúng ta chỉ mừng mầu nhiệm Phục Sinh như là niềm vui tầm thường trong cuộc sống.

Mầu nhiệm Phục Sinh là quà tặng quý giá mà Thiên Chúa tặng ban cho con người để rồi vui Phục Sinh không phải là vui bên ngoài với những mâm tiệc mà là phải là niềm vui bên trong tâm hồn vì tin tằng Chúa không chết mãi, Chúa đã sống lại để ta được sống lại với Chúa. Niềm vui ấy không chỉ diễn tả ở bên ngoài mà niềm vui ấy phải được biến đổi tận căn cái cõi lòng của chúng ta.

Khi biết và khi tin vào Chúa Phục Sinh rồi thì tiền tài, danh vọng và vật chất không còn phải là mục tiêu mà ta tìm kiếm nữa. Mục tiêu mà ta tìm kiếm sau khi tin Chúa Phục Sinh đó là một tâm hồn thanh thoát với những gì là thuộc về thế gian.

Tôi vui với niềm vui Phục Sinh, tôi sống niềm vui Phục Sinh thật sự đó là tôi không còn ghen ăn tức ở, tôi không còn diễn nữa, tôi không còn ảo, tôi không còn tự cao tự đại, tôi không còn tôn vinh cái tôi nữa.

Tôi sống niềm vui Phục Sinh thật sự là tôi phải nhỏ đi để Chúa và anh chị em của tôi lớn lên. Tôi sống niềm vui Phục Sinh thật sự là tôi không bận tâm đến cái ăn cái mặc xa xỉ nữa. Điều tôi bận tâm là tôi có hướng lòng đến để chia sẻ với người nghèo, với anh chị em bất hạnh đang đau yếu bệnh tật, bị bỏ rơi hay không mà thôi.

Quanh ta, ta thấy có những tiệm cơm 1.000 đồng, 2.000 đồng và có cả tiệm cơm miễn phí cho người nghèo. Quanh ta, ta thấy có những bình nước giải khát đâu đó bên vệ đường. Tất cả những điều này khởi đi từ một tấm lòng nhân hậu. Không biết chủ nhân của những quán ăn, bình nước uống như thế này có phải là người Công Giáo hay không nhưng nọ đang sống cái mầu nhiệm Phục Sinh ngay trong cái cõi tạm này là lòng họ hướng về trời khi họ mở lòng chia sẻ với anh chị em đồng loại.

Là người Kitô hữu, chúng ta phải và luôn ý thức được niềm vui Phục Sinh như là món quà quý giá nhất mà Thiên Chúa trao ban cho ta. Quà quý ấy chúng ta luôn ý thức và luôn mở ra để sử dụng mỗi ngày trong cuộc đời đó là hướng lòng về Trời để tìm kiếm Nước Trời chứ không dừng lại ở những thực tại tạm bợ hay mau qua chóng tàn này.

Chúng ta đừng giấu, đừng ém, đừng cất niềm vui quý báu này trong cuộc đời chúng ta. Hãy luôn ý thức và trân quý món quà Phục Sinh mà Chúa ban tặng cho mỗi chúng ta.

Niềm vui Phục Sinh thật sự trong đời ta khi và chỉ khi ta thay đổi lối sống, ta buông bỏ những cái gì bám víu làm cho lòng chúng ta nặng trĩu không hướng về Trời được. Niềm vui Phục Sinh thật sự khi ta mở lòng ra đón nhận ân sủng của Chúa Phục Sinh để rồi ta thay đổi con người của chúng ta là những con người trần gian nhưng lòng luôn hướng về những sự trên trời !

Tôi là ai sao mà còn trần gian thế ?

Chúng ta cũng cần đặt câu hỏi này để chúng ta xem chúng ta là con cái của trần gian hay con cái của Thiên Chúa. Khi chúng ta xác nhận và xác tín chúng ta là con cái của Thiên Chúa chúng ta sẽ thực sự sống điều mà Chúa muốn nơi đời ta, chúng ta sẽ sống ở trần gian này nhưng không bám víu vào trần gian mà lòng luôn hướng về Trời cao nơi Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa.

Phục Sinh 2024

Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSun, 31 Mar 2024 10:02:19 +0700
Đức Ki tô phục sinh: Đền thờ mới của Thiên Chúahttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17779-dic-ki-to-phuc-sinh-den-tho-moi-cua-thien-chuahttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17779-dic-ki-to-phuc-sinh-den-tho-moi-cua-thien-chuaĐức Ki tô phục sinh: Đền thờ mới của Thiên Chúa
  ĐỨC KITÔ PHỤC SINH: ĐỀN THỜ MỚI CỦA THIÊN CHÚA | Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật III Mùa Chay, Năm B

 

TMĐP- Qua biến cố xua đuổi đám người buôn bán làm ô uế Đền Thờ, Đức Giêsu đã mặc khải cho mọi người một thay đổi mới và lớn

Người Do Thái ở đâu cũng hướng về Đền Thờ Giêrusalem, vì Đền Thờ là nơi Thiên Chúa Giavê ngự, là Nhà của Đức Chúa, là trung tâm của sinh hoạt tôn giáo và xã hội. Vì thế, ngay khi Kyrus, vua Ba Tư cho phép người Do Thái bị lưu đày bên Babylon trở về Giêrusalem vào năm 538 trước Công Nguyên, họ đã dồn hết tâm lực xây lại Đền Thờ do vua Salômôn xây khoảng năm 1000 trước Công Nguyên và đã bị tướng Nabucôđônôxo của Babylon tàn phá năm 587 trước Công Nguyên và sau đó họ bị lưu đầy biệt xứ.

Ấy thế mà hôm ấy, Đức Giêsu lại bạo gan bạo phổi cứng rắn tuyên bố trước đám đông Do Thái đang bực bội với Ngài, sau khi Ngài “lấy dây làm roi mà xua đuổi bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ”: “Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2, 15.16). Nhưng nặng nề hơn là Ngài thách thức họ: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại” khi có người chất vấn Ngài : “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” (Ga 2, 18.19).

Khi nói với đám đông Do Thái có mặt hôm ấy những lời cực sốc này, Đức Giêsu đã không sợ nguy hiểm rình rập Ngài, nhưng can đảm cho họ biết: từ nay Đền Thờ Thiên Chúa là chính Ngài, vì chính Ngài là Giao Ước Mới nối kết, giao hoà con người với Thiên Chúa; từ nay Đền Thờ của Thiên Chúa là Thân Thể mầu nhiệm của Ngài là Hội Thánh, là nhà của Thiên Chúa ở giữa toàn thể nhân loại, cho toàn thể nhân loại, mà không còn dành riêng cho một dân tộc, một nòi giống nào.

Không như giao ước cũ đã được ký kết với Thiên Chúa trong sa mạc trên đường về đất hứa bằng máu chiên bò, nhưng Giao Ước Mới được ký bằng máu của Đức Giêsu, máu của Con Thiên Chúa làm người, điều mà những người Do Thái đang chất vấn Ngài sẽ được thấy khi Ngài bị treo lên để kéo mọi người lên với Ngài.

Họ cũng sẽ sửng sốt, ngạc nhiên khi Ngài sống lại từ cõi chết, sau ba ngày chôn trong mồ, và họ sẽ nhớ lại lời Ngài nói hôm nay: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”, cũng như các môn đệ Ngài nhớ lại lời Ngài căn dặn trước khi đi chịu chết: “Ngày thứ ba, Thầy sẽ sống lại” (Mt 16,21).

Ngài xây dựng lại Đền Thờ là Thân Thể phục sinh của Ngài, vì từ nay Ngài là lẽ sống, là hy vọng, là lý do của niềm tin ở người tín hữu, như thánh Phaolô khẳng định: ” Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1 Cr 15, 14). Vì thế, chúng ta không tìm ở bất cứ nơi nào, hay con người nào sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa, ngoài Đức Giêsu Kitô, và rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh , điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ” (1 Cr 1, 23).

Tóm lại, qua biến cố xua đuổi đám người buôn bán làm ô uế Đền Thờ, Đức Giêsu đã mặc khải cho mọi người một thay đổi mới và lớn, đó là Đền Thờ Giêrusalem vốn là nơi chỉ quy tụ dân Do Thái là dân riêng của Thiên Chúa từ nay sẽ được biến thành Thân Thể Đức Kitô phục sinh là Giáo Hội, và chính Ngài sẽ quy tụ mọi dân nước khắp trên địa cầu để làm thành một đoàn chiên dưới quyền một chủ chăn là Ngài.


Jorathe Nắng Tím

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 02 Mar 2024 06:46:59 +0700
Phục Sinhhttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/8808-phuc-sinhhttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/8808-phuc-sinhPhục Sinh
    Phục Sinh

 

 

08 Tháng Ba

Một linh mục Brazil thuật lại một kinh nghiệm Phục Sinh của mình như sau: "Mỗi ngày, khi đi ngang qua một con đường ở Rio de Janeiro, tôi đều thấy một người đàn ông còn trẻ ngồi dựa lưng vào tường, chìa tay xin ăn. Ông ta không đi được vì đôi chân bị tật. Vì qua lại khá thường, nên sự hiện diện và số phận của người ăn xin què quặt không làm tôi bận tâm suy nghĩ: thế nào là không đi được".

Nhưng một ngày kia, số phận của ông ta bỗng đánh động tâm hồn tôi mãnh liệt. Nhất là khi dừng lại đằng xa quan sát tôi thấy có bao nhiêu người đi ngang qua mà hình như không trông thấy ông. Tôi quyết định đến nói chuyện và hỏi ông: "Ông có thể đứng dậy được không? Ông có muốn đi không?". Ông ta đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn tôi dò xét và khi đọc được sự thành thật trên khuôn mặt của tôi, ông ta nói: "Tôi luôn luôn hy vọng là một ngày nào đó cuộc đời tôi sẽ đổi mới. Dĩ nhiên tôi sẽ đi được nhưng chi phí mua sắm những dụng cụ quá đắt làm sao tôi với tới. Vì thế không còn cách nào hơn là đành quên giấc mơ có thể đi được".

Nghe xong tâm sự của ông, tôi xiết chặt tay ông giã từ và hứa: "Một ngày gần đây, giấc mơ của ông sẽ thành sự thật".

Trong bài giảng thánh lễ Chúa Nhật sau đó, tôi thuật về số phận của ông ăn mày và đề nghị cô?g đoàn hãy làm một cái gì để giúp ông ta. Một cuộc lạc quyên được tổ chức và tôi vui mừng khi thấy số tiền quyên góp được vượt quá chi phí của cặp nạn và đôi chân nhân tạo. Người hành khất càng hân hoan hơn khi tôi báo tin mừng: ông được chuyên chở ngay đến một bệnh viện đặc biệt và trong những tuần lễ kế tiếp, ông cố gắng tập đi đứng một mình.

Lễ Phục Sinh đến. Tôi đi mời ông dự lễ và dành cho ông một chỗ đặc biệt gần bàn thờ. Trong bài giảng hôm ấy, tôi lại đề cập về ông đại ý như sau: "Chúa Giêsu đã Phục Sinh để sống một cuộc sống mới. Ngài sẵn sàng ban cho chúng ta thông phần vào khả năng trao tặng nhau những cuộc sống mới. Nhờ lòng hảo tâm của anh chị em, ông bạn của chúng ta đã được ban cho một cuộc sống mới". Nói đến đây, tôi mời ông đứng dậy để giới thiệu ông với cộng đoàn mà kể từ nay ông đã trở nên một phần tử. Ông đứng dậy và chống nạng đi trước mặt mọi người. Tôi cảm thấy bầu khí nhà thờ lúc ấy tràn đầy sức sống".

.................................................

Tin mừng thuật lại như sau: sau mẻ lưới đầy cá, Chúa Giêsu mời các môn đệ cùng điểm tâm với Ngài và Ngài đã cầm lấy bánh và cá trao cho các ông ăn. Phần các môn đệ, tuy không giám hỏi, nhưng họ biết rõ đó là Ngài. Ðây là phương thế Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện giữa những kẻ tin vào Ngài trải qua mọi thời đại: tự nhiên như trong một bữa ăn thân mật, nhưng muốn cảm nghiệm sự hiện diện của Ngài, chúng ta phải noi gương Ngài chia sẻ cho nhau tất cả những gì mình có.

Trích sách Lẽ Sống

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưThu, 07 Mar 2019 07:21:44 +0700
Phục sinhhttp://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/6990-phuc-sinhhttp://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/6990-phuc-sinhPhục sinh
  Người nằm đó thoát khỏi ưu phiền  Đời tục lụy kiếp sống luân phiên  Ai cũng phải đi qua cửa tử  Để sống lại với Đấng Phục Sinh 

 

PHỤC SINH

Tiễn đưa bạn, Linh mục Pet Trương Văn Khoa

 

Người nằm yên say nồng giấc ngủ

Giã từ đời về cõi thiên thu

Ở một nơi bình yên rất thánh

Hồn bay lên ngập tràn thánh thiện.

 

Người ra đi chưa nói giã từ

Đã vội vã ra đi thật ư?

Giọt châu sa suối lệ tuôn trào

Tiễn người về suối nguồn vĩnh cửu.

 

Sống cuộc đời giữ vững niềm tin

Luôn giữ lửa thắp sáng ân tình

Người hiện thân Giêsu chí thánh

Một đời người dấn thân phục vụ.

 

Người nằm đó thoát khỏi ưu phiền

Đời tục lụy kiếp sống luân phiên

Ai cũng phải đi qua cửa tử

Để sống lại với Đấng Phục Sinh

 

Người bay lên trên cõi trời cao

Nghe rạo rực nồng ấm ân trao

Ơn vĩnh cửu đời người lĩnh nhận

Hạnh phúc ơi xin nói lời chào.

 

Hoàng Công Nga

 

 

 

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)ThơFri, 13 Jan 2017 14:11:49 +0700
Hình ảnh các nghi thức đêm vọng Phục sinh - 2015http://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/3776-hinh-anh-cac-nghi-thuc-dem-vong-phuc-sinh-2015http://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/3776-hinh-anh-cac-nghi-thuc-dem-vong-phuc-sinh-2015Hình ảnh các nghi thức đêm vọng Phục sinh - 2015
Hình ảnh các nghi thức đêm vọng Phục Sinh 2015 tại giáo xứ Thổ Hoàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mời xem Clip

 

Ca đoàn Alleluia

Ban Truyền Thông giáo xứ

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứSun, 05 Apr 2015 21:23:35 +0700
Giáo xứ Thổ Hoàng cử hành thánh lễ Chúa nhật 2 mùa Phục Sinh.http://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/2585-giáo-xứ-thổ-hoàng-cử-hành-thánh-lễ-chúa-nhật-2-mùa-phục-sinhhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/2585-giáo-xứ-thổ-hoàng-cử-hành-thánh-lễ-chúa-nhật-2-mùa-phục-sinh  Giáo xứ Thổ Hoàng cử hành thánh lễ Chúa nhật 2 mùa Phục Sinh.

 Sáng hôm nay như thường lệ, vào lúc 4 giờ 45 phút sáng ngày 27 tháng 04 năm 2014 nhằm Chúa nhật 2 mùa Phục Sinh, cha quản xứ Giuse đã chủ sự hiệp dâng thánh lễ cùng với toàn thể Giáo hội hướng về lòng nhân lành hay thương xót của Chúa dành cho nhân loại, cũng là ngày mời gọi mọi tín hữu  hãy tái thiết lòng tin nơi Chúa Giêsu tử nạn và phục sinh vinh hiển.

Bước vào thánh lễ cha Giuse đã thành kính niệm hương trước di ảnh hai vị chân phước Gioan XXIII và Gioan Phaolô II mà hôm nay Giáo Hội chính thức ghi tên vào Sổ Các Thánh.

 Lời mở đầu thánh lễ cũng như trong bài giảng, cha Giuse đã chia sẻ về đời sống đức tin là hồng ân của Chúa, và ngày hôm nay Giáo hội vui mừng trong ngày lễ phong Hiển Thánh cho hai Đấng Chân Phước Gioan XXIII và Gioan Phaolô II mà đời sống cũng như  tất cả công trình của hai Đấng chính là công trình của Lòng Thương Xót Chúa ban cho nhân loại, và biến cố phong thánh khiến chúng ta phải hằng nhớ lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Các con hãy nên thánh như Cha các con trên trời là Đấng Thánh” (Mt 5,48).

IMG 0715

IMG 0711

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứSun, 27 Apr 2014 18:08:19 +0700
Giáo xứ Thổ Hoàng cử hành Thánh lễ Vọng Phục Sinh.http://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/2574-xứ-thổ-hoàng-cử-hành-thánh-lễ-vọng-phục-sinhhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/2574-xứ-thổ-hoàng-cử-hành-thánh-lễ-vọng-phục-sinh  Giáo xứ Thổ Hoàng cử hành Thánh lễ Vọng Phục Sinh.

Đúng 19 giờ 30 tại nhà thờ giáo xứ Thổ Hoàng cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành cùng với cha G.B. Nguyễn Văn Huân SVD đã long trọng cử hành thánh lễ đêm Vọng Phục Sinh với sự hiện diện hiệp thông của khoảng 2.000 giáo dân.

Đêm nay chính là đêm tưởng niệm chính thức và đầy đủ nhất về mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô là trung tâm và chóp đỉnh của lịch sử cứu độ nên đã diễn ra long trọng, nghiêm trang và nhiều cung bực cảm xúc bởi hình ảnh Chúa Kitô đập tan xiềng xích tử thần sống lại khải hoàn vinh quang.

Khởi đầu là nghi thức Chào Mừng Ánh Sáng Phục Sinh được cử hành trước tiền sảnh nhà thờ giữa không gian tràn ngập bóng tối, nghi thức lấy lửa và thắp nến Phục Sinh được diễn ra nghiêm trang. Cây nến Phục Sinh đã được thắp lên giữa bóng tối đang phủ vây gợi cho mọi người nhớ hình ảnh áng mây, cột lửa  đưa dân Israel về đất hứa, nhưng rõ nét hơn cả chính là hình ảnh Đức Kitô Phục Sinh nguồn ánh sáng cứu độ.

Trong phần kiệu Nến Phục Sinh, ngọn lửa Phục Sinh đã được cộng đoàn nối tiếp nhau đốt cháy lên thắp sáng chan hòa khắp cả nhà thờ, và ánh nến đó đã được nâng cao trong tay mỗi  người giữa tiếng ca của cha G.B. Nguyễn Văn Huân : long trọng “Công bố Tin Mừng Phục Sinh” như càng thúc dục thêm niềm hân hoan và ngợi ca vì những kỳ cộng diệu kỳ của Chúa đã làm nên lịch sử.

Phần Phụng Vụ Lời Chúa cộng đoàn được nghe 3 bài Cựu Ước, bài st1, 1-2-2 khởi đầu công trình tạo dựng, bài xh 14,15-15,1a, biến cố xuất hành vượt qua Biển Đỏ là lời tiên báo rõ nét về mầu nhiệm Tử nạn phục sinh của Đức Kitô,  bài Edbai216-17a,18-28 cho mọi người thấy đích điểm của công trình cứu rỗi chính là cuộc tái tạo từ bên trong :’ một trái tim mới, một tấm lòng với thần khí mới”.

Bài Thánh thư Thánh Phaolô đã tập chú vào mầu nhiệm Thanh Tẩy, tiếp bài Thánh thư, cả nhà thờ đã hân hoan cất cao lời Alleluia vui mừng chào đón niềm vui Phục Sinh.

Bài giảng lễ đêm nay đã được cha G.B Nguyễn Văn Huân giới thiệu về niềm tin của người Công Giáo là tin vào Đức Kitô Phục Sinh, niềm tin đó đã mở ra cho chúng ta một con đường mới, một mầu nhiệm lớn lao của sự sống bất diệt đó là mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô, đồng thời ngài dẫn ra những bằng chứng từ Tin Mừng là Đức Kito đã sống lại thật……

Mời nghe bài giảng.

Sau bài giảng lễ, cộng đoàn tiếp tục  tham dự phần Phụng Vụ Phép Rửa, vì đêm nay không rửa tội cho tân tòng nên sau phần làm phép nước cộng đoàn với nến sáng trong tay đã long trọng tuyên xưng lại đức tin của mình khi lãnh Bí Tích Rửa Tội.

Tiếp phần lời nguyện chung của cộng đoàn, thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng Vụ Thánh Thể là chung kết là chóp đỉnh của mầu nhiệm  được cử hành đêm nay.

  Thánh lễ kết thúc vào lúc 21 giờ 30, ánh nến một lần nữa được thắp sáng lên trong tay mọi người với bài hát tạ lễ: “Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa…” với tâm tình như lời mời gọi của cha xứ Giuse:” Hãy thắp sáng lên trong lòng chúng ta ngọn lửa Phục Sinh của Chúa….”

DSCN8530

Lấy lửa mới thắp nến Phục  Sinh

DSCN8534

Kiệu nến Phục Sinh

DSCN8536

DSCN8539

DSCN8540

Giáo dân thắp nến Phục Sinh

DSCN8542

Công bố Tin Mừng Phục Sinh

DSCN8549

Làm phép nước

DSCN8556

Kết lễ

 Album Ảnh

Hồng Bính-Nguyễn Thái Lương

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứSun, 20 Apr 2014 09:29:54 +0700