Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 06 Tháng 5 2016 06:22

Gia trưởng = Hiền phụ!!!

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Bài thuyết trình của cha Tổng đại diện Stephanô Nguyễn Văn Đậu

* Bối cảnh: ĐGH Phanxico – EG – AT – LTX (evangelii Gaudium-Amoris laetia- Misericordiae vultus)

Một người cha giống như Thiên Chúa (Viết theo gợi ý của Don Bosco: “Cha mẹ hạnh phúc với hệ thống giáo dục của Don Bosco”).
Gioan Bosco (1815-1888):
*Người cha của giới Thanh Thiếu Niên!
*Người giáo dục đại tài!
*Vị thánh của Niềm vui tình yêu!

I. Bóng dáng người cha.
- Điều tôi muốn chia sẻ ngay với quý vị: tôi thích nói về “người cha” (Bố) trong gia đình hơn là nói về “người gia trưởng”=”bố già” (quyền huynh thế phụ!) theo tư tưởng của Khổng – Lão (ngày nay, ít nhiều, không hợp nữa).

- Một đứa trẻ 5 tuổi phát biểu không do dự: “con không muốn thông minh, không muốn làm người lịch sự. Con muốn giống như bố con.” Đối với em, được giống như bố là một điều hạnh phúc tuyệt vời!

- Có một thời gian dài, nhìn một thế giới vắng bóng người đàn ông,
Ngày nay, mọi nhà nghiên cứu xã hội, tâm lý, nhân chủng học… đã cho thấy sức nặng và vai trò của người Cha (bố) trên sự quân bình tâm lý của con cái. Dầu vậy, ít cha mẹ nào (nhất là bố) hiểu ra sự thật đó, là người cha (bố) dành cho con cái (hơn tất cả cái “dành ra”!)

- (Nhà danh hài, bà Erma Bom Beck, Mỹ 1927-1996, viết về cha của mình như sau: “Khi tôi còn nhỏ, bố của tôi giống như cái bóng điện trong tủ lạnh: mọi nhà đều có, mà chẳng ai thực sự biết nó có công dụng gì, một khi cửa tủ lạnh đóng lại!) ( tôi nghĩ tới bố của em Thiên Tài, 13 tuổi học lớp 7 , thì sáng – tối chỉ là “sức nặng cho vợ và 8 người con: ông say xỉn – không rõ mình có mấy đứa con nữa!)

- Còn cha Thánh Don Bosco thì nói: “làm sao để cho học sinh luôn ở dưới ánh mắt cảnh tỉnh của giám đốc và các hộ trực, họ như những “người cha” nói với chúng những lời yêu thương, hướng dẫn chúng trong mỗi biến cố, cho chúng những lời khuyên và sửa dạy chúng cách thân tình”.

Chẳng ai bẩm sinh đã được ban những phẩm chất ưu việt của một người cha tốt lành, mà đó là điều phải trở thành. Để “trở thành” một người cha thực thụ đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, chuyên cần và tình thương. (cuộc đời của Cha G. làm tôi quý mến nhiều: Năm nay người 47 tuổi, mới có 7 năm linh mục, nhưng ngài có một con tim và hoạt động mục vụ của một người cha thiêng liêng: chăm sóc giáo dân quảng đại, cụ thể, thực tế cho mọi tầng lớp, con người bệnh hoạn tinh thần và thể chất…, liên kết, quy tụ không loại bỏ!)

II. Chúng ta – trên hết và trước hết, có một gương mẫu vô cùng tuyệt hảo, nhưng cũng hết sức gần gũi khôn sánh về dung mạo “người cha”, đó chính là “Thiên Chúa”. Trong kinh thánh, Thiên Chúa được kêu cầu bằng từ “Cha”, và người đã thực hiện đúng phẩm chất ấy: “Lạy Cha – Abba”
Khi Thiên Chúa phán với Moise, người đã nói: Ta đã NHÌN THẤY sự bần cùng của dân Ta. Ta đã “NGHE THẤY” tiếng chúng thét gào… thực sự Ta BIẾT nỗi khổ của chúng và Ta đã xuống để GIẢI THOÁT chúng” (Xh 3,7-8). Trong câu kinh thánh ngắn đó, chúng ta thấy có những động từ đậm màu sư phạm của tình “phụ tử” – “hiền phụ”: Quan sát – lắng nghe – hiểu – hành động.

Chúng ta muốn chuyển ngữ những từ này sang một số tư tưởng đơn giản, để nhận biết đâu là những yếu tố cần thiết để có thể trở nên một “người cha tốt lành” – “hiền phụ”!

Chúng ta, những “gia trưởng” theo thói thường đừng mất công đeo vào cho mình những chiếc mặt nạ một “bố già”. Vâng “làm cha trong gia đình không phải là một “vai diễn” (đóng kịch!) và vì thế đeo “mặt nạ” là vô ích. Trong trường hợp này muốn là một ông bố hoàn hảo thường lại là nguyên nhân của nhiều rắc rối. nhưng “ông gia trưởng” tin rằng mình biết tất cả, có thể trở thành vô cùng nguy hiểm! Vâng, một “người cha” đừng bao giờ đặt mình vào một cuộc “thi đấu” với con cái họ, họ cũng đừng trở thành một hình tượng không thể “chạm đến” được!

Marcello Bernadi viết : “Làm thế nào để là một “ông bố”, “người cha” tốt? Ông không phải là một kẻ độc đoán, cũng không phải là người dễ dãi, không phải là người luôn luôn có mặt, cũng chẳng là người luôn vắng mặt – Rốt cuộc, ông là ai? Rất đơn giản: là chính mình. Một người biết tôn trọng người khác và đến lượt mình, ông tỏ ra đáng kính trọng; một người biết yêu mà chẳng mong đền đáp; một người “sở hữu” và tìm cách tôn vinh lý trí. Mọi sự chính là đây. Tôi muốn nhắc đến một điều là, nếu như hình tượng người mẹ là biểu hiện mà qua đó đứa trẻ chinh phục thế giới và sự tự lập của bản thân, thì cùng một cách đó, hình tượng người cha là biểu hiện – qua đó, đứa trẻ khám phá ra gia đình. Thật vậy, thoạt đầu đứa trẻ chỉ coi mẹ là người mà nó sống cộng sinh cùng, giờ đây nó có cha và mẹ, tức là một gia đình”.

III. Một người “cha” là chính mình đặc biệt khi diễn tả cảm xúc riêng và tư tưởng của mình cách thanh thản qua:

1/ Hiện diện: quan tâm đến con cái, ông sẵn sàng cùng chơi – thảo luận và lắng nghe (các thống kê cho thấy: 1 ngày, 1 ông bố không có đến 5’ giáo dục thật sự đối với con cái mình! (người ta cho vợ chồng ngại sinh con lại không vì điều này, tức là : kinh tế, tiền… thật tai hại!!!)

Từ đó, nó có liên hệ tới đứa con trong chỉ số thông minh thấp, tính hung hăng của đứa trẻ. Thế nên, khoa sư phạm thần linh đề nghị “bố” hãy biết: quan sát, lắng nghe và nhận biết (hiểu).
Từ đó, “bố” nhận ra tất cả những dấu hiệu lớn – nhỏ mà các thanh niên nam nữ đang không ngừng … đến bậc phụ huynh, đến ông bố!

2/ Làm gương về sự tự chủ: một vị thầy khôn ngoan khuyên bậc cha mẹ: “Hãy nhớ khi con bạn nổi “cơn chướng”, thì bạn đừng nên “chướng” giống như chúng”. Hãy kiềm chế chính mình, là một gương sáng đầu tiên mà cha mẹ tặng cho con! Nó cho phép cải thiện mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn!
3/ Tạo niềm tin và sự bảo đảm: cả trong việc lớn lẫn nhỏ! Để cho con thấy ông là người đầu tiên mà đứa con tiến tới khi cần thiết. người tư vấn đầu tiên!

4/ Dạy nghệ thuật giải quyết các vấn đề: “người cha”( cách nào đó là:”cái mái nhà”) cần có quan tâm đến đời sống gia đình, am hiểu và có khả năng đối diện với các vấn đề cách điềm tĩnh, để các tương quan gia đình, hàng xóm, cuộc sống… quý con cái họ, biết cách ứng xử hợp lý và tốt nhất có thể!

5/ Chinh phục sự tín nhiệm và lòng quý mến của các con: “bố” không nên tạo khoảng cách với con cái, nhưng tìm cách “đồng cảm” với chúng. “Người cha” tốt lắng nghe với tất cả cõi lòng, luôn nói lời “thần chú” này: “ba hãnh diện vì con”, vì tự hào về ai đó là 1 đánh giá đầy khích lệ.

6/ Trước mặt con cái, “cha” hãy tỏ bày sự hòa hợp, quý chuộng và đồng thuận về cách dạy con cùng với vợ. Đó là cách dạy con thái độ tôn trọng, hiểu biết và cách thức làm việc chung với người khác!

7/ Làm “bảng chỉ đường”, “biển báo”: hình tượng“cha” là nền tảng cho việc xây dựng lương tâm, đặc biệt: tuổi “vị thành niên” cần chỉ dẫn rõ ràng của một nhân cách mạnh mẽ, giúp sự bồng bột của chúng có chỗ dựa! Don Bosco xác nhận: “hãy nói, hãy hướng dẫn chúng trong mỗi sự việc”.

8/ Hòn đảo đón tiếp cho người mệt mỏi chèo chống trong ngày sống. vd: bữa ăn tối, người ta chuyện trò …., trao đổi bầu khí an bình! Hoặc chúc con cái mỗi tối ngủ ngon! Hoặc cùng nhau đọc kinh cầu nguyện ít phút trước khi đi ngủ.

9/ Hãy nói lời “Cảm ơn – Xin lỗi – Xin phép” ngay cả với con cái, chứ không phải chỉ với vợ ….! Nghề “làm cha” có ích, khi nó phục vụ cho con cái. Một người đàn ông chỉ có thể hiểu được ý nghĩa cuộc sống, của thế giới, hoặc bất cứ điều gì, khi họ có một người con để yêu mến. Khi người con xuất hiện thì cả vũ trụ thay đổi, và mọi sự sẽ chẳng còn như trước kia.

Ông “bố” muốn đo lường về mức độ “làm cha” của mình có thực sự xứng đáng không, ông hãy hỏi mẹ của các con: “em (mẹ mày) có muốn các con giống như anh (bố) không?”.

Rõ ràng, trau dồi “làm cha” là một nghệ thuật phải sửa soạn từ xa cho bản thân( trước khi tiến tới hôn nhân). Sự sửa soạn này có thể mang đến kết quả tốt mọi chiều kích của đời người( hoặc là đời sống gia đình, hoặc là đời sống linh mục hoặc là đời sống dâng hiến tu dòng). Hãy chiêm ngắm tính chất “hiền phụ” của Thiên Chúa, được thể hiện nơi chúng ta, qua các trang Kinh thánh Cựu ước và Tân ước! và trau dồi mãi cho “viên ngọc quý ơn gọi” hoặc làm cha tự nhiên, hay làm cha thiêng liêng!.

Ngày 4/5/2016, ngày của “bố”

Lm. Stêphano Nguyễn Văn Đậu - TĐD

Read 581 times Last modified on Thứ bảy, 07 Tháng 5 2016 07:09