Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Displaying items by tag: Thiên ĐàngGiáo xứ thổ hoànghttp://www.gxthohoang.netSat, 04 May 2024 17:41:46 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnNgười Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ chết lành đi vào vinh quang thiên đànghttp://www.gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/14071-nguoi-giao-dan-cua-thien-nien-ky-moi-muc-vu-chet-lanh-di-vao-vinh-quang-thien-danghttp://www.gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/14071-nguoi-giao-dan-cua-thien-nien-ky-moi-muc-vu-chet-lanh-di-vao-vinh-quang-thien-dangNgười Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ chết lành đi vào vinh quang thiên đàng
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ chết lành đi vào vinh quang thiên đàng

MỤC VỤ CHẾT LÀNH
ĐI VÀO VINH QUANG THIÊN CHÚA
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

Mục đích sau cùng của người Kitô hữu, khi từ giã cõi đời này, được vào vinh quang Thiên Chúa. Vinh quang Thiên Chúa là Nước Trời, thiên đàng, quê hương vĩnh hằng, được kết hợp mật thiết với Chúa, được nên một, trở về và nhập vào Tình Yêu. Kinh nghiệm bệnh nhân chết vì Covid-19: Khoảng từ 7 tới 10 ngày. Đây cũng là lúc giao tranh giữa Thiên Thần Bản Mệnh và Satan, giành giật linh hồn con người. Nên làm gì để được chết lành, một cách dễ dàng, vắn gọn nhất.

Nội dung

Người ta thường nói: “Sống lành thì chết lành”. Thực tế không hẳn như vậy. Ví dụ, trường hợp chồng của một người phụ nữ giàu có, nhảy xuống sông tự tử. Thánh Gioan Maria Vianney nói với Bà: “Chồng bà đã được cứu rỗi, hiện đang ở trong luyện ngục”. Bà ngạc nhiên! Ngài hỏi: “Từ trên cầu nhảy xuống nước, cách mấy mét? Bà trả lời: “Chừng 5”. Trong khoảng cách đó, Chúa đã ban ơn sám hối cho ông, vì trong quá khứ, mỗi chiều thứ Bảy, ông thường đem về cho bà một bó hoa, để bà dâng cho Đức Mẹ. Nhờ việc làm tốt đó, Đức Mẹ can thiệp, để Chúa Giêsu cứu linh hồn ông.  Rồi trường hợp người trộm lành, trên thập giá, Chúa Giêsu tuyên bố: “Ngay hôm nay, ngươi được ở trên thiên đàng cùng Ta”. Sau đây, tôi xin đưa ra công thức mục vụ chết lành, ngắn gọn, nhẹ nhàng, vắn tắt mà hữu hiệu, lại dễ dàng thực hiện, để được ơn chết lành: “Yêu mến Chúa” và “Theo ý Chúa”.

Áp dụng

1. Yêu mến Chúa. Phúc âm thuật lại: “Một người chủ nợ, có hai con nợ. Một người nợ năm

trăm quan tiền; một người nợ năm chục. Vì cả hai không có gì trả, nên chủ tha cho cả hai. Vậy ai là người yêu mến chủ nợ hơn”? Tất nhiên, “Người được tha nhiều hơn”. Vi thế, tội của chị ấy rất nhiều nhưng đã được tha: “Ai yêu mến nhiều thì được tha nhiều”[1]. “Lòng tin của chị đã cứu chị, chị hãy đi bình an”.

2. Theo ý Chúa. Nên thánh là thuộc trọn về Chúa. Trong vườn cây dầu, Chúa Giêsu bộc lộ

tâm hồn thuộc trọn về Chúa: “Xin theo ý Cha”[2]; và trên thập giá: “Con phó linh hồn con trong tay Cha”[3]. Chúa Giêsu dạy chúng ta về sự thánh thiện.

Kết luận

“Yêu mến Chúa” và “Theo Ý Chúa” là công thức mục vụ chết lành, theo “Lời và Gương” Chúa Giêsu. Rất ngắn, dễ thuộc và dễ nhớ. Rất công hiệu. Tự mình đọc, hay nhờ người giúp kẻ liệt đọc. Bệnh nhân, tay ôm Thánh giá, hoặc cầm tràng hạt. Nếu tỉnh táo, mắt hướng về Thánh giá, tượng Đức Mẹ, xa hơn là Mặt Nhật Thánh Thể. Đọc nhiều lần. Lời đọc sẽ đi vào tiềm thức và vô thức. Nếu tình trạng trở nên xấu hơn, không còn biết gì, còn hơi thở, còn sự sống, vô thức vẫn hoạt động. Giúp bệnh nhân tiếp tục kết hợp với Chúa, đẩy lùi sự tranh chấp, giành giật của Satan.

Truyền thông TGP/Sg, tháng 09, 2921
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)


[1] Lc 7, 36-50
[2] Mc 14: 36 “Trên thập giá: “Con phó linh hồn c con trong tay Cha
[3] Lc 23, 46
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Giúp nhau sống đạoThu, 02 Dec 2021 07:38:48 +0700
Một Thiên Đàng rất mong manhhttp://www.gxthohoang.net/ky-nang-song/item/12562-mot-thien-dang-rat-mong-manhhttp://www.gxthohoang.net/ky-nang-song/item/12562-mot-thien-dang-rat-mong-manhMột Thiên Đàng rất mong manh
  MỘT THIÊN ĐÀNG RẤT MONG MANH

“Đều ở trong mà ra”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật bất ngờ, đã đành, bài đọc Sáng Thế hôm nay nói đến thiên đàng; nhưng Tin Mừng hôm nay cũng nói đến thiên đàng, dẫu là ‘một thiên đàng rất mong manh’.

Bài đọc thứ nhất cho biết, Thiên Chúa, như một người làm vườn, tạo nên chốn bồng lai Eden; nơi ngôi vườn của chính tay mình, Người lấy bụi từ đất nặn ra vật thể, thổi sinh khí vào đó. Nhờ sinh khí Thiên Chúa, vật thể ấy trở nên con người; như thế, trong mỗi người, với thân xác bên ngoài, sự sống Thiên Chúa đã hoạt động bên trong. Mỗi sinh linh là một đền thờ của Thiên Chúa, và đó là thiên đàng. Người đặt nguyên tổ giữa vườn Eden, kèm theo một cảnh báo, “Ngươi chớ ăn trái cây biết lành dữ, vì ngày nào ăn nó, ngươi sẽ phải chết”. Chuyện gì đã xảy ra? Ai trong chúng ta cũng biết, và như vậy, thiên đàng của nguyên tổ quả là ‘một thiên đàng rất mong manh’.

Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đã từng tuyên bố, “Nước Trời ở trong các ngươi”, nghĩa là Vương Quốc của Thiên Chúa, Thiên Đàng của Người ở trong mỗi chúng ta; hôm nay, Ngài lại răn đe, “Những gì ở trong người ta mà ra, đó là cái làm cho người ta ô uế”. Và như thế, một lần nữa, thiên đàng trong chúng ta quả là ‘một thiên đàng rất mong manh’.

Tại sao nó mong manh? Nó mong manh vì lẽ, tất cả những cuộc chiến chống lại Vương Quốc Thiên Chúa cũng ở trong chúng ta. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 405 cho biết, tội nguyên tổ chính là căn nguyên “tước đoạt sự thánh thiện và công chính nguyên thủy”; bản chất con người đã “thương tổn trong những khả năng tự nhiên”, phải chịu “sự ngu dốt, đau khổ, sự thống trị của cái chết; và nghiêng chiều về tội”, một khuynh hướng chiều theo điều ác vốn được gọi là ‘ham muốn nhục dục’. Chính điều này đã gây ra bao khuynh hướng xấu xa và rối loạn bên trong. Nếu con người chiều theo chúng, như Chúa Giêsu nói hôm nay, ấy chính là điều làm cho con người ra ô uế. ‘Một thiên đàng rất mong manh’ là vậy!

Và như thế, chúng ta hiểu được điều Thánh Phaolô nói, “Điều tôi muốn, tôi đã không làm; điều tôi không muốn, tôi lại làm”. Cám dỗ này đến từ đâu? Phaolô nói, nó không đến từ Thiên Chúa nhưng đến từ những đam mê, yếu đuối, từ những vết thương mà nguyên tội đã để lại trong mỗi người; cám dỗ lớn lên âm thầm như một làn gió yên tĩnh và ai đó nếu không ngăn cản, nó sẽ chiếm cứ tất cả và như thế, tâm hồn con người chỉ còn là ‘một thiên đàng rất mong manh’.

Vậy thì làm sao để nó bớt mong manh? Tạ ơn Thiên Chúa, đã có Đức Giêsu Kitô. Thư Rôma quả quyết, “Nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người”. Đúng là sự chết và tội lỗi ngự trị trong chúng ta; thế nhưng, hẳn là chúng ta đã có sẵn mọi phương tiện cần thiết để loại bỏ tội lỗi và sống một cuộc sống mới trong Chúa Kitô, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết. Với ân sủng Ngài, chúng ta có thể chinh phục chúng. Đừng nhìn lại, nhưng hãy cất bước trên con đường của Vương Quốc Thiên Chúa trong chúng ta. Thú vị biết bao! Bấy giờ, điều xuất phát từ bên trong cũng là điều làm cho con người nên thánh thiện! ‘Một thiên đàng rất mong manh’ nay trở nên một thiên đàng đáng ‘mong mỏi’, ‘mộng mơ’, ‘mê mẫn’; một thiên đàng ‘mạnh mẽ’, ‘miên man’, ‘mải miết mời mọc’ trong Đức Giêsu Kitô.

Người Bajau của Malaysia có một cuộc sống hoàn toàn trên nước; với nghề đánh cá, họ sống trong những lều tranh nổi trên mặt hồ. Những đứa trẻ từ 4 tuổi đã có thể bắt cá, bạch tuộc và tôm hùm ngoài khơi, bờ biển phía đông Sabah. Nhiếp ảnh gia Chrysler Ng Choo đã tham gia cùng với người Bajau trên những chiếc thuyền độc mộc của họ, đó là những chiếc xuồng dài hẹp, đẽo từ những thân cây, lướt trên mặt hồ trong vắt tựa pha lê, khác nào chốn cực lạc thiên đàng. Ông ghi lại cuộc sống thanh khiết của những người nghèo khó này trong một loạt ảnh; một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông có tên là “Fragile Paradise”, “Thiên Đàng Mong Manh”.

Anh Chị em,

Cuộc sống của người Bajau thật mong manh dẫu những du khách nghĩ rằng, họ may mắn được ở chốn thiên đàng; người khác có thể cho rằng, chúng ta rất hạnh phúc, đang khi chỉ chúng ta biết mình bất hạnh nhất trần gian. Cũng thế trong đời sống thiêng liêng, những cuộc chiến đang xảy ra trong mỗi người nào ai biết. Nếu không có Chúa Kitô, cõi lòng m??i người cũng chỉ là ‘một thiên đàng rất mong manh’; nhưng với sự hiện diện của Ngài, thì đó là thiên đàng đích thực.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, những ngày cuối năm, xin cho con biết nhìn lại bản thân để xem coi Vương Quốc của Chúa trong lòng con làm sao; đó là một thiên đàng đích thực hay cũng chỉ là ‘một thiên đàng rất mong manh’. Xin giải phóng con, đừng để con yêu bất cứ điều gì hơn Chúa; để Chúa có thể tự do đưa ra những đòi hỏi đối với cuộc sống của con”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Kỹ năng sốngWed, 10 Feb 2021 11:14:00 +0700
Thiên Đànghttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/6883-thien-danghttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/6883-thien-dangThiên Đàng
  Thiên Đàng

Một đệ tử luôn bị chia trí trong công việc bổn phận hằng ngày, anh bị ám ảnh và mất nhiều thời giờ để lo lắng về cuộc sống sau khi từ trần: Cuộc sống ở thế giới bên kia sẽ ra sao ?, Tôi sẽ đi về đâu? ..v.v...

Một ngày kia anh đến với Minh Sư để xin chỉ dạy. Ngài nói với anh:

- Tại sao con phải mất nhiều thời giờ để nghĩ về thế giới bên kia?

Sau một lúc suy nghĩ, người đệ tử trả lời:

- Nhưng con có thể nào không nghĩ tới được sao?

- Được chứ.

- Thưa thầy bằng cách nào?

- Bằng cách sống trên thiên đàng, ngay bây giờ và ngay tại nơi đây.

- Thưa thầy! Vậy thiên đàng ở đâu?

- Ở tại nơi đây và ở ngay trong cuộc sống này.

(Anthony de Mello, trích trong “One Minute Wisdom”)

***

Bạn thân mến!

Thiên đàng hạnh phúc…Cuộc sống vĩnh cửu đời đời… Đó là hy vọng, là mơ ước muôn đời của mọi kitô hữu sống trên dương thế này. Nhưng con đường nào mang ta đến thiên đàng hạnh phúc? Con đường nào dẫn đưa ta đến cuộc sống vĩnh cửu? Con đường nào giúp ta được cứu rỗi khỏi cảnh trầm luân đời đời?

Hơn hai ngàn năn trước đây, Thiên Chúa, qua những lời giảng dạy của Đức Giêsu Kitô, Ngài đã chỉ dạy cho con người con đường ấy: Con đường của yêu thương, yêu thương Thiên Chúa và yêu thương tha nhân.

Hơn hai ngàn năm trước đây, chỉ vì yêu thương, Thiên Chúa Ngôi Hai đã tự hủy thân phận của mình, đã mượn lấy thân xác đơn sơ yếu đuối của trinh nữ Maria để xuống thế làm người. Ngài đã sinh ra trong hang bò lừa thấp hèn, đã mặc lấy thân phận mỏng dòn yếu đuối của con người, đã sống như con người, đã chết nhục nhã trên thập giá vì con người và cho con người để mang con người về với Thiên Chúa Cha, về nơi thiên đàng hạnh phúc, về hưởng cuộc sống vĩnh cửu đời đời.

Hằng năm, vào tháng 12, Giáo Hội mời gọi mọi tín hữu chuẩn bị tâm hồn để đón mừng “Mầu Nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể”. Phụng vụ trong mùa Vọng cũng mời gọi mọi tín hữu hãy ăn năn sám hối, hãy “sống tích cực giây phút hiện tại” để đón chờ Chúa đến, để chuẩn bị cho tương lai.

Niềm hy vọng vào tương lai giúp ta thêm sức lực và can đảm. Nhưng niềm hy vọng đó không cho phép ta thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Nếu niềm hy vọng mà tách rời khỏi thực tế thì niềm hy vọng đó sẽ trở thành ảo vọng. Vì thế muốn đạt tới niềm hy vọng cho tương lai, ta phải tích cực sống giây phút hiện tại. Người học trò muốn có tương lai tươi sáng không thể chỉ ngồi đó chờ đợi, nhưng phải ngày đêm chăm lo học hành. Người nông phu muốn có mùa gặt bội thu không thể khoán trắng công việc đồng áng cho trời đất, nhưng phải cần cù chăm chỉ dầm mưa dãi nắng trên cánh đồng.

Ðời sống của ta là một mùa Vọng kéo dài. Mùa Vọng trần gian cứ muốn bao phủ chúng ta trong màu tím buồn của những gian nan thử thách, của những thất bại chán nản, của những lo âu, nghi ngờ, mệt mỏi… Ta hãy tin tưởng vững chắc vào lời Chúa hứa. Lời Chúa sẽ chiếu ánh sáng hy vọng tương lai vào những tăm tối u buồn hiện tại. Ta không ngồi khoanh tay chờ đợi, nhưng tích cực làm những công việc bổn phận trong hiện tại. Làm mọi việc thường ngày với lòng tin tưởng phó thác. Làm những việc nhỏ mọn với tình mến Chúa yêu người tha thiết. Ðó chính là tâm tình chờ đón Chúa đến. Đó cũng là cách ta bắt đầu “tập” sống trong thiên đàng ngay giây phút này và ngay trong cuộc sống này.

***

Lạy Chúa, Trong tâm tình chờ đón Chúa đến, xin cho con biết chuẩn bị tâm hồn, biết tích cực sống giây phút hiện tại, tích cực chăm lo những công việc bổn phận với tâm tình tin tưởng yêu thương và phó thác… Xin cho mỗi giây phút và mỗi công việc trong cuộc sống của con hôm nay được Chúa thánh hóa, được Chúa ủi an nâng đỡ để con có thể bắt đầu “tập”sống trong thiên đàng ngay giây phút này và ngay trong cuộc sống này. Amen.

Linh Xuân Thôn

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưThu, 22 Dec 2016 14:44:14 +0700
Kitô hữu không thể có cả thiên đàng và trần gianhttp://www.gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/4417-ki-to-huu-khong-the-co-cva-thien-dang-va-tran-gianhttp://www.gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/4417-ki-to-huu-khong-the-co-cva-thien-dang-va-tran-gianKitô hữu không thể có cả thiên đàng và trần gian
  Kitô hữu không thể có cả thiên đàng và trần gian
Thật đáng buồn khi thấy người Kitô hữu muốn ‘theo Chúa Giêsu cùng những sự thế gian’. Đó là lời ĐTC Phanxicô nói trong thánh lễ sáng thứ Ba tại nhà nguyện Thánh Matta. Ngài nhấn mạnh, người Kitô hữu được mời gọi trở nên một lựa chọn quyết tuyển trong cuộc sống: anh không thể là Kitô hữu ‘một nửa’ hoặc là muốn có cả ‘thiên đàng và trần gian’.
Trong bài giảng, ĐTC suy gẫm về thắc mắc của thánh Phêrô với Chúa Giêsu: Ông và các tông đồ được gì khi đi theo Chúa? Thánh Phêrô đã hỏi câu này sau khi Chúa Giêsu bảo anh nhà giàu bán hết mọi tài sản và cho người nghèo rồi đi theo Ngài.
Một người Kitô hữu không thể có cả thiên đàng và trần gian; đừng để bị lệ thuộc vào vật chất.
ĐTC lưu ý rằng Đức Giêsu trả lời bằng cách ta không mong đợi: Ngài không đề cập tới chuyện giàu có với các tông đồ, nhưng thay vì thế Ngài hứa Nước Trời “cùng với sự bách hại, cùng với thánh giá”.
“Khi một người Kitô hữu gắn bó với vật chất trần gian, họ sẽ tạo một ấn tượng xấu của người muốn có cả hai: thiên đàng và trần gian. Và tiêu chuẩn so sánh thật chính xác khi Chúa nói: thánh giá, sự bách hại. Có nghĩa là từ bỏ chính mình, vác thánh giá mỗi ngày… Các tông đồ cũng gặp cám dỗ này, để theo Chúa Giêsu nhưng ‘làm sao để hợp đồng này chấm dứt?’
Sau đó ĐTC đề cập đến bài đọc Thánh Matthêu nói về mẹ của hai ông Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu chỗ bên cạnh cho con mình:
“’Xin cho một đứa làm thủ tướng, một đứa làm bộ trưởng kinh tế…’, và bà mang cả quyền lợi của thế giới đi theo Chúa Giêsu”, ĐTC nói một cách khôi hài.
Nhưng ĐTC Phanxicô lưu ý, “con tim của các tông đồ này được tẩy rửa” trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi đó 'họ hiểu ra mọi điều'. Theo Chúa Giêsu nhưng không, là việc đáp trả cho tình yêu và ơn cứu độ nhưng không Chúa đã ban cho ta”. Và ĐTC cảnh báo, khi “một người muốn đi và ở với cả Chúa Giêsu và thế gian, với cả nghèo đói và giàu có, đó là người Kitô hữu nửa vời ham muốn lợi nhuận vật chất. Đó là tính cách của trần gian”.
Giàu có, kiêu căng và tự mãn làm chúng ta xa rời Đức Giêsu
Theo lời của tiên tri Êlia, ĐTC Phanxicô muốn ám chỉ những người ‘khập khiễng trên hai chân’ vì họ ‘không biết họ muốn gì’. ĐTC nhấn mạnh, để hiểu rõ điều này chúng ta phải nhớ lời Chúa nói “người trước hết sẽ trở nên sau chót và người sau hết sẽ trở nên trước nhất”, có nghĩa là “những ai tin hoặc những ai là người làm lớn” phải là “người đầy tớ, người bé nhỏ nhất”:
“Theo Chúa Giêsu với quan điểm của loài người không phải là cái gì lớn lao mà là sự phục vụ. Chúa đã làm vậy, và nếu Thiên Chúa ban cho bạn cơ hội ở vị trí lớn nhất, bạn phải sống vai trò người nhỏ nhất trong phục vụ. Và nếu Thiên Chúa ban cho bạn có khả năng sở hữu nhiều thứ, bạn phải hoạt động để phục vụ người khác. Có 3 điều, 3 thứ có thể làm chúng ta xa rời Đức Giêsu: giàu có, kiêu căng và tự mãn. Tại sao chúng nguy hiểm? Bởi vì giàu có làm cho bạn trở nên tự đắc và nghĩ mình là quan trọng. Và khi cho mình là quan trọng bạn dễ đánh mất nhận thức và đánh mất chính mình”.
ĐTC nhấn mạnh, Thiên Chúa muốn chúng ta đi ra khỏi con người trần tục của mình. Như Chúa Giêsu ngày xưa đã truyền cho các môn đệ “vì họ không biết rõ”. Chúng ta cũng xin Chúa dạy chúng ta “khoa học về phục vụ” này, “kỹ thuật về khiêm tốn, kỹ thuật trở nên bé nhỏ nhất để phục vụ anh chị em trong Giáo Hội”.
“Thật là buồn khi thấy một Kitô hữu, bất kể là giáo dân hay các linh mục, giám mục đã tận hiến đời mình – thật buồn khi thấy họ muốn cả hai: theo Chúa Giêsu và theo vật chất thế gian, theo Chúa Giêsu và theo tính xác thịt. Đây là người phản chứng và đẩy người ta xa rời Đức Giêsu. Giờ đây chúng ta tiếp tục Thánh lễ, và suy nghĩ về câu hỏi của Thánh Phêrô: ‘Chúng con bỏ tất cả mọi sự, chúng con sẽ được gì?’ Và suy nghĩ về câu trả lời của Chúa Giêsu. Để bù lại Ngài sẽ cho chúng ta nên giống Ngài. Đó là phần thưởng cho chúng ta. ‘Phần thưởng lớn’: nên giống Chúa Giêsu!”
Vatican Radio
Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ 

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Giúp nhau sống đạoWed, 19 Aug 2015 15:51:10 +0700
Tin Chắc Chắn Có Luyện Ngục Và Thiên Đàng http://www.gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/132-tin-chắc-chắn-có-luyện-ngục-và-thiên-đànghttp://www.gxthohoang.net/giup-nhau-song-dao/item/132-tin-chắc-chắn-có-luyện-ngục-và-thiên-đàng- Các Linh Hồn trong Chốn Luyện Hình phải chịu những hình phạt mà ngôn ngữ loài người không thể nào diễn tả cho cùng, cũng không một trí thông minh nào có thể hiểu được,

Bài Hát: Từ Chốn Luyện Hình

Nhạc: Lm Kim Long

Thể Hiện: Thanh Huyền

{mp3remote}

http://thanhnhacvietnam.info/HongBinh/ThanhCa/TuChonLuyenHinh_kimlong_ThanhHuyen.mp3

{/mp3remote}

 ... Tin vững vàng nơi sự hiện hữu của Luyện Ngục và Thiên Đàng không còn là tác động thuần túy Đức Tin đối với Cha thánh Pio thành Pietrelcina (1887-1968), xét vì Cha có nhiều thị kiến trực tiếp về Luyện Ngục và Thiên Đàng.

Một buổi chiều năm 1958, sau buổi Chầu Phép Lành Mình Thánh Chúa, Cha Pio cùng với các con cái thiêng liêng ra ngồi nói chuyện ở ngoài vườn. Ông Mioni di Montegrotto cất tiếng khẳng định:
- Thưa Cha, đối với con, thời gian phải ở trong Lửa Luyện Hình kéo dài bao lâu không quan trọng. Bởi vì con biết rõ rằng sau khi đền tội xong ở Luyện Ngục thì con chắc chắn được lên Thiên Đàng!

Cha thánh Pio trầm ngâm trả lời:
- Con chưa hề biết Luyện Ngục như thế nào! Con cũng không thể nào biết được các hình phạt trong Lửa Luyện Hình nghiêm khắc ra sao!

Ông Mioni vẫn bướng bỉnh giữ nguyên ý tưởng khiến Cha thánh Pio phải nhấn mạnh thêm:
- Con nói như vậy bởi vì con không biết các hình khổ nơi Lửa Luyện Ngục kinh khiếp đến mức độ nào!

Trong buổi gặp gỡ hôm ấy cũng có mặt Cha Nello Castello. Sau này khi kể lại câu chuyện trên, Cha Nello tỏ ra vô cùng xúc động và làm chứng:
- Vào chính lúc đó tôi bỗng hiểu rằng Cha thánh Pio không nói theo hiểu biết nhưng nói theo kinh nghiệm!

Điều này cũng xác nhận lời thánh nữ Caterina thành Genova (1447-1510) mô tả về Luyện Ngục:
- Các Linh Hồn trong Chốn Luyện Hình phải chịu những hình phạt mà ngôn ngữ loài người không thể nào diễn tả cho cùng, cũng không một trí thông minh nào có thể hiểu được, ngoại trừ khi được THIÊN CHÚA ban cho một ơn khác thường để hiểu về Luyện Ngục.

Một người con thiêng liêng khác của Cha thánh Pio là bà Cleonice Morcaldi đã lập lại lời Cha Pio khuyên bà về con đường phải theo:
- Nếu con không muốn đền tội lâu dài nơi Lửa Luyện Ngục sau khi chết thì ngay khi còn sống con phải chấp nhận tất cả những gì THIÊN CHÚA gởi đến cho con rồi con dâng tất cả cho Ngài với trọn tình yêu con thảo. Nhờ đó con nhận được nhiều ơn lành để sống thánh thiện và tránh được việc phải đền bù tội lỗi lâu dài trong Chốn Luyện Hình.

Chính vì biết rõ thế nào là Luyện Ngục mà Cha thánh Pio không bỏ qua dịp nào mà không đọc kinh cầu nguyện cho Các Đẳng Linh Hồn, đặc biệt trong lúc dâng Thánh Lễ hoặc trong các thời điểm khác. Chẳng hạn cứ mỗi lần bước lên cầu thang bên trong Tu Viện, Cha Pio thường dừng lại nơi chỗ có treo một cái hộp bên trong có đặt các ý chỉ xin cầu cho Linh Hồn các người quá cố. Cha rút ra một ý chỉ rồi đứng trang nghiêm sốt sắng đọc lời nguyện tắt:
- Chúng con cậy vì Danh Chúa Nhân Từ, xin cho Các Đẳng Linh Hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

Các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục vô cùng tri ân trước lời nguyện Cha Pio đọc với ý chỉ cầu cho các ngài. Về điểm này có hai tu sĩ sống đồng thời với Cha thánh Pio trong cùng Tu Viện làm chứng rằng. Một lần thấy Cha Pio bỗng đứng lên rời khỏi bàn ăn trong lúc đang dùng bữa, chúng tôi tò mò đi theo Cha. Ra đến cửa Tu Viện, Cha Pio dừng lại và nói chuyện với người nào đó. Ngạc nhiên vì không thấy ai, chúng tôi tiến lại gần và hỏi xem Cha có bị mất trí không. Cha Pio mỉm cười nhìn chúng tôi và giải thích:
- Ồ, xin anh em đừng lo! Tôi đang nói chuyện với vài Linh Hồn trên đường từ Luyện Ngục về Thiên Đàng ghé lại để cám ơn tôi, vì sáng nay trong Thánh Lễ tôi đã nhớ cầu nguyện cho các ngài.

... ”Lạy THIÊN CHÚA, phần con đây, vẫn một bề trông cậy, và gia tăng lời tán tụng Ngài. Miệng con công bố Ngài chính trực, suốt ngày tường thuật ơn cứu độ Ngài ban, ơn của Ngài, nhiều khôn xiết kể! Con thuật lại bao chiến công của Chúa, nhắc nhở rằng: chỉ mình Ngài chính trực công minh .. Lạy THIÊN CHÚA, đức chính trực của Ngài cao vời vợi. Ngài đã làm những việc lớn lao, lạy THIÊN CHÚA, nào ai sánh tày! Ngài đã bắt con nếm mùi tân khổ, chính Ngài sẽ cho con được hoàn sinh và kéo ra khỏi vực sâu lòng đất. Phần vinh hoa, Ngài sẽ ban nhiều, và trở lại vỗ về an ủi. Lạy THIÊN CHÚA, con dạo khúc hạc cầm tạ ơn Ngài thành tín. Gảy cung tỳ bà, con ngâm vịnh kính dâng Ngài, lạy THIÊN CHÚA của Israel. Miệng con sẽ reo hò theo nhịp đàn mừng Chúa. Hồn con nữa, hồn con Ngài cứu chuộc, cũng vui sướng hò reo. Và suốt ngày con nhẩm đi nhắc lại: quả thật Ngài công minh!” (Thánh Vịnh 71(70) 14-17+19-24).

(”La Mia Messa”, 1 Ottobre 2011 - 31 Dicembre 2011, Anno V/A, vol.IV, Casa Mariana Editrice, trang 290-292)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Giúp nhau sống đạoMon, 21 Nov 2011 14:36:54 +0700