Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Tháng 6 2020Giáo xứ thổ hoànghttp://www.gxthohoang.netSat, 27 Apr 2024 23:22:21 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnCuộc trừ quỷ quá đắthttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11486-cuoc-tru-quy-qua-dathttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11486-cuoc-tru-quy-qua-datCuộc trừ quỷ quá đắt
  Cuộc trừ quỷ quá đắt


1.7 Thứ Tư

Mt 8, 28-34

CUỘC TRỪ QUỶ QUÁ ĐẮT

Chúa Giêsu đến với người dân miền Giêrasa, nhưng họ đã khước từ Người. Chúa đã thực hiện dấu lạ chữa lành hai người bị quỷ ám và cho quỷ nhập vào đàn heo. Chúa giải thoát hai con người khỏi quyền lực ma quỷ và giải phóng dân làng khỏi nỗi sợ hãi trên con đường mà trước đây “không ai dám qua đường ấy”, nhưng họ đã xin Người rời khỏi vùng đất của họ. Họ làm thế có lẽ vì sợ phải gánh chịu thêm những thiệt hại vật chất do sự hiện diện của Chúa. Họ vẫn biết uy quyền trổi vượt của Người, nhưng lại tiếc đàn heo, sợ mất mát của cải vật chất. Họ đã bỏ mất cơ hội để tiếp xúc với Chúa và như thế, họ đánh mất nhiều điều lớn lao hơn nữa.

Và ta thấy việc trừ quỷ này thật ‘đắt đỏ’: để chữa lành cho hai người, mất toi cả đàn heo! Phản ứng của dân thành cũng thật quyết liệt: xin Người rời khỏi vùng đất của họ, bởi vì biết đâu Người chẳng chữa thêm vài người bị quỷ ám nữa, và họ lại có thể phải mất thêm vài đàn heo khác! Bậc thang giá trị của họ thật rõ ràng: đàn heo quý hơn sinh mạng con người. Hình như nhiều lúc chúng mình cũng cư xử y như dân thành Gadara đó thôi! Coi trọng vật chất hơn con người, quyền lợi của mình hơn cả sự sống của người khác. Có thể không đến nỗi “đốt nhà hàng xóm chỉ để luộc chín một quả trứng” như phát biểu của một nhà văn, thế nhưng, chúng mình cũng thật ích kỷ khi chấp nhận tình trạng ai chết mặc ai, miễn là quyền lợi, tài sản tôi không xuy xuyển chút nào!

Phép lạ vừa được kể lại cho chúng ta có thể bị chúng ta coi như hơi kỳ quặc. Lúc ấy Chúa Giêsu muốn giải thoát cho hai người bị quỷ ám. Hai người này đã khuấy động đời sống dân làng vì không ai dám lại gần họ và qua lại lối ấy.

Thật là ý tưởng ngộ nghĩnh khi cho bọn quỷ nhập vào bầy heo và khiến chúng lao xuống biển! Chẳng lẽ Chúa Giêsu không có thể làm cách khác sao? Tại sao Chúa đã không đơn giản ra lệnh cho các thần ô uế buộc chúng phải cút đi ngay? Khi cho quỷ nhập vào bầy heo. Người đã làm cho dân chúng nơi đó phải sợ hãi. Những người chủ bầy heo hẳn đã phát điên lên khi nhìn đoàn vật chết chìm dưới biển. Kết cục là họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ.

Ma quỉ dường như muốn thỏa hiệp với Đức Giê-su và có thể nói, ma quỉ muốn đề nghị với Người ứng xử theo nguyên tắc “nước giếng không phạm nước sông: “Hỡi con Thiên Chúa, chuyện chúng tôi can gì đến ông?” Nhưng Chúa Giêsu là sự sống chiến thắng sự chết, vừa được diễn ta bằng biến cố Người vượt qua biển hồ, chiến thắng sóng to gió lớn, vốn là biểu tượng của sự chết. Chúa Giêsu đi tới đâu sự chết bị đánh tan đến đó, giống như ánh sáng đánh tan bóng tối. Chúa Giêsu còn là Ngôi Lời sáng tạo (Ga 1, 3).

Ta hãy nhìn ngắm hình ảnh rất ngoạn mục : đạo binh qủi, đàn heo, từ sườn núi lao xuống biển và chết hết. Đó chính là nơi chốn và năng động của ma quỉ : thú tính, bạo lực và sự chết ; chứ không phải là nhân tính, hiền lành và sự sống.

Chúa đến giải thoát con người khỏi thần ô uế, khỏi thú tính, khỏi bạo lực và sự chết. Nhưng ở một quan điểm khác, Ngài đến quấy nhiễu trật tự vốn là như thế của con người, của chúng ta, của cuộc đời tôi ; Ngài buộc tôi phải trả giá quá lớn, đến cả “bầy heo” ! Vì thế, người ta kinh ngạc, nhưng cũng thấy sợ hãi, mệt mỏi, phiền hà và mất mát ; nên họ mời Ngài đi nơi khác.

Theo Sáng Thế chương 1, Lời Thiên Chúa không chỉ sáng tạo từ hư vô, nhưng còn là đưa trật tự vào cõi hỗn mang, phá tan cái tình trạng hàm hồ bằng cách tách ánh sáng khỏi bóng tối, sự sống khỏi sự chết, nhân tính khỏi thú tính. Thật vậy, khi Ngài nói: “Đi đi!” Chúng (ma quỉ) liền ra khỏi hai người đó và nhập vào bầy heo (thú tính).

Con người thường dễ có khuynh hướng như thế, thà khước từ Chúa hơn là khước từ vật chất; thà chấp nhận sống dưới sự cai trị của tội lỗi, miễn là được sung túc, tiện nghi, giàu có. Những lợi lộc hay những thiệt thòi vật chất có thể làm cho con người khép kín tâm hồn, trở nên mù quáng trước sự hiện diện yêu thương, bình an và cứu rỗi của Chúa. Có nhiều lúc, con người thấy Chúa đáng sợ và không muốn Chúa đến gần mình, nhất là khi Người đòi họ phải từ bỏ, hay khi Người muốn trục xuất một tên quỷ dữ lâu nay đang trú ẩn trong họ.

Chúa có ý dạy ta điều này: để giải thoát con người khỏi sự dữ, đôi khi Chúa đòi người ta phải trả giá một chút cho ơn giải thoát ấy. Chắc chắn những người dân làng ấy mong cho hai người bị quỷ ám kia được cứu thoát. Nhưng muốn cho điều ấy xảy ra, mà họ đã không sẵn sàng chịu tốn công tốn của một chút.

Những gì xảy ra thời Đức Giêsu khi xưa, thì trong xã hội hôm nay cũng đã, đang và sẽ xảy đến với chúng ta. Thật vậy, vẫn còn đó những cám dỗ về tiền tài, danh vọng và xác thịt do ma quỷ gây nên. Vẫn còn đó những thửa đất và môi trường thuận lợi cho ma quỷ hoành hành. Những thửa đất đó là: ích kỷ, kiêu ngạo, tự phụ, bất nhân nơi nhân tâm của con người.

Bên cạnh đó, hình ảnh chốn chạy của những người chăn heo vẫn còn tái diễn nơi những người thiếu trách nhiệm, sống vô kỷ luật và tán tận lương tâm. Và, vẫn còn đó hình ảnh những người sẵn sàng tin Chúa, nhưng không chấp nhận sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời như dân thành khi xưa đã mời Chúa ra khỏi nơi ở của họ.

Những thứ mà con người hôm nay hay lựa chọn thay cho những giá trị Tin Mừng là: tiền bạc bất chính, danh vọng hư ảo, hận thù ghét ghen, ma men tối ngày, ma đề triền miên, ma xác thịt , quỷ dâm loạn ... Mỗi lần chúng ta lựa chọn các điều xấu xa như thế, ấy là lúc hình ảnh những người trong thành ra đón Chúa nhưng lại không thích Chúa ở lại trong thành của họ vì biết bao điều khuất tất họ đang làm lại tái diễn cách sống động nơi chúng ta.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mời gọi chúng ta rằng “đừng sợ”. Đừng sợ Chúa Kitô, nhưng “hãy mở, hãy mở rộng cửa cho Người, […] vì Người chẳng bao giờ lấy mất cái gì của chúng ta. Người sẽ đem lại cho chúng ta muôn nghìn điều quý giá hơn bao giờ hết”.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaTue, 30 Jun 2020 06:54:47 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần 12 Mùa Thường Niênhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-phaolo-tro-lai/item/11485-suy-niem-loi-chua-thu-tu-12-mua-thuong-nienhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-phaolo-tro-lai/item/11485-suy-niem-loi-chua-thu-tu-12-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần 12 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần 12 Mùa Thường Niên
01/07/2020
THỨ TƯ TUẦN 12 TN
Mt 8,28-34
CHỌN CHÚA HAY CHỌN THẾ GIAN?
Các người chăn heo chạy trốn vào thành, kể lại mọi sự, và những gì đã xảy ra cho những người bị quỷ ám. Bấy giờ, cả thành ra đón Đức Giê-su, và khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ. (Mt 8,33-34)
Suy niệm: Để cứu một con người khỏi xiềng xích của ma quỷ, để trả lại cho anh ta giá trị cao quý của một con người, Chúa Giê-su đã không ngần ngại cho quỷ nhập vào đàn heo khiến chúng lao hết xuống biển. Thế nhưng đối với những người dân miền Ga-đa-ra thì cái giá đó là quá đắt. Họ thà để một người anh em của họ bị ma quỷ không chế vùi dập còn hơn mất đi một đàn heo. Vì thế, khi chứng kiến phép lạ đó, tất cả dân làng ra đón gặp Đức Giê-su và xin Người rời khỏi vùng đất của họ. Có thể họ cũng mong chờ một ngôn sứ hay một Đấng có uy quyền đến diệt trừ ma quỷ để họ sống bình an. Nhưng họ không thể từ bỏ những giá trị vật chất của thế gian này để đặt niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô.
Mời Bạn: Óc thực dụng và tinh thần thế tục luôn là trở ngại lớn lao cho niềm tin vào Thiên Chúa. Để cứu chuộc bạn, Thiên Chúa đã trả một cái giá rất đắt gấp bội phần; đó là Ngài trao ban chính Con Một là Đức Giê-su Ki-tô để chịu chết đền tội cho bạn. Bạn đã đáp trả và đón nhận tình yêu vĩ đại đó như thế nào? Nỗ lực không ngừng để bước sát theo Chúa Giê-su hay chấp nhận lối sống theo chủ nghĩa tương đối?
Sống Lời Chúa: Bạn hy sinh thời gian, đến với Chúa trong Thánh Lễ hằng tuần hoặc nhiều hơn, mỗi ngày, vì đó là “cái giá” thể hiện tình yêu của bạn với Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết theo sát Chúa hơn, yêu Chúa hơn, sống cho Chúa hơn và cho con luôn tâm niệm như thánh Phao-lô: để trong mọi sự Chúa đứng hàng đầu (x. Cl 1,18).
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyTue, 30 Jun 2020 06:49:01 +0700
Thánh lễ mừng kính 2 thánh Phêrô và Phaolô Tông đồhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/11484-thanh-le-mung-kinh-hai-thanh-the-ro-va-phao-lo-tong-dohttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/11484-thanh-le-mung-kinh-hai-thanh-the-ro-va-phao-lo-tong-doThánh lễ mừng kính 2 thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
  Thánh lễ mừng kính 2 thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ

Lúc 4 giờ 45 sáng thứ hai ngày 29.06.2020, Giáo xứ Thổ Hoàng đã hân hoan mừng lễ 2 thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô quan thầy của Đoàn Thanh Trung Niên và một ca đoàn cùng với một số bà con gốc Thọ Mỹ trong giáo xứ.

Thánh lễ do cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành chủ sự, cùng đồng tế có 2 cha quê hương, cha GB Nguyễn Văn Huân, SVD và cha Giuse Trần Thanh Hải, SVD, cùng với sự hiệp dâng của đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ.

Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế Giuse Trần Thế Thành gởi lời chúc mừng tới Đoàn Thanh Trung Niên, ca đoàn , bà con gốc Thọ Mỹ và tất cả quý ông đã chọn 2 thánh làm bổn mạng. Đồng thời ngài nhắc nhớ cộng đoàn hôm nay mừng lễ 2 thánh tông đồ thì hãy nhớ đến 2 vị đã được Thiên Chúa chọn làm cột trụ để xây dựng một Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, tông truyền được đặt trên nền tảng của các tông đồ. Giáo Hội Thánh thiện vì Giáo Hội có đầu là Chúa Kitô và toàn thể dân Chúa là chi thể của Người, một Giáo Hợi Duy nhất vì đã được đặt trên tình yêu là chính Thiên Chúa, có Chúa làm chủ và các tông đồ làm nền tảng.

Chia sẻ Lời Chúa, cha GB Nguyễn Văn Huân, SVD đã chia sẻ về ơn gọi đặc biệt của hai thánh Phêrô và Phaolô, 2 người 2 tính cách, 2 con người bất toàn, một người chối Chúa, một người bắt bớ Hội Thánh đã trở nên cột trụ của Giáo Hội.

Phêrô người chài lưới, ít học, nóng nảy, chối Chúa, nhưng luôn nhận ra khuyết điểm và sự yếu đuối của mình để quay trở lại với Chúa với tình yêu nồng nàn như ông đã từng tuyên tín Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, và từng khẳng định ba lần khi Chúa Giêsu hỏi có yêu mến thầy không? Nhờ đó Chúa đã chọn thánh nhân trở thành thủ lãnh trong việc tuyên xưng đức tin.

Phaolô người Do Thái, trí thức, học cao, hiểu rộng, nhiệt thành bắt bớ các môn đệ của Chúa Giêsu, chị khi bị ngã ngựa trên đường đi Đamas, một cuộc gặp gỡ lạ lùng và kỳ diệu, chính lúc nầy thánh nhân mới nhận ra Chúa, trở thành Tông đồ dân ngoại và trở thành một người lừng danh bảo vệ đức tin, trung kiên theo và làm chứng nhân cho Chúa đến giọt máu cuối cùng.

Phêrô và Phaolô, hai người hai tính cách, đã được gặp nhau, bổ túc cho nhau để xây dựng Giáo hội vì cả hai người có một mẫu số chung đó là yêu mến Chúa hết mình.

Kết thúc bài giảng, cha GB sau lời chúc mừng Đoàn Thanh Trung Niên, ca đoàn, những người chọn 2 thánh làm bổn mạng, ngài mời gọi mọi người hãy tiếp bước hai 2 thánh yêu mến Chúa đến cùng, trung kiên với đức tin, cộng tác xây dựng Hội Thánh, tiếp tục sứ vụ tuyên xưng đức tin và loan báo Tin Mừng.

Sau thánh lễ quý cha đồng tế đã ghi hình lưu niệm với ban chấp hành Đoàn Thanh Trung Niên, ca đoàn…

IMG 0189

IMG 0192

IMG 0194

IMG 0196

IMG 0203

IMG 0207

IMG 0217

IMG 0219

IMG 0220

IMG 0223

Xem Thêm Hình Ảnh

Hồng Bính

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứMon, 29 Jun 2020 09:20:47 +0700
Sự quan phòng của Thiên Chúahttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11483-su-quan-phong-cua-thien-chuahttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11483-su-quan-phong-cua-thien-chuaSự quan phòng của Thiên Chúa
  Sự quan phòng của Thiên Chúa.


30.6.2020 Thứ Ba

Mt 8, 23-27

SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA

Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Điều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là nhận ra Chúa hiện diện trong cuộc đời mình, dù có lúc xem ra Ngài đang ngủ, không màng chi đến nguy hiểm đang xảy ra. Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xảy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa.

Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống con người để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Ðiều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là có Chúa hiện diện dù lúc đó xem ra Ngài ngủ, không màng chi đến nguy hiểm đang xảy ra. Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xẩy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa.

Cơn bão xảy ra đã làm cho các Tông Ðồ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình; trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa.

Các Môn đệ đã thật sự hoảng sợ khi gặp giông tố, thế mà Chúa Giêsu lại đang ngủ. Cơn bão đến khiến cho các môn đệ không còn bám víu vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền, cũng như các ông không còn tự phụ vào sức mạnh và khả năng chèo thuyền vượt biển của mình. Trái lại, các môn đệ đã chạy đến Chúa: “Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất!”. Chính nhờ lời cầu xin trong lúc không còn hy vọng, các môn đệ được chứng kiến phép lạ và uy quyền của Chúa Giêsu. Qua phép lạ này, Chúa Giêsu muốn các môn đệ hãy vững tin rằng: ra khơi với Chúa, các ông sẽ được bình an.

Trước cơn sóng gào gió rít dữ dội, những ngư dân dầy dạn kinh nghiệm như các môn đệ của Chúa Giê-su cũng phải kinh hoàng sợ hãi. Thế mà Ngài vẫn ngủ. Các ông vội vã đánh thức Ngài, xin Ngài cứu họ. Nhưng Đức Giê-su không vội dẹp yên sóng gió như lời các ông yêu cầu; đối lại, Ngài đánh thức các ông, đánh thức đức tin đang ngủ mê của họ: “Sao nhát thế, hỡi những kẻ kém lòng tin!” Đức Giêsu vẫn hiện diện đó. Người có ngủ, nhưng Người biết những gì đang xảy ra và biết cần làm gì. Làm cho sóng biển yên lặng là cần, nhưng đánh thức lòng tin của các môn đệ còn cần hơn; đó là điều phải làm trước hết.

Chuyện Chúa Giêsu và các môn đệ đang trên thuyền vượt qua biển hồ thì gặp phải cơn bão, biển động mạnh dữ dội, sóng nước ập vào thuyền. Tuy nhiên, cơn bão không phải là nguyên nhân chính gây ra nỗi kinh hoàng sợ hãi cho các môn đệ. Nó chỉ là mối đe dọa từ bên ngoài, chỉ làm sợ hãi thêm chứ không phải là điều gây thảm kịch. Nguyên nhân chính là vì các môn đệ đã thiếu lòng tin vào Chúa.

Cơn bão xảy ra đã làm cho các môn đệ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình. Trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa và cầu xin với Ngài: “Lạy Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”. Chính nhờ lời cầu nguyện trong lúc gian nan nguy hiểm, các môn đệ được chứng kiến phép lạ và nhận ra quyền năng của Chúa Giêsu.

Sau cơn bão, lòng tin của các môn đệ đã lớn hẳn lên. Khủng hoảng hay thử thách đức tin cũng là dịp tôi luyện để chúng ta có thể lớn lên và trưởng thành. Vì thế, đừng chỉ nhìn vào những khó khăn, thử thách bên ngoài mà lo sợ, than vãn. Nhưng phải giữ vững lòng tin, khơi lên ngọn lửa thật sáng trong chính lòng mình.

Sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho phép cơn bão tố xảy ra trong cuộc sống con người để thức tỉnh con người trở về với Ngài. Điều quan trọng không phải là không có bão tố hoặc khó khăn thử thách, nhưng là có Chúa hiện diện dù lúc đó xem ra Ngài ngủ, không màng cho đến nguy hiểm đang xảy ra. Thật thế, gian nan thử thách Thiên Chúa cho xảy đến là để con người ý thức về sự yếu đuối, mỏng dòn của mình, đồng thời đặt niềm trông cậy vào Chúa.

Cơn bão đã xảy ra đã làm cho các Tông đồ không còn dựa vào phương tiện vật chất là chiếc thuyền đang nâng đỡ chở che các ông, cũng như không còn tự phụ vào tài năng vượt biển của mình, trái lại, các ông ý thức mình cần đến Chúa. “Lạy Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất.” Chính nhờ lời cầu nguyện trong lúc gian nan nguy hiểm, các Tông đồ được chứng kiến phép lạ và quyền năng của Chúa.

Đức tin không chỉ là chấp nhận một số chân lý ghi trong sách vở nhưng là nhận ra sự hiện diện của Chúa trong đời mình, và khám phá ra quyền năng của Ngài trước mỗi biến cố cuộc sống. Vì thế, nhất quyết phải bám chặt vào Ngài là “điểm tựa” vững chắc, trong lúc chính bản thân mình và mọi cái quanh mình đều nhỏ bé, mong manh, mỏng giòn, yếu đuối, tròng trành, trôi dạt, bấp bênh.

Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta cũng gặp những “cơn giông tố” của thế gian. Những lúc ấy chúng ta cảm thấy hình như Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta; hoặc Ngài đang ở đó nhưng Ngài đang ngủ. Ta được nhắc nhở rằng: thử thách xảy ra là để chúng ta ý thức về thân phận yếu đuối và mỏng giòn của mình, để chúng ta đừng chỉ cậy dựa vào sức mình; nhưng hãy cậy dựa vào Thiên Chúa, thì phép lạ dẹp tan giông tố sẽ đến bên đời chúng ta.

Khi thuyền gặp sóng to gió lớn ở giữa biển, các môn đệ hoảng sợ kêu xin Chúa cứu giúp; còn Đức Giêsu vẫn thiếp ngủ. Đức Giêsu tỉnh giấc và dùng quyền năng làm cho sóng yên biển lặng. Còn các môn đệ càng thêm vững lòng tin vào Thầy của họ.

Lúc cuộc đời gian truân, khốn khó hoặc khi phải đối diện với cái chết, lòng tin vào Chúa của chúng ta cũng dễ chao đảo, vấp ngã. Chính khi ấy, cầu nguyện là phương cách tốt nhất để Chúa có thể lắng nghe nỗi lòng của chúng ta. Bởi vì, chính Đức Giêsu đã bảo đảm: “Tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em”. (Ga 15, 16)

Ước gì chúng ta cũng có thái độ như các Tông đồ ngày xưa: “Lạy Thầy, xin cứu chúng con.” Xin Chúa mở mắt cho chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong đời sống chúng ta. Xin cho chúng ta ý thức rằng chúng ta cần đến Chúa hơn cơm bánh hàng ngày, hơn không khí để thở. Chúa là sức mạnh, là khiên thuẫn chở che, xin Ngài giữ chúng ta luôn vững mạnh trong đức tin giữa những cơn thử thách.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaMon, 29 Jun 2020 07:22:58 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 13 Mùa Thường Niênhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-phaolo-tro-lai/item/11482-suy-niem-loi-chua-thu-ba-13-mua-thuong-nienhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-phaolo-tro-lai/item/11482-suy-niem-loi-chua-thu-ba-13-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 13 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần 13 Mùa Thường Niên
30/06/2020
THỨ BA TUẦN 13 TN
Các thánh tử đạo tiên khởi giáo đoàn Rô-ma
Mt 8,23-27
NIỀM VUI CÓ CHÚA HIỆN DIỆN
“Ông này là ai mà cả đến gió và biển cũng phải tuân lệnh?” (Mt 8,27)
Suy niệm: “Niềm vui và nụ cười là quà tặng của việc sống trong sự hiện diện của Chúa, cũng như tin tưởng rằng ngày mai thì không đáng gì phải lo âu” (Cha H. Nouwen). Sóng gió gầm thét hung hãn quanh chiếc thuyền nhỏ, và sóng gió sợ hãi cũng nổi lên trong lòng các môn đệ yếu lòng tin. Các ông quên rằng chen lẫn tiếng gió gầm sóng vỗ là tiếng thở đều đều của Thầy mình; con thuyền nhỏ nhấp nhô theo sóng nước, nhưng trên chiếc thuyền ấy có Thầy mình đang ngủ ở mũi thuyền. Chả trách gì sau đó Thầy đã quở trách các ông nhát gan, kém lòng tin. Tin rằng có Chúa hiện diện, mọi sự sẽ thay đổi. Với sự hiện diện của Chúa, bão tố cuộc đời vẫn diễn ra, nhưng tâm hồn luôn an bình trong niềm vui sâu lắng.
Mời Bạn: “Việc thực hành thánh thiện và quan trọng nhất trong đời sống thiêng liêng là sự hiện diện của Chúa, nghĩa là, mỗi khoảnh khắc ta đều cảm thấy vui tươi vì có Chúa ở cùng” (Thầy Lawrence). Bạn cũng hãy bắt đầu đời sống đức tin bằng việc quan trọng nhất: cảm nhận Chúa hiện diện trong đời bạn mỗi sáng khi thức dậy, trong các việc bổn phận mình làm, các nỗ lực hy sinh vì Chúa, và mỗi tối trước khi đi ngủ.
Sống Lời Chúa: Tôi tập ý thức Chúa hiện diện bằng việc dâng ngày mới cho Chúa mỗi buổi sáng: Đọc chậm rãi sốt sắng Kinh Lạy Cha, xin Chúa cho mình sống một ngày tốt lành trong tâm tình người môn đệ Chúa Ki-tô.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con cảm tạ Chúa luôn hiện diện bên con, trong con, và với con mọi giây phút. Xin cho con cảm nhận được rằng không gì trong cuộc sống quý giá hơn niềm vui vì có Chúa hiện diện với con. Amen.
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyMon, 29 Jun 2020 07:16:14 +0700
Ở nơi đó, tôi đã thấyhttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/11481-o-noi-do-toi-da-thayhttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/11481-o-noi-do-toi-da-thayỞ nơi đó, tôi đã thấy
  Ở NƠI ĐÓ, TÔI Đà THẤY …


Kỷ niệm 18 năm, 12 năm hồng ân ơn gọi và thánh hiến, như mọi năm : không kèn, không trống và dĩ nhiên … không tiệc.

Tiệc để làm gì ? Dô dô để làm chi ? Tất cả đều qua đi và ồn ào náo động. Chính vì thế, lợi dụng những ngày nghỉ này để đi học : học yêu thương, học chia sẻ, học làm người, học là người và … học đủ thứ. Có cái gì là học cái đó thôi.

Lặng lẽ và âm thầm … nhập đoàn thiện nguyện.

Kỳ này, nhóm đến với một ngôi Chùa khá đặc biệt. Khung cảnh ngôi Chùa vắng lặng và tĩnh đúng nghĩa của một chốn tu.

Hết sức cảm kích đó là dù họ chưa biết nhân thân của mình nhưng đến nơi được đón tiếp nồng hậu chứ không phải một số nơi khác. Khay trà nóng tự pha cùng bánh kẹo mang ra mời khách.

Trong thời gian lưu trú, bản thân cũng không quên hỏi một chút về sinh hoạt nơi đây cũng như về chuyện nuôi cái đám trẻ mồ côi.

Thật kinh ngạc khi cứ mỗi năm những người tu Phật như theo luật định là phải học tu gì đó 3 tháng. Tất cả những tu sĩ phải tìm đến một nơi nào đó có tổ chức chương trình tu tập để đăng ký và … vào học tu. 3 tháng dài ròng rã đó họ giữ tâm hồn thinh lặng đến mức khó có ai chịu nổi. Thế nhưng sư cô hỏ trong Chùa nói là có những người vào đó và cảm thấy được thanh thản và bình an thư thái trong tâm hồn …

Sau khoảng thời gian không dài và không ngắn, đủ cảm nghiệm được ít nhiều gì khung cảnh cũng như con người ở nơi đây. Tất cả họ đi tìm cho mình cõi lặng và nhất là để tu tập mình sao cho thành chánh quả.

Ở nơi đó, nét son nhất vẫn là nơi nương náu cho những mảnh đời không còn gọi là bất hạnh nữa mà là quá bất hạnh. Những đứa trẻ ở đây có đứa chưa kịp khóc đủ 2 ngày trọn vẹn thì cha mẹ chúng đã vất trước cổng Chùa. Và dĩ nhiên đám trẻ ở đây đều không thấy bóng cha và mãi mãi không hề thấy dáng mẹ.

Nghẹn lời và dằn cho dòng lệ ngưng rơi khi nhìn thấy thằng cu tí cỏn con trong bộ đồ chú tểu còn hơi sữa bị ung thư đại tràng. Chắc có lẽ nó còn bé và bé lắm để phải gánh chịu cơn đau đớn nhất của người mang chứng bệnh ung thư.

“Con uống được không ạ ?”. 5 tuổi thôi nhưng cũng biết hỏi chứ không như trẻ khác là thấy là bóc mẽ. Tay không đủ mạnh để mở hộp sữa vừa mới trao tặng cho Nhà Chùa. Mở không được thì thôi chứ đâu có gì là quan trọng. Và sau đó là hội nhập chơi với một anh chưa hết thời Trung Học cùng mấy đứa nhỏ chung Chùa.

Bọn chúng nhập thật nhanh với nhau và cứ mân mê những con thú nhồi bông vừa mang đến. Nhìn khuôn mặt thánh thiện của trẻ thơ lòng càng ngậm ngùi tiếc nuối cho thân phận chúng và của cả cha mẹ chúng. Chả hiểu vì lý do gì mà cha mẹ đành đoạn nhắm mắt không nhìn mặt con.

Thương nhất là “sư cô” có vẻ chừng cũng 5 tuổi cầm gói bánh ngọt nhảy thót vào bàn tụng kinh kèm quyển sách …

Rời ngôi Chùa thanh tịnh bên dòng suối, chúng tôi ngược lên thành phố sương mù để nghỉ ngơi và chờ hành trình ngày mới đến với … hội người mù.

Từ rất sớm, mọi người khăn gói quả mướp để đến cái nơi gọi là “nhìn đời bằng trái tim”. Rất đơn giản và dễ hiểu vì những con người ở đây không may mắn như bao người khác vì họ khiếm thị.

Nhóm “Vì những mảnh đời bất hạnh” và một số người thân quen – có cả đại diện cho MTQ quỹ khuyến học Minh Thành – nhanh chân lẹ tay để chuẩn bị những phần quà chia sẻ với những người không may mắn. Ở nơi đây có 2 nhóm người gọi là “ngoại trú” và “nội trú”.

Những người “ngoại trú” là những người ở gia đình và người thân của họ. Những người “nội trú” là những người ở trong hội người khuyết tật của Tỉnh.

Những lời chào hỏi nhau rất đơn giản nhưng chất chứa đầy thân tình giữa vị trưởng đoàn và vị hội trưởng hội khiếm thị. Tiếp theo đó là phần chia sẻ quà cùng với những bài hát thân quen.

Và đoàn thiện nguyện không quên ghi lại một vài tấm hình gọi là kỷ niệm ngày yêu dấu ở đây. Sau đó đoàn “lăn bánh” đến tận “chân mây”.

Cảnh vật ở đây cũng chả có gì lạ, có điều mới là nơi đây họ thiết kế một chiếc thang chơi vơi để nhìn lên khi chụp ảnh là thấy người đó ở chân mây. Thiết tưởng cũng đầy đủ ý nghĩa và tròn vẹn của chuyến đi.

Con người, dù theo tín ngưỡng nào rồi cuối cùng cũng về nơi cuối trời, nơi chân mây. Tưởng nghĩ nơi đó là nơi con người đạt được hạnh phúc nhất, bình an nhất, yêu thương nhất. Để có được nơi đó, nên chăng ta hãy sống yêu thương và chia sẻ ngay khi còn có thể, còn thở, còn thấy mặt người.

Ở nơi đó – nơi những anh chị em khiếm thị tá túc – tôi đã thấy những trái tim nhân hậu, những tấm lòng từ tâm được trao cho nhau.

Bản thân bỉ nhân, sau chuyến đi này có lẽ là nhận chứ chả có gì để cho đi.

Nhận là nhận được những mảnh đời nhìn đời và nhau bằng trái tim.

Nhận là nhận được những mảnh đời nhìn đời và nhìn nhau bằng ánh mắt.

Nhận là nhận được ở nơi đó không có gì ngoài tấm lòng yêu thương.

Tạ ơn Thiên Chúa với 18 năm và 12 năm hồng ân.

Tri ân tất cả mọi người và dĩ nhiên không quên cha mẹ đã sinh thành – dưỡng dục cho nó nên người.

Cảm ơn, cảm ơn từng tấm lòng đã sẻ chia với nó trên mọi nẻo đường đời.

Cảm ơn những sư cô, những anh chị em khiếm thị đã nhắc nhớ rằng nó may mắn hơn để rồi trở về với sứ vụ, nó có tấm lòng bao dung, yêu thương và nhất là nhìn nhau không chỉ bằng con mắt mà bằng con tim nữa.

Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá
Hãy yêu nhau đi, giòng nước đã trôi xa
Nước trôi qua tim rong đầy trí nhớ
Ngày mãi mong chờ, ngày sẽ thiên thu …

104675495 3132471846867396_656912254793513206_n

83423999 3132471726867408_33915956868965933_n

104412637 3132471236867457_4356720751387981977_n

105283436 3132471743534073_3467428444133600815_n

104817510 3132471240200790_7735594838657801484_n

105409494 3132471330200781_2244920287701343306_n

105677829 3132471340200780_4200619827175814775_n

106122228 3132471636867417_6950092553540327485_n

106279052 3132471416867439_7039114530221198585_n

106124323 3132471856867395_5111185319599927571_n

106453483 3132471440200770_9000235252302418294_n

106483870 3132471633534084_7161564174578588068_n

Ngưởi Giồng Trôm

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSun, 28 Jun 2020 16:59:06 +0700
Cột trụ của Giáo Hộihttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11480-cot-tru-cua-giao-hoihttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11480-cot-tru-cua-giao-hoiCột trụ của Giáo Hội
  Cột trụ của Giáo Hội


29.6.2020 Thứ Hai

Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ

Mt 16, 13-19

CỘT TRỤ CỦA GIÁO HỘI

Chúa Giêsu đã chọn một số môn đệ mà Người gọi là Tông Đồ. Trong số các ngài, hầu như bất cứ nơi đâu, chỉ một mình ông Phêrô là xứng đáng đại diện cho toàn thể Hội Thánh. Chính vì là đại diện duy nhất của toàn thể Hội Thánh, nên ông xứng đáng được nghe Chúa nói: "Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời" (Mt 16,19). Không phải một cá nhân, nhưng cả Hội Thánh duy nhất đã lãnh nhận chìa khoá này.

Chương trình mầu nhiệm của Chúa Quan Phòng dẫn đưa Phêrô tới Roma, nơi đây ngài đổ máu như chứng tá sau cùng và cao cả nhất của đức tin và của lòng mến đối với Thầy chí Thánh "Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy" (Mt 16,17). Như vậy ngài đã chu toàn sứ mệnh trở nên dấu hiệu của lòng trung thành với Chúa Kitô và của sự hiệp nhất tất cả Dân Chúa.

Nhìn vào lịch sử, ta thấy Giáo Hội vẫn có thói quen liên kết hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô trong một triều thiên vinh quang. Kinh Tiền Tụng hôm nay đã diễn tả như sau: Thánh Phêrô là vị thủ lãnh trong việc tuyên xưng Đức Kitô. Thánh Phaolô là người bảo vệ lừng danh trong việc tìm hiểu Đức Kitô. Thánh Phêrô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho những người Israel còn lại. Thánh Phaolô là thầy và là đấng dạy dỗ muôn dân được kêu gọi. Và kinh Tiền Tụng đã kết luận: Các ngài đã dùng những đường lối khác nhau mà quy tụ một gia đình cho Chúa. Với lời ca tụng trên đây, Giáo Hội không những đề cao sự hợp nhất giữa hai đường lối khác nhau mà còn ngợi khen sự hợp nhất giữa hai con người có nhiều khác biệt.

Hôm nay lễ kính thánh Phêrô và Phaolô, các ngài trở thành thánh nhân cao cả là nhờ biết khép lại quá khứ để chỉ lo tìm kiếm ý Chúa và thực thi trong hiện tại và suốt cuộc đời. Các ngài cũng có một quá khứ lầm lỗi, một quá khứ tưởng chừng như đã làm cho hai ngài suốt đời sống trong ân hận và tủi nhục. Phêrô đã có lần bị Chúa quở là satan. Lầm lỗi lớn nhất trong cuộc đời ông là ba lần chối mình không phải là môn đệ của Thầy Giêsu. Phaolô đã năm lần bảy lượt đi lùng bắt và giết chết những ai mang danh kytô hữu. Chính Phaolô đã can dự vào việc ném đá Stêphanô, vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội. Nhưng mẫu số chung của hai ông chính là biết đứng lên sau những lần vấp ngã và chuộc lại lỗi lầm bằng cuộc sống đổi mới con người theo như lòng Chúa mong ước.

Thánh Phêrô, thủ lãnh các Tông Đồ, con người say mê Chúa Kitô, đã xứng đáng nghe lời này: "Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy" (Mt 16,18). Trên tảng đá này, Chúa sẽ xây dựng đức tin mà Phêrô tuyên xưng. Phêrô lấy từ "tảng đá", chứ không phải tảng đá lấy từ Phêrô.

Thánh Phaolô là "dụng cụ ưu tuyển" để mang Tin Mừng đến cho các dân tộc. Thánh Phêrô, người đánh cá miền Galilêa, ít học, đã lập gia đình, theo Thầy Giêsu ngay từ buổi đầu sứ vụ, là người sau khi đã vượt qua những ngày đen tối của cuộc Thương Khó của Chúa, sẽ có trách nhiệm củng cố anh em trong đức tin và chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô (Mt 16, 13-19). Còn thánh Phaolô là người Pharisêu sốt sắng, có nhiều điều để tự hào, về gia thế, học thức, về đời sống đạo hạnh. Ông chưa hề gặp mặt Đức Giêsu khi Người còn sống. Nhưng ông gặp Đức Kitô Phục Sinh với biến cố ngã ngựa trên đường Damas, Phaolô trở nên tông đồ của ơn cứu rỗi đến từ đức tin. (Cv 9, 1-22)

Nhìn vào đời sống của hai trụ cột của Hội thánh, chúng ta thấy: một Phêrô đã từng sa ngã. Ông đã từng can ngăn không muốn cho Chúa nộp mình chịu chết. Ông đã đi đến tận tùng của sa ngã là hành vi chối Chúa đến ba lần trong cùng một đêm. Một Phaolô đã hăng say lùng bắt các môn đệ của Chúa. Chính ông đã đồng loã với bọn quá khích ném đá vị tử đạo đầu tiên là Stephano. Thế nhưng, ý Chúa nhiệm mầu. Tình yêu của Chúa đã thắng vượt những yếu đuối của Phêrô và Phaolô. Chúa đã dùng muôn nghìn cách để đổi đời các ngài. Chúa đã tạo cho các ngài cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Chúa đã nói cùng Phêrô: "một khi con trở lại hãy củng cố đức tin của anh em con".

Thánh Phêrô và thánh Phaolô cũng từng có những khuyết điểm trong cuộc đời của các ngài. Phêrô yếu đuối, nhút nhát. Phaolô kiêu căng, thẳng thắn. Vì tấm lòng khuyết tật nên Phêrô từng chối Chúa ba lần. Còn Phaolô thì lao vào việc truy sát người tin vào Chúa Giêsu phục sinh để bách hại và giết chết. Thế nhưng, cả hai đã nhận ra sự khuyết tật của mình để phấn đấu, để vươn lên. Nhất là biết cậy vào ơn Chúa mà kiện toàn con người mình và phụng sự Thiên Chúa. Phêrô đã từng cảm nghiệm "Ơn Ta đủ cho ngươi và quyền năng Ta hiển trị trên sự yếu hèn của ngươi". Phaolô thì trông cậy vào sức mạnh của Chúa mà ông đã đi đến cùng sự bách hại, gian truân, đói rét, tù đầy nhưng vẫn giữ vững đức tin. Cả hai đã nhờ ơn Chúa mà bù đắp những khuyết tật của mình để hoàn thiện con người mình theo như lòng Chúa mong ước.

Cuộc đời của mỗi người chúng ta đôi khi cũng có những yếu đuối, có những bước đi bị vấp té bởi cạm bẫy của tham sân si. Vì thế, có ai đó đã từng nói rằng: "lầm lỗi là của con người", nhưng đứng lên làm lại cuộc đời đó là của "thánh nhân". Thánh Phêrô và thánh Phaolô đã nhìn quá khứ như một hồng ân của Thiên Chúa dành cho các ngài. Chúa không trách phạt các ngài mà còn tin tưởng trao phó sứ mạng mở mang nước Chúa đến tận cùng trái đất.

Với ơn trời cao cả đó, thánh Phaolô đã từng thốt lên: "Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng tin mừng". Còn thánh Phêrô thì không còn sợ cường quyền ức hiệp, ngài đã mạnh dạn nói rằng: "phải nghe lời Thiên Chúa hơn là lời của con người". Và hôm nay, Chúa vẫn không trách phạt chúng ta theo như chúng ta đáng tội, Ngài vẫn khoan dung tha thứ và hằng mời gọi chúng ta hãy làm lại cuộc đời, hãy dùng ơn Chúa để hoàn thiện mình và nhất là hãy nói về tình yêu Chúa cho anh em, cho bạn bè, cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ thân quen.

Với nhiều khác biệt, hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ đã được liên kết lại để bổ túc cho nhau, làm cho nền móng của Giáo Hội được bền vững. Động lực liên kết các ngài lại với nhau chính là việc mở rộng Nước Chúa. Cái nhìn trên đây giúp chúng ta thêm tin tưởng hơn vào Chúa trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển Giáo Hội.

Thật thế, Giáo Hội là hình ảnh của sự quy tụ hiệp thông và liên kết. Giáo Hội là khí cụ kết hợp với Chúa và với nhân loại. Trong Giáo Hội có yếu tố Thiên Chúa và cũng có yếu tố nhân loại. Có người nhân đức và cũng có kẻ tội lỗi. Có phẩm trật và cũng có thành phần dân Thiên Chúa. Giáo Hội vừa trung thành với truyền thống vừa phải đổi mới cho thích hợp với lịch sử từng thời và từng nơi. Giáo Hội vừa củng cố đức tin cho người có đạo lại vừa truyền bá đức tin cho người ngoại đạo.

Cử hành trọng thể lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng ta cám ơn Chúa đã yêu thương và xây dựng Hội Thánh để Ngài luôn hiện diện giữa thế gian. Nhờ có Hội Thánh, chúng ta được tiếp xúc với Thiên Chúa và được dạy dỗ để đi trên con đường của Ngài. Tin vào điều đó nhưng đồng thời cũng tin Chúa trao cho chúng ta (ở trong Hội Thánh) sứ vụ làm chứng cho Ngài, vì Ngài không chỉ muốn cứu độ một nhóm người, nhưng Ngài muốn tình yêu cứu độ của Ngài phải được loan báo cho muôn dân. Chúng ta là những người mà Ngài đang cần đến, là những người mà Ngài tuyển chọn để thi hành sứ mạng đó.

Mừng lễ hai thánh tông đồ, chắc chắn chúng ta thêm niềm tin trong Hội Thánh, thêm niềm tin trong sứ vụ mà Chúa đã trao cho Hội Thánh. Noi theo gương hai Ngài, chúng ta luôn tuyên xưng cách vững chắc " Ngài là Đức Kitô, là Con Thiên Chúa hằng sống", Ngài là Đấng đã đến trong thế gian để cứu chuộc nhân loại, Ngài đã xây dựng và đã sai Hội Thánh tiếp nối công việc của Ngài. Hiểu và tin được điều đó, chúng ta đã góp phần xây dựng Hội Thánh trường tồn và lan rộng cho đến tận cùng thế giới.

Mừng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, mỗi người chúng ta được mời gọi tiếp nối truyền thống của các tông đồ mang tin mừng đến khắp cùng trái đất. Mỗi người chúng ta cũng là những viên đá sống động, góp phần xây dựng toà nhà Hội thánh.

Và ta thấy dù nhỏ bé, yếu hèn và bất lực, nhưng Chúa sẽ dùng tuỳ theo nhu cầu của Ngài. Chính Ngài sẽ đổi mới cuộc đời chúng ta bằng ân sủng và tình thương của Ngài, để nhờ đó chúng ta cũng có khả năng đổi mới môi trường chúng ta đang sống. Đồng thời chúng ta hãy cầu nguyện nhiều hơn cho Đức Thánh Cha, cho các giám mục là những Đấng kế vị thánh Phêrô và các tông đồ. Xin Chúa ban thêm sức mạnh, nghị lực và ơn khôn ngoan, để các ngài luôn là điểm tựa cho niềm tin của chúng ta.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSun, 28 Jun 2020 07:47:26 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần 13 Mùa Thường Niênhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-phaolo-tro-lai/item/11479-suy-niem-loi-chua-thu-hai-13-mua-thuong-nienhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/gh-phaolo-tro-lai/item/11479-suy-niem-loi-chua-thu-hai-13-mua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần 13 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần 13 Mùa Thường Niên
29/06/2020
THỨ HAI TUẦN 13 TN
Th. Phê-rô và Phao-lô, tông đồ
Mt 16,13-19
HIỆP NHẤT XÂY DỰNG HỘI THÁNH
Đức Giê-su nói: “Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” (Mt 16,13-19)
Suy niệm: Phê-rô và Phao-lô là hai tông đồ khác nhau như nước với lửa: Phê-rô là dân đánh cá ít học, Phao-lô thuộc tầng lớp trí thức; Phê-rô theo Chúa ngay từ đầu, còn Phao-lô là ‘đứa con đẻ non’ (x. 1Cr 15,8) mãi sau này mới theo Chúa; Phê-rô gắn bó với Ki-tô hữu gốc Do Thái, còn Phao-lô rao giảng cho dân ngoại. Khác nhau về gốc gác, về quan điểm truyền giáo, thế nhưng, trong Đức Giê-su, cùng với Đức Giê-su và vì Đức Giê-su, Đấng cả hai quý mến hơn mọi sự trên đời, Phê-rô và Phao-lô hiệp nhất trong một công trình chung: xây dựng Hội thánh của Đức Giê-su bằng lòng nhiệt thành hăng say rao giảng, bất chấp đòn vọt, tù đày, như thánh Phao-lô đã thốt lên: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16). Hai vị còn giống nhau trong cái chết hy sinh mạng sống cho Đấng mình yêu: Phê-rô bị đóng đinh ngược đầu xuống đất, Phao-lô bị chém đầu.
Mời Bạn: Nhớ rằng Hội thánh chủ ý mừng hai vị tông đồ trong một ngày lễ chính là để nêu cao tinh thần hiệp nhất trong công cuộc xây dựng Hội thánh. Bạn có quyết gạt bỏ những bất đồng để cùng hiệp nhất xây dựng gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, đoàn thể… không ?
Sống Lời Chúa: Noi gương hai thánh Phê-rô và Phao-lô, tôi sẽ dẹp bỏ những tị hiềm, gạt bỏ những bất đồng với các thành viên khác, để xây dựng gia đình, cộng đoàn, giáo xứ… tốt đẹp hơn.
Cầu nguyện: Hát: “Này con là Đá trên viên đá này Cha xây Giáo hội muôn đời kiên vững. Này con là Đá, cho muôn sức hùng Sa-tan vẫy vùng không hề chuyển rung.”
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySun, 28 Jun 2020 07:23:32 +0700
Theo Chúahttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11478-theo-chuahttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11478-theo-chuaTheo Chúa
  Theo Chúa.


28.6.2020 Chúa Nhật

Mt 10, 37-42

THEO CHÚA

Tin Mừng hôm nay, là phần kết luận của chương 10, “Bài giảng về những Sứ Mệnh Truyền Giáo”. Đây là những hướng dẫn của Chúa Giêsu ban cho các tông đồ trước khi sai họ ra đi rao giảng Tin Mừng.

Sau khi chọn 12 tông đồ, Chúa Giêsu đã ban quyền hành và sai họ ra đi thi hành mục vụ trong cánh đồng truyền giáo. Người ta chỉ thị cho họ phải chấp nhận cuộc sống hy sinh, khó nghèo, làm việc vất vả, gặp nhiều thử thách, bị bắt bớ hành hạ và bị giết chết. Đứng trước viễn tượng đó Người đã khuyên họ không nên vì sợ hãi mà thiếu lòng tự trọng, rồi mang mặc cảm tự ti làm hủy diệt nhân cách con người. Bởi, tuy không được tôn trọng trước mặt người đời, nhưng trước mặt Thiên Chúa họ rất quan trọng. Đây chính là Tin Mừng đối với các tông đồ.

“Ai liều mất mạng sống mình vì Thầy”. “Vì Thầy” cũng chính là “Vì anh em”. Biết bao lần, Chúa Giêsu đã đồng hóa mình với tha nhân. Đó là sợi chỉ hồng xuyên suốt các Tin mừng. Người tuyên bố:”Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy”. Đến ngày phán xét, Người cũng sẽ nói với mỗi người chúng ta: "Mỗi lần các ngươi làm cho một người nhỏ bé nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy”.

Thực ra, khi kêu gọi môn đệ “theo Thầy” và “liều mất mạng sống mình vì Thầy”, Đức Giêsu không có ý thổi phồng cái tôi của mình. Hi sinh cái tôi để đánh đổi lấy một cái tôi khác, dù cái tôi này có vĩ đại tới đâu, cũng chỉ là chuyện “đánh bùn sang ao”. Chính Đức Giêsu cũng phải hi sinh cái tôi để làm theo thánh ý Chúa Cha. “Thực vậy, Đức Kitô đã không chiều theo sở thích của mình.” (Rm 15, 3) Trong vườn Cây Dầu, Người đã “xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” (Mt 26, 39) Ý Cha đã thực thi hoàn toàn trong cái chết của Chúa Giêsu. Như vậy, Người đã từ bỏ chính mình. Muốn “theo Thầy”, môn đệ cũng “phải từ bỏ chính mình.” (Lc 9, 23)

Xét cho cùng, khi sống kiếp phàm trần, Chúac Giêsu cũng chấp nhận chỉ một mình Chúa Cha mới là nguyên ủy tuyệt đối. Từ lời nói tới việc làm, Chúa Giêsu luôn qui hướng về Chúa Cha (Ga 14, 10). Bởi đấy, nếu “vì yêu mến Thầy” (Ga 16, 27) mà anh em đã “liều mất mạng sống mình vì Thầy” (Mt 10, 39) thì “chính Chúa Cha sẽ yêu mến anh em.” (Ga 16, 27) Nơi đỉnh cao tình yêu đó, con người có thể vượt lên trên tất cả để đạt tới “một cái gì tuyệt đối, tột đỉnh và nền tảng.”

Như thế, “theo Thầy” không có nghĩa là đi từ hư vô này sang hư vô khác, nhưng tới một hiện hữu tuyệt đối là chính Thiên Chúa. Thực vậy, “ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.” (Mt 10, 40) Chúa Giêsu còn nhấn mạnh: “Tôi và Chúa Cha là một.” (Ga 10, 30) Không những Người hiệp nhất với Chúa Cha, nhưng còn đồng hóa với các môn đệ (Mt 10, 40) và người nghèo (Mt 26, 40). Như vậy, khi “theo Thầy”, người môn đệ biết mình theo ai và phải làm gì.

“Ai tìm mạng sống mình, sẽ mất. Ai đành mất mạng sống mình, sẽ gặp lại”. Đó là nghịch lý của Kitô giáo. Nhưng đó cũng là chân lý của cuộc đời. Thật thế, tất cả những ai miệt mài trong tiền của, danh lợi, chức quyền, lạc thú riêng mình, thì rồi cũng chỉ chuốc lấy đắng cay, chua xót, muộn phiền mà thôi.

Trái lại, một cuộc sống tiêu hao vì người khác sẽ luôn là một cuộc sống tràn đầy, sung mãn. Chính trong phục vụ chúng ta mới tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Chính qua những cử chỉ yêu thương chúng ta mới tìm được bản thân mình. Đó là chính là ý nghĩa của “Kinh Hòa Bình” mà chúng ta vẫn thường hát: “Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người…chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân…”

Con đường của Chúa Giêsu cũng là con đường dành cho mỗi người chúng ta. Chúng ta có thể hiểu được thế nào là mất hoặc tìm được sự sống khi chúng ta ngước mắt nhìn lên Chúa Giêsu. Ai nghĩ rằng, chỉ có cuộc sống trần thế là quan trọng hơn cả, thì kẻ đó sẽ tìm đủ mọi phương tiện để chiếm hữu của cải và tìm cách hưởng thụ, nhưng kẻ đó sẽ phải đối diện với cái chết với hai bàn tay trắng. Tất cả đều phải để lại khi đã xuôi tay. Kẻ đó không hiểu đâu là ý nghĩa của cuộc sống con người. Ý nghĩa của cuộc sống con người chính là: Thiên Chúa là khởi nguyên, là trung điểm và tận cùng của cuộc sống con người.

Do đó, ai đặt Thiên Chúa vào địa vị cao trọng nhất trong cuộc sống, kẻ đó hiểu giá trị đích thực của đời sống. Kẻ đó am hiểu những gì Thiên Chúa sẽ trọng đãi đối với kẻ mến yêu Ngài. Cho nên, dầu sống hay chết, dù sống an ninh hay trong nguy hiểm, tất cả đều nằm trong vòng tay đầy yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Ai sống như thế, kẻ đó tìm được sự sống.

Theo Chúa là một cuộc đấu tranh để đạt tới hạnh phúc viên mãn,vĩnh cửu, bất diệt. Ngay sau những lời nhắc nhở chúng con về việc tôn nhận Chúa là Đấng tuyệt đối, Người cũng cho thấy cái giá phải trả khi theo Chúa:”Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy” . Thập giá ở đây chính là chiến thắng sự giằng co giữa thế trần và Nước Trời, phải biết gạt bỏ tình cảm , ý riêng của mình, từ bỏ những tình cảm gia đình, những sở thích, nhu cầu của bản thân, hội nhóm để đi theo con đường Chúa đi, Lời Chúa dạy qua Tin Mừng.

Đức Kitô cũng đã trải qua đau thương, Người đã chiến đấu và chiến thắng trước những cám dỗ của ma quỉ. Chính Chúa đã vác Thập giá tiến đến đồi Sọ và sẵn sàng đổ máu mình ra làm chứng cho sự thật, tình yêu. Cuối cùng Người đã chiến thắng sự chết, Người đã Phục sinh vinh hiển và lên trời.

Ta thấy trong đời sống thường ngày, người Kitô hữu bị giằng co giữa một bên là tình cảm gia đình, bên kia là đòi hỏi của Chúa; hoặc một bên là quyến rũ của tiền tài, danh vọng, sống buông thả, một bên là sự trung thành với lý tưởng Kitô giáo. Trong những trường hợp giằng co như vậy, chúng ta sẽ chọn thế nào và phải làm gì? Trang Tin Mừng hôm nay soi sáng và hướng dẫn chúng ta hãy chọn đúng và thực hành đúng.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 27 Jun 2020 06:52:29 +0700
Từ bỏ để tiến xa hơnhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11477-tu-bo-de-tien-xa-honhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11477-tu-bo-de-tien-xa-honTừ bỏ để tiến xa hơn
  Từ Bỏ Để Tiến Xa Hơn

Kinh nghiệm mỗi lần chuyển xứ hay chuyển sang nhà mới là một lần lại phải cân nhắc loại bỏ những đồ dùng không cần thiết. Có những thứ đã cất giấu từ lâu rồi cứ thế dần theo năm tháng trong kho đồ cũ lại dầy thêm. Thế là cái nào không sài thì bỏ hoặc cho ai đó nếu muốn sử dụng. Rồi nhìn vào tủ quần áo, nhiều qúa! Có những chiếc đã cũ và lỗi thời, liền gom lại để đem cho người nghèo. . .

Ở đời còn có rất nhiều lần chúng ta phải quyết định từ bỏ. Có những thứ từ bỏ vì tự nguyện như bỏ ăn uống hoang phí, bỏ coi phim đêm, . . . Có những thứ ta nên bỏ để cuộc sống của ta nên tốt hơn. Thí dụ khi ta nhường nhịn không trả đũa, không đòi lại của cải hoặc danh dự bị người khác làm tổn thương, mất mát. . . Đặc biệt có những thứ ta buộc phải từ bỏ như: tội lỗi, thói xấu, dịp tội. . .

Chúa Giê-su còn muốn người môn đệ phải từ bỏ cả cái tôi của mình để sống hoà hợp và yêu thương mọi người. Chúa muốn chúng ta phải đón tiếp mọi phận người. Không phân biệt sang hèn. Không phân biệt giai cấp. Chúa còn đồng hóa mình với mọi phận người để rồi đón tiếp họ là đón tiếp chính Chúa. Thi ân cho họ là thi ân cho Chúa. Giúp đỡ họ là giúp đỡ chính Chúa để rồi ngày mai sẽ lãnh phần thưởng vô biên trên trời.

Chính Chúa đã tự nguyện từ bỏ địa vị Thiên Chúa để mang lấy thân phận con người chúng ta. Ngài từ bỏ ngai trời để đến cư ngụ trên trái đất này. Ngài từ bỏ cuộc sống riêng của mình để dấn thân phục vụ tha nhân trong mọi hoàn cảnh. Cuộc đời Ngài luôn ân cần thi ân đến mọi phận người. Ngài đến để chia sẻ với những mảnh đời: ốm đau, bệnh hoạn, nghèo khó, tội lỗi . . . Ai cũng được Ngài yêu thương. Ai cũng được Ngài săn sóc. Ai cũng được Ngài quý mến. Thế nên, ai cũng hạnh phúc khi được tiếp xúc với Ngài.

Từ bỏ có khi còn phải hy sinh đến cả tính mạng mình. Chúa Giê-su đã hy sinh để chấp nhận cái chết cứu độ nhân loại. Qua cái chết của Ngài mà nhân loại được giao hoà với Thiên Chúa để cùng bước vào cõi trời hạnh phúc vĩnh hằng.

Ngày nay người ta vẫn nhắc tới một môn đệ của Thầy Giê-su là cha Damien, tông đồ của người cùi. Cha đã tự nguyện đến phục vụ cho người cùi tại đảo Molokai thuộc bang Hawai. Hồi đó, nơi đây được chọn như một địa điểm giam các tù nhân trọng tội bị lưu đầy và những bệnh nhân phong cùi vào thời ‘hết thuốc chữa’ phải sống tách biệt…

Ngài đã từ bỏ mọi sang trọng để sống trọn vẹn cho người cùi. Chính khi Ngài bị nhiễm bệnh cùi, cha Đamien đã có thể cảm thông hoàn toàn với những bệnh nhân cùi. Ngài thường nói, “Chúng ta, những người cùi”. Cha Đamien trở thành một chứng nhân tình yêu của Chúa cho mọi người. Sức mạnh của Ngài đến từ Thánh Thể như chính Ngài đã viết: “Chính nơi chân bàn thờ là nơi chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh chúng ta cần khi bị bỏ rơi . . .”

Nhắc tới ngài người ta còn nhớ tới một giai thoại thật cảm động, khi một số báo ở Bỉ đăng hình Cha mô tả sự hy sinh vĩ đại của cha với thân hình Cha lở loét, nhức nhối. Mặt mày Cha sù sì, đen đủi, u nần trông rất ghê sợ.. Người mẹ của cha lúc ấy mắt đã mờ không đọc được, nhìn vào bức hình cũng chẳng nhận ra nổi đứa con yêu. Bà hỏi con cháu: Hình ai đây sao mà trông ghê sợ vậy?”. Một người em của cha trả lời: "một người hủi trên đảo Molokai của anh Đamiên đấy”. Qua mặt được bà cố, nhưng họ lại nhìn nhau và không ai bảo ai, tất cả đều xót xa rơi lệ.

Cha Đamiên đã sống với người hủi cho đến chết. Tình yêu Chúa đã giúp cha hy sinh suốt đời vì họ. Ngài đã sống trọn vẹn cho tình yêu dâng hiến: “Tôi đã dâng hiến tất cả cho Thiên Chúa, tôi chết nghèo, tôi chẳng có gì cho tôi…”

Ước gì người môn đệ của Chúa cũng biết sống yêu thương như Chúa đã yêu. Một tình yêu cảm thông đến mọi phận người để rồi bỏ qua những thiếu sót, lầm lỗi của tha nhân. Một tình yêu xan xẻ với những người khổ đau để rồi sẵn lòng cúi xuống phục vụ mọi phận người khổ đau không phân biệt địa vị sang hèn. Một tình yêu bao dung để xóa đi những ngăn cách của hiểu lầm, đố kỵ, ghen tương nhờ đó mà có thể đón nhận mọi phận người trong yêu mến , tôn trọng và phục vụ. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 27 Jun 2020 06:46:18 +0700