Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 10 Tháng 6 2019 07:24

Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội

 

Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tiền định từ muôn thủa trong yêu thương và chọn Mẹ làm Đấng cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡng và đồng hành cùng Chúa Giêsu Con Mẹ trong công trình cứu chuộc loài người, Mẹ đã cộng tác trong việc khai sinh Hội Thánh. Trong tình thương, Ngài đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Ngài, qua Đức Giêsu Kitô (x. Ep 1 4-5). Do đó, Đức Maria là Mẹ chúng ta.

Thật rõ ràng khi ta thấy : “Lúc bị treo trên thập giá, Chúa Giêsu nói với môn đệ Người yêu: Này là Mẹ con” (Ga 19, 26-27). Bên chân thập giá (x. Ga 19,25), Mẹ đã đón nhận lời trối đầy yêu thương của Chúa Giêsu Con Mẹ, và nơi người môn đệ được Chúa sủng ái, Mẹ đã tiếp nhận mọi người như những người con phải được tái sinh vào đời sống thần linh, và như thế, Mẹ đã trở nên người mẹ từ ái của Hội Thánh đã được tác sinh trên Thánh giá khi Chúa Kitô trao ban Thần Khí. Trong khi đó, cũng nơi người môn đệ yêu dấu, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ thay mặt Người thể hiện tình yêu thương đối với Đức Maria, Người trao gửi để họ đón nhận Mẹ trong tâm tình thảo hiếu kính yêu” (Sắc Lệnh về việc cử hành lễ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh). Vì thế, Mẹ là Mẹ Hội Thánh.

Chúa Cứu Thế đã muốn cho Mẹ được cộng tác, tham gia vào công trình cứu chuộc của mình, cho nên dưới cây thập giá, Chúa đã trối nhân loại cho Mẹ săn sóc thay mình và chính vì “hiệp công cứu chuộc”, mà Mẹ đã góp phần trong việc tái sinh các linh hồn. Mẹ là cho sự sống, Mẹ đã mang lại cho nhân loại sự sống thiêng liêng qua sự hiệp công của Mẹ, thì đó là mẹ rồi còn gì nữa. Điều thứ hai, Hội Thánh là nhiệm thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu, Hội Thánh là mình, Đức Mẹ sinh ra Chúa Kitô thì cũng sinh ra Hội Thánh. Dưới cây thập giá, Mẹ đã chứng kiến con tim Chúa mở rộng, máu cùng nước chảy ra, biểu trưng bí tích Rửa Tội và Mình Thánh Chúa, hai bí tích mẹ trong Hội Thánh: sinh và dưỡng, con tim của Mẹ bị gươm sắc thâu qua mạnh nhất trong giờ phút đó và như vậy máu Mẹ hòa lẫn với nước mắt cũng hiệp thông với Chúa trong việc khai sinh Hội Thánh và tiếp tục nuôi dưỡng Hội Thánh.

Để trở nên Mẹ Đấng Cứu Thế, Maria đã được Thiên Chúa ban cho những hồng ân của Chúa Thánh Thần để giúp Mẹ thực hiện vai trò cao cả này. Một số giáo phụ thời sơ khai đã xem Maria là Eva mới, đấng cộng tác với sứ mạng của Con mình ngang qua đức tin và lòng sùng kính với Lời Chúa và lời xin “Vâng” trước ý định của Thiên Chúa.

Đức Maria được gọi cách đơn giản là “Mẹ của Chúa Giêsu”, chứ không phải là “quý Bà” hay “bà vợ góa của ông Giuse.” Tình mẫu tử của Mẹ Maria được nhắc đến trong các bản văn Thánh kinh, từ biến cố Truyền tin cho đến kết thúc. Có một điểm đặc biệt mà các Giáo phụ đã hiểu ngay rằng đó là một gia tài ban cho Giáo hội và bao bọc Giáo hội.

Dưới chân thập giá (Ga 19,25), Mẹ đã đón nhận lời trối đầy yêu thương của Chúa Giêsu Con Mẹ, và nơi người môn đệ được Chúa sủng ái, Mẹ đã tiếp nhận mọi người như những người con phải được tái sinh vào đời sống thần linh, và như thế, Mẹ đã trở nên người mẹ từ ái của Hội Thánh đã được tác sinh trên Thánh giá khi Chúa Kitô trao ban Thần Khí. Trong khi đó, cũng nơi người môn đệ yêu dấu, Chúa Kitô muốn tất cả các môn đệ thay mặt Người thể hiện tình yêu thương đối với Đức Maria, Người trao gửi để họ đón nhận Mẹ trong tâm tình thảo hiếu kính yêu.

Tại sao Chúa Giêsu nói với Maria là “Bà” thay vì “Mẹ” (cũng như Đức Giêsu nói với Maria là “Bà” trong Gioan 2,4). Đức Giêsu muốn ám chỉ tới sự khởi đầu tạo dựng trong sách Sáng Thế khi Adam nói với Eva là người Phụ Nữ đầu tiên “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra” (St 2,23). Adam sau đó gọi bà là “Eva” vì bà là “Mẹ của chúng sinh” (St 3, 20).

Mẹ Maria là người cưu mang Con Thiên Chúa được gắn kết chặt chẻ với sứ mạng của Con mình là Chúa Giêsu Kitô. Ngang qua ơn sủng và hồng ân của Chúa Thánh Thần, Maria trở nên người môn đệ đầu tiên và là mẹ thiêng liêng của nhân loại mới, những người một lần nữa được sinh ra ngang qua Con của Mẹ, là Chúa Giêsu.

Khi Eva bị cám dỗ bởi lời của một thiên sứ và chạy trốn Thiên Chúa sau khi bất tuân lời Người, thì Maria được một thiên sứ loan báo Tin mừng cưu mang Thiên Chúa trong sự vâng phục lời Người. Trong khi Eva bị cám dỗ bất tuân Thiên Chúa thì Maria được thúc giục vâng phục Thiên Chúa. Vì thế Trinh nữ Maria đã trở nên đấng bào chữa cho trinh nữ Eva…

Nút thắt của sự bất tuân của Eva đã được tháo cởi bởi sự vâng phục của Maria: những gì trinh nữ Eva bị trói buộc qua sự bất tín thì Maria đã tháo cởi qua đức tin của mình.

Và ta thấy nhân đức chính yếu để phân biệt một phụ nữ chính là sự dịu dàng, như Mẹ Maria, “cho người con đầu lòng của mình chào đời, bọc con trong khăn và đặt con trong máng cỏ”. Mẹ chăm sóc con, với sự hiền dịu và khiêm nhường, là các phẩm chất mạnh mẽ của các bà mẹ.

Đức Maria bắt đầu sứ mạng làm mẹ khi hiện diện với các Tông đồ nơi phòng Tiệc ly, cùng cầu nguyện đợi chờ Chúa Thánh Thần (Cv 1, 14). Trong tâm tình đó, suốt bao thế kỷ, nền đạo đức Kitô giáo đã tôn vinh Đức Maria với những tước hiệu khác nhau, mang ý nghĩa tương tự nhau, chẳng hạn Mẹ các môn đệ, Mẹ các giáo hữu, Mẹ các tín hữu, Mẹ của tất cả những kẻ được tái sinh trong Chúa Kitô, và “Mẹ của Hội Thánh”, tước hiệu này đã xuất hiện trong những tác phẩm của các tác giả tu đức cũng như trong các văn kiện Huấn quyền của Đức Bênêđictô XIV và Lêô XIII.

Một Giáo hội là mẹ là Giáo hội đi trên con đường của sự dịu dàng. Giáo hội đó biết ngôn ngữ của sự khôn ngoan tuyệt vời là các cử chỉ trìu mến, của sự thinh lặng, của ngắm nhìn để biết cảm thông, biết thinh lặng, và cũng là ngôn ngữ của một tinh thần, một con người sống sự thuộc về Giáo hội khi cũng biết rằng người mẹ phải đi trên chính con đường này: một con người hiền lành, dịu dàng, mỉm cười, đầy tình yêu.”

Giáo hội là “hiền thê”. Và Giáo hội là mẹ, trao ban ánh sáng. Giáo hội là hiền thê và mẹ. Và trong tình mẫu tử này của Đức Maria, Mẹ của Giáo hội, chúng ta có thể hiểu chiều kích nữ tính của Giáo hội, điều mà nếu Giáo hội thiếu thì sẽ đánh mất căn tính thật và trở thành một hội từ thiện hay một đội banh, hay một thứ gì đó, nhưng không phải là Giáo hội.


Huệ Minh

 

 

Read 411 times Last modified on Thứ năm, 13 Tháng 6 2019 07:44