Print this page
Thứ năm, 30 Tháng 4 2020 08:39

Mẫu gương lao động

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Mẫu gương lao động


1.5
Thứ Sáu Thánh Giuse Lao Công
Ga 6, 60-69

MẪU GƯƠNG LAO ĐỘNG

Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta tôn trọng giá trị của lao động, đặc biệt là lao động tay chân. Lao động cũng là để diễn tả niềm tin vào Chúa khi cộng tác trong công trình của Thiên Chúa để làm ra những của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống con người. Chính trong lao động, con người cũng xây dựng nên gia đình, xã hội ấm êm hạnh phúc bằng những hy sinh vất vả, mồ hôi nước mắt, công sức của mình. Và lao động cũng góp phần làm cho mọi người đến gần với Thiên Chúa, đến gần nhau hơn qua việc yêu thương, chia sẻ bác ái với người khác.

Thánh Giuse là gương mẫu của người lao động. Ngài còn là vị Giám hộ của những người làm việc chân tay. Và Ngài là vị Giám hộ đắc lực nhất, như lời Đức Thánh Cha Pi-ô XII nói: "Không có vị Giám hộ nào có đủ khả năng linh nghiệm truyền thông Tin Mừng cho đời sống thợ thuyền bằng thánh Giuse thợ."

Trong bài giảng vào lễ Thánh Giuse năm 1969, Đức Thánh Cha Phaolô VI nói rằng: khi suy niệm về Thánh Giuse, ta tưởng chừng như thiếu chất liệu khai thác. Tin Mừng Phúc Âm không ghi lại lời nào của Ngài, ngoại trừ vài ghi nhận: Ngài hoàn toàn yên lặng và lắng nghe tiếng Chúa qua những giấc mơ. Ngài mau mắn thi hành ý Chúa. Ngài chuyên chăm làm việc tay chân cách cần mẫn, khiến người đời chỉ biết về Chúa Kitô là con bác phó mộc. Tất cả chỉ vỏn vẹn có thế, và có thể nói: cuộc đời Thánh Giuse là một cuộc đời ẩn dật, lao công lam lũ, một đời bình thường không chút danh giá.

Và ta thấy Đức Thánh Cha Phaolô VI nhấn mạnh, nếu chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn cuộc đời ẩn dật của Thánh Giuse, chúng ta sẽ thấy một cuộc đời đầy nhân đức và công nghiệp, đầy hạnh phúc và đau khổ, đầy hy sinh và ơn thánh. Thánh Giuse đã dấn thân và đón nhận mọi gánh nặng gia đình. Ngài chỉ nghĩ đến phục vụ, chỉ biết làm việc và hy sinh trong khung cảnh thầm kín mà Phúc Âm đã diễn tả: mái ấm Nadarét với trẻ Giêsu và Đức Maria. Ngài thực đáng được ca ngợi là người diễm phúc và cực tốt lành.

Như chúng ta biết, thánh Giuse được Chúa chọn làm cha nuôi Chúa Giêsu, khi Người sinh ra làm người để cứu độ nhân loại. Thánh nhân là người công chính, luôn tuân hành thánh ý Chúa, sẵn sàng vâng nghe và làm theo lời Chúa dạy. Ngài tận tâm bảo vệ Đức Mẹ, nhiệt thành cộng tác với Mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc Chúa Giêsu. Để chu toàn sứ mệnh đó. Ngài làm nghề thợ mộc vất vả hằng ngày. Ngài lấy sức lao động của mình bảo đảm cuộc sống hằng ngày của Thánh gia .

Ngài là gương mẫu cho mọi người sống nghề lao động chân tay và cách riêng cho các Kitô hữu: lương thiện, cần mẫn, siêng năng làm việc lo cho gia đình. Chẳng những lo cho gia đình mà còn phát triển xã hội và tôn vinh Chúa, vì theo thánh công đồng Vaticanô II: "Đối với các tín hữu, chỉ có một điều chắc chắn là: hoạt động cá nhân cũng như tập thể của nhân loại, các nỗ lực vĩ đại của con người vất vả qua các thế kỷ là nhằm cải thiện hoàn cảnh sinh sống. Việc này tự nó phù hợp với ý định của Thiên Chúa.

Hôm nay Chúa Giêsu trở về quê hương Nadarét và vào giảng dạy trong hội đường. “Sự khôn ngoan và quyền làm phép lạ” của Ngài đã khiến cho những người đồng hương phải ngạc nhiên. Nhưng sự ngạc nhiên này không dẫn họ đến đức tin, bởi còn một chướng ngại ngăn cản, đó là xuất thân của Người “Ông không phải là con bác thợ sao?...” cho nên người ta không tin Ngài là Đấng Mêsia. Tuy vậy, chính trong môi trường gia đình lao động nơi làng quê nghèo là nơi mà Thiên Chúa đã chọn để tỏ mình ra và thực hiện việc cứu độ.

Tưởng chừng như biết quá rõ xuất thân của Chúa Giêsu và cho rằng Ngài chỉ là một ông thợ thủ công con bác thợ mộc Giuse quê mùa nên dân làng Nadarét đã không tin vào Chúa. Đến như các môn đệ là những người đã theo sát Chúa Giêsu, sống với Người, nghe Người giảng dậy và chứng kiến những phép lạ Chúa làm nhưng vẫn không tin vào Chúa bởi vì họ thấy Chúa Giêsu chịu treo trên cây thập tự. Ngày hôm nay, giữa bao khó khăn, nghi ngại của cuộc sống, có nhiều người cũng dần xa rời đức tin vào Chúa, thậm chí là mất đức tin. Vậy chúng ta phải suy nghĩ sao đây về niềm tin của mỗi người vào Chúa?

Sự ngạc nhiên này không dẫn họ đến đức tin, bởi còn một chướng ngại ngăn cản, đó là xuất thân của Người “Ông không phải là con bác thợ sao?...” cho nên người ta không tin Ngài là Đấng Mêsia. Tuy vậy, chính trong môi trường gia đình lao động nơi làng quê nghèo là nơi mà Thiên Chúa đã chọn để tỏ mình ra và thực hiện việc cứu độ.

Vì tưởng chừng như biết quá rõ xuất thân của Chúa Giêsu và cho rằng Ngài chỉ là một ông thợ thủ công con bác thợ mộc Giuse quê mùa nên dân làng Nadarét đã không tin vào Chúa. Đến như các môn đệ là những người đã theo sát Chúa Giêsu, sống với Người, nghe Người giảng dạy và chứng kiến những phép lạ Chúa làm nhưng vẫn không tin vào Chúa bởi vì họ thấy Chúa Giêsu chịu treo trên cây thập tự. Ngày hôm nay, giữa bao khó khăn, nghi ngại của cuộc sống, có nhiều người cũng dần xa rời đức tin vào Chúa, thậm chí là mất đức tin. Vậy chúng ta phải suy nghĩ sao đây về niềm tin của mỗi người vào Chúa?

Thái độ của những người đồng hương với Chúa cho con nhận ra được con người khiêm nhu, cần cù lao động của Chúa khi còn ở quê nhà. Thánh Giuse, một bác thợ mộc chẳng lấy gì là khấm khá, chắc chỉ là đủ ăn. Ngài đã cùng với Chúa Giêsu lao động bằng chính đôi bàn tay và sức lực của mình để sinh sống và giúp đỡ người khác. Chúa Giêsu hẳn cũng đã thường xuyên góp sức với người cha nuôi của mình để chia sẻ cõi người trong cuộc sống. Chúa hẳn đã nhận ra Thánh ý của Thiên Chúa Cha, Đấng tạo thành vũ trụ khi tạo dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa và chúc phúc cho con người tiếp tục công trình sáng tạo, là “Hãy làm chủ trái đất này cùng với mọi lòai chim muông , cầm thú và mọi sinh vật".

Thánh Giuse đã được soi lòng mở trí, đã được sự khôn ngoan, để biết cách bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria đúng cách màChúa muốn. Cuộc đời thánh Giuse, cho thấy ơn gọi của Ngài là một hành trình dài. Ơn gọi đó đã phát xuất từ chính Thiên Chúa. Thánh Giuse không bao giờ đã vận động cho mình ơn gọi đó. Ngài cũng chẳng bao giờ ham muốn được ơn gọi đó. Chúa gọi, và Ngài đã xin vâng.

Hôm nay thánh Giuse vẫn sống động trong Hội Thánh. Đối với Giáo Hội Việt Nam, không những Ngài là Quan thầy phù trợ, mà còn là vị hiền phụ thân thương gần gũi đang chia sẻ cuộc đời chúng con. Một cuộc đời với nhiều lo toan, với nhiều trắc trở, với nhiều ước mơ và phấn đấu. Chúng con đây, những người chọn lựa con đường của Thánh Giuse đã đi, là muốn sống âm thầm, góp phần mình vào việc xây dựng một Giáo hội tại gia, trong đó mỗi thành phần vợ, chồng , con cái noi gương Thánh gia Thất mong muốn sống chan hòa trong khu xóm, xứ đạo; mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, nhận ra nhau trong cuộc sống. Không ngại mình là giòng dõi của bác thợ mộc Giuse, là anh chị em với con một người thợ là Giêsu, chỉ với một niềm tin Chúa sẽ thực hiện nơi chúng con điều Người muốn.

Thánh Giuse chính là tiêu chuẩn Phúc Âm, mà Chúa Giêsu - sau khi rời bỏ xưởng thợ Nazareth - đã rao giảng. Thánh Giuse là gương mẫu của lớp người khiêm hạ mà Kitô giáo đã phát hiện ra như những sự cả thể lớn lao.

Chính nơi Thánh Giuse, ta nhìn thấy những giá trị đích thực của đời sống con người, khác hẳn cách người đời thường thẩm định. Ở đây, cái nhỏ bé trở nên lớn lao. Ở đây, cái hèn hạ lại có địa vị xứng đáng trong xã hội. Ở đây, những kết quả lao công tầm thường và khó nhọc, lại trở nên hữu dụng cho công việc giảng dạy của Đấng Tạo Thành. Ở đây, những gì bị mất vì yêu Chúa thì lại tìm thấy, những gì hy sinh cho Chúa thì lại được nên dồi dào.

Và rồi ngày mỗi ngày ta cố gắng và siêng năng làm việc, để giúp ích cho gia đình, xã hội, theo gương thánh Giuse, và chuyên cần kêu xin thánh nhân cầu thay nguyện giúp cho những người lao động nghèo khổ, bất hạnh.
Huệ Minh

Read 467 times Last modified on Thứ bảy, 02 Tháng 5 2020 07:05

Latest from Ban Biên Tập