Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Tháng 3 2024Giáo xứ thổ hoànghttp://www.gxthohoang.netThu, 09 May 2024 10:16:18 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnGặp gỡ Đấng Phục Sinhhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17935-gap-go-dang-phuc-sinhhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17935-gap-go-dang-phuc-sinhGặp gỡ Đấng Phục Sinh
    GẶP GỠ ĐẤNG PHỤC SINH

 

 

 

2.4 Thứ Ba trong tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh

Cv 2:36-41; Tv 33:4-5,18-19,20,22; Ga 20:11-18

GẶP GỠ ĐẤNG PHỤC SINH

Tin mừng hôm nay, thánh Gioan mời gọi chúng ta đi vào tâm tình của Maria Mađalêna, người phụ nữ được diễm phúc nhận ra Chúa ngay trong buổi sáng đầu tiên đi viếng mộ.

Sự hiện diện của Đấng Phục sinh mà Maria Mađalêna cảm nhận được không phải là một sự hiện diện khả giác, nhưng chỉ có đôi mắt đức tin mới có thể nhận ra Ngài. Ngài muốn để cho ai nhận ra Ngài, và nhận ra khi nào là tùy ý muốn của Ngài, do đó, mầu nhiệm Phục Sinh là đối tượng của niềm tin hơn là những lý chứng. Đây là cảm nghiệm mà Maria Mađalêna có được vào buổi sáng ngày Phục sinh: bà không thấy gì ngoài ngôi mộ trống. Chúa Kitô Phục sinh không xuất hiện như Đấng mà bà đã từng gặp gỡ, mà như một người làm vườn xa lạ, thế nhưng sự hiện diện của Đấng Phục Sinh đã có sứ làm bật ra một lời tuyên xưng đầy xác tín và một niềm vui khôn tả.

Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một Chúa Kitô Phục Sinh mà bà Maria Mađalêna đã nhận ra dưới hình dạng của một người làm vườn xa lạ, cũng chính là Chúa Kitô Phục Sinh đang đến với chúng ta trong giây phút hiện tại. Ngôi mộ trống bà Manh Mađalêna đã thấy vào buổi sáng Phục Sinh là biểu tượng của biết bao mất mát và trống vắng, mà chúng ta đang trải qua trong cuộc sống mỗi ngày. Cũng như Maria Mađalêna, với cái nhìn hoàn toàn trần tục, chúng ta chỉ nhận thấy những trống vắng, đổ vỡ, mất mát, nhưng dối với đôi mắt dực tin, chúng ta được mời gọi để nhận những dấu chứng hiện diện của chính Đấng Phục Sinh. Người làm vườn vô danh mà Maria Mađalêna đã nhận diện được như chính Thầy chí ái của mình, là hình ảnh của mỗi người chúng ta gặp gỡ từng ngày. Trong mầu nhiệm phục sinh, mỗi tiếp xúc với tha nhân đối với chúng ta cũng phải là một gặp gỡ với Đấng Phục sinh.

Hôm nay chúng ta gặp một phụ nữ đáng thương, Maria Mađalêna, một phụ nữ đã từng theo Chúa Giêsu đến chân thánh giá và giờ đây vẫn còn đau khổ, còn chịu tang. Trong bà là cả một sự vắng bóng của chứng từ.

Chúng ta gặp bà trước tiên bên mộ, sợ hãi, đầy lo âu: “Tôi không biết người ta đặt Ngài ở đâu”. Mặc dù bà đã có mặt vào ngày chôn cất. Hẳn là vẫn còn lại một cái gì của Chúa Kitô chứ.

Qua Kinh Thánh, chúng ta đã biết rằng Chúa Kitô hiện diện trong Giáo hội Ngài, trong cộng đoàn tín hữu, trong từng con người. Nhưng những người đến gặp Ngài thường gặp những ngôi mộ trống. Và họ vẫn ở trong tình trạng nghi nan.

Kế đến, chúng ta thấy rằng Maria Mađalêna được một ai đó gọi ngỏ lời, một người mà cô không biết tên. Cô nhận ra Ngài khi nghe gọi “Maria”.

Chỉ người nào nghe Chúa Giêsu gọi tên mình, chỉ người nào được Ngài chạm đến trong một tương quan cá nhân mới nhận ra được Ngài. Ta không thể trách móc những người rời bỏ Giáo hội và không đi lễ ngày chúa nhật, nếu không ai nối kết với họ một mối tương giao cá nhân. Việc hội họp của những con người vô danh đã giết mất sự hiểu biết về Chúa Kitô.

Sau đó Maria muốn giữ Chúa Giêsu lại. Như nhiều người trong chúng ta cũng muốn giữ Chúa Kitô cho riêng mình, vì chúng ta cần Ngài để xoá tan nỗi buồn trong cuộc sống chúng ta, như một nơi trú ẩn đối với những gian nan, lo lắng. Bao nhiêu người trong chúng ta đã giữ lại Chúa Kitô của mình, không chịu chia sẻ, không chịu nói về Ngài, không bao giờ lên tiếng công bố về Ngài ? Việc chúng ta tham dự phụng vụ Lời Chúa, hay đúng hơn sự dửng dưng của chúng ta thi tham dự, có thể là dấu hiệu của điều chúng ta làm: tôi đã có Chúa Kitô của mình, tôi giữ lấy Ngài.

Cuối cùng, sau khi lột bỏ sự sợ hãi và ý định giữ lấy Ngài cho riêng mình, sau khi trở nên người được gọi tên, sau khi được thôi thúc bởi tiếng gọi cá nhân nơi chiều sâu, Maria ra đi làm chứng.

Niềm tin và sự gặp gỡ của con người với Ðấng Phục Sinh thường đến sau những đổ vỡ, mất mát, thất bại và khổ đau. Ðiều này đã diễn ra với hầu hết các môn đệ của Chúa Giêsu. Vào giữa lúc họ buồn bã quay về làng cũ, họ gặp Ngài. Vào giữa lúc họ từ bỏ con đường đi theo Ngài để trở về sau chuyến bôn ba của cuộc sống, Ngài đến với họ. Ngài cũng đến với họ khi họ giam mình trong sợ hãi, buồn phiền. Maria Mađalêna cũng được gặp Ngài giữa tiếng khóc than. Chính lúc bà tưởng mình đã mất tất cả, Ngài đã đến với bà.

Quả thật, Ðấng Phục Sinh thường đến với con người vào những lúc bất ngờ nhất và dưới những hình dạng con người không hề chờ đón. Hầu hết trong mọi trường hợp, Ngài đến với họ như người vô danh, một người mà họ không thể nhận ra tức khắc. Phục sinh là một biến cố lịch sử, nhưng không có bất cứ một người nào đã chứng kiến giây phút lịch sử ấy, từ các môn đệ cho đến chúng ta ngày nay.

Ðể tin nhận Ngài, con người luôn làm một bước nhảy vọt trong các biến cố của cuộc sống, những biến cố ấy thường là những mất mát, thất bại và khổ đau. Cần phải trải qua đau khổ để đến vinh quang, đó là định luật của niềm tin, phép rửa nhờ đó chúng ta trở thành tín hữu Kitô, không đương nhiên biến chúng ta thành những người thông minh đĩnh đạc hay may mắn thịnh vượng hơn người. Nhưng chúng ta phải xem mình là những người may mắn nhất, bởi vì giữa tăm tối của cuộc sống, chúng ta vẫn còn nhận ra được ánh sáng; giữa những đổ vỡ, mất mát, thất bại và khổ đau, chúng ta vẫn tiếp tục tin tưởng.

Mỗi chúng ta là một Madalêna mới của hôm nay. Nhờ đức tin, chúng ta đã nắm được Chúa Kitô vững chắc hơn Madalêna nữa. Vậy hãy ra đi vào cuộc sống mà loan truyền sự sống của Chúa cho anh em.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaMon, 01 Apr 2024 06:50:14 +0700
Nỗi sợ của ân sủnghttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17934-noi-so-cua-an-sunghttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17934-noi-so-cua-an-sungNỗi sợ của ân sủng
  NỖI SỢ CỦA ÂN SỦNG


Thứ Hai Bát Nhật Phục Sinh: http://thanhlinh.net/node/167180
“Các người phụ nữ vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng”.

Cha William thăm một cô gái sắp mổ mắt. Nỗi sợ phải mù ám ảnh cô! Cô nói với cha, “Ôi, Chúa đang lấy đi thị giác của con!”. Cha xứ nghiêng mình thì thầm, “Đừng để Ngài lấy nó! Hãy dâng nó cho Ngài!”. Khuôn mặt cô gái rạng rỡ, “Con ước ao được như vậy!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nỗi sợ hãi xen chút vui mừng - dẫu ít ỏi - nơi cô gái trẻ đưa chúng ta về câu chuyện Tin Mừng hôm nay. Các phụ nữ rời mộ Thầy, vừa “sợ hãi” vừa “vui mừng”. Thật thú vị, hai trạng thái đan xen! Làm sao một người vừa “sợ” lại vừa “vui?”. Chẳng phải sợ hãi luôn xói mòn niềm vui? Chẳng phải niềm vui không triệt tiêu được sợ hãi? Đặt mình vào tâm trạng của các cô, chúng ta sẽ hiểu được thế nào là trải nghiệm một ‘nỗi sợ của ân sủng!’.

Làm sao có thể không sợ khi thi hài của một người chết nay hiện ra sừng sững trước mặt họ? Làm sao một ‘thây ma’ nay lên tiếng chào họ? Ấy thế, nỗi sợ tự nhiên được thế chỗ bởi niềm vui của ân sủng! “Chào chị em!” tiếng Latin là “Exsultet!”, có nghĩa là “Mừng vui lên!”. Đây cũng là lời Gabriel chào Đức Mẹ trong ngày truyền tin, “Mừng vui lên, đấng đầy ân sủng!”. Giờ đây, không phải là lời của sứ thần nhưng là lời của ‘Chúa các sứ thần’ - lời Đấng Phục Sinh - nói cho cả nhân loại biết rằng, nó đang được đầy ân sủng!

Đây không phải là một nỗi sợ thông thường; đúng hơn, một ‘nỗi sợ của ân sủng’ đầy tôn kính, kinh ngạc và choáng ngợp, gây sốc thánh thiện; và cùng lúc, ngập tràn niềm vui. Bỗng nhiên, một sự hiểu biết chợt đến khiến các cô đầy ắp hy vọng rằng, Thầy đã ra khỏi mồ! Trải nghiệm này cho phép họ tin chắc một điều gì đó rất phi thường vừa mới xảy ra.

Đây còn là một trải nghiệm đáng ao ước nơi bạn và tôi! Ngày Phục Sinh, ‘ngày Chúa biến đổi tôi’, ‘ngày Chúa đã làm ra’, ngày mà tôi hoan hỷ mừng kính trong tám ngày liên tiếp và cao điểm là Chúa Nhật Lòng Thương Xót. Vì thế, trong những ngày này, chúng ta sẽ cố gắng ‘cùng trải nghiệm một kinh nghiệm’ mà các phụ nữ thánh thiện ấy đã trải qua. Rằng, Chúa Giêsu không còn trong mộ và tôi cũng đã ‘ra khỏi mồ’ với Ngài. Hãy chìm sâu vào mầu nhiệm Phục Sinh; học biết nó đúng như ý nghĩa tràn đầy của nó! Ngài đã tiêu diệt tội lỗi, huỷ diệt cái chết, sự ác; đồng thời, đang huỷ diệt tội lỗi của tôi, ban cho tôi sự sống mới trong sức mạnh Phục Sinh của Ngài. Không thể tuyệt vời hơn!

Anh Chị em,

“Tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng”. Chúa Phục Sinh ước ao bạn và tôi có được trải nghiệm ấy mỗi ngày trong Lời Chúa, trong Thánh Thể, trong những con người, trong các biến cố. Ngài ‘đón đường’ từng người chúng ta, nói với mỗi người rằng, “Mừng vui lên!” vì cả vũ trụ này đang được đổi mới; và nhất là, ‘Con đang được đổi mới!’. Như các phụ nữ, bạn hãy cam kết một điều, chúng ta phải ‘ra khỏi nhà’, ‘ra khỏi mồ’, ra khỏi những gì thuộc tầm thấp, ra khỏi những ước muốn thế tục; nhờ đó, có thể nhận ra ‘Đấng đón đường’ đầy yêu thương, quyền năng. Được như thế, chúng ta mới thật sự trải nghiệm ‘nỗi sợ của ân sủng’ đáng ao ước mà Đấng Phục Sinh mang lại, cũng là Đấng sai đi.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, dạy con biết ‘chìm sâu vào trong’ mầu nhiệm Phục Sinh; nhờ đó, con có thể ‘ra khỏi nhà’, ‘ra khỏi mồ’, được biến đổi và được sai đi!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưMon, 01 Apr 2024 06:44:09 +0700
Giáo xứ Thổ Hoàng: Đêm vọng Phục Sinhhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/17933-gx-tho-hoang-dem-vong-phuc-sinhhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/17933-gx-tho-hoang-dem-vong-phuc-sinhGiáo xứ Thổ Hoàng: Đêm vọng Phục Sinh
  Giáo xứ Thổ Hoàng: Đêm vọng Phục Sinh

Vào lúc 19h30, ngày 30-044-2024, cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành long trọng dâng Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại nhà thờ giáo xứ Thổ Hoàng. Đồng tế với ngài có cha phó Augustino Phan Minh Danh

Thánh lễ có bốn phần:

Phần 1: Thắp nến Phục Sinh.

Ánh nến tượng trưng cho ánh sáng phục sinh, ánh sáng tình yêu đươc cử hành ngoài hành lang nhà thờ, sau đó đươc thắp sáng và kiệu vào nhà thờ. và tiến vào nhà thờ

Phần 2: Phụng vụ Lời Chúa

Qua các bài đọc từ sách Sáng Thế và sách Xuất Hành cho chúng ta thấy Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ và con người một cách lạ lùng. Ngài luôn yêu thương và bảo vệ con người qua muôn thế hệ.

Bài chia sẻ của cha phó giúp cho mọi người hiểu rõ thêm ý nghĩa của Phục Sinh, nếu Chúa không sống lại thì nhân loại mừng biến cố Ngài Giáng Sinh, tưởng nhớ ngày thứ năm hay thứ sáu Tuần Thánh sẽ không là gì cả.

Chúa Giê su đã cương quyết chọn con đường của Thiên Chúa, đó là con đường khổ nạn, đườn đến đồi Canvê, đường thập giá. Chúa đã chết nhưng Chúa đã phục sinh để mở ra một con đường dẫn đến sự sống.

“Hội Thánh cử hành đêm Vọng Phục sinh này là để giữ vững niềm tin của tất cả chúng ta vào Chúa Kitô Phục Sinh, và niềm tin phục sinh sẽ mãi mãi sinh động, không những cho cuộc đời của chúng ta mà còn cho thế hệ tiếp nối chúng ta nữa, phục sinh là một công trình tạo dựng mới.

Phần 3: Làm phép nước không có Phung vụ Thanh Tẩy.

Phần 4: Phụng vụ Thánh Thể

Thánh lễ kết thúc lúc 21h30.

 ps1

ps2

 MG_1545

ps3

Hình Ảnh

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứSun, 31 Mar 2024 10:14:55 +0700
Phục sinh: Qùa tặng quý nhất đời tahttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17932-phuc-sinh-qua-tang-quy-nhat-doi-tahttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17932-phuc-sinh-qua-tang-quy-nhat-doi-taPhục sinh: Qùa tặng quý nhất đời ta
  PHỤC SINH : QUÀ TẶNG QUÝ NHẤT ĐỜI TA

Trong cuộc sống đời thường, có những dịp Lễ, người ta hay tặng quà cho nhau. Thế nhưng rồi có khi nhiều quà quá hay lu bu việc này việc kia người ta có khi không dùng đến món quà đó. Sau Lễ, sau dịp mừng người ta cất quà đó vào trong xó kẹt. Có người đến khi chết, dọn phòng thì vẫn thấy có những món quà còn nguyên đó không đụng đến.

Nghĩ như thế, liên tưởng đến mầu nhiệm Phục Sinh. Chúa Phục Sinh là quà tặng lớn nhất và quý nhất mà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại.

Nếu như Chúa chết thì niềm tin của chúng ta ra vô ích. Nếu như Chúa chết mà không sống lại thì người Kitô hữu có gì để mà tin. Nếu như Chúa chết mà không sống lại thì cần gì người Kitô hữu phải sống mà đi tìm hạnh phúc ở đời sau, đi tìm vinh quang phục sinh với Chúa.

Với niềm tin vào Chúa Phục Sinh, người Kitô hữu, đặc biệt là những người tu sống mầu nhiệm Phục Sinh hay mầu nhiệm Nước Trời ngay trong đời sống hiện tại.

Nếu không có đời sau, nếu không có hạnh phúc sau khi qua cõi tạm này thì người ta đâu đi tu làm gì vì đi tu thì có ích gì ? Người tu tận hiến đời mình để phục vụ Nước Trời cũng như sống thực tại Nước Trời ngay tại trần gian này.

Nếu không có đời sau thì mắc cái mớ gì gọi là tu thân tích đức. Nếu không có đời sau thì mắc cái mớ gì phải ép mình để đi qua cửa hẹp hay ép mình đi theo những giới răn của Chúa. Chắc chắn là nơi người Kitô hữu và nhất là người tu đã chọn cho mình con đường như Chúa mời gọi vì tin rằng sau cõi tạm này sẽ được phục sinh với Chúa.

Và nếu sống với món quà phục sinh ấy thì người tin phải sống, phải diễn tả đời sống ấy ngang qua đời sống của mình khi ở trần gian.

Ý thức với niềm vui phục sinh, ta thấy : Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.

Rõ ràng rằng nếu như tin và vui niềm vui của niềm vui phục sinh thì hãy hay nói đúng hơn là phải đi tìm kiếm những gì thuộc thượng giới chứ không đi tìm những cái ở hạ giới. Những gì ở hạ giới làm cản trở bước tiến lên Thiên Đàng. Những gì thuộc hạ giới làm cho con người ta cứ mãi mãi ở cái nhìn thấp bé là ở dưới đất chứ không hướng về Thiên Đàng.

Người tin Chúa Phục sinh phải diễn tả niềm tin ấy ngang qua cuộc đời của mình, ngang qua suy nghĩ và hành động của mình. Tin vào Chúa Phục Sinh là buông bỏ những cái gọi là bám víu làm cho đời mình không hướng lên trời cao được.

Niềm tin vào Chúa Phục sinh mãi mãi là sự giằng co trong cuộc đời của chúng ta. Niềm tin luôn được mời gọi và ngày mỗi ngày giằng co hành động của chúng ta.

Có khi miệng thì nói là tin vào Chúa Phục Sinh đó nhưng cuộc sống thì lại cứ bám víu vào trần gian. Có khi đến Nhà Thờ, có khi đến với Chúa ấy nhưng trong lòng cứ tính toán đất đai, cứ tính toán lợi lộc, cứ tính toán làm sao để tích lũy thật nhiều trong cuộc đời này.

Gần nhất là cái chuyện mừng Phục Sinh. Mừng Lễ đâu nhất thiết phải cứ dô dô ! Có khi dô dô nhiều quá rồi nói nhiều và không làm chủ được mình và chả biết mình là ai và khi ấy bệnh nổ càng nổ hơn. Mừng Lễ đâu hà cớ là phải ăn tiệc cho linh đình và uống cho say ? Nó cũng cần để diễn tả vì chúng ta là con người nhưng nó chỉ là một chút gì đó diễn tả niềm vui. Nếu chỉ mong qua ăn chay để được ăn mặn và thật mặn với rượu bia xem chừng chúng ta chỉ mừng mầu nhiệm Phục Sinh như là niềm vui tầm thường trong cuộc sống.

Mầu nhiệm Phục Sinh là quà tặng quý giá mà Thiên Chúa tặng ban cho con người để rồi vui Phục Sinh không phải là vui bên ngoài với những mâm tiệc mà là phải là niềm vui bên trong tâm hồn vì tin tằng Chúa không chết mãi, Chúa đã sống lại để ta được sống lại với Chúa. Niềm vui ấy không chỉ diễn tả ở bên ngoài mà niềm vui ấy phải được biến đổi tận căn cái cõi lòng của chúng ta.

Khi biết và khi tin vào Chúa Phục Sinh rồi thì tiền tài, danh vọng và vật chất không còn phải là mục tiêu mà ta tìm kiếm nữa. Mục tiêu mà ta tìm kiếm sau khi tin Chúa Phục Sinh đó là một tâm hồn thanh thoát với những gì là thuộc về thế gian.

Tôi vui với niềm vui Phục Sinh, tôi sống niềm vui Phục Sinh thật sự đó là tôi không còn ghen ăn tức ở, tôi không còn diễn nữa, tôi không còn ảo, tôi không còn tự cao tự đại, tôi không còn tôn vinh cái tôi nữa.

Tôi sống niềm vui Phục Sinh thật sự là tôi phải nhỏ đi để Chúa và anh chị em của tôi lớn lên. Tôi sống niềm vui Phục Sinh thật sự là tôi không bận tâm đến cái ăn cái mặc xa xỉ nữa. Điều tôi bận tâm là tôi có hướng lòng đến để chia sẻ với người nghèo, với anh chị em bất hạnh đang đau yếu bệnh tật, bị bỏ rơi hay không mà thôi.

Quanh ta, ta thấy có những tiệm cơm 1.000 đồng, 2.000 đồng và có cả tiệm cơm miễn phí cho người nghèo. Quanh ta, ta thấy có những bình nước giải khát đâu đó bên vệ đường. Tất cả những điều này khởi đi từ một tấm lòng nhân hậu. Không biết chủ nhân của những quán ăn, bình nước uống như thế này có phải là người Công Giáo hay không nhưng nọ đang sống cái mầu nhiệm Phục Sinh ngay trong cái cõi tạm này là lòng họ hướng về trời khi họ mở lòng chia sẻ với anh chị em đồng loại.

Là người Kitô hữu, chúng ta phải và luôn ý thức được niềm vui Phục Sinh như là món quà quý giá nhất mà Thiên Chúa trao ban cho ta. Quà quý ấy chúng ta luôn ý thức và luôn mở ra để sử dụng mỗi ngày trong cuộc đời đó là hướng lòng về Trời để tìm kiếm Nước Trời chứ không dừng lại ở những thực tại tạm bợ hay mau qua chóng tàn này.

Chúng ta đừng giấu, đừng ém, đừng cất niềm vui quý báu này trong cuộc đời chúng ta. Hãy luôn ý thức và trân quý món quà Phục Sinh mà Chúa ban tặng cho mỗi chúng ta.

Niềm vui Phục Sinh thật sự trong đời ta khi và chỉ khi ta thay đổi lối sống, ta buông bỏ những cái gì bám víu làm cho lòng chúng ta nặng trĩu không hướng về Trời được. Niềm vui Phục Sinh thật sự khi ta mở lòng ra đón nhận ân sủng của Chúa Phục Sinh để rồi ta thay đổi con người của chúng ta là những con người trần gian nhưng lòng luôn hướng về những sự trên trời !

Tôi là ai sao mà còn trần gian thế ?

Chúng ta cũng cần đặt câu hỏi này để chúng ta xem chúng ta là con cái của trần gian hay con cái của Thiên Chúa. Khi chúng ta xác nhận và xác tín chúng ta là con cái của Thiên Chúa chúng ta sẽ thực sự sống điều mà Chúa muốn nơi đời ta, chúng ta sẽ sống ở trần gian này nhưng không bám víu vào trần gian mà lòng luôn hướng về Trời cao nơi Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa.

Phục Sinh 2024

Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSun, 31 Mar 2024 10:02:19 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinhhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17931-suy-niem-loi-chua-thu-hai-tuan-bat-nhat-phuc-sinhhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17931-suy-niem-loi-chua-thu-hai-tuan-bat-nhat-phuc-sinhSuy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinh
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinh

01/04/2024

Thứ hai tuần bát nhật ps
Mt 28,8-15

Điểm hẹn ga-li-lê

“Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” (Mt 28,10)

Suy niệm: Bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na và các chị em gặp Chúa Giê-su Phục sinh ngay tại khu vườn nơi đã an táng Ngài, các tông đồ và các môn đệ gặp Ngài hiện đến trong căn phòng đóng kín, còn hai môn đệ làng Em-mau thì gặp Chúa trên con đường về quê…, nhưng tất cả những nơi ấy không phải là nơi mà Đấng Phục sinh hẹn gặp. Chính Ga-li-lê mới là địa điểm mà Đức Ki-tô Phục sinh hẹn gặp những người “anh em của Chúa”. Chỉ ở trong căn phòng đóng kín hàn huyên với nhau về niềm vui gặp Chúa phục sinh, như thế là chưa đủ. Vừa trỗi dậy từ cõi chết, Ngài đã lập tức đi trước các ông đến nơi mà Ngài đã cùng với họ rong ruổi suốt ba năm trời để loan báo Nước Trời; công cuộc đó, Ngài đã hoàn tất trên thập giá và bây giờ tới lượt họ, họ sẽ được sai đi để “làm cho muôn dân cũng trở thành môn đệ” để qui tụ họ thành Dân mới trong Nước Trời.

Mời Bạn: Điểm hẹn Ga-li-lê mà Chúa Ki-tô phục sinh mời gọi bạn và tôi đến chính là môi trường sống hằng ngày của chúng ta. Đó chính là ‘nơi’ mà chúng ta, những môn đệ của Ngài, được sai đi để làm cho muôn dân cũng trở thành môn đệ. Bạn và tôi sẽ hiện thực hy tế thập giá ban ơn cứu độ của Đức Ki-tô bằng cách nào nếu không phải là bằng chính đời sống hiến thân phục vụ của mình?

Sống Lời Chúa: Điểm hẹn hằng ngày của bạn là gặp Chúa Ki-tô nơi bí tích Thánh Thể và gặp gỡ phục vụ tha nhân.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô, Đấng phục sinh, xin cho con trung thành tìm gặp Chúa trong bí tích Thánh Thể, và trong việc phục vụ tha nhân, để con có thể mời gọi nhiều người đến gặp Chúa! 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySun, 31 Mar 2024 07:51:43 +0700
Đừng sợhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17929-dung-sohttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/17929-dung-soĐừng sợ
  Đừng Sợ

1.4 Thứ Hai trong tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh

Cv 2:14,22-32; Tv 16:1-2,5,7-8,9-10,11; Mt 28:8-15

Đừng sợ

Ngày thứ nhất trong tuần, ngày mà nước mắt chưa vơi, tình người chưa cạn. Ma-ri-a Ma-đa-lê-na, người đàn bà rất thật đàn bà, mạnh mẽ phi thường. Lúc các môn đệ, giới mày râu vai u thịt bắp, có những vị được mệnh danh là con cái sấm sét, đang ẩn đâu đấy sau khi thầy bị bắt, bị giết và an táng trong mồ, thì Ma-ri-a Ma-đa-lê-na vẫn can đảm dõi bước theo Thầy trong hành trình Thương Khó, tận mắt thấy cảnh Thầy bị đánh đòn vai mang thập giá, can đảm hơn bà còn đứng dưới chân Thánh giá, chôn cất Thầy, nay lại ra viếng mồ Thầy khi trời còn chưa sáng như Mát-thêu thuật lại trong Tin Mừng hôm nay: “Các bà vội vã ra khỏi mồ vừa sợ lại vừa hớn hơ vui mừng đi báo tin cho các môn đệ Chúa” (Mt 28,8).

Các sách Tin Mừng thuật lại sự vội vã mà vào Ngày Phục Sinh “các bà chạy đi báo tin cho các môn đệ” (Mt 28,8). Và, sau khi bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na “chạy đến với ông Si-mon Phê-rô” (Ga 20, 2), thì chính ông Gio-an và ông Phê-rô “cả hai cùng chạy” (x. Ga 20,4) để đến nơi chôn cất Chúa Giê-su. Và rồi vào chiều Phục Sinh, khi gặp Đấng Phục Sinh trên đường Emmau, hai môn đệ “lên đường không chậm trễ” (Lc 24,33) và vội vã đi vài dặm lên đồi trong bóng tối, xúc động bởi niềm vui Phục Sinh không thể kìm nén được đang bừng cháy trong tâm hồn của họ (x.Lc 2432).

Cũng chính niềm vui đó mà Phê-rô, trên bờ biển Ga-li-lê-a, khi nhìn thấy Chúa Giê-su phục sinh đã không thể nấn ná trong thuyền với những người khác, mà lập tức nhảy xuống nước bơi thật nhanh để gặp Người (x. Ga 21,7). Nói tóm lại, vào Lễ Phục Sinh, cuộc hành trình tăng tốc và trở thành một cuộc chạy đua, bởi vì nhân loại nhìn thấy mục tiêu của cuộc hành trình, ý nghĩa của định mệnh của mình, là Chúa Giê-su Ki-tô, và được mời gọi để vội vã gặp gỡ Người, niềm hy vọng của thế giới. Chúng ta cũng hãy mau chóng lớn lên trên con đường tin cậy lẫn nhau: tin cậy giữa người với người, giữa các dân tộc và các quốc gia. Hôm nay chúng ta hãy tuyên xưng và mau mắn đi loan báo cho thế giới biết rằng, Chúa Giê-su, Chúa của đời ta, là “sự sống lại và là sự sống” của thế gian (x. Ga 11, 25).

Các bài Tin mừng trong tuần bát nhật mừng Đức Giêsu Phục sinh đều ghi lại các cuộc hiện ra của Đức Giêsu. Bài Tin mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giêsu hiện ra với các phụ nữ, cách riêng với bà Maria Mađalêna, để củng cố niềm tin và sai các bà đi báo tin cho các Tông đồ. Ngoài ra, Tin mừng còn nói đến việc các nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái mua chuộc các lính canh mồ để phản bác việc Đức Kitô sống lại.

Thánh Mátthêu là tác giả duy nhất đã so sánh thái độ của hai dạng chứng nhân về việc Chúa Phục sinh: một bên là những phụ nữ đã từng theo Đức Giêsu, và một bên là những lính canh mồ do các thượng tế và biệt phái sắp đặt.

Cả hai bên đều nhận lãnh một sứ điệp: những phụ nữ được các thiên thần cổ võ đã lên đường loan báo sứ điệp Phục sinh cho các Tông đồ; những lính canh mồ thoạt tiên cũng nhận lãnh các sứ điệp như thế: họ đã chứng kiến một phép lạ, nhưng thay vì tuân phục với đức tin, họ đã bóp méo và chối bỏ sự thật.

Một sự kiện nhưng hai phản ứng: với sự tuân phục của đức tin, các phụ nữ đã đón nhận phép lạ và trở thành sứ giả của Tin mừng Phục sinh; trong khi đó, với thái độ mù quáng và khước từ, những lính canh mồ đem biến sự kiện thành một bôi nhọ phỉ báng.

Đức Giêsu đã Phục sinh với các chứng từ rõ ràng không thể chối cãi được. Đối với Đức Giêsu, phục sinh là chiến thắng hoàn toàn sự chết, thế gian và xác thịt, nghĩa là thân xác phục sinh không thể chết được nữa, thân xác phục sinh không thể bị giới hạn trong không gian hoặc thời gian. Chẳng hạn Đức Giêsu khi phục sinh vẫn đi vào nhà các môn đệ khi cửa đóng kín, vẫn có thể hiện diện nhiều nơi như vừa đồng hành với môn đệ trên đường Emmau, nhưng khi các môn đệ đó quay lại thì lại được các môn đệ ở nhà kể lại vừa gặp Chúa.

Kitô hữu là người đối diện với Tin mừng Phục sinh và được trao nhiệm vụ đi loan báo cho người khác tin vui này... Tuy nhiên, như nhóm lính canh, có thể vì sợ hãi trước quyền lực trần thế, hay vì một chút lợi lộc, họ đành tâm phản bội Tin mừng, và do đó cho đến nay vẫn còn những hiểu biết lệch lạc về Đức Kitô và về Giáo hội.

Trở lại sự kiện giả dối của giới cầm quyền Do thái giáo mà bài Tin mừng kể ra, chúng ta thấy sự kiện này cũng phản ánh một thực tế bất công và dối trá nơi cuộc sống này đã có từ ngàn xưa. Thậm chí ngày nay còn đáng sợ hơn.

Chân lý loài người luôn thuộc về kẻ mạnh, người ta dùng tiền để mua chuộc và đổi trắng thay đen, biến công thành tội, sự thật bị xuyên tạc bóp méo. Đặc biệt những Kitô hữu và những người dám sống thật luôn bị thua thiệt và bị vu oan giáng họa kết tội cách bất công. Người ta dùng tiền và quyền để bịt miệng và để kết án.

Thế nhưng, chính sự thật thì người ta sẽ không mãi mãi trù dập nó được, sự kiện Phục sinh vẫn được hàng tỷ người trên thế giới tuyên xưng và phát triển đã hơn 2000 năm lịch sử... Các môn đệ của Chúa lúc bị xuyên tạc, các ngài không cần kêu oan mà cứ mạnh dạn tuyên xưng những gì mình thấy và sống mầu nhiệm Phục Sinh cách hoàn hảo.

Sự phục sinh được loan báo cho các bà đầu tiên hẳn cũng có một ý nghĩa là trong suốt cuộc khổ nạn, các bà đã gần gũi Chúa nhất. Một thiếu phụ phung phí dầu thơm ở Bêtania (Mt 26,7-13), vợ của Philatô can ngăn (27,19), các phụ nữ đứng bên thập giá (27,55-56) và bên nấm mộ (27,61). Họ là những người có công và đã được thưởng bằng việc Chúa hiện ra. Đây cũng là một bài học cho thấy các bà đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền giáo cũng như họ đã từng làm việc đó là báo tin Chúa sống lại cho các tông đồ. Nếu như các bà ích kỷ chỉ đòi ở bên Chúa mà không chịu đi đưa tin thì hẳn là các môn đệ vẫn cứ ở trong căn phòng kín cửa then cài.

Điều này muốn nói với chúng ta rằng: nếu chúng ta là những người đã nhận được đức tin của Chúa, nhận được sự sống mới của Chúa, chúng ta không có quyền sống ích kỷ, như con rùa thụt lui sau lớp vỏ của mình. Chúng ta phải phân phát, phải đi như những phụ nữ hôm nay để “loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại...” (1C 11,26). Vậy nếu như các tín hữu đâu tiên ở Giêrusalem không chịu ra đi loan báo Tin Mừng của Chúa, thì chúng ta đây chưa chắc đã có đức tin. Vậy ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Chúng ta đến lượt mình cũng hãy trả ơn ít là như và bằng họ chứ.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSun, 31 Mar 2024 07:35:36 +0700
Ngôi mộ trốnghttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17928-ngoi-mo-tronghttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17928-ngoi-mo-trongNgôi mộ trống
  NGÔI MỘ TRỐNG

 

 

CHÚA NHẬT PHỤC SINH

NGÔI MỘ TRỐNG (Ga 20,1-9)

     Có người thắc mắc: Chúa Giê su sống lại ngày nào, giờ nào? Có ai thấy? Có ai làm chứng? ( Lại một người theo trường phái Tô ma tông đồ).

     Các tác giả Tin mừng không cho biết người nào hiện diện khi Chúa Giê su sống lại. An táng Chúa Giê su rồi, các Thượng tế và người Do Thái coi như hết chuyện. Các Tông đồ thì tản mát, như gà phải cáo . Mặc dầu đã nhiều lần thầy nhấn mạnh “ngày thứ ba Thầy sống lại”. Các ông chẳng quan tâm, chẳng hiểu và chẳng tin: “Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê su phải chỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20,9). Nên chẳng ai đến mộ Chúa làm gì. Chưa kể lính canh kỹ càng (Mt 27,64).Và như thế, lúc Chúa sống lại chỉ có đám lính bên mồ, nhưng lính canh khiếp sợ, run rẩy và hóa ra như chết. (Mt 28,4). Đám lính canh này, thay vì làm chứng sự việc họ thấy, thì họ lại nói: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm hắn đi.( Mt 28,13). Thì ra, người ta đã biết chạy án, đã biết làm lệch hồ sơ tòa án ngay từ thời Chúa Giê su.

     Nhưng, đúng là đường dối hay cùng. Bổn phận lính canh là canh kỹ càng, vậy mà lại ngủ quên để người ta lấy trộm mà không biết. Ngủ làm sao biết người ta lấy trộm? Mà nếu biết là người ta lấy trôm, sao không bắt giữ? Trách nhiệm người lính ở đâu? Đây chính là bằng chứng gián tiếp cho việc Chúa Giê su sống lại.

     Ngoài ra còn phải kể đến tảng đá đã lăn khỏi mộ (Ga 20,1).

     Sau khi an táng Chúa Giê su, người ta lăn tảng đá to lấp cửa mồ (Mt 27,60). Phi la tô còn chấp thuận cho niêm phong tảng đá (Mt 27,66). Không ai bén mảng đến mộ, chỉ có lính canh kỹ càng. Vậy thì ai đã lăn tảng đá khỏi mộ? Chẳng lẽ người chết lăn được?

     Bên trong mộ thì các băng vải và khăn che đầu được sắp xếp gọn gàng (Ga 20,6-7). Nếu có người lấy trộm xác thì phải mang cả đi. Ai công đâu sắp xếp các khăn liệm gọn gàng. Đây chính là những bằng chứng, dẫu là những bằng chứng gián tiếp.

   Chúa không muốn bày tỏ vinh quang của Ngài cho những kẻ không tin. Ngài chỉ bày tỏ cho những người Ngài tuyển chọn.

   *Người đầu tiên là bà Maria Mác đa la. Bà Maria này là một trong những phụ nữ đi sát với Chúa trên đường khổ nạn của Chúa . Quê của bà ở Mác đa la, một thị trấn gần Biển Hồ Ghê nê xa rét, Trước đó bà đã được trừ khỏi bảy quỉ (Lc 8,2). Bà đã đứng bên Thập giá Chúa (Ga 19,25). Bà đã dự việc an táng Chúa (Mt 27,61) và bà cũng là người đầu tiên đến mộ Chúa (Ga 20,1). Với một người được tha nhiều, được yêu thương, một người nhiệt tình và yêu mến Chúa như vậy, thì Chúa tỏ hiện vinh quang của Người là phải rồi. Có người khôi hài nói là Chúa muốn cho chắc ăn, muốn cho tin Ngài phục sinh sớm được phổ biến nên tỏ bày cho các bà trước tiên. Nói như thế, không biết có oan cho các bà khác không, nhưng chắc chắn là oan cho bà Maria Mác đa la.Vì, tại bà yêu thương, bà đi tìm kiếm mà Chúa đáp lời bà. Thử hỏi có môn đệ nào đi đến mộ Thầy không?

   *Người thứ hai đươc Chúa tỏ bày vinh quang phục sinh của Ngài là người môn đệ Đức Giê su thương mến (Ga 20,2).Người môn đệ đã nghiêng mình vào ngực Chúa ( Ga 13,25) trong bữa tiệc ly. Khi được Maria Mác đa la báo tin, ông cùng với Phê rô chạy vội ra mộ. Ông trẻ hơn nên chạy nhanh hơn Phê rô, nhưng, kính lão đắc thọ, nên ông không vào, mà nhường cho Phê rô vào trước, rồi ông mới vào sau. Không biết là do thần giao cách cảm, do trực giác hay do tình yêu nồng nàn mà Ông đã thấy và đã tin (Ga 20,8).

     *Người thứ ba là Phê rô. Từ khi đi theo Chúa, ông được đổi tên Simon thành Phê rô hay Kê pha, nghĩa là Đá Tảng. “Anh là Phê rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy…”(Mt 16,18).Tương truyền là sau khi chối thầy, ông đã khóc lóc ăn năn đến độ hai bên má hẳn sâu như rãnh nước. Không biết khi Maria Mác đa la báo tin, ông có còn khóc không. Có lẽ vì vừa chạy vừa khóc mà ông chạy chậm hơn Gioan. Gioan đã cứu Phê rô một bàn thua trông thấy, khi nhường ông vào trong mồ trước. Gioan kính nhường, phần vì tuổi tác, phần vì địa vị Tông đồ trưởng của Phê rô.

   Tảng đá lăn, ngôi mộ trống hay những khăn liệm xếp gọn gàng chỉ là những chứng cứ gián tiếp. Còn những chứng nhân sống, những chứng cứ trực tiếp thì đầy rẫy trong các sách Tin Mừng, sách Tông Đồ Công Vụ và Thư các Tông đồ. Nhiều đến độ nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra (Ga 21,25).

     Có lẽ tốt nhất là mượn lời Chúa nói với Tô ma: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29.).

Lạy Chúa , xin ban Đức tin cho chúng con. Xin nâng đỡ lòng yếu tin của chúng con.

                                                   Nguyễn Đức Lân

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSun, 31 Mar 2024 07:27:15 +0700
Ngày Chúa đã làm rahttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17930-ngay-chua0da-lam-rahttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/17930-ngay-chua0da-lam-raNgày Chúa đã làm ra
  NGÀY CHÚA Đà LÀM RA


CHÚA NHẬT PHỤC SINH, MỪNG CHÚA SỐNG LẠI: https://tinyurl.com/3hwstsyf
“Đây là ngày Chúa đã làm ra!”.

Đội quân của Napoléon dẫn đầu bởi tướng Massena bất ngờ xuất hiện với 18.000 quân trước một thị trấn. Hội đồng bô lão họp, “Đầu hàng là câu trả lời duy nhất!”. Nhưng một cựu quan chức nói, “Hôm nay là lễ Phục Sinh, hãy mừng lễ và để mọi rắc rối cho Chúa, Chúa có cách của Chúa!”. Trong đêm, họ cử người đến xin cha xứ gõ mõ dâng lễ. Nghe tiếng mõ khắp nơi, Massena suy nghĩ, quân đội Áo đã đến giải vây! Viên tướng ra lệnh lui binh và biến mất trước khi chuông nhà thờ đổ trong lúc cộng đoàn hát Kinh Vinh Danh.

Kính thưa Anh Chị em,

“Đây là ‘ngày Chúa đã làm ra!’”, Thánh Vịnh đáp ca Chúa Nhật Phục Sinh nói về ngày sống lại của Chúa Kitô như thế. Chúng ta vui mừng hoan hỷ vì “Chúa có cách của Chúa!”. Ngài ôm tội lỗi của nhân loại vào trong mộ và đã chỗi dậy để khởi đầu một sự sống mới.

Nhiều nơi trên thế giới mừng lễ Phục Sinh vào mùa xuân. Đây là thời điểm mà thiên nhiên, tự nó, mang đến sự khởi đầu của một cuộc sống mới. Những bông hoa tulips sắp vươn lên khỏi mặt đất giá lạnh, những chồi non trên cành sắp biến khu rừng thành biển xanh. Thiên Chúa nói theo nhiều cách, chu kỳ của thiên nhiên là một trong những cách thức dễ thấy nhất. Vậy nếu Cha Trên Trời nâng niu từng đọt cây, ngọn cỏ, những tạo vật nhỏ bé như thế, thì Ngài quan tâm đến sự phục sinh của Con Chí Ái biết bao? Và nhất là, quan tâm đến việc những con trai, con gái của Ngài bước vào một cuộc sống mới vừa giành được cho từng người nhờ sự Phục Sinh của Con Một Ngài nhường nào!

Hãy để vẻ đẹp của tạo vật trở nên dấu chỉ cho bạn về ‘một thực tại vĩ đại hơn vô hạn!’. Hãy cho phép bản thân được cuốn hút vào những mới mẻ trong sự Phục Sinh của Chúa Kitô. Vươn lên có nghĩa là trở nên một tạo vật mới! Hãy gẫm suy những lời tuyệt diệu này, “Đây là ‘ngày Chúa đã làm ra’, ‘ngày’ vui mừng trong cuộc sống mới Thiên Chúa ban cho mỗi người. Nó ‘ở đây, lúc này!’. Đó là ‘ngày’ mà bạn và tôi được biến đổi bởi một con người, Giêsu, Đấng Phục Sinh. Cuộc sống mới phải bắt đầu ngay giờ này và phải liên tục trở nên mới mẻ, rạng ngời, khi chúng ta đi sâu hơn vào vinh quang của Ngài.

“Chúa đã sống lại!” không phải là một công thức ma thuật làm tan biến các vấn đề. Không! Mầu nhiệm Phục Sinh không làm điều này; thay vào đó, là sự chiến thắng của tình yêu đối với cội rễ của điều ác, một chiến thắng không ‘bỏ qua’ đau khổ và cái chết, nhưng ‘vượt qua’ chúng, ‘đứng trên’ chúng, ‘mở ra một con đường’ trong vực tối; biến sự ác thành sự lành, và đây là dấu ấn độc đáo cho thấy quyền năng của Thiên Chúa.

Anh Chị em,

“Đây là ngày Chúa đã làm ra!”, là ngày Chúa Kitô tái tạo trời mới đất mới mà con người đã phá hỏng; ngày Ngài tái giao hoà ‘người với Chúa’, ‘người với người’ mà tội lỗi đã cắt đứt. Đúng thế, nơi sự Phục Sinh, Chúa Cha đã bắt đầu một cuộc sáng tạo mới. Nhưng không chỉ hôm nay mà mọi ngày là ‘ngày Chúa đã làm ra’. Hãy để cho mình tưng bừng hỷ hoan và tha nhân được tưng bừng hoan hỷ! Muốn thế, bạn và tôi hãy giao mọi rối ren vào tay Chúa, “Chúa có cách của Chúa!” và thôi làm điều dữ, hãy gieo điều thiện. Hãy là con cái của Đấng Phục Sinh; bớt tìm “những sự thuộc hạ giới và không ngừng tìm kiếm những gì thuộc thượng giới” như thư Côlôssê hôm nay mời gọi!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con biết sống từng ngày với ‘tư chất’ của một người con đã được cứu chuộc: tưng bừng hỷ hoan; và nhờ con, anh chị em cũng tưng bừng hoan hỷ!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSun, 31 Mar 2024 07:23:39 +0700
Giuđa và tôihttp://www.gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/17927-giu-da-va-toihttp://www.gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/17927-giu-da-va-toiGiuđa và tôi
  GIUĐA VÀ TÔI

Có người đặt câu hỏi thật dễ thương với tôi rằng không biết Giuđa lên Thiên Đàng hay xuống hỏa ngục, thưa Cha ?

Câu hỏi và quan tâm đó hay nhưng rồi liệu rằng có khi ta quan tâm đến ơn cứu độ của Giuđa hay của ai đó mà ta không quan tâm đến ơn cứu độ của ta ? Có người bình luận chuyện của Giuđa là chuyện của ta, ơn cứu độ của ta là do Chúa. Ai mà không biết là do Chúa nhưng chúng ta có đi tìm kiếm và sống để được hưởng ơn cứu độ do Chúa hay không đó lại là chuyện của chúng ta. Chúng ta không thể nào bỏ mặc cho ơn cứu độ của Chúa để rồi ta sống bất chấp.

Chúng ta thấy tâm trạng của Giuđa. Giuđa đã trải qua một cảm giác hết sức đau buồn và tuyệt vọng, ông đã khóc rất nhiều vì tội phản bội Thầy mình. Ông than rằng: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan” (Mt, 28, 4).

Ta thấy Giuđa phản bội Chúa vì tham mấy đồng tiền lẻ, ông bán Chúa vì cái mộng làm quan nhưng giấc mộng đó đã không thành. Có thể Giuđa bán Chúa vì mất niềm tin vào Ngài, khi những ngày lên Giêrusalem Chúa đã “bị dồn vào cái chết.” Sự thật hết sức phũ phàng, chẳng có cái gì để hy vọng nữa, ông trở nên giận dữ, thậm chí sợ hãi khi quân dữ đang kéo tới vào những lúc trời tối. Một cảnh tượng hết sức hãi hùng, vì thể, chối bỏ Chúa là cách tốt nhất để ông chạy thoát khỏi sự nguy hiểm sắp xảy ra. Giuđa bỏ chạy khỏi hiện trường để cứu lấy chính mình.

Và rồi chúng ta thấy Giuđa đã rất hối hận và đã đi vào con đường cụt nơi đó phủ đầy bóng tối và chết chóc, Giuđa cảm thấy lẻ loi, cô độc để rồi treo cổ trong khu vườn bỏ hoang. Vậy, có phải Giuđa xuống địa ngục bởi vì ông đã tự tử hay không? Rõ ràng, tự tử là tội, vì nó chống lại Thiên Chúa (Giáo Luật Giáo Hội Công Giáo, số 2281), nhưng đây không phải lý do tại sao Giuđa xuống hỏa ngục.

Có nhiều ý kiến cho rằng, ông Giuđa xuống địa ngục, bởi vì ông chưa bao giờ thật sự đứng về “phe” của Chúa, ông không dâng đời sống của chính mình cho Chúa Giêsu và quyết tâm theo Ngài cách cách trọn vẹn. Vì thế, như đã nói, mặc dầu được Chúa gọi làm môn đệ nhưng ông vẫn âm thầm sống và hành động theo ý riêng của mình để rồi ông phải hư đi.

Trong khi đóm có người cho rằng Giuđa đã ăn năn về hành vi sai trái của ông. Nhưng Kinh Thánh chỉ thuật lại rằng: “Bấy giờ, Giu-đa, kẻ đã nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục mà nói: Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan” (Mt, 27, 3).

Chính xác ! Giuđa đã rất đau buồn về tội lỗi của mình, nhưng ông không xin Chúa tha thứ như ông Phêrô đã từng làm nhưng lựa chọn cái chết, chết cách thê thảm. Đây là điểm khác biệt, là bài học cho mỗi người chúng ta: cả hai ông đều phạm tội chối Thầy, cả hai đều vô cùng hối hận, nhưng khi ông Phêrô biết đặt niềm tin vào Chúa, ông xin ơn tha thứ thì được Chúa thứ tha; còn Giuđa, vì mất hết niềm tin vào cuộc sống và vào chính Thiên Chúa tình thương, thì hậu quả dành cho ông là cái chết.

Và đây là một bằng chứng cụ thể, rằng ông Giuđa chết mà chưa được tha tội. Nếu theo Giáo luật, thì ông không được lên Thiên đàng. Tuy nhiên, khi suy bàn về những người tự tử, Giáo Hội cũng dạy ta rằng cần tiếp tục hy vọng vào Chúa, vào tình thương và lòng từ bi hay tha thứ của Ngài. Cụ thể, giáo luật số 2283 viết: “Ta không được tuyệt vọng về phần rỗi đời đời của những người tự tử. Thiên Chúa có thể thu xếp cho họ có cơ hội sám hối để được ơn tha thứ, bằng những đường lối mà chỉ một mình Người biết.” Và quan trọng nhất là trước khi tắt thở, Giuđa xin Chúa tha tội cho Giuđa thì sao ?

Cuộc đời, cách hành xử của Giuđa rất có giá trị dành cho mỗi chúng ta, đó là cần tiếp tục quan tâm và giúp đỡ anh chị em xung quanh nhiều hơn để ai nấy đều có cuộc sống vui tươi và hạnh phúc. Nếu chúng ta biết có một ai đó chọn cách tự tử để kết liễu cuộc đời họ, thì chúng ta cũng nên tiếp tục cầu nguyện cho họ, cho gia đình và những người thân quen của họ vì họ cũng như ta cũng rất cần lời cầu nguyện. Vì giáo luật còn viết thêm: “Hội Thánh vẫn cầu nguyện cho những người hủy hoại mạng sống mình.”

Phần chúng ta, tôi tưởng nghĩ quan trọng nhất đó là mình lo phần rỗi của chúng ta. Có những người ăn không ngồi rồi soi mói, chỉ trích, lên án anh chị em đồng loại của mình và xem chừng ra lo ơn cứu rỗi cho họ còn phần cái mạng của mình thì mình không lo. Thường thì mình chỉ thấy cái rác trong mắt người khác còn mình thì mình sở hữu cả nguyên một cái đà.

Có khi mình mãi lo ơn cứu độ cho người khác để rồi họ được cứu còn ta thì ta bị hư mất không chừng. Ông bà ta nói rảnh quá hóa cuồng là vậy ! Cứ suốt ngày đi soi người này người kia có phạm luật hay không còn ta ta chả bao giờ soi đời ta cả.

Đời nó khổ vậy đó ! Cứ lăn tăn lo cho ơn cứu độ của Giuđa hay của người nào đó mà không lo cho ơn cứu độ của mình. Dành thời gian lo cho ơn cứu độ của người khác nhiều quá để rồi không còn thời gian lo cho ơn cứu độ của mình nữa. Nếu sống như vậy thì quả thật là đáng tiếc vì cuối cùng chả được cái gì và mất ơn cứu độ. Phần rỗi, phần hồn của mỗi người thì mỗi người tự trả lẽ trước mặt Chúa. Khi chết, Chúa sẽ không phán xét người khác qua ta. Chúa chỉ phán xét ta với Chúa mà thôi. Chính vì thế liệu hồn để sống sao được ơn cứu độ và bỏ đi cái thói lo chuyện bao đồng, lo cho người khác đi.

Lm. Anmai, CSsR

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tâm tình người con Giáo XứSat, 30 Mar 2024 14:30:34 +0700
Giáo xứ Thổ Hoàng: Đi Đàng Thánh Giá trọng thểhttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/17926-gx-tho-hoang-di-dang-thanh-gia-trong-thehttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/17926-gx-tho-hoang-di-dang-thanh-gia-trong-theGiáo xứ Thổ Hoàng: Đi Đàng Thánh Giá trọng thể
  Giáo xứ Thổ Hoàng: Đi Đàng Thánh Giá trọng thể

Hòa chung tâm tình cùng Giáo Hội hoàn cầu trong bầu khí linh thiêng của thứ Sáu Tuần Thánh, vào lúc 19g00 ngày 29/3/2024, giáo xứ Thổ Hoàng đã tổ chức nghi thức đi Đàng Thánh Giá trọng thể ngoài trời đươc bắt đầu từ bùng binh giáo họ Giuse tiến về nhà thờ với tuyến đường dài gần 1 km.

Tham dự nghi thức có cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành, cha phó Augustino Phan Minh Danh và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Thổ Hoàng

Đoàn người kéo dài trên đường trong không khí trang nghiêm và sốt sắng, cùng với Mẹ Maria bước đi theo Chúa Giêsu, suy niệm từng chặng đường đau khổ Chúa đã đi qua và cảm nhận tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại qua 14 chặng Đàng Thánh Giá.

Cuộc đi với những bài hát và lời suy niêm từng chặng theo Tin Mừng mời gọi và giúp mọi người gắn kết Đàng Thánh Giá vào cuộc sống hằng ngày của mình, đồng thời giúp mọi người trên hành trình thương khó đời mình hãy tín thác cuộc đời vào Chúa trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhìn lên Thánh giá Chúa để đủ sức can đảm vượt qua và chiến thắng.

Nghi thức Đi Đàng Thánh Giá trọng thể của giáo xứ Thổ Hoàng đã kết thúc tại Đài Đức Mẹ lúc 21 giờ, Sau phép lành của cha quản xứ Giuse, cộng đoàn tiến vào nhà thờ tiếp tục hôn chân Chúa.

dtg1

dtg2

dtg5

dtg7

dtg8

dtg9

Hình Ảnh

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứSat, 30 Mar 2024 09:05:44 +0700