Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Displaying items by tag: Làm việc và cầu nguyệnGiáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.net:8181Wed, 15 Jan 2025 13:43:57 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnLàm việc và cầu nguyệnhttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/19425-lam-viec-va-cau-nguyenhttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/19425-lam-viec-va-cau-nguyenLàm việc và cầu nguyện
  Làm việc và cầu nguyện

 

Thứ Tư tuần 1 Thường niên năm I - Chữa lành (Mc 1,29-39)

 

“Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ,
nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai”. (Mc 1,34)

 

Làm việc và cầu nguyện

(Mc 1,29-39)

1. Một ngày ở Capharnaum, Chúa Giêsu bận bịu với biết bao nhiêu công việc. Ngài giảng dạy trong hội đường, chữa mẹ vợ ông Simon khỏi cơn sốt nặng; chiều đến, Ngài lại chữa mọi người bệnh tật được người ta mang tới. Được thúc đẩy vì tình yêu Cha và yêu con người, Chúa Giêsu tất bật với sứ vụ được trao phó. Ngài con dành thời giờ cầu nguyện vào ban sáng sớm trước khi bắt đầu một ngày mới. Ngài vẫn còn thao thức bồn chồn cho đến khi sứ vụ được hoàn tất.

2. Nhìn lại một ngày làm việc của Chúa Giêsu, ta thấy Ngài rất bận rộn: giảng ở hội đường; giảng xong, chữa một người bị quỷ ám; rời hội đường, Ngài đi chữa bệnh cho nhạc mẫu của ông Simon Phêrô. Chiều đến chưa kịp nghỉ ngơi, người ta lại đem các bệnh nhân tới và Ngài lại cứu chữa họ. Sáng sớm hôm sau khi trời còn tối mịt, Ngài đã thức dậy sớm đi đến một nơi hoang vắng để cầu nguyện, và bắt đầu một ngày mới. Dù rất bận rộn, nhưng Chúa Giêsu vẫn dành thời giờ để cầu nguyện. Dù bị đám đông ồn ào bao vây suốt ngày, Chúa Giêsu cũng có cách tìm nơi yên tĩnh để cầu nguyện.

3. Chúa yêu thương, nâng đỡ và thông cảm với con người, nhất là những con người đang gặp đau khổ. Ngài đến thăm nhà, chữa bệnh cho người ta cũng là cách làm cho người ta được hạnh phúc vì vừa được chữa khỏi bệnh, vừa có dịp được giải bầu tâm sự.

Người ta kể: vị linh mục dừng lại ghé thăm một gia đình nghèo ở Kentucky. Vừa khi linh mục chào bà mẹ, bà ứa nước mắt kêu lên: “Ôi thưa cha, con vừa được biết cha đến thăm hôm nay. Con tin cha có thể giúp con”. Bà dốc hết bầu tâm sự, bao lo âu, bao rắc rối. Thỉnh thoảng vị linh mục chen vào một vài lời khích lệ, nhưng ngài cảm thấy hoàn toàn bất lực trước nỗi khổ tâm của bà. Kể xong, bà ngưng một lát rồi kêu lên: “Ôi thưa cha, cha giúp con nhiều quá. Cha đã giải quyết cho con mọi vấn đề”. Vị linh mục bối rối, ngài chẳng giải quyết được vấn đề nào cả. Rồi ngài bắt đầu hiểu ra: bà chỉ cần mong được thông cảm.

4. Chúa Giêsu là thầy dạy của sự cầu nguyện

Chúng ta không muốn định nghĩa sự cầu nguyện như các nhà tu đức học mà chỉ nói đơn sơ như thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã nói: “Con đã ở như một đứa trẻ không biết chữ: con cứ đơn sơ thật thà than thở cùng Chúa những điều con ước muốn, bao giờ con cũng được Chúa hiểu thấu tình”.

Cầu nguyện có thể ví như tình yêu. Chúng ta không thể học yêu qua sách vở được. Phải có phần thực hành. Cầu nguyện ví như học bơi lội, muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể vừa khô ráo trên bờ lại biết bơi. Cầu nguyện cũng như học gia chánh, muốn thực tập làm các món ăn thì phải lăn vào bếp. Cầu nguyện cũng giống như việc chăm sóc mảnh vườn, muốn có hoa đẹp thì phải trồng, phải vun xới, phải có nắng, phải tưới nước và phải chăm làm cỏ. Cầu nguyện không phải là một đề tài để bàn luận, nhưng là một thực tại để sống. Chúa Kitô là thầy dạy chúng ta, và tất cả chúng ta đều là học trò trong “lớp cầu nguyện”. Muốn có một đời sống sung mãn trong Chúa Kitô, chúng ta phải cầu nguyện (Thanh Thuỷ, Con đường tình yêu, tr 197).

5. Chiêm ngắm một ngày sống của Chúa, chúng ta được mời gọi sống như Ngài. Cuộc sống người Kitô hữu không thể chỉ có những khoảnh khắc dành cho Chúa trong Thánh lễ hay kinh nguyện, mà còn phải trải dài qua những sinh hoạt và gặp gỡ hằng ngày trong cuộc sống. Người Kitô hữu phải biết thống nhất đời sống bằng cách biến những giây phút hoạt động thành một cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa.

Thường người ta quan niệm rằng làm việc và cầu nguyện là hai việc khác nhau, có khi đối chọi nhau. Thực ra, với lòng yêu mến, chúng ta có thể biến tất cả công việc làm của chúng ta thành kinh nguyện. Như thế, suốt ngày làm việc của chúng ta là một lời kinh nguyện dâng lên Chúa. Cần nhất ban sáng khi thức dậy, chúng ta đã dâng lên Chúa mọi công việc trong ngày, thì mọi việc trong một ngày có thể trở thành kinh nguyện liên miên.

6. Truyện: Cầu nguyện và làm việc

Một ông cụ già dẫn một thanh niên xuống thuyền của mình. Thuyền này có hai mái chèo đề chữ “cầu nguyện”, một chiếc khác có đề hai chữ “làm việc”.

Người thanh niên nói kháy cụ già:

- Ông cụ ơi, chèo thế này chậm lắm. Người đã làm việc thì không cần cầu nguyện nữa (có ý nói: chỉ cần chèo một chiếc chèo có chữ “làm việc” thôi).

Ông cụ không nói gì, chỉ buông chiếc chèo có hai chữ “cầu nguyện” ra thôi, rồi cứ chèo chèo một chiếc có hai chữ “làm việc” kia.

Ông cụ cứ cố sức chèo nhưng thuyền không đi được bước nào, chỉ quay tròn đi thôi.

Thấy thế người thanh niên kia mới hiểu rằng, ngoài chiếc chèo làm việc ra, còn cần phải có chiếc chèo cầu nguyện nữa, thuyền mới đi được.

(Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaTue, 14 Jan 2025 06:48:07 +0700
LÀM VIỆC và CẦU NGUYỆNhttp://gxthohoang.net:8181/suyniem-suytu/item/18442-lam-viec-va-cai-nguyenhttp://gxthohoang.net:8181/suyniem-suytu/item/18442-lam-viec-va-cai-nguyenLÀM VIỆC và CẦU NGUYỆN
  LÀM VIỆC và CẦU NGUYỆN

 

CHÚA NHẬT THỨ XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B

Mc 6, 30-34. LÀM VIỆC và CẦU NGUYỆN

 

Sau khi được Chúa Giêsu sai đi rao giảng (Mc 6,7- Chúa nhật 15 TN năm B), các tông đồ trở về bên Chúa và kể lại các việc đã làm, các điều đã dạy (Mc 6,30). Chúa bảo các ông: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút(Mc 6,31).

  Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu không nói rõ, nhưng chắc chắn nghỉ ngơi không chỉ là thư giãn thân xác, mà còn là thời gian để Thầy trò chuyện vãn, trao đổi. Đây là thời gian bồi bổ tâm linh, thời gian cầu nguyện.

 Làm việc và nghỉ ngơi là 2 nhịp của đời sống thường nhật, như ngày và đêm là nhịp điệu của thời gian.

     Sau khi tạo dựng vũ trụ và con người, Thiên Chúa cũng nghỉ ngơi, đó là ngày sa bát trong Cựu Ước.( St 2,3). Người Công giáo nghỉ ngơi vào ngày Chúa Nhật hàng tuần. Nghỉ để dưỡng sức, nghỉ để tái tạo sức lao động, nghỉ để cầu nguyện, nghỉ để làm việc bác ái, thăm viếng người khó khăn, bệnh tật. Chúa nhật là ngày của Chúa. 

  Làm việc và cầu nguyện, cả hai đều quan trọng. Mỗi người đều phải làm việc để tự nuôi sống mình, nuôi sống gia đình, xây dựng, giúp đỡ xã hội. Vì Chúa đã trao cho con người sứ mệnh làm bá chủ mặt đất này (St 1,26). Thánh Phao lô cũng nói: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn.(2Tx 3,10).

 Làm việc phải đi đôi với cầu nguyện, có khi còn phải đi sau cầu nguyện, thì công việc mới có ý nghĩa. Chúa Giêsu đến thăm gia đình Matta. Cô này lo lắng phục vụ Chúa, còn Maria cứ ngồi dưới chân Chúa mà nghe Chúa nói. Matta trách Chúa: Sao Thầy không bảo em con giúp con một tay? Chúa đáp: Matta, Matta ơi, chị lo lắng và lăng xăng nhiều chuyện quá chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi. (Lc 10,41-42).

 

 Chúa Giêsu luôn làm việc. Người nói : Cho đến nay cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc.(Ga 5, 17).Và Người luôn liên kết với Chúa Cha: Thật tôi bảo thật các ông, người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm, vì điều gì Chúa Cha làm thì người Con cũng làm như vậy. (Ga 5,19). 

 Phải làm việc và phải có tinh thần làm việc của Chúa. Một linh mục trên Tây Nguyên thuật lại các cán bộ địa phương hỏi ngài: sao các linh mục và các tu sĩ đi đâu cũng được người dân, đặc biệt là các em bé, cúi chào niềm nở, vui vẻ, còn chúng tôi đi đâu, dân chúng cũng né tránh, xa lạ. Cha trả lời là các ông làm việc có lương còn chúng tôi làm việc không công.

 Các anh chị em sắc tộc đi 20, 30 cây số để đến trạm xá Cao Thượng, để được khám bệnh và phát thuốc.-Trạm xá do CVK và KMF- hội Cựu Chủng Sinh Kontum và hội Ái Hữu Kontum- tổ chức, tài trợ và điều hành, ở làng Kon jơ Dreh, cách thị xã Kontum 20 km-. Nhiều người hỏi họ: Tại sao các ông bà không ra bệnh viện tỉnh, ở đó có đủ thuốc men và máy móc để trị bệnh. Họ trả lời:” Ở đó chúng nó khinh chúng tao lắm. Ở đây chúng mày không khinh chúng tao”. 

  Cán bộ làm việc như công chức, các linh mục và tu sĩ không phải là công chức. Các ngài trao ban tình yêu, rao giảng Tin Mừng. Căn nguyên sâu xa của công việc là tình yêu Chúa Kitô, là lời cầu nguyện.

Người Kitô hữu cũng cứu đói, cứu khát như những tổ chức khác, nhưng sâu xa là do lời Chúa dạy: “ Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ là một chén nước lã mà thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”(Mt 10,42).

 Người đi rao giảng có Tình yêu Chúa, có lòng mến tha nhân và tinh thần cầu nguyện. Đó là nền móng thâm sâu. Đó là điểm khác biệt với cán bộ, công chức, khác biệt với các tổ chức khác.

Việc làm phải quyện trong tâm tình cầu nguyện.

Mỗi ngày chúng ta bước đi cả ngàn bước chân, thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu chỉ bước vài chục bước từ nhà nguyện xuống nhà cơm với lời cầu nguyện: xin dâng những bước chân này cầu nguyện cho một linh mục thừa sai đang gặp khó khăn trong miền truyền giáo. Những bước chân của thánh nữ có giá trị tuyệt vời. Thánh nữ làm những việc bình thường với một tinh thần phi thường .

Nhiều khi chúng ta nghĩ chỉ đi nhà thờ hay đọc kinh mới là cầu nguyện, thậm chí còn tách biệt công việc và cầu nguyện thành hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. 

 Cuối đoạn Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, thánh Marco kể tiếp: Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương vì họ như bầy chiên không người chăn dắt … (Mc 6,34). Có đi thăm các vị thừa sai, các linh mục trên các vùng truyền giáo, ta mới xúc động trước lời kể của thánh Marco hôm nay. Các linh mục thường phải phụ trách nhiều làng cách biệt, có vị phụ trách 10 đến 15 làng cách xa nhau trong một bán kính 20, 30 cây số. Đường đi lối lại khó khăn hiểm trở. Dân làng rất muốn theo đạo, rất muốn theo Chúa.

 Những ngày lễ lớn, giáo dân các làng xa xôi đổ về Tòa Giám mục, nhà thờ chính tòa Kon Tum hàng chục ngàn người, nằm la liệt ngoài sân, ngoài hành lang nhà thờ, nhà xứ, mới thấy họ như bầy chiên không người chăm sóc. Nhìn cảnh tượng đó ta mới “cảm” được lời Chúa kêu gọi: lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít thật là cấp bách.

 Lạy chúa, xin dạy chúng con luôn biết liên kết làm việc và cầu nguyện. Cho chúng con biết mở rộng con tim để biết chạnh lòng thương như Chúa. 

 

                                        Nguyễn Đức Lân

 

 

 

 

 

 

 

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưThu, 18 Jul 2024 09:08:59 +0700
Làm việc và cầu nguyệnhttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/15976-làm-việc-và-cầu-nguyệnhttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/15976-làm-việc-và-cầu-nguyệnLàm việc và cầu nguyện
  LA2VIỆC VÀ CẦU NGUYỆN

11.1 Thứ Tư Thứ Tư trong tuần thứ Nhất Mùa Quanh Năm

Dt 2:14-18; Tv 105:1-2,3-4,6-7,8-9; Mc 1:29-39

Làm việc và cầu nguyện

Trang Tin Mừng hôm nay có một phần thuộc về một toàn bộ gọi là “ngày ở Caphácnaum”. Nhưng “một ngày ở Caphácnaum” lại thuộc về toàn bộ rộng lớn hơn (1,14-39), trong đó Chúa Giêsu tỏ mình ra tại miền Galilê, đến bờ Biển Hồ, vào thành Caphácnaum, đi đến hội đường, ra khỏi đó, đến chiều thì ra cổng thành, sáng hôm sau thì rời thành để rảo khắp miền Galilê, và cứ thế, “rao giảng trong các hội đường và trừ quỷ” (1,39). Nói cách khác, Người làm khắp nơi những gì Người đã làm tại hội đường Caphácnaum: giảng dạy và trừ quỷ.

Cũng như ở Caphácnaum, Chúa Giêsu đã tiếp nối lời giảng dạy uy quyền bằng việc trừ quỷ, Người tiếp tục nối tiếp lời loan báo bằng việc dùng uy quyền trục xuất các sức mạnh đang đối kháng lại Thiên Chúa và hành hạ loài người. Lời nói của Người được chứng thực bằng việc làm của Người.

Tại nhà Simôn, Đức Giêsu đã chữa mẹ vợ ông khỏi sốt cao. Như thế, Người cho thấy Người làm Chúa tể trên một thứ tai họa khác của loài người, đó là bệnh tật. Nhưng trong nhãn quan của Tin mừng Maccô, bệnh tật cũng là do ma quỷ, nên chữa lành bệnh tật cũng là chiến thắng trên ma quỷ. Ở đây, chúng ta ghi nhận là lần đầu tiên Chúa Giêsu chữa lành bệnh tật là cho một phụ nữ, trong khung cảnh đơn sơ và thân tình của một ngôi nhà và của mộtgia đình. Bằng chứng cho thấy bà này đã thực sự được lành bệnh là bà đã ân cần chu đáo phục vụ các khách quý. Cũng như Đức Kitô đã đỡ bà mẹ vợ Simôn trỗi dậy khi mà bà đang bị cơn sốt bắt nằm bất động như một người đã chết, Người cũng nâng chúng ta dậy, cho chúng ta sống lại, để chúng ta có thể phục vụ Người (x. thêm 9,27).

Hành vi đó của Chúa Giêsu trong ngày đầu tiên hoạt động công khai đưa tới hậu quả là dân chúng hiểu là khi ở trong tình trạng quẫn bách, họ có thể trông mong được ai giúp đỡ. Khi chiều đến, họ đưa tất cả mọi bệnh nhân và những người bị quỷ ám đến với Người. Chúa Giêsu như bị cả một đại dương đau thương và bần khốn vây quanh và tấn công; toàn thể niềm hy vọng được đặt để nơi Người. Người có thể đương đầu với tình trạng quẫn bách này. Người có khả năng giúp đỡ và trong thực tế Người đã giúp đỡ.

Vì Chúa Giêsu đã đánh thức và củng cố lòng tin tưởng của dân chúng, không lạ gì khi chúng ta thấy họ muốn giữ Người lại và như thế chắc chắn là luôn luôn có sự trợ giúp của Người. Nhưng Chúa Giêsu tránh khỏi tay họ: từ sáng sớm, Người đã vào nơi hoang vắng để cầu nguyện. Và Người không để cho người ta cầm giữ lại. Người biết rằng nhiệm vụ của Người không phải là trợ giúp thường xuyên dân Caphácnaum, nhưng là loan báo trong toàn miền Galilê rằng Triều Đại Thiên Chúa đã gần kề.

Gương Chúa Giêsu đi cầu nguyện khiến chúng ta phải xem lại cách chúng ta đánh giá ý nghĩa của việc cầu nguyện cũng như những tiêu chuẩn giúp chúng ta sử dụng thì giờ. Nếu chúng ta không thể hoặc không muốn dùng thì giờ mà làm cho mình được tự do để sống cho Thiên Chúa, các động lực đang nâng đỡ hoạt động của chúng ta rất có thể cần được xét lại. “Nếu Đấng không có tội mà còn cầu nguyện như thế, những lẻ tội lỗi còn phải cầu nguyện đến thế nào. Nếu Người đã thức qua đêm mà cầu nguyện liên lỉ, chúng ta phải cầu nguyện liên lỉ và cũng phải canh thức đến độ nào” (Thánh Xýprianô).

Cũng nên coi lại giá trị chúng ta gán cho sự thinh lặng, sự yên tĩnh, sự cô tịch. “Chính Đức Giêsu, với sức mạnh không cần được nâng đỡ trong một cuộc tĩnh tâm, cũng không bị ngáng trở bởi xã hội loài người, đã quan tâm để lại cho chúng ta một gương sáng. Trước khi thực hiện sứ vụ rao giảng và làm phép lạ, Người đã vào nơi cô tịch chịu thử thách cám dỗ và nhịn đói (Mt 4, 1t). Kinh Thánh kể lại cho chúng ta rằng, Người đã bỏ lại đó đám đông môn đệ, mà leo lên núi để cầu nguyện (Mc 6, 46). Rồi khi giờ Thương Khó đã đến gần, Người bỏ các môn đệ, và ra đi cầu nguyện một mình (Mt 26, 36): gương sáng này giúp chúng ta hiểu sự cô tịch có lợi cho việc cầu nguyện đến thế nào, bởi vì Người không muốn cầu nguyện bên cạnh các bạn đường, ngay cả các tông đồ.

Không được bỏ qua một mầu nhiệm liên hệ đến tất cả chúng ta như thế. Là Đức Chúa, là Đấng Cứu Độ loài người, Người đã cung cấp nơi bản thân một gương sáng sống động. Một mình nơi hoang địa, Người chỉ lo cầu nguyện và tập tành đời sống nội tâm – ăn chay, canh thức và những hoa trái khác của việc sám hối – nhờ đó thắng vượt các cám dỗ của Đối Thủ bằng vũ khí của Thánh Thần.

Chúng ta hãy noi gương Chúa, dành thời giờ để tiếp xúc, đối thoại, chiêm ngưỡng Thiên Chúa, như Ngài đang hiện diện trước mặt chúng ta. Muốn đạt tới việc cầu nguyện như thế, chúng ta cần phải có đức tin mạnh mẽ và lòng yêu mến Thiên Chúa như người con đối với người cha. Mẹ Têrêsa Calcutta đã nói: "Cầu nguyện là việc tiếp xúc với Thiên Chúa. Hãy bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng cầu nguyện. Hãy đến với Chúa như đứa con đến với cha mình".

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã cho chúng ta có những giờ phút thuận lợi để bắt đầu một ngày sống tốt đẹp hơn. Xin cho chúng ta biết sống kết hiệp mật thiết với Chúa trong cầu nguyện, nhờ đó chúng ta có thể chu toàn thánh ý Chúa và phục vụ tha nhân một cách hữu hiệu hơn.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaWed, 11 Jan 2023 06:36:57 +0700
Làm việc và cầu nguyệnhttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/12533-lam-viec-va-cau-nguyenhttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/12533-lam-viec-va-cau-nguyenLàm việc và cầu nguyện
  Làm việc và cầu nguyện


7/2 Chúa Nhật thứ Năm Mùa Quanh Năm

G 7:1-4,6-7; Tv 147:1-2,3-4,5-6; 1 Cr 9:16-19,22-23; Mc 1:29-39

LÀM VIỆC VÀ CẦU NGUYỆN

Nhịp sống mỗi ngày của Chúa Giêsu đầy ắp yêu thương trong mọi công việc phục vụ. Người có một trái tim rung động luôn “chạnh lòng thương”, có một tấm lòng bao dung vô bờ bến. Rao giảng Tin Mừng yêu thương, làm phép lạ chữa lành, mở rộng vòng tay đón nhận và tha thứ những kẻ tội lỗi. Chúa chữa lành bệnh tật thể xác và tâm hồn con người. Gặp Chúa, những ai sống ích kỷ đều trở nên quảng đại, những ai ghen ghét hận thù đều trở thành yêu thương tha thứ. Gặp Chúa, con người tìm được mùa xuân cuộc đời.

Hôm nay ta cùng chiêm ngắm “Ngày hoạt động của Chúa tại Caphácnaum”. Đó là ngày đầu tiên trong đời sống công khai thi hành tác vụ của Đức Giêsu: ta thấy Người giảng dạy, giải thoát con người khỏi quỷ ám hại, chữa lành người bệnh và cầu nguyện. Đó cũng là bản tóm lược toàn thể hoạt động của Kitô hữu.

Sau khi đã giảng dạy và làm mọi người ngạc nhiên, sau khi đã giải phóng cho một người bị quỷ ám đáng thương, Đức Giêsu rời khỏi Hội đường, ndi họp mặt chung, để đi đến một tư gia, nhà hai anh em Simon và Anrê. Tôi hình dưng ra Đức Giêsu đang bước đi trên đường phố, cùng với bốn môn đệ đầu tiên của Người, vì hai ông Giacôbê và Gioan cũng có mặt ở đó, ngày nay cũng vậy, tác động của Thiên Chúa được thể hiện khắp nơi, trong mọi lãnh vực của cuộc sống: Tôn giáo cũng như trần thế, công cộng cũng như tư riêng. Lạy Chúa, Chúa ở với chúng con trong nhà thờ, Chúa hiện diện cùng chúng con ngoài đường phố, trên các quảng trường, và ngay trong nhà chúng con.

Người ta lấy làm ngạc nhiên, vì trong Tin Mừng, có rất nhiều lần Đức Giêsu chữa lành người bệnh. Ngày xưa, bệnh tật mang một ý nghĩa tôn giáo và người chữa trị thuộc lãnh vực y khoa. Tuy nhiên, dù trước mọi tiến bộ về y học, bệnh tật và đau khổ vẫn đeo bám con người và tiếp tục đặt con người vào một tình trạng rất đáng sợ. Ngay giữa nền văn minh kỹ thuật của chúng ta, một “dấu hiệu” biểu lộ sự yếu đuối của thân phận con người vẫn còn luôn như trước: đó là con người có thể chịu những rủi ro xảy đến cách đột ngột bất ngờ.

Trong thâm tâm, ai mà không sợ một số những chứng bệnh mà người ta không dám nhắc đến tên? Bệnh tật luôn mâu thuẫn với ý muốn sống yên ổn và bền vững trong tâm lý mọi người. Chỉ cần một cơn sốt nặng cũng đủ quật ngã con người mạnh nhất và buộc họ phải ngưng làm việc không còn trầm trọng hơn, khi mọi người chúng ta đều thừa biết rằng, một ngày nào đó ta sẽ gặp một bệnh mà không thầy thuốc nào chữa nổi.. Mọi bệnh tật đều mang “dấu” của tử thần: đó là biểu tượng của thân phận con người mỏng dòn và ta không thể tránh được.

Tại nhà Simôn, Đức Giêsu đã chữa mẹ vợ ông khỏi sốt cao. Như thế, Người cho thấy Người làm Chúa tể trên một thứ tai họa khác của loài người, đó là bệnh tật. Nhưng trong nhãn quan của TM II, bệnh tật cũng là do ma quỷ, nên chữa lành bệnh tật cũng là chiến thắng trên ma quỷ. Ở đây, chúng ta ghi nhận là lần đầu tiên Đức Giêsu chữa lành bệnh tật là cho một phụ nữ, trong khung cảnh đơn sơ và thân tình của một ngôi nhà và của một gia đình. Bằng chứng cho thấy bà này đã thực sự được lành bệnh là bà đã ân cần chu đáo phục vụ các khách quý. Cũng như Đức Kitô đã đỡ bà mẹ vợ Simôn trỗi dậy khi mà bà đang bị cơn sốt bắt nằm bất động như một người đã chết, Người cũng nâng chúng ta dậy, cho chúng ta sống lại, để chúng ta có thể phục vụ Người.

Khi ngày sa-bát chấm dứt, tức là lúc chiều xuống (người Do thái tính một ngày mới bắt đầu từ lúc mặt trời lặn như biểu thức được lập đi lập lại ở trang đầu của sách Sáng Thế: “vào một buổi chiều và một buổi sáng, ấy là ngày thứ…”), người ta có thể đem các bệnh nhân đến nhà ông Si-mon mà không phải vi phạm lệnh truyền giữ ngày sa bát. Đức Giê-su chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền.

Việc chữa lành bệnh tật thể lý nầy chỉ nhằm chuẩn bị một dấu chỉ khác mà Đức Giê-su không bao lâu sau sẽ thực hiện cũng trong chính thành Ca-phác-na-um nầy, khi Ngài nói với người bại liệt: “Nầy con, con đã được tha tội rồi” (Mc 2: 5). Đức Giê-su biết rằng dân chúng tin có một mối dây liên kết giữa bệnh tật và tội lỗi. Khi chữa lành đám đông khỏi mọi bệnh tật, Ngài loan báo ơn tha thứ tội lỗi.

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc cầu nguyện là sự thinh lặng. Chúng ta cần sự thinh lặng, vì chính trong sự thinh lặng này – một sự thinh lặng mà người “hướng ngoại” không thể nào chịu nổi – Chúa Cha sẽ nói với ta lời của Ngài, Chúa Kitô sẽ chia sẻ với chúng ta ý nghĩa của mầu nhiệm Chết và Phục sinh của Người, và Chúa Thánh Thần sẽ thôi thúc để chúng ta tìm ra đường hướng Chúa muốn chúng ta đi. Ngày nay, con người dường như rất sợ sự thinh lặng, do đó con người tạo ra trăm ngàn cớ để chạy trốn cái giây phút tĩnh lặng trước mặt Chúa, Đấng lột trần cho thấy sự hư vô tột cùng của kẻ từ chối chấp nhận mình nèo khó và yếu đuối.

Đức Giêsu cần cầu nguyện, vì dường như cầu nguyện làm Ngài là Ngài hơn, giúp Ngài kết hợp với Thiên Chúa hơn, làm Ngài triển nở và trọn vẹn hơn. Cầu nguyện diễn tả Ngài là một với Thiên Chúa tuy dù lúc nào Ngài cũng kết hợp với Thiên Chúa. Cầu nguyện diễn tả Ngài tùy thuộc hoàn toàn Thiên Chúa là Cha. Thiên Chúa muốn gì Ngài sẽ thực hiện như vậy. Qua cầu nguyện, Ngài là Ngài, Ngài triển nở và hạnh phúc. Chính khi Đức Giêsu tùy thuộc Thiên Chúa hoàn toàn, cho thấy Ngài là một với Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta khi cầu nguyện, chúng ta được được nên giống Đức Giêsu hơn, làm một với Thiên Chúa hơn, trở nên con của Thiên Chúa hơn.

Ngày nay có khi vì đời sống kinh tế khó khăn mà nhiều người tham công tiếc việc, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, làm thêm Chúa nhật. Chính vì không biết dung hòa giữa hồn và xác, cho nên lắm khi đến tham dự Thánh Lễ rất ư là mệt mỏi, chưa kể đến lo ra chia lòng chia trí, khi ít khi nhiều, khi nào cũng có. Xác thì ngồi trong nhà thờ, nhưng lòng trí thì lang thang ở đâu đó.

Xin Chúa cho mỗi chúng ta biết sống hài hoà giữa lao động và cầu nguyện. Nhờ cầu nguyện ta sống gắn bó mật thiết với Chúa và thi hành theo ý Chúa. Đồng thời, nhờ lao động chúng ta góp phần vào công trình sáng tạo của Chúa, để xây dựng cuộc sống ngày mỗi tốt đẹp hơn.
Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 06 Feb 2021 07:07:39 +0700