Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ bảy, 22 Tháng 2 2020Giáo xứ thổ hoànghttp://www.gxthohoang.netThu, 02 May 2024 12:06:58 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnNương tựa nơi Ngàihttp://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/10986-nuong-tua-noi-ngaihttp://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/10986-nuong-tua-noi-ngaiNương tựa nơi Ngài
Sống chung dưới một bầu trời  Cùng nhau chia sẻ cuộc đời yêu thương  Đừng làm như kẻ vô lương  Dửng dưng cuộc sống bất thường thế nhân. 

 

NƯƠNG TỰA NƠI NGÀI

 

Lúc vui chẳng nhớ đến Ngài

Gặp khi hoạn nạn cố nài kêu van

Đường đời phủ kín ân ban

Thói đời ích kỷ chẳng san cho người.

 

Sống chung dưới một bầu trời

Cùng nhau chia sẻ cuộc đời yêu thương

Đừng làm như kẻ vô lương

Dửng dưng cuộc sống bất thường thế nhân.

 

Chung nhau một chốn nhân trần

Tương thân tương ái đồng lần sẻ chia

Giữ nhân cách sống chẳng lìa

Nêu cao phẩm hạnh dựng bia ở đời.

 

Sống sao giữ trọn lấy lời

Một lòng tín thác người ơi giữ gìn

Buồn vui cốt ở niềm tin

Sống qua muôn cảnh cầu xin ngại gì

Lúc vui lẫn cảnh sầu bi

Nài xin Thiên Chúa có chi lạ thường.

 

Hoàng Công Nga

 

NHỨC NHỐI CON TIM

Xin dâng lời nguyện cầu cho TQ và thế giới qua cơn đại dịch.

 

Lần mò trong cõi mộng kiếm tìm

Đau đớn lòng người nhức nhối tim

Bệnh dịch gây cho đời khổ não

Nhân tai chuốc họa nỗi vô tình

Nài van Thiên Chúa lòng độ lượng

Cứu giúp nhân trần cuộc chúng sinh

Dấu chỉ yêu thương niềm hiệp nhất

Nguyện xin cứu giúp cuộc đời mình.

 

Hoàng Nga

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)ThơSat, 22 Feb 2020 20:20:30 +0700
Nguyện cầu cho nhauhttp://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/10985-nguyen-cau-cho-nhauhttp://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/10985-nguyen-cau-cho-nhauNguyện cầu cho nhau
  Con hoảng hốt giữa cơn dịch bệnh  Nhân họa này tiếp nối nảy sinh  Bởi lòng người còn nhiều tham vọng  Xin Cha thương thức tỉnh nhân trần. 

 

 

NGUYỆN CẦU CHO NHAU

 

Hành tinh này vốn đã đẹp xinh

Ban cho người sức sống bình minh

Từ tình yêu ban ơn tạo dựng

Cho con người hưởng phúc an bình.

 

Ngài tạo dựng nên con người thế

Là hình hài Đấng đã yêu thương

Một tình yêu độ lượng vấn vương

Luôn phủ tràn nhân gian dâu bể.

 

Nhưng con người phản bội Tình Cha

Mang di họa tội truyền kiếp xa

Ôi loài người chìm trong tăm tối

Qua bao đời nguyện cầu thứ tha.

 

Hành tinh này Chúa đã ban cho

Để loài người không phải lắng lo

Cùng bắt tay nhân hòa xây dựng

Xây tình người trọng nghĩa bao la.

 

Xin cho con nhận ra dấu chỉ

Giữa cuộc đời lắm nỗi sầu bi

Lòng tự mãn kiêu kỳ ích kỷ

Thảm họa nào đổ xuống nhân gian?

 

Con hoảng hốt giữa cơn dịch bệnh

Nhân họa này tiếp nối nảy sinh

Bởi lòng người còn nhiều tham vọng

Xin Cha thương thức tỉnh nhân trần.

 

Hoàng Công Nga

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)ThơSat, 22 Feb 2020 20:12:03 +0700
Con yêu mẹ hơn bản thân conhttp://www.gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/10984-con-yeu-me-hon-ban-than-conhttp://www.gxthohoang.net/tam-tinh-nguoi-con-giao-xu/item/10984-con-yeu-me-hon-ban-than-conCon yêu mẹ hơn bản thân con
  CON YÊU MẸ HƠN BẢN THÂN CON

Điểm xuất phát, điểm rơi và giới hạn của tình cảm giữa mẹ và con thường không bao giờ giống nhau. Tình mẹ lúc nào cũng bao la và trong lành như đại dương. Còn con chỉ là những con thuyền bé tí, mãi mãi chẳng bao giờ đi ra khỏi đại dương của mẹ. Khi con thất vọng, chán chường, chính mẹ là nguồn nước vỗ về, an ủi tâm hồn con, là bến neo an toàn để con nương nhờ khi lạc hướng. Khi con thành công trên bước đường con chọn, thì nụ cười của mẹ mãn nguyện trong góc tối. Mẹ là người vĩ đại đến vô cùng, nhưng bản thân con đã thực sự hiểu được mẹ chưa? Hay là con chỉ biết lấy đi mọi thứ, đòi hỏi như một lẽ đương nhiên cho tới khi mẹ không thể đáp ứng được nữa. Giờ đây, con xin mượn những con chữ viết trên trang giấy trắng, để nói với mẹ một điều rằng: “Mẹ ơi! Trên đời này có một cuốn sách viết mãi không hết, đó chính là tấm lòng của mẹ dành cho con”.


Một thoáng nhìn lại, con cảm nhận được tình yêu Chúa luôn bao phủ trên cuộc đời con. Con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có tám chị em, tại miền quê nghèo đất cằn sỏi đá. Mặc dù kinh tế eo hẹp, nhưng gia đình con lúc nào cũng luôn đầm ấm, hạnh phúc; và đôi khi con cần gì cũng được cha mẹ chu cấp cho đầy đủ. Từ tiền tiêu vặt hằng ngày, tiền mua sắm áo quần, tiền học phí… Con biết, mỗi khi phải sử dụng số tiền còm cõi từ bao giọt mồ hôi và nước mắt mà cha mẹ dành dụm được, để chi tiêu cho việc học tập của con và các em thì cha mẹ phải suy nghĩ nhiều lắm. Nhưng, vì lo cho tương lai của chúng con, nên việc hy sinh đó lại là một việc làm có ý nghĩa. Đã biết bao lần con tự hỏi lòng mình là con đã làm được gì để báo hiếu với công ơn nuôi dưỡng của mẹ? Mọi thứ con làm suốt 23 năm qua dường như chỉ làm cho gương mặt mẹ thêm nếp nhăn, muộn phiền – theo từng ngày, qua những việc làm, những hành động thiếu suy nghĩ của con. Không hiểu sao mỗi lần con va chạm với cuộc sống này, thì mọi suy nghĩ đều biến mất, thay vì trả lời những câu hỏi thăm, quan tâm của mẹ một cách nhẹ nhàng, trìu mến, con lại làm mẹ buồn hơn bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không, chỉ vì con muốn xả cơn giận dỗi đang sôi sục trong trái tim con. Dẫu biết rằng mẹ đang mang trong mình căn bệnh ung thư cổ tử cung – một căn bệnh đã lấy đi sức khoẻ cũng như tinh thần và thể xác của mẹ. Đôi khi con chợt thảng thốt với ý nghĩ: biết đâu một ngày nào đó, căn bệnh này có thể khiến mẹ rời xa con bất cứ lúc nào. Không biết cảm giác của con lúc đó sẽ như thế nào, có chịu nổi sự ra đi của mẹ hay không? Thế nhưng, sao con vẫn hư đốn, ương ngạnh đến thế. Mỗi lần mẹ nhờ vả con một việc gì đó, con lại cáu gắt, khó chịu và hỗn láo với mẹ dù rằng mẹ đã dùng một ánh mắt trìu mến, giọng nói nhẹ nhàng đầy tình thương chứ không “cao giọng” như con. Ước gì con có thể làm được những điều cao quý hơn con nghĩ, để đem lại cho mẹ một chút niềm vui nho nhỏ, hay một câu nói xuất phát từ tận đáy lòng: “Con xin lỗi mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!”. Nhưng tại sao con lại không làm được dù chỉ một lần. Và chưa bao giờ con hỏi mẹ: “Ước mơ của mẹ là gì ?” mà chỉ lo vun vén những gì cần thiết cho hành trang vào đời, hướng tới sự nghiệp tương lai. Ngày con tốt nghiệp Đại học, con cứ ngỡ là sẽ tìm việc làm để đỡ đần chút gì cho mẹ. Thế nhưng, con lại đi tiếp sang một bước rẽ mới. Ngày con chào mẹ để đi theo ơn gọi của mình cũng chính là lúc con lại đặt lên vai mẹ một gánh nặng khác. Những băn khoăn lo lắng lớn nhất của mẹ là: không biết con có tin yêu đủ để kiên trì theo Ngài không, hay rồi con sẽ bỏ cuộc khi hứng khởi không còn. Lời mẹ nhắn nhủ con trước khi đi tu: “Phải cố tu cho tốt nha con, lấy chồng làm dâu một họ, nhưng tu rồi thì làm dâu trăm họ, nên mẹ sẽ cầu nguyện cho con nhiều hơn” đã giúp con có động lực để theo đuổi ơn gọi của mình, vì con biết hành trình phía trước đang chào đón con với biết bao khó khăn mà con phải đối diện và vượt qua. Và làm sao con có thể trả hết nghĩa ân tình mà mẹ đã dành cho con? Con xin ví mình như hình ảnh của chiếc lá, bởi vì chiếc lá cũng không bao giờ nghĩ rằng mình có thể trả hết nợ ân tình của cây cho dù nó đã hết lòng hấp thụ ánh nắng mặt trời, để khổ công tinh chế nhựa thô thành nhựa luyện cho cây. Vì chiếc lá đã quan sát thấy được sự thật là nó chẳng bao giờ ngừng tiếp nhận tình yêu thương của cây. Dù cây có già cỗi cũng vẫn cố gắng cắm sâu những chiếc rễ xuống lòng đất để hút chất khoáng về nuôi chiếc lá. Giả sử chiếc lá có thể trả được ân tình của cây thì nó cũng không thể nào trả hết nổi ân tình của mặt trời, gió, nước, khoáng chất, phân hữu cơ và côn trùng nữa. Mà chỉ có một điều duy nhất là chiếc lá phải sống sao cho trọn kiếp sống, sống cho thật dễ thương. Và chính giây phút này đây, con xin hứa với mẹ một điều là con sẽ cố gắng không làm mẹ buồn, thất vọng về con nữa. Con sẽ sống tốt, sống thật hạnh phúc trong ơn gọi Đa Minh, sẽ từ bỏ hết tật xấu để trở thành một người con ngoan của Chúa, của gia đình Thỉnh viện và là người con ngoan của mẹ, giống như người con hoang đàng xưa, sau khi nhận ra những sai lầm đã biết quay về bên người cha nhân từ.


Dù con ra sao, dù con thế nào, thành công hay thất bại, hạnh phúc hay đau thương thì trái tim Mẹ vẫn luôn mãi ở bên con; che chở và sưởi ấm cho con. Mẹ hãy thứ tha cho những lỗi lầm trước đây của con. Một lời con muốn nói với Mẹ là: “Con yêu Mẹ hơn chính cả mạng sống của con”. Cám ơn Chúa vì đã cho con được làm con của mẹ. Nguyện xin Thiên Chúa cho mẹ luôn sống vui, sống khỏe. Mẹ ơi, con viết những dòng này, là những lời chân thật chôn sâu tận đáy lòng con, con mong mẹ có thể hiểu và cảm nhận được điều đó. Và cũng qua bài viết này, bản thân con cũng muốn nhắn gửi tới những người đang còn mẹ. Hãy cố gắng làm những điều tốt đẹp nhất cho mẹ ngay bây giờ, chứ đừng chờ khi mẹ khuất núi rồi mới tỏ lòng sám hối, thì lúc đó đã muộn màng rồi. Đừng nên chần chừ và nghĩ thời gian còn dài, thời gian trôi nhanh như gió thoảng mây bay, hãy biết nắm bắt và làm những điều thật ý nghĩa cho mẹ ngay từ bây giờ.


Bằng Lăng Xanh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tâm tình người con Giáo XứSat, 22 Feb 2020 08:29:27 +0700
Yêu như Chúa yêuhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/10983-yeu-nhu-chua-yeuhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/10983-yeu-nhu-chua-yeuYêu như Chúa yêu
  Yêu như Chúa yêu


23.2 Chúa nhật VII TN

Mt 5, 38 - 48

YẾU NHƯ CHÚA YÊU

Thời Cựu Ước, luật yêu thương được hiểu là không hại người anh em, phải yêu thương đồng loại: “Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19, 18). Trong sách Huấn Ca, tác giả cũng dạy không được oán hờn, giận giữ anh em mình, vì nếu thù ghét đồng loại mình và không tha thứ cho nhau thì không xứng đáng được Chúa tha thứ cho mình.

Tuy nhiên, luật Cựu Ước, theo lẽ công bằng thì yêu tha nhân là những người đồng chủng, đồng bào, nghĩa là chỉ người Do thái. Còn tất cả mọi người khác là ngoại bang, là kẻ thù, không được thương mà cũng không được giúp. Ngược lại, còn khuyên tránh xa, và nếu cần có thể giết nữa (Đnl 20, 13-17; 23,4-5; 25,17-19). Luật công bằng cũng hiểu là: “mắt đền mắt, răng đền răng”.

Chúa Giêsu đã khẳng định, ngài đã không đến hủy bỏ Lề Luật, mà là kiện toàn khi đưa nó đến chỗ hoàn hảo của nó. Ngài nói, sự công chính của những người kitô hữu phải vượt qua sự công chính của những người biệt phái và luật sĩ. Như thế, lý tưởng được Chúa Giêsu đề nghị dẫn đi rất xa và rất cao. Phúc Am hôm nay cũng đi theo đường hướng đó, khi thoáng mở cho thấy: đâu là những đòi hỏi của tình yêu đối với một người muốn dứt khoát đi theo Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu đến để kiện toàn Lề Luật bằng việc thổi vào đó tinh thần của tình yêu, lòng bao dung và tha thứ. Vì thế, theo giáo huấn của Chúa Giêsu về luật yêu thương tha nhân, thì sự bao dung đại lượng còn phải đi tới chỗ yêu thương luôn cả thù địch nữa, Ngài nói: “Các con cũng đã nghe dạy rằng: ‘Hãy yêu thương tha nhân, và ghét thù địch’. Còn Thầy, Thầy bảo các con: ‘Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con’” (Mt 5, 43-44).

Thánh Phaolô cũng tiếp lời giáo huấn của Chúa Giêsu khi nói: “Hãy chúc lành cho kẻ bắt bớ, chúc lành chứ đừng chúc dữ... Nếu kẻ thù ngươi đói hãy cho nó ăn; nó khát hãy cho nó uống [...]Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ” (Rm 12, 14, 20-21). Rõ ràng, Chúa Giêsu đã xóa bỏ nguyên tắc “ăn miếng trả miếng”. Ngài đòi hỏi các môn đệ phải khước từ báo oán, phải tha thứ, yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù, bởi vì: “Cha các con ở trên trời, là Ðấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”. Ngài mời gọi các môn đệ hãy tha thứ vô điều kiện: “Không phải chỉ tha 7 lần nhưng là 70 lần 7”. Như vậy, vị chi là 490 lần, tức là yêu thương không ngừng.

Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta, và trong khi tạo dựng nên chúng ta, ngài đã để lại nơi chúng ta dấu ấn linh thánh của ngài. Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh ngài và giống như ngài. Chúng ta không phải là Thiên Chúa, nhưng trong chúng ta có sắc thái thần thiêng của Thiên Chúa. Chúng ta không phải là Thiên Chúa, nhưng chúng ta là con cái của Thiên Chúa.

Ta thấy ta không phải là Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa lôi cuốn chúng ta về với ngài, gắn bó với ngài, để chúng ta càng ngày càng trở nên giống ngài hơn. Chúng ta không phải là Thiên Chúa, nhưng thần khí của Thiên Chúa ngự trong chúng ta, đến nỗi những tư tưởng của Thiên Chúa có thể trở thành những tư tưởng của chúng ta; những chương trình, dự án của ngài có thể trở thành của chúng ta; đến nỗi chính tình yêu mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta có thể trở thành tình yêu mà chúng ta có thể biểu lộ cho nhau.

Lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”, là câu then chốt của đoạn Tin Mừng này, tức lả “bắt chước Thiên Chúa”, như Fray Luis giải thích: “Phẩm chất đầu tiên của nhân đức này chính là nó làm cho con người nên giống Thiên Chúa và giống đức tính vinh quang nhất ở nơi Người, lòng từ bi nhận hậu của Ngài (Lc 6, 36). Vì chắc chắn sự hoàn thiện bậc nhất một thọ tạo có thể có là phải nên giống Đấng Tạo Hóa của mình; và càng nên giống Người, càng nên hoàn thiện”

“Hãy yêu kẻ thù”. Đó là lệnh truyền đã được Chúa Giêsu nhắc lại hai lần trong bài tin Mừng hôm nay. Đó cũng là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Người. Khó nhưng không phải là không có thể. Chính Người đã làm gương cho chúng ta khi Người xin Cha tha thứ cho những kẻ hành hạ mình. Hơn nữa, Người còn minh oan cho họ : “Vì họ lầm chẳng biết”.

Trong thực tế ta thấy ta không bao giờ chúng ta sẽ yêu mến như chúng ta được Thiên Chúa yêu mến, và không bao giờ chúng ta sẽ tha thứ như ngài tha thứ cho chúng ta. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để, mỗi ngày, trong suốt cuộc đời, chúng ta không tìm kiếm thực hiện một bài ca tình yêu của lòng thương xót, cho những người chung quanh chúng ta, bằng những hành động cụ thể, cho dù rất nhỏ bé. Trên mặt đất, không bao giờ chúng ta sẽ thánh thiện như Cha trên trời là Đấng thánh, và không bao giờ chúng ta sẽ hoàn hảo như ngài. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để chúng ta tự bằng lòng vói cái ít ỏi của mình, và để chúng ta không hướ

Luật Kitô hữu là luật yêu thương. Khi người môn đệ Chúa Kitô chấp nhận những từ bỏ do luật này đòi hỏi, luật yêu thương này chứng tỏ được tất cả trọng lượng của nó. Nếu các nguyên tắc được công bố ở đây đi vào trong xã hội, xã hội này hẳn là sẽ không bị tiêu vong, nhưng sẽ thấy các tương quan giữa con người được đổi mới, bởi vì các bất công và bạo động sẽ bị dập tắt dễ dàng nhờ sống theo luật này hơn là do sợ các biện pháp chế tài hình sự.

Thật ra đây chính là lối sống của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã chết vì không nhường bước trước các áp lực của sự thận trọng hoặc của lương tri. Khi làm như thế, Người không đảo lộn trật tự xã hội, nhưng Người củng cố các tương quan giữa con người với con người. Bắt chước Thiên Chúa, và cũng là bắt chước Chúa Giêsu, là quy tắc duy nhất của lối cư xử của Kitô hữu, là con đường duy nhất để vượt qua nền luân lý Pharisêu.

“Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho họ". Đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Đức Giêsu. Nhưng Ngài đã làm gương khi xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ hành hạ, đóng đinh mình trên thập giá “lạy Cha, xin tha cho họ vì nó lầm chẳng biết”. Chính hành vi cao cả này đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Đó cũng là nét cao quý nhất trong dung mạo Đấng Cứu Thế. Người đến để yêu thương và cứu chuộc con người. Người đến để tha thứ và đem lại cho con người cơ may hầu sám hối và canh tân để được cứu độ.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 22 Feb 2020 07:07:01 +0700
Khó nhất là làm gương- Chúa Nhật VII Thường Niên Năm Ahttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/10982-kho-nhat-la-lam-guonghttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/10982-kho-nhat-la-lam-guongKhó nhất là làm gương- Chúa Nhật VII Thường Niên Năm A
    KHÓ NHẤT LÀ LÀM GƯƠNG

Trong một lần hội thảo của các bậc cha mẹ, câu hỏi được đặt ra là: Làm cha mẹ khó nhất là điều gì? Có nhiều ý kiến cho rằng việc nuôi dạy sao cho con khỏe mạnh, ngoan ngoãn, lo cho con được an toàn là khó… Cuối cùng có một chị đã nói rằng: khó nhất là làm gương.

Mà đúng là thế! Nếu quan sát chúng ta thấy khi chưa vợ, chưa chồng thì ăn uống, ngủ, nghỉ, chơi… ra sao cùng lắm chỉ bị mẹ chửi là xong. Họ có ngồi gác chân lên ghế, có vứt áo quần bừa bãi, có ăn trong nồi, ăn bốc, có nhai phùng mồm trợn mắt… thì cũng chẳng ảnh hưởng đến “thằng Tây” nào cả!

Nhưng thử hỏi khi đã có gia đình và có con cái rồi thì những đứa trẻ ngay từ trong nôi đã luôn nhìn cha mẹ như một thần tượng, một tấm gương. Mọi việc cha mẹ làm đều được phản ánh qua hình ảnh bé tí xíu đó. Có nhiều cha mẹ đã phải vừa giật mình, vừa buồn cười khi đứa con hơn một tuổi của mình lặp lại những thói quen của cha mẹ: vứt giầy dép lung tung, dùng chân lấy đồ… đến cả cách cha mẹ dùng từ khi cáu giận… cũng được lặp lại ở chính đứa con của mình!

Thế nên, dạy con những lời hay thì dễ còn làm gương cho con cái noi theo mới là điều quan trọng.

Làm sao dạy con biết yêu thương, quan tâm đến người khác, khi bản thân bố mẹ thì sống ích kỷ, chẳng biết nghĩ đến ai? Làm sao có thể dạy con tính trung thực, trong khi cha mẹ nó buôn gian bán lận, tính toán để thu lời nhiều nhất, làm những điều khuất tất chỉ cốt lấy được tiền nhiều nhất.

Đối với người Công giáo trong mắt người ngoại đạo họ cũng cần chúng ta làm gương về đời sống bác ái yêu thương. Nhiều người vẫn than phiền rằng : đạo công giáo giáo lý thì hay nhưng người Công giáo thực hành còn quá dở! Bởi vì ở đâu đó chúng ta vẫn thấy anh chị em mình sống thiếu tình thương và đầy lòng ghen ghét. Thiếu lòng bao dung và đầy hận thù. Thiếu sự cảm thông và chất chứa đầy những toan tính hẹp hỏi, ích kỷ và thờ ơ. Chính lòng ghen ghét, lòng thù hận, và thiếu cảm thông đã đẩy con người vào bể khổ trần gian với biết bao nước mắt của oan trái, đau thương.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy dùng tình yêu mà xóa bỏ hận thù. Hãy yêu kẻ thù của mình vì chính Chúa đã chọn chết để xin ơn tha thứ cho kẻ tội lỗi lầm lạc. Chúa còn bảo chúng ta nếu không yêu tha nhân như chính mình thì chúng ta không xứng đáng là môn đệ của Chúa. Chúa còn mời gọi chúng ta hãy vì Chúa để sống cho thanh sạch, cho công bằng và yêu mến sự thật. Chúa không chấp nhận là người ky-tô hữu mà gây nên gương mù gương xấu cho người khác vì tật xấu, vì đam mê thấp hèn, vì tội lỗi của mình. Nhất là vì sống thiếu tình yêu thương với đồng loại trong lời nói và hành động.

Đó chính là bài học mà Chúa đã dạy chúng ta bằng cả cuộc sống của Ngài. Chính Chúa đã sống một cuộc đời yêu thương. Yêu thương đến nỗi cho đi cả tính mạng của mình. Tình yêu thương đó Chúa trải rộng trên người lành kẻ dữ. Chúa không kết án tội của Lê-vi, tội của người phụ nữ ngoại tình. Chúa càng không kết án tội của những người làm điều gian ác mà chúng chẳng hay biết. “Xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Chúa đã nêu gương yêu thương đến quên cả chính mình, và Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy vì Chúa mà yêu tha nhân. Hãy vì Chúa mà đối xử tốt với nhau. Hãy vì Chúa mà quên đi cái tôi để sống vị tha và nhân ái với nhau.

Xin cho cuộc đời ky-tô hữu của chúng ta luôn sáng ngời bài ca đức ái để xây dựng tình hiệp nhất yêu thương, để đẩy lùi những khổ đau và mang lại hạnh phúc cho nhân thế hôm nay. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 22 Feb 2020 07:01:13 +0700