Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Tháng 10 2024Giáo xứ thổ hoànghttp://www.gxthohoang.netWed, 02 Oct 2024 07:29:47 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnSuy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 27 Thường Niên, Năm Bhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18781-sn-tin-mung-cn-27-tn-nam-bhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18781-sn-tin-mung-cn-27-tn-nam-bSuy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 27 Thường Niên, Năm B
    Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 27 Thường Niên, Năm B

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô. (Mc 10, 2-12)

 

Khi ấy, những người biệt phái đến gần và hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?" Người đáp: "Môsê đã truyền cho các ông thế nào?" Họ thưa: "Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị". Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: "Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ". Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: "Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng và lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình".

Bấy giờ người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng: "Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó". Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành cho chúng.

Suy niệm

Sinh ra trên đời, ai ai cũng có một gia đình, một tổ ấm, nơi đó có người Cha người Mẹ, có anh chị em cùng hiện hữu, cùng chia sẻ với nhau niềm vui tình gia đình. Gia đình là một cộng đoàn đức tin, một cộng đoàn yêu thương, một cộng đoàn sản sinh sự sống, chăm sóc sự sống và bảo vệ sự sống cho nhau. Có thể nói gia đình là chiếc nôi giúp con người có được sự sống, được làm người, được làm con Chúa và được cùng nhau lớn lên trong một thế giới xinh đẹp, một thế giới đầy sức sống và niềm vui. Hơn nữa, gia đình còn là nơi giúp nhau nên thánh, giúp nhau cộng tác với Chúa Thánh Thần để xây dựng và bảo vệ trái đất, cùng giúp nhau sống ơn gọi làm người và bổ trợ cho nhau những gì còn khiếm khuyết trong cuộc đời. Lời Chúa tuần lễ 27 thường niên năm B mời mỗi người trở về với gia đình của mình, để gặp gỡ, thăm hỏi và chia sẻ với mọi người trong tổ ấm đó, đồng thời để tái khám phá ơn gọi hôn nhân của những người thân đã và đang trải qua trong sự ấm áp của tình người.

Nhắc đến sự hiện diện của con người, tác giả sách Sáng Thế Ký kể lại câu chuyện sáng tạo của Thiên Chúa, Ngài tạo dựng trời đất, vũ trụ và con người trong vòng 6 ngày, con người là tạo vật đặc biệt, được tạo dựng sau cùng. Tác giả kể thêm, trước khi tạo dựng con người, Thiên Chúa suy nghĩ rất nhiều và quyết định tạo dựng con người giống hình ảnh Người từ hư vô, tạo vật đó có khuôn mặt của Thiên Chúa và có thêm hơi thở của Ngài: “Vậy Thiên Chúa khiến cho Ađam ngủ say, và khi ông đang ngủ, Người lấy một xương sườn của ông, và đắp thịt lại. Thiên Chúa làm cho chiếc xương sườn đã lấy từ Ađam trở thành người đàn bà, rồi dẫn đến Ađam. Ađam liền nói: "Bây giờ đây xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Người này sẽ được gọi là người nữ, vì bởi người nam mà ra". Vì thế, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình, và cả hai nên một thân thể”. Thiên Chúa tạo dựng con người từ hư vô, từ người đàn ông, Ngài rút một xương sườn của người đàn ông và tạo dựng nên người phụ nữ. Đó là một gia đình đầu tiên của nhân loại, người đàn ông và người đàn bà có sự liên kết với nhau về thể xác lẫn tinh thần, tất cả trong chương trình yêu thương của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên mọi vật và mọi sự.

Bài đọc 2 được trích từ thư gởi cộng đoàn người Do thái, những người được coi là có truyền thống tôn giáo lâu đời, nhưng lắm lúc họ câu nệ vào lề luật mà quên đi giá trị thiêng liêng của con người, của gia đình, đặc biệt là sự hiện hữu của con người do đâu mà có: “Quả vậy, thật là thích hợp việc Chúa là nguyên nhân và cùng đích mọi vật, đã dẫn đưa nhiều con cái đến vinh quang và đã lấy cuộc khổ nạn mà làm cho Ðấng đem lại ơn cứu rỗi được hoàn hảo. Vì chưng, Ðấng thánh hoá và những người được thánh hoá, tất cả đều do một nguồn gốc. Vì thế, Người không hổ thẹn gọi họ là anh em”. Dù sinh ra trong một gia đình như thế nào, dù chào đời trong một dân tộc nào, dù sinh sống trong một lãnh thổ nào, đã là con người, họ đều có một người Cha là Thiên Chúa, Ngài là nguyên nhân để họ được hiện hữu, Ngài là cùng đích họ phải hướng về. Có ý thức được điều đó, họ mới thực sự là anh chị em cùng một gia đình, có cùng một người Cha.

Luật được đặt ra là vì lợi ích cho con người, dù đó là khía cạnh xã hội hay trong tôn giáo, người Do thái đã hiểu giá trị luật chưa đúng, họ cho rằng luật lệ là cùng đích, là cứu cánh của con người, vì thế, nếu giữ luật đầy đủ, họ trở nên những người công chính. Với suy nghĩ chưa thấu đáo như vậy, luật hôn nhân cũng được hiểu một cách nông cạn, kèm theo đó là nét văn hóa trọng nam khinh nữ của người phương đông, nên ơn gọi hôn nhân chưa được đặt đúng chỗ: “Khi ấy, những người biệt phái đến gần và hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?" Người đáp: "Môsê đã truyền cho các ông thế nào?" Họ thưa: "Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị". Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: "Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục”. Vậy gia đình là gì, ơn gọi hôn nhân là gì, đó là những suy nghĩ của con người, và suy nghĩ đó khác xa những giá trị tinh thần khi Thiên Chúa xây dựng một gia đình và mời gọi con người bước vào hành trình ơn gọi đó.

Hôn nhân Công giáo luôn được coi là một bí tích, đã là một bí tích điều tất nhiên là có đặc sủng đến từ Thiên Chúa, Ngài trao ban cho ai cộng tác với Ngài trong ơn gọi đó. Là một bí tích, nơi đó luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa, Ngài như người đồng hành và cũng là một người hướng dẫn cho đôi bạn chọn đời sống đó. Ơn gọi hôn nhân do Thiên Chúa thiết định và chứng giám khi hai người cùng cam kết sống chung với nhau trong một mái nhà, vì thế, con người chỉ là cộng sự viên của Thiên Chúa để xây dựng thế giới, xây dựng vũ trụ và môi trường chung quanh. Cũng từ nơi đó, Thiên Chúa mời gọi họ xây dựng gia đình mình trở thành một cộng đoàn thánh, một gia đình thánh, từ đây, họ sẽ giới thiệu với thế giới một tình yêu vị tha, một tình yêu xả kỷ, một tình yêu sẵn sàng cho đi và sẵn sàng hy sinh cho nhau.

Ngày nay, người ta coi ơn gọi hôn nhân như là một hợp đồng theo cách nhìn của thế gian, trong bản cam kết đó, hai người sẽ sống với nhau khi cả hai cùng có lợi, khi cả hai giúp nhau được an bình, hạnh phúc, hai người sẽ cùng nhau trải nghiệm cuộc sống và những nhu cầu cuộc sống, hai người cùng khám phá những ẩn số con người của nhau, đến một lúc nào đó, vì lý do khách quan, họ sẽ kết thúc bản hợp đồng đó trong êm đẹp, không cần đền bù, không cần bất cứ một thủ tục nào và sau đó là đường ai nấy đi. Thế thì hôn nhân đang bị tục hóa, đang bị đánh mất tính bí tích và đặc sủng của bí tích đó, hôn nhân đâu còn là một ơn gọi cao quý do Thiên Chúa thiết định và chúc lành nữa. Có phải đến lúc gia đình chỉ được nhìn nhận là một quán trọ ven đường chứ không còn là một tổ ấm, một cộng đoàn đức tin và cũng là một cộng đoàn yêu thương, luôn biết tôn trọng và chăm sóc, luôn biết bảo vệ sự sống cho nhau.

Lạy Chúa, được sinh ra trong một gia đình Công giáo, chúng con thấy mình được hạnh phúc làm người, làm con Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì thế, chúng con xin Chúa chúc lành và ban bình an cho Cha Mẹ chúng con, xin Chúa gìn giữ tất cả các gia đình trong vòng tay yêu thương của Chúa. Xin Chúa gieo vào trong suy nghĩ của con người một hình ảnh rất đẹp về gia đình của mình, để mọi người biết trân trọng ơn gọi hôn nhân, yêu mến gia đình và sống tình gia đình thật vẹn toàn. Ngày xưa Chúa cũng có một gia đình, Ngài luôn yêu mến gia đình và Cha Mẹ, xin dạy chúng con biết cầu nguyện cho gia đình của mình cũng như các gia đình khác, biết cầu nguyện cho giáo xứ mình, bởi đó cũng là một gia đình. Xin Chúa chúc lành và ban bình an cho những ai đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân, để họ can đảm sống ơn gọi đó cho đến mãn đời. Amen.

Lm. Phêrô Trần Bảo Ninh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaWed, 02 Oct 2024 06:53:15 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần 26 Mùa Thường Niênhttp://www.gxthohoang.net/sức-khỏe-và-đời-sống/item/18780-sn-lc-thu-nam-tuan-26-tnhttp://www.gxthohoang.net/sức-khỏe-và-đời-sống/item/18780-sn-lc-thu-nam-tuan-26-tnSuy Niệm Lời Chúa Thứ Năm  Tuần 26 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm  Tuần 26 Mùa Thường Niên

03/10/2024

Thứ Năm Đầu Tháng Tuần 26 Tn
Lc 10,1-12

Loan Báo Tin Mừng, Quyên Ưu Tiên Số 1

“Anh em hãy ra đi…. Đừng mang theo túi tiền, bao bị giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.” (Lc 10,1-12)

Suy niệm: Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy những chiếc xe cứu thương hay xe chữa cháy bóp còi inh ỏi, đèn đỏ chớp nháy liên hồi, lao vun vút trên đường phố trong khi tất cả cả các phương tiện giao thông khác phải nhường đường tránh lối. Chúng ta biết rằng những xe đó có quyền ưu tiên vì đang thực hiện sứ mạng khẩn cấp liên quan đến sinh mạng con người. Chúa Giê-su dùng những ngôn từ rất mạnh để nhấn mạnh đến tính khẩn cấp của sứ mạng loan báo Tin Mừng. Đó là công việc phải làm ngay, bất chấp cả hiểm nguy, làm trước các việc khác, dù phải hy sinh cả những mối quan hệ thân thiết nhất, phải làm cho bằng được, dù thiếu phương tiện hoạt động, và thiếu cả những nhu cầu cơ bản nhất để sống còn.

Mời Bạn: Bạn có thấy việc loan báo Tin Mừng ngày nay còn khẩn thiết hơn không? Bạn làm gì để dành quyền ưu tiên số một cho việc loan báo Tin Mừng? Bạn đang sống, đang làm việc giữa anh em lương dân, đó có phải là cơ hội để bạn biến các việc đời thường của mình thành lời rao giảng Tin Mừng không?

Sống Lời Chúa: Trước khi làm bất cứ việc gì, bạn tự nhắc nhở mình làm thật tốt việc đó với tinh thần truyền giáo loan báo Tin Mừng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chung quanh chúng con, còn nhiều người chưa nhận biết Chúa. Không thiếu sách vở, tranh ảnh về Chúa, nhưng chứng tá đời sống của các cá nhân và cộng đòan chúng con mới là những lời nói thuyết phục nhất. Xin Chúa gởi tới cánh đồng truyền giáo những sứ giả biết ghi dấu ấn Tin Mừng trong tất cả đời sống.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyWed, 02 Oct 2024 06:47:34 +0700
Suy Niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Mân Côihttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18779-sn-tin-mung-le-man-coihttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18779-sn-tin-mung-le-man-coiSuy Niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Mân Côi
  Suy Niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Mân Côi

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. (Lc 1, 26-38)

Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào Trinh Nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ”. Nghe lời đó, Trinh Nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận. Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?”. Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”. Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt trinh nữ.

Suy niệm

Nhắc đến tháng mười, mỗi người Kito hữu luôn nghĩ ngay đến chuỗi Mân Côi, chuỗi kinh được Mẹ yêu giới thiệu và trao phó cho con cái, chuỗi kinh là những chặng đường, là những dấu ấn đặc biệt của người Con Mẹ trong hành trình dương thế, đặc biệt trong chặng đường khổ nạn để cứu độ nhân loại, từ đó, từ chuỗi kinh Mân Côi đó, Mẹ mời con cái hãy cùng Mẹ nguyện ngắm mỗi ngày sống, trước và trong mọi biến cố cuộc đời, Mẹ sẽ giúp đỡ, sẽ cầu bầu cho con cái trước tòa Con Mẹ trên trời. Niềm vui của con cái nhân loại đó là có một người Mẹ ở trên trời, nhưng luôn đồng hành với con cái trong phận người lữ hành, để chia sẻ và đỡ đần trong cuộc sống, đặc biệt là khi đức tin bị thử thách, cuộc sống gặp nhiều thách đố và ơn gọi đang gặp nhiều cám dỗ.

Sau khi tội lỗi xâm nhập vào thế gian, len lỏi vào cuộc sống con người, chúng đã phá vỡ mọi tương quan cuộc sống của con người, từ tương quan với Thiên Chúa, rồi tới thiên nhiên, tới cộng đoàn, rồi tới tình gia đình bị ảnh hưởng, giá trị con người bị xâm hại, con người bị cắt đứt nguồn sống thiêng liêng. Thiên Chúa là một người Cha, sẵn sàng quên mọi lầm lỗi của con người, Ngài đã ban lời hứa cứu độ con người: “Thiên Chúa phán bảo con rắn rằng: “Bởi vì mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người”. Và Ađam đã gọi tên vợ mình là Evà: vì lẽ bà là mẹ của chúng sinh”. Một người nữ sẽ xuất hiện, đem niềm vui và hy vọng cho con người, đó là hình ảnh báo trước về người Mẹ tuyệt vời có tên gọi là Maria, người Mẹ đã đem lại niềm vui và hy vọng Nước Trời cho con cái Mẹ đang trên đường lữ thữ cuộc đời.

Thánh Phaolo trong lá thư gởi con cái giáo đoàn Roma, đã minh định rõ ràng là tội bởi một người, nên nhân loại phải chết, thì cũng bởi một người mà nhân loại được sống và sống dồi dào: “Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền đến mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội. Vì nếu bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Ðức Giêsu Kitô. Do đó, tội của một người truyền đến mọi người đưa tới án phạt như thế nào, thì đức công chính của một người truyền sang mọi người đưa tới bậc công chính ban sự sống cũng như thế”. Chứng kiến nỗi đau trầm luân của nhân loại, một người nữ đã nhận lời mời của Thiên Chúa Cha trong vai trò làm Mẹ Đấng Cứu Thế, đó là Đức Maria. Nhờ người nữ đó, ơn cứu độ đã đến trong thế gian và con người được cứu, được dẫn đưa về ngôi nhà hạnh phúc nhất là Nước Trời.

Người mẹ của chúng sinh đã xuất hiện, đó là Đức Maria, Mẹ đã trở thành người Mẹ của Đấng Cứu Thế, Mẹ của nhân loại sau khi đón tiếp một vị khách đặc biệt trong cuộc đời: “Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào Trinh Nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ”. Nghe lời đó, Trinh Nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”. Đó là lời chào của sứ thần Gab-ri-el và lời mời của Thiên Chúa Cha gởi đến cho Mẹ. Sau lời thưa xin vâng, Mẹ trở nên nhịp cầu cho Thiên Chúa đến với nhân loại và cho nhân loại trở về với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho con người, mong đem con người về nơi hạnh phúc và an bình vĩnh cửu, đó là nơi con người luôn đợi chờ, trông mong.

Sự xuất hiện của con người trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa không phải để chứng kiến quyền năng của Ngài, cũng không phải để trở nên người canh giữ công cuộc tạo dựng đó, nhưng sự xuất hiện của con người là kết quả của một tình yêu viên mãn giữa ba ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa đã suy nghĩ trước khi tạo dựng con người, bởi đó là một tạo vật mang hình ảnh và hơi thở của Thiên Chúa. Vì thế, con người trở nên người bạn của Thiên Chúa sau khi hiện hữu. Chỉ một chút yếu đuối, con người đã đánh mất phần phúc lớn nhất là mất đi sự thánh thiện công chính nguyên thủy, chỉ vì tội kiêu căng, từ đó, mọi tương quan bị cắt đứt và phải sống xa lìa Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc đích thực cho cuộc đời.

Một người nữ xuất hiện như là vị cứu tinh của nhân loại, Đức Maria, không chỉ được vinh dự làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ còn được nhận danh hiệu là Mẹ của các Tông đồ, của Giáo hội, của đoàn con đang trên đường lữ hành. Dù được Thiên Chúa Cha trọng thưởng đưa về trời cả hồn lẫn xác, Đức Maria vẫn không quên nguyện cầu cho con cái, hơn nữa, Mẹ còn hướng dẫn con cái cùng cầu nguyện với Mẹ để được Chúa Cha quên đi mọi lầm lỗi. Những lần hiện ra, những sứ điệp Mẹ nhắn gởi đều hướng đến tình thương của Thiên Chúa luôn đong đầy cho con cái nếu con cái biết sám hối, sẵn sàng thay đổi cuộc đời và cùng Mẹ nguyện cầu sớm tối. Trái tim của người Mẹ luôn sống vì, sống cho con cái mình, dù có phải chịu trăm ngàn thiệt thòi, người mẹ cũng luôn hy sinh cho con cái, Mẹ Maria cũng vậy, nắng mưa chẳng quản, bão giông chẳng sờn, tất cả chỉ mong cho con cái được sống trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa tình yêu, được ở mãi trong ngôi nhà hạnh phúc của Ngài.

Lời kinh Mân Côi Đức Maria hướng dẫn cho con cái cầu nguyện không chỉ dừng lại nơi từng chặng đường khổ nạn của người Con, nhưng còn là nhịp cầu, là sợi dây kết nối con cái với Thiên Chúa và với nhau. Ơn cứu độ của Thiên Chúa không giới hạn bởi không gian và thời gian, cũng không giới hạn bởi một rào cản nào, vì thế, Đức Maria là người hiểu rõ hơn ai hết và Mẹ muốn dùng ơn sủng đặc biệt từ Kinh Mân Côi, để lôi kéo và nối kết mọi người trở thành một cộng đoàn huynh đệ thiêng liêng, cùng nhau chung chia niềm vui cứu độ. Lời kinh Mân Côi không dành riêng cho một ai, nhưng là một phương cách giúp con người nên thánh trong ơn gọi của mình. Suy ngắm những mầu nhiệm trong chuỗi Mân Côi, người tín hữu như được đồng hành với Con Thiên Chúa trong đường khổ nạn, được đóng đinh vào thập giá Ngài mọi lầm lỗi của mình, hơn nữa được sống trong niềm vui phục sinh của Con Thiên Chúa. Hãy năng lần chuỗi Mân Côi để được tha thứ, được yêu thương và được sống trong vòng tay Thiên Chúa.

Lạy Chúa, Chúa đã trao người Mẹ của Chúa cho nhân loại chúng con, để nhờ tình yêu thương của người Mẹ đó, chúng con biết cách cầu nguyện, biết đường sám hối và biết lối trở về với Chúa, xin giúp mỗi người chúng con biết lắng nghe lời chỉ dạy của Mẹ tình yêu, để sớm tối cùng Mẹ nguyện cầu theo lời kinh Mân Côi. Khi còn ở trong gia đình Thánh Gia, Chúa luôn nghe lời Mẹ chỉ dạy để ngày một lớn lên cả thể xác lẫn tinh thần, xin giúp chúng con cũng biết lắng nghe lời chỉ dạy của Mẹ Maria, để chúng con được lớn lên cả thể xác lẫn tinh thần, đó là lúc chúng con biết sống theo những giá trị Tin mừng và siêng năng cầu nguyện, đặc biệt là cầu nguyện theo lời kinh Mân Côi. Amen.

Lm. Phêrô Trần Bảo Ninh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaWed, 02 Oct 2024 06:35:48 +0700
Bảy mươi hai môn đệ đi truyền giáohttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18778-bay-muoi-hai-mon-de-di-truyen-giaohttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18778-bay-muoi-hai-mon-de-di-truyen-giaoBảy mươi hai môn đệ đi truyền giáo
  BẢY MƯƠI HAI MÔN ĐỆ ĐI TRUYỀN GIÁO

 

Thứ Năm tuần 26 Thường niên năm I - Sứ mệnh truyền giáo (Lc 10,1-12)

BẢY MƯƠI HAI MÔN ĐỆ ĐI TRUYỀN GIÁO

(Lc 10,1-12)

1. Đức Giê-su đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho dân chúng để đem lại ơn cứu độ cho họ. Mối ưu tư hàng đầu của Ngài là làm cho mọi người được nghe biết Tin Mừng. Và mối ưu tư ấy đã được diễn tả  trong lúc thổ lộ tâm tình với các môn đệ: ”Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít. Vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt lúa về” (Lc 10,2).

Sau khi đã trang bị cho họ những khả năng tinh thần tuyệt diệu, Đức Giê-su đã sai 72 môn đệ đi loan báo Tin Mừng bình an cho mọi người. Ngài ân cần khuyên họ đừng lo tìm an toàn  nơi các phương tiện vật chất trần gian. Họ vâng lời ra đi và trở về trong hân hoan. Đức Giê-su cho họ biết họ hãy vui mừng vì tên tuổi họ đã được ghi trên Nước Trời.

2. Khi sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng, điều đầu tiên Chúa muốn nơi họ là lòng tin tưởng tuyệt đối  vào sự quan phòng của Thiên Chúa. 72 môn đệ được sai đi tay không. Chúa cũng không ra lệnh cho họ đến các Hội đường hay các ngã ba đường để rao giảng, nhưng là đến từng nhà và hội nhập vào đó, hiện diện như một phần tử trong gia đình, ăn những gì người ta dọn cho. Nhờ đó Tin Mừng sẽ được đón nhận dễ dàng hơn, bởi vì Tin Mừng không còn là sức mạnh áp đặt từ bên ngoài, mà là một sức sống từ người rao giảng truyền sang những người khác và đâm rễ sâu trong lòng họ (Mỗi ngày một tin vui).

3. Bảy mươi hai môn đệ là hình bóng của mọi tín hữu được kêu mời tham gia vào việc tông đồ của hàng Giáo phẩm. Đức Giê-su đã nói: ”Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít”. Vậy thợ gặt là ai? Trước đây người ta thường dành danh xưng “thợ gặt” cho các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các nhà truyền giáo. Đây là một nhầm lẫn. Không ai có thể trở thành Ki-tô hữu mà lại không cảm nghiệm nơi mình nỗi lo âu của Đức Giê-su trước cánh đồng lúa chín mênh mông. Những tác vụ đa dạng sẽ làm nảy sinh những hình thức hoạt động khác nhau nơi mỗi người, nhưng ai nấy theo cách của mình, đều được gọi và làm việc ở đồng lúa chín (L. Sintas).

4. Ngay từ đầu sứ vụ, Đức Giê-su đặt công việc truyền giáo trong cái nhìn cấp bách và khẩn thiết. Cho nên Chúa tuyển chọn 12 tông đồ và sau đó là 72 môn đệ, huấn luyên và sai đi truyền giáo. Hội thánh ngày hôm nay cũng không ngừng tiếp tục mời gọi những người thành tâm thiện chí tiếp tục ra đi loan báo sứ điệp tình thương và ơn cứu độ của Chúa cho trần gian, qua mọi thời đại. Cần ý thức rằng, qua bí tích Rửa tội, mỗi tín hữu cũng là một nhà truyền giáo, được sai đi để làm công việc của Chúa là cứu chữa các linh hồn (5 phút mỗi ngày).

5. Trong tinh thần ấy, thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê hồi còn là sinh viên ở trường đại học Paris, đã nghe được lời mời gọi trở thành linh mục và sau đó ngài là một nhà truyền giáo ở Ấn độ. Một trong những lá thư của ngài từ Ấn độ vang vọng lời Chúa Giê-su trong Tin Mừng hôm nay. Đây là một phần của lá thư:

“Nơi đây, nhiều người không trở nên Ki-tô hữu được, chỉ vì lý do là không có ai sẵn sàng đảm nhận việc dạy dỗ cho họ về Chúa. Tôi thường nghĩ đến việc đi tới trường đại học ở châu Âu và kêu gọi những người thợ đến thu hoạch mùa ở Ấn độ”.

6. Đức Giê-su đã kêu gọi và ngày nay Hội thánh cũng kêu gọi chúng ta hãy tích cực tham gia vào trong việc truyền giáo này. Đức Giê-su đã không dành riêng việc rao giảng Tin Mừng cho các Tông đồ, mà còn sai 72 môn đệ ra đi. Nói khác đi, Ngài muốn gửi sứ mạng rao giảng đến mỗi người chúng ta. Ước gì chúng ta  luôn ý thức sứ mạng rao giảng đó, không những bằng lời nói mà nhất là bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ.

Nói một cách cụ thể, chúng ta có thể tham gia vào việc truyền giáo bằng cầu nguyện, xin Chúa sai nhiều thợ gặt đến cánh đồng truyền giáo.  Đây là một việc mọi người có thể làm bất cứ lúc nào. Cầu nguyện còn chứng tỏ lòng tin tưởng cậy trông của chúng ta, vì từ việc sai thợ gặt đến cánh đồng truyền giáo, cho đến việc cứu độ thực sự là làm cho người ta chấp nhận Tin Mừng, trở về với Chúa để được hưởng ơn cứu độ .

7. Truyện: Đôi tay của Chúa.

Vào cuối thế chiến thứ hai, để thu phục thiện cảm và tin tưởng của người dân trong làng vừa mới được giải phóng khỏi tay Đức Quốc xã, toán lính thuộc lực lượng đồng mình cố gắng lượm lại từng mảnh vỡ của bức tượng Chúa Giê-su đã được dựng lên ở quảng trường trước ngôi nhà thờ nhỏ, trung tâm sinh hoạt của làng quê miền cực nam nước Italia.

– Sau nhiều ngày cố gắng, toán lính đã gắn lại được gần như toàn bức tượng của Chúa. Nhưng chỉ có đôi tay bức tượng là không thể nào hàn gắn lại được. Vì các mảnh vụn lớp thì bị bể quá nhỏ, lớp thì đã bị nát thành như bụi.

Sau nhiều giờ bàn luận và gần như sắp quyết định bỏ dở công việc, thì một người trong toán lính có sáng kiến tìm lấy hai khúc gỗ gắn vào nơi hai cánh tay bị bể nát của bức tượng, rồi viết vào đó một hàng chữ bất hủ, không những đánh động được tâm hồn những người dân trong làng, mà còn thu hút được nhiều khách du lịch đến vùng này để được tận mắt xem hàng chữ đầy ý nghĩa. Các bạn có thể đoán được hàng chữ này không? Đó là “CHÍNH BẠN LÀ ĐÔI TAY CỦA CHÚA”.

                                                                             Lm. Giu-se Đinh Lập Liễm

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaWed, 02 Oct 2024 06:08:15 +0700
Bạn đồng hànhhttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/18777-ban-dong-hanhhttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/18777-ban-dong-hanhBạn đồng hành
  BẠN ĐỒNG HÀNH


Lễ Các Thiên Thần Bản Mệnh 02/10 Thứ Tư Tuần XXVI Thường Niên: https://tinyurl.com/b435tsnz

“Này Ta sai thiên sứ đi trước con, để giữ gìn con khi đi đường và đưa con vào nơi Ta đã dọn sẵn!”.

“Nếu Chúa sai chúng ta đi trên những con đường đầy đá, Ngài sẽ cung cấp những đôi giày bền bỉ! Sai chúng ta đến một nơi xa lạ, Ngài sẽ chuẩn bị một người bạn đồng hành! Và nếu muốn cứu độ chúng ta đời đời, Ngài ban Con Một!” - A. Maclaren.

Kính thưa Anh Chị em,

Gặp lại ý tưởng của Maclaren, Lời Chúa ngày lễ Thiên Thần Bản Mệnh cho thấy tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta bao la như trời bể. Giáo lý Hội Thánh dạy, để canh giữ hồn xác chúng ta từ khi chào đời cho đến ngày tắt hơi, Chúa Cha đã ban cho mỗi người một người ‘bạn đồng hành’ yêu thương như một vệ sĩ vô hình.

Ngài phán, “Này Ta sai thiên sứ đi trước con, để giữ gìn con khi đi đường và đưa con vào nơi Ta đã dọn sẵn!” - bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca xác tín sự có mặt của các ngài, “Chúa đã lệnh cho các thiên thần săn sóc bạn, để chư vị đó gìn giữ bạn trên khắp nẻo đường!”. Trong Tin Mừng hôm nay, khi đặt một em bé giữa các môn đệ, Chúa Giêsu cũng nói đến sự hiện diện của những người bạn thân thiết này, “Các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy!”.

Hãy tưởng tượng, mỗi người có một vệ sĩ vô hình đồng hành chăm sóc suốt đời! Điều này sẽ gợi lên hai tình cảm khác biệt. Trước hết, thật an ủi lúc chúng ta gặp nguy khốn, bạn và tôi không đơn độc, nhưng được bảo vệ an toàn; tuy nhiên, sự có mặt thường xuyên của ‘ai đó’ cũng có thể làm mất quyền riêng tư. Với một số người, điều này không luôn luôn được chấp nhận. Tại sao? Bởi lẽ, có một ‘ai đó’ luôn nhìn thấy mọi hành vi chúng ta làm, kể cả những tội lỗi chúng ta phạm.

Vậy mà, người ‘bạn đồng hành’ dễ thương đó luôn tôn trọng tự do của chúng ta; ngài không phán xét, nhưng chỉ hành động với tình yêu hoàn hảo. Các ngài giữ bí mật tuyệt đối và chỉ quan tâm đến sức khoẻ hồn xác của mỗi người! Khi chúng ta sợ hãi, Thiên Thần Bản Mệnh bảo vệ; khi chúng ta khó khăn, các ngài gỡ rối; khi chúng ta bất an, các ngài ban lòng can đảm. Cách riêng, khi chúng ta phạm tội, các ngài sẽ ra sức cản ngăn; nhưng vì tôn trọng tự do, không ít lần, các ngài bất lực! Mối quan tâm duy nhất của các ngài là dẫn chúng ta trở về với Chúa mỗi khi chúng ta lạc đường. Chỉ khi ở trên thiên đàng, bạn và tôi mới hiểu hết được chiều kích sâu xa của tình yêu Thiên Chúa vốn tiềm ẩn nơi những người ‘bạn đồng hành’ tuyệt vời này.

Anh Chị em,

“Này Ta sai thiên sứ đi trước con!”. Thiên Chúa như một người mẹ chu đáo không nỡ để con cái Ngài lẻ loi trên con đường ‘đầy đá’ dẫn đến một nơi khá ‘xa lạ’ - quê trời, Ngài ban cho chúng ta một Thiên Thần Bản Mệnh. Như thế, ngày lễ hôm nay đúng nghĩa, là ngày bổn mạng của mỗi người. Hãy cảm tạ Chúa vì quà tặng cao quý này; hãy vui mừng, biết ơn, kính trọng và lắng nghe các ngài! Được như vậy, chắc chắn bạn và tôi sẽ đi đúng hướng để về đến nơi Chúa dọn sẵn. Hãy xin lỗi các ngài vì sự ơ hờ và vô ơn của chúng ta! Hãy cầu nguyện với các ngài và giao phó hồn xác trọn vẹn hơn cho sự bảo bọc của các ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con làm buồn lòng người ‘bạn đồng hành’ âm thầm Chúa ban khi con nhân danh tự do để làm điều mất lòng Chúa!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưWed, 02 Oct 2024 06:04:13 +0700
Cựu chủng sinh Kon Tum vùng Banmêthuột mừng lễ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.http://www.gxthohoang.net/tin-đó-đây/item/18775-cuu-chung-sinh-kin-tim-0mung-le-teresa-quan-thayhttp://www.gxthohoang.net/tin-đó-đây/item/18775-cuu-chung-sinh-kin-tim-0mung-le-teresa-quan-thayCựu chủng sinh Kon Tum vùng Banmêthuột mừng lễ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.
  Cựu chủng sinh Kon Tum vùng Banmêthuột mừng lễ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

Đến hẹn lại lên, hôm nay lúc 8 giờ 30 ngày 01 tháng 10 năm 2024, anh em Cựu chủng sinh Kon Tum vùng Banmêthuột hân hoan tập trung về nhà thờ giáo xứ Duy Hoà, Giáo phận Banmêthuột mừng lễ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

Giáo xứ Duy Hòa thuộc Giáo hạt Mẫu Tâm Giáo phận Banmêthuột, có diện tích là 25,22 km2, Số giáo dân khoảng 4.455 người, nhà thờ và nhà xứ tọa lạc tại địa chỉ 51 Võ Văn Kiệt, Thành phố Buôn Ma Thuột

Giáo xứ được thành lập vào ngày 24 tháng 02 năm 1966. Đức Giám mục Paul Seitz (Kim), Giám mục Kon Tum đã bổ nhiệm Linh mục Phaolô Võ Quốc Ngữ làm cha Quản xứ Tiên khởi.

Cha quản xứ hiện nay là cha Giuse Phùng Quốc Hiếu cùng với Cha phó Phêrô Lê Chí Thông.

Sau một thời gian bàn bạc và thảo luận tại hội trường, anh em đã bầu anh Hồ Đức Thảo Đakmil làm trưởng nhóm CVK miền Banmêthuột nhiệm kỳ 2 năm 2024-2026.

Trong phần thảo luận, anh em hướng tới kỷ niệm 90 năm chủng viện vào năm tới, và anh em Duy Hòa đã trao tượng thánh Têrêsa cho anh em Đakmil đảm nhận tổ chức họp mặt mừng lễ năm 2025 tại giáo xứ Bác Ái .

Đúng 10 giờ, thánh lễ kính thánh Têrêsa bắt đầu trong nhà thờ, cha phó Phêrô Lê Chí Thông chủ sự thánh lễ.

Chia sẻ Lời Chúa, cha Phêrô giới thiệu con đường mà thánh nữ Têrêsa Hài Đồng đã chọn để nên thánh là con đường trẻ thơ.: “Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: Thầy bảo thật anh em nếu anh em không quay trở lại mà nên như trẻ em thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,2-3)

Chúa Giêsu đưa trẻ em ra làm lý tưởng sống, lý tưởng nầy thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu tái khám phá biểu lộ tinh thần đơn sơ của con đường nhỏ, để trở nên thánh thiện, bằng việc yêu mến và phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, và sống gắn bó vào Ðức Giêsu như trẻ thơ

z5886168506736 7e5fd36e37befc03a2f36d39ab8af550

z5886167758094 3848432f763438500bc42f79442085d7

z5886168372618 ccce06d780be3a40489fd677201fb0a9

z5886152647838 d2dd2290b703924d1b6b266ec70d1b1c


Hình Ảnh

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tin đó đâyTue, 01 Oct 2024 20:21:19 +0700
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể mừng lễ thánh Têrêxa quan thầy http://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/18774-mung-le-thanh-terexa-quan-thay-va-ta-on-50-nam-thanh-laphttp://www.gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/18774-mung-le-thanh-terexa-quan-thay-va-ta-on-50-nam-thanh-lapĐoàn Thiếu Nhi Thánh Thể mừng lễ thánh Têrêxa quan thầy
  Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo xứ Thổ Hoàng: Mừng lễ thánh Têrêxa quan thầy và Tạ ơn 50 năm thành lập.

Sau những giờ tĩnh tâm và Chầu Thánh Thể sốt sắng tại nhà thờ do cha phó Augustino Phan Minh Danh hướng dẫn vào lúc 19 giờ tối 30 tháng 09 năm 2024, hôm nay ngày 01.10.2024 vào lúc 4g45, Thánh lễ mừng kính Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu quan thầy của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể do cha phó Augustino Phan Minh Danh chủ tế, cùng đồng tế có cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành, cha quê hương Antôn Nguyễn Thành Chương.OP, cùng với sự tham dự của các anh chị cựu trưởng, anh chị huynh trưởng, đại diện các giới chức và các em thiếu nhi các cấp của giáo xứ.

Trước thánh lễ, toàn đoàn tập trung trước tiền sảnh nhà giáo lý dâng kinh, niệm hương thánh nữ Têrêxa, tiếp đến cha tuyên úy Giuse Trần Thế Thành trao khăn Trợ úy cho cha phó Augustino và cuộc kiệu trọng thể thánh nữ tiến vào nhà thờ cử hành thánh lễ quan thầy và Tạ ơn 50 năm thành lập được bắt đầu.

Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo xứ Thổ Hoàng được thành lập năm 1974 tới nay đã 50 năm.

Chỉ 13 huynh trưởng lúc khởi điểm đến nay đã đào tạo được hơn 500 huynh trưởng, trong đó có 80 huynh trưởng của cúa giáo xứ Xuân Lộc và 60 huynh trưởng của giáo xứ Xuân Hòa.

Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế Augustino giới thiệu mẫu gương của Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu là luôn vui vẻ chu toàn viêc nhỏ với một tình yêu lớn, sống khiêm hạ, yêu mến Chúa, yêu mến các linh hồn, sẵn sàng làm những việc hi sinh nhỏ bé vì tình yêu Chúa Giêsu.

Trong bài giảng, cha cha quản xứ Giuse chia sẻ sứ điệp Tin Mừng hôm nay, các môn đệ đã hỏi Chúa một câu hỏi rất thực tế: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”. Chúa Giêsu đã đáp trả trọn vẹn thắc mắc của các môn đệ, điều kiện để vào Nước Trời là phải trở nên tự hạ; bỏ đi cái tôi của mình, cái tôi kiêu căng, tự mãn để con người được nhẹ nhàng thanh thản đi qua cửa hẹp vào Nước Thiên Chúa. Nếu như khiêm hạ là chiếc vé để vào Thiên Đàng thì sự phục vụ là tiêu chuẩn để cất nhắc người ta lên Nước Trời.

Têrêxa mất mẹ lúc 4 tuổi, lúc 9 tuổi mất luôn ‘người mẹ thứ hai’ là chị Pauline vào dòng, Têrêxa được trở thành nữ tu ở tuổi 15, Và dẫu kết thúc chỉ sau 9 năm nhưng Têrêxa đã nên mảnh đất của những hạt mầm yêu thương, hạt mầm cầu nguyện và thống hối để đưa các linh hồn về với Chúa, hạt mầm ước ao mình nên Thánh mà còn ước ao mọi người cùng nên Thánh với mình, đặc biệt là những tội nhân.

Thánh lễ kết thúc, các anh chị cựu trưởng và huynh trưởng vội vã ra về chuẩn bị cho giờ khai mạc trại Tạ Ơn 50 Năm Hành Trình Hồng Ân sẽ được bắt đầu vào lúc 7 giờ, trong 2 ngày trại những ngươi cựu trưởng sẽ làm sống lại tuổi thơ của mình bằng đời sống trại, đêm Hoan Ca Tạ Ơn, thi đua hoạt động trại và xây dựng các mô hình: :Giữa lòng Giáo Hội con sẽ là Tình Yêu”

to1

lto2

lto4

lto5

lto6

to9

to10

lto11

Hình Ảnh

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứTue, 01 Oct 2024 16:33:59 +0700
Các thiên thần hộ thủhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18773-cac-thien-than-ho-thuhttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18773-cac-thien-than-ho-thuCác thiên thần hộ thủ
  Các thiên thần hộ thủ

 

Ngày 02/10: Các Thiên thần Bản mệnh (Mt 18,1-5.10)

 

“Các thiên thần của họ ở trên trời
không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy”.
(Mt 18,10)

 

 (Mt 18,1-5.10)

  1. Các môn đệ xúm lại hỏi Chúa: ai là người lớn nhất trong Nước trời? Chúa không trả lời ngay. Người gọi một trẻ nhỏ vào đứng trước mặt các ông rồi nói: Ai không trở nên như trẻ nhỏ, không sống đơn sơ, thật thà, khiêm tốn như trẻ nhỏ thì không được vào Nước trời. Và ai trở nên giống trẻ nhỏ: đơn sơ, hoàn toàn lệ thuộc phó thác, thì sẽ làm lớn hơn hết trong Nước trời... vì các em giống như các thiên thần và các thiên thần bản mệnh của các em “ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa, Đấng ngự trên trời” (Mt 18,10b) và các ngài lên lên xuống để bảo vệ chúng ta (x. Ga 1,51).
  2. Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta sự hiện hữu và hoạt động của các thiên thần, hẳn Ngài cũng muốn cho chúng ta cảm nghiệm hơn về mầu nhiệm tình yêu của Ngài. Dù chúng ta có thấy các thiên thần hay không, dù các ngài có đến với chúng ta như thần linh hay dưới hình bóng người phàm, thì lời cầu xin của chúng ta luôn được đáp trả. Thiên Chúa hằng can thiệp vào cuộc sống của chúng ta cách diệu kỳ, niềm tin nơi sự hiện diện và hoạt động của các thiên thần luôn nhắc nhở chúng ta điều đó. Quả thật, cuộc sống của chúng ta được dệt bằng phép lạ từ giây phút đầu tiên được tạo thành trong lòng mẹ cho đến lúc chào đời rồi lớn lên, mỗi một nhịp đập của trái tim, mỗi một hơi thở của chúng ta không là phép lạ sao?
  3. Nguyện xin các thiên thần nhất là thiên thần bản mệnh của mỗi người luôn nhắc nhở ta, để ta luôn tiến bước trong tin yêu và hy vọng nơi Thiên Chúa là tình yêu. (Trích trong ‘Sống Tin mừng’ - R. Veritas)

(Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaTue, 01 Oct 2024 14:51:14 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần 26 Mùa Thường Niênhttp://www.gxthohoang.net/sức-khỏe-và-đời-sống/item/18772-sn-loi-chua-thu-tu-tuan-26-tnhttp://www.gxthohoang.net/sức-khỏe-và-đời-sống/item/18772-sn-loi-chua-thu-tu-tuan-26-tnSuy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần 26 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần 26 Mùa Thường Niên

02/10/2024

Thứ Tư Đầu Tháng Tuần 26 Tn
Các Thiên Thần Hộ Thủ
Mt 18,1-5.10

Người Bạn Thân Vô Hình

“Anh em chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.” (Mt 18,10)

Suy niệm: Trong cuốn tiểu thuyết “Đôi bạn chân tình”, nhà văn nổi tiếng Herman Hess kể lại tình bạn kỳ lạ giữa một tu viện trưởng thánh thiện và anh chàng Goldmund hào hoa. Mỗi khi Goldmund gặp nguy hiểm thì vị tu viện trưởng lại xuất hiện để cứu anh: một lần khi anh suýt bị treo cổ vì dan díu với một phụ nữ quý phái, một lần đau nặng giữa đường. Cuối cùng, ngài đã đưa anh về tu viện, khích lệ anh tạc một bức tượng người mẹ tuyệt vời trước khi anh qua đời. Hẳn chúng ta tự hỏi cuộc đời của Goldmund sẽ ra sao nếu không có người bạn tu viện trưởng? Chúng ta cũng phải tự hỏi cuộc đời mình sẽ thế nào nếu không có người bạn thân là các thiên thần hộ thủ?

Mời Bạn: Luôn nhớ đến tình bạn thân thiết kỳ lạ giữa thiên thần hộ thủ và bạn: một bên vô cùng thánh thiện, một bên có đủ các thói hư tật xấu. Bạn nghĩ mình sẽ làm gì để tỏ lòng tôn trọng thiên thần hộ thủ của mình hơn?

Chia sẻ: Tôi nên làm gì để sống tình bạn thân thiết hơn với thiên thần hộ thủ của mình?

Sống Lời Chúa: Hôm nay tôi sẽ nỗ lực làm điều tốt và tránh làm điều xấu để khỏi làm buồn lòng người bạn thân thiên thần hộ thủ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa nhắc nhở chúng con nhớ đến các thiên thần hộ thủ của mình. Quả thật, chúng con thường quên sự hiện diện gần gũi, việc trợ giúp thần thánh, lòng quan tâm ưu ái của các ngài. Xin cho chúng con biết cư xử với các ngài tốt đẹp và thân thiết hơn. Amen.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyTue, 01 Oct 2024 14:47:44 +0700
Những điều kiện để theo Chúahttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18771-nhung-dieu-kien-de-theo-chuahttp://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18771-nhung-dieu-kien-de-theo-chuaNhững điều kiện để theo Chúa
  Những điều kiện để theo Chúa

 

Thứ Tư tuần 26 Thường niên năm II (Lc 9,57-62)

 

Đức Giêsu bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau,
thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa” (Lc 9,62).

 

Những điều kiện để theo Chúa (Lc 9,57-62)

  1. Lúc này danh tiếng Đức Giêsu đã lừng lẫy khắp nơi về những lời giảng và phép lạ Ngài làm, vì thế có nhiều người đến xin làm môn đệ Chúa. Trong tiểu đoạn này gồm ba chuyện nhỏ về ba người muốn đi làm môn đệ Chúa Giêsu. Điều quan trọng trong những chuyện này không phải là những nhân vật (vì không chi tiết nào mô tả các nhân vật ra sao), mà là giáo huấn của Đức Giêsu về những điều kiện để làm môn đệ Ngài.
  2. Chúng ta hãy nghe linh mục Carôlô Hồ Bặc Xái cắt nghĩa cho chúng ta ba câu chuyện này:

Người thứ nhất muốn theo Chúa Giêsu đến bất cứ nơi nào. Trường hợp này thường xảy ra trong xã hội thời đó: có những người vì ngưỡng mộ một rabbi nào đó, nên bỏ gia đình và xin theo ở với rabbi đó trong một thời gian vài ba năm (xem Ga 1,37-49).

Câu trả lời của Chúa Giêsu cho thấy Ngài không giống như các rabbi: cuộc sống của Ngài là cuộc sống lang thang nay đây mai đó, vì Ngài là một con người bị từ chối (x. Chuyện trên, một làng Samaria không tiếp rước Ngài). Vậy điều kiện thứ nhất để làm môn đệ Chúa Giêsu là phải giống Ngài ở chỗ chấp nhận một cuộc sống vật chất không ổn định, có thể bị từ chối và có thể bị giết chết nữa.

  1. Người thứ hai: không phải cha người này vừa chết, nhưng ông ta vẫn còn sống. Ý người này là tuy cũng muốn theo Chúa, nhưng xin một thời hạn chờ cho tới khi cha anh chết và được chôn cất xong xuôi rồi anh mới theo Ngài. Trong đầu anh đã có sẵn một ưu tiên: ưu tiên cho bổn phận hiếu thảo.

Mặc cho kẻ chết chôn người chết”: tiếng Pháp rõ nghĩa hơn “mặc cho les mortels (người phải chết) chôn les morts (người đã chết)”. Điều kiện thứ hai là phải dành ưu tiên cho bổn phận đối với Nước Thiên Chúa, trên cả những bổn phận đối với thân nhân. Không phải Chúa Giêsu coi nhẹ những bổn phận đối với gia đình (x. Mt 15,3-9), nhưng Ngài dạy rằng: trong trường hợp có xung đột giữa hai bên thì môn đệ phải coi trọng Nước Thiên Chúa hơn.

  1. Lời xin của người thứ ba cũng giống lời xin của Êlisê (1V 19,19-21). Lời đáp của Chúa Giêsu cũng khiến ta nhớ đó là Êlisê đang kéo cày “đầu ngoái lại sau”: còn luyến tiếc quá khứ. Như vậy, điều kiện thứ ba là phải dứt khoát với quá khứ (của cải, địa vị...), hơn nữa phải có một con tim không san sẻ để chỉ còn lo cho Nước Thiên Chúa mà thôi.

Theo văn mạch: Chúa Giêsu sắp đi vào giai đoạn quyết liệt là chịu chết, sống lại và lên trời. Ngài muốn các môn đệ mình phải đi cùng một hành trình như Ngài. Thế nhưng người ta có thể từ chối lời mời gọi của Ngài bằng nhiều cách: hoặc vì những thành kiến tôn giáo như dân làng Samaria; hoặc vì quá cậy dựa vào những bảo đảm vật chất, những quyến luyến gia đình và quyến luyến quá khứ (Lm Carôlô, Hạt giống nảy mầm, tuần 26, tr 213-214).

  1. Một linh sư Ấn độ đang ngồi tịnh niệm bên bờ sông. Có một người đàn ông nọ muốn xin làm đệ tử. Ông rón rén đến bên vị linh sư và đặt dưới chân vị tu hành hai viên ngọc quý như của lễ ra mắt. Vị linh sư cầm lấy một viên và ném xuống sông. Tiếc của, người đàn ông giàu có liền nhảy xuống sông để cố tìm viên ngọc. Nhưng mất một ngày mà không tài nào tìm lại được. Chiều đến, người đàn ông đến xin vị linh sư chỉ rõ nơi ông đã ném viên ngọc quý. Vị linh sư cầm viên ngọc còn lại ném luôn xuống sông và nói: ”Ta đã ném vào chỗ đó. Ngươi hãy lặn xuống mà tìm”.

Chúa Giêsu cùng đòi hỏi môn đệ Ngài một thái độ từ bỏ dứt khoát như thế.

  1. Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: một khi đã đi theo. Là môn đệ của Chúa thì phải từ bỏ mọi tham vọng, mọi ràng buộc, nhất là về của cải vật chất, danh vọng, địa vị và thỏa mãn cá nhân, để tự do hiến thân mình cho Chúa, trọn vẹn thuộc về Chúa để làm công việc cho Chúa. Không có chuyện lừng khừng, do dự, tính toán. Sống phó thác và tin tưởng nơi Chúa trọn vẹn. Chấp nhận sự bấp bênh do con người gây nên cho mình. Ngay cả mối liên hệ tình cảm là gia đình, nếu vì đó mà ảnh hưởng và có nguy cơ làm cho chúng ta xa Chúa, thì buộc phải khước từ (Ngọc Biển).
  2. Truyện: Phải dứt khoát từ bỏ

Một nhà buôn ở Frankfurt muốn tìm một em bé trai để lo việc giao hàng. Có một người anh trưởng trong một gia đình gồm 7 người anh em 16 tuổi đến xin việc. Nhân viên tiếp tân ở phòng khách gật đầu nói: “Cậu không có nhiều may mắn lắm đâu. Trước cậu đã có 52 người đến xin việc rồi. Tuy nhiên, cậu có thể thử thời vận”. Nhân viên này dẫn cậu vào phòng ông chủ. Ông chủ tiếp chuyện thân mật với ứng viên, đặt nhiều câu hỏi với chàng trai.

- Mời cậu một điếu.

- Cám ơn ông, nhưng cháu không hút thuốc.

- Thế nào ? Cậu không hút thuốc ư ? Nhưng anh bạn của tôi ơi, để làm một người lớn, cần phải biết hút thuốc. Đừng rồ dại nữa!

- Không. Cháu cám ơn bác. Cho đến nay cháu vẫn không hút thuốc và cháu cũng không muốn bắt đầu.

Thế rồi ông chủ chìa tay ra cho anh.

- Tôi nhận cậu vào làm việc. Cậu là người thứ 53 đến gặp tôi xin việc, nhưng cậu lại là người đầu tiên không nhận điếu thuốc. Cậu thích hợp với tôi.

Và ném điếu thuốc đi, ông nói thêm:

- Tôi cũng vậy, tôi không hút thuốc.

Sau đó, chàng trai được biết rằng: người làm công trước đã bị sa thải vì anh ta hút thuốc quá nhiều và đã thâm hụt thụt quỹ để mua thuốc. Vâng! Điếu thuốc không phải là nguyên nhân, nhưng làm chủ được bản thân mới chính là điểm son của chàng trai. Ông chủ đã phải nể phục trước sự can đảm chống trả với cơn cám dỗ và thái độ dứt khoát của anh.

(Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaTue, 01 Oct 2024 14:42:58 +0700