Print this page
Thứ ba, 29 Tháng 5 2018 12:22

Đức Thánh Cha khuyên chúng ta dành hai phút mỗi ngày để đọc Tin Mừng

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
 Đức Thánh Cha khuyên chúng ta dành hai phút mỗi ngày để đọc Tin Mừng

Đức Thánh Cha Phanxicô muốn những người trẻ ở Argentina dành ít nhất hai phút mỗi ngày để đọc Tin Mừng. Lời đề nghị mạnh mẽ của ngài xuất hiện trong một tin nhắn video ngày 26 tháng 5 năm 2018 cho các bạn trẻ tham gia Đại Hội Thanh Thiếu Niên Quốc gia lần thứ hai tại Rosario, Argentina, diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng 5.

Xem video từ đây:

"Pope Francis speaks to young Argentinians in a video message"


Các bạn trẻ thân mến,

Cha rất vui khi được giới xuất hiện thông qua tin nhắn video này tại Hội nghị Thanh niên Quốc gia này diễn ra tại Rosario. Cha được các giám mục yêu cầu làm điều này, và cha rất vui.

Cha biết rằng các con đã nỗ lực chuẩn bị và bằng nhiều cách thế để có mặt ở đó. Cám ơn tất cả các con vì tất cả, vì đã đem lại niềm vui, đức tin và hy vọng, với những niềm hy vọng của hết thảy mọi người. Khi các con đi đến một cuộc họp của những người trẻ tuổi, sẽ luôn luôn có niềm tin, niềm hy vọng và những mong muốn được chia sẻ và lớn mạnh ở nơi đó. Cảm ơn các con vì sự nhiệt tình mà các con lan tỏa ra cho nơi các con đến, vì nơi nào có người trẻ nơi đó có sự náo nhiệt! Cám ơn các con vì tình yêu của các con dành cho Chúa Kitô và anh chị em mình. Chắc chắn sự nhiệt huyết và tình yêu đó sẽ được nhân lên trong những ngày này! Nhưng hãy đừng biến chúng thành “bong bóng” mà thôi. Để chúng nên xà phòng tạo bọt, hãy là xà phòng.

Khi cha nghĩ về các con, và những gì cha có thể chia sẻ với các con trong kỳ đại hội này, có ba từ đã đến với cha: sự hiện diện, hiệp thông và sứ mạng.

Từ đầu tiên là sự hiện diện. Chúa Giêsu ở với chúng ta, Ngài hiện diện trong lịch sử của chúng ta. Nếu chúng ta không ý thức về điều này, chúng ta không phải là Kitô hữu. Ngài đi với chúng ta! Mặc dù chúng ta không biết điều đó. Chúng ta hãy nghĩ về các môn đệ Emmaus. Chúa Giêsu đã trở thành người anh em của chúng ta, Ngài mời gọi chúng ta nhập thể, để cùng nhau xây dựng một thế giới xinh đẹp, một nền văn minh của tình yêu, như các môn đệ và các nhà truyền giáo của Ngài, ở đây và bây giờ: ở nhà, với bạn bè của các con, trong những biến cố hằng ngày của đời sống các con. Vì vậy, cần phải ở lại với Ngài, đi ra khỏi chính mình để gặp Ngài trong lời cầu nguyện, trong Lời, trong các Bí tích. Dành thời gian thinh lặng để nghe tiếng Ngài. Các con có biết cách thinh lặng nội tâm để lắng nghe tiếng nói của Chúa Giêsu? Điều đó không phải dễ. Hãy thử xem.

Ngài ở với các con, có lẽ đôi khi các con có cảm giác như hai môn đệ Emmaus trước khi gặp Chúa Giêsu Phục Sinh: các con cảm thấy buồn rầu, thất vọng, lạc lõng, chán nản, không có nhiều hy vọng về một sự thay đổi. Vâng, các con thấy đấy, mọi thứ xảy ra trong cuộc sống đôi khi làm chúng ta thất vọng. Các con bị tổn thương trên đường đời, và có vẻ như các con không thể chịu đựng được nữa; những mâu thuẫn mạnh hơn cả những gì là tích cực, hơn tất cả mọi thứ mà các con có thể làm, khiến chúng ta không thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Tuy nhiên, khi các con gặp Chúa Giêsu – đó là một ơn – mọi sự dường như mới. Ngài hóa thân nơi người Samaritan tốt lành để cố gắng giúp bạn. Với Chúa Gêsu, các con được canh tân; và với Chúa Gêsus, các con có thể canh tân lịch sử. “Ôi, Cha ơi, đừng phóng đại, làm sao chúng ta có thể canh tân lịch sử”. Các con có thể canh tân lịch sử. Chính nhờ cô gái mười sáu tuổi ở Nazareth mà lịch sử được canh tân. Ngài nói: “Có”. Các con có thể canh tân lịch sử.

Người Samaritanô tốt lành là Chúa Kitô, Đấng gần gũi người nghèo, và những người thiếu thốn. Người Samaritanô tốt lành cũng là chính mỗi người các con. Cũng giống như Chúa Kitô, các con đến với những người lân cận, và có thể thấy được gương mặt của Chúa Kitô nơi họ. Đó là con đường của tình yêu và lòng thương xót: Chúa Giêsu tìm chúng ta, chữa lành chúng ta, và Ngài sai chúng ta ra đi để chữa lành người khác. Chỉ khi chúng ta cúi xuống và giúp họ đứng dậy, chúng ta mới được phép xem thường họ. Chúng ta không có quyền coi thường bất cứ ai. Không phải là theo kiểu hếch cái mũi lên thế này, phải không? Nếu tôi nhìn người khác theo kiểu từ trên nhìn xuống cũng chỉ là để cúi xuống và giúp họ đứng dậy.

Nhưng để đi con đường trợ giúp và nâng đỡ người khác, chúng ta đừng quên, chúng ta cần gặp gỡ cá vị với Chúa Giêsu, những giây phút cầu nguyện, tôn thờ và, trên hết là lắng nghe Lời Chúa, nơi Thánh Kinh. Ta hỏi các con: có bao nhiêu người đọc hai phút Phúc Âm mỗi ngày? Hai phút! Giữ một bản văn Tin Mừng mini trong túi của bạn, trong ví của bạn… Trong khi các con đang ở trên xe buýt, khi đang ở trên tàu điện ngầm, trên tàu hoặc đi lại ở trong nhà, hãy mở Tin Mừng ra và đọc nó trong hai phút. Hãy thử, và các con sẽ thấy cuộc sống của các con thay đổi như thế nào. Tại sao? Bởi vì các con sẽ gặp Chúa Giêsu. Các con sẽ gặp Ngài nơi Lời.

Từ thứ hai là sự hiệp thông. Chúng ta không viết văn bản một mình – một số người đã tin điều này, họ nghĩ một mình hoặc với kế hoạch của họ, họ sẽ làm nên lịch sử. Chúng ta là một dân tộc và lịch sử được xây dựng bởi các dân tộc, không phải là nhà bởi các nhà tư tưởng, các dân tộc là tác nhân chính của lịch sử. Chúng ta là một cộng đoàn, chúng ta là một Giáo Hội. Và nếu các con muốn trở nên một người Kitô hữu, thì bạn phải làm điều đó như là một phần của dân Chúa, trong Giáo Hội xét như một dân tộc. Không phải trong một nhóm nhỏ hay cách điệu, tách biệt khỏi cuộc sống của dân Chúa. Dân Chúa là Giáo hội, bao gồm tất cả những người thiện chí, cùng với con cái của họ, sự trưởng thành, bệnh tật, sức khỏe và tội lỗi của họ, có nghĩa là tất cả chúng ta! Còn có Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh đi cùng chúng ta. Bước đi như một dân tộc. Xây dựng lịch sử như một dân tộc. Chúa Giêsu các con, vào tất cả chúng ta, từng người một. Chúng ta biết rằng với tư cách là một Giáo Hội, chúng ta đang ở trong một thời điểm hết sức đặc biệt, trong năm mà Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ xem xét chủ đề về người trẻ. Các con, những người trẻ, sẽ là đối tượng của những suy tư của hội đồng này. Và chúng tôi cũng nhận được những đóng góp từ các con, từ hội nghị tiền Thượng Hội Đồng đã diễn ra tại Rome, với 350 bạn nam và nữ đến từ khắp nơi trên thế giới: Kitô hữu, những bạn không cùng niềm tin và những bạn không có đức tin, trong đó 15.000 tham gia dự viên tương tác với nhau qua mạng xã hội. Họ đã đưa ra một đề nghị sau một tuần họ nghiên cứu, chiến đấu, tranh luận, cười đùa. Và sự đóng góp đó đến với chúng tôi nơi Thượng Hội Đồng. Và có bạn đang có. Với sự đóng góp đó, chúng tôi bước đi.

Tôi mời các tham gia dự viên, các nhân vật trung tâm của sự kiện quan trọng này nơi giáo hội. Đừng đứng bên lề: hãy dấn thân, hãy nói những gì bạn nghĩ. Đừng quá phức tạp: “Theo quan điểm của tôi, điều đó đã làm tôi cảm động, nếu bạn nghĩ khác đi, tôi không đồng ý với những gì bạn nghĩ…” Bạn sống như thế nào? Tôi chia sẻ những gì bạn sống! Đức Thánh Cha muốn nghe điều này. Đức Thánh Cha muốn tham gia vào đối thoại và tìm kiếm những con đường mới để gặp gỡ để canh tân đức tin của chúng ta và làm sống lại sứ mệnh truyền giáo của chúng ta.

Các bạn biết rõ hơn tôi rằng máy tính và điện thoại di động cần cập nhật để hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, sứ vụ mục tử của chúng tôi cần phải được cập nhật, đổi mới, chúng tôi cần phải sửa đổi mối liên kết với Chúa Kitô dưới ánh sáng của Tin Mừng – cuốn sách mà bạn sẽ mang trong túi từ bây giờ và các bạn sẽ đọc hai phút mỗi ngày – bằng cách ngắm nhìn thế giới ngày hôm nay, phân định và đóng góp nguồn năng lượng mới cho sứ mệnh chung của chúng ta. Đó là công việc bạn sẽ phải làm trong những ngày này, và trên hết, tôi bước đi cùng các bạn trong sự gần gũi và trong lời cầu nguyện của tôi. Và cả sự cảm thông của tôi.

Và như thế, chúng ta đã nói về sự hiện diện và sự hiệp thông. Từ thứ ba là sứ mạng. Chúng ta được kêu gọi trở thành một Giáo hội vượt ra khỏi ngoại viên trong sứ mạng của mình. Một Giáo hội truyền giáo, không đi kèm với não trạng khô cứng và dễ chịu, nhưng đi ra để gặp gỡ tha nhân. Một người Samaritanô, một Giáo hội thương xót, tiếp cận qua đối thoại và lắng nghe. Chúa Giêsu gọi chúng ta, sai chúng ta ra đi và đi cùng với chúng ta để gần gũi hơn với hết thảy con người ngày hôm nay. Đây là điều chúng ta sẽ nghe trong Tin Mừng Chúa Nhật tiếp theo: “Hãy đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần… Và này ta ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế ”(Mt 28, 19-20). Hãy đi, đừng sợ! Những người trẻ có sức mạnh của sự nỗ lực, của sự đa dạng – hãy là người năng động – gây phiền phức, đừng để lịch sử lại được viết ở đâu đó trong khi bạn nhìn ra ngoài cửa sổ; đừng là một khán giả trong cuộc đời, hãy xỏ đôi giày của bạn, đi ra ngoài, mặc áo của Chúa Kitô và phô diễn những lý tưởng của Ngài. Đi với Ngài để chữa lành vết thương của rất nhiều anh em chúng ta đang nằm bên lề đường, đi với Ngài để gieo hy vọng ở các thị trấn và thành phố của chúng ta, đi với Ngài để làm mới lại lịch sử.

Nhiều lần các bạn đã nghe nói rằng các bạn là tương lai, trong trường hợp này, các bạn là tương lai của đất nước. Tương lai nằm trong tay của các bạn, đó là sự thật, bởi vì chúng tôi ở lại và bạn tiếp tục đi. Nhưng hãy cẩn thận: hãy làm cho tương lai đó nên vững chắc, một tương lai sinh nhiều hoa trái, một tương lai bén rễ sâu. Một giấc mơ về một tương lai không tưởng: “Không, lịch sử đã sang trang, không phải những gì đã xảy ra trước đây, bây giờ nó sẽ bắt đầu”. Không có gì bắt đầu ngay bây giờ. Họ đã bán nó cho bạn. Bernárdez, nhà thơ của chúng ta, kết thúc bằng một câu: “Những bông hoa của cái cây đã sống nhờ những gì nó liên kết với lòng đất”. Quay trở lại với cội nguồn và xây dựng tương lai của bạn từ gốc rễ nơi chứa đầy nhựa sống: bạn không phủ nhận lịch sử của đất nước bạn, bạn không phủ nhận lịch sử của gia đình bạn, đừng phủ nhận ông bà của bạn. Hãy tìm kiếm nguồn gốc của bạn, tìm kiếm lịch sử. Và từ đó, xây dựng tương lai. Và những ai nói với bạn: “Vâng, các anh hùng dân tộc đã từng sống trong quá khứ hoặc họ không có ý nghĩa gì hết, bây giờ chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu” … Hãy cười vào mặt họ! Họ chỉ là những chú hề của lịch sử.

Và tôi cũng mời bạn trong những ngày này hãy nhìn vào Mẹ Maria, Nữ Trinh Mân Côi, người biết cách gần gũi với Con của mình, đi cùng Ngài trong những Mầu Nhiệm vui, thương, mừng. Nguyện xin Đức Mẹ Maria, Mẹ của sự gần gũi và dịu dàng, Nữ Vương của những tâm hồn cởi mở, luôn sẵn sàng đáp ứng những người cần Mẹ trợ giúp, xin người làm giảng sư của các bạn xét như là kiểu mẫu của đời sống đức tin. Nếu bạn nhìn ngắm Mẹ, người dạy bạn.

Nguyện xin Chúa Giêsu chúc lành cho các bạn, Đức Thánh Nữ Trinh có thể gìn giữ các bạn, gia đình các bạn, và cộng đoàn của các bạn. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi, vì nhờ đó, tôi sẽ có thể truyền lại những nền tảng cho các thế hệ mới, những người sẽ làm cho những nền tảng ấy phát triển mạnh mẽtrong tương lai. Và những người đó là chính các bạn. Cảm ơn bạn!

2 giờ 11 phút, ngày 28/5/2018

Phanxicô

Được dịch từ nguồn: https://zenit.org/articles/pope-asks-two-minutes-a-day-reading-the-gospel/

Đào Anh Tuấn, S.J.

Read 1752 times Last modified on Thứ tư, 30 Tháng 5 2018 12:19

Latest from Ban Biên Tập

Related items