Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ tư, 05 Tháng 9 2018Giáo xứ thổ hoànghttp://www.gxthohoang.netSun, 05 May 2024 22:42:21 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnĐâu là hạnh phúc đích thựchttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/8062-dau-la-hanh-phuc-dich-thuchttp://www.gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/8062-dau-la-hanh-phuc-dich-thucĐâu là hạnh phúc đích thực
  Ðâu Là Hạnh Phúc Ðích Thực

07 Tháng Chín

Seiji Katagire, một phi công Nhật Bản, đang trên cần lái của chiếc phản lực cơ DC 8 của hãng hàng không dân sự với 174 hành khách trên tàu. Ðang lúc anh chuẩn bị đáp xuống phi trường Ðông Kinh, thì anh bỗng nghe được những âm thanh khủng khiếp báo hiệu một sự chết chóc rùng rợn. Do phản ứng tự nhiên, anh đã kéo giật cần lái, khiến cho chiếc máy bay đâm nhào xuống đất gây tử thương cho 24 hành khách và hàng trăm người bị thương.

Khi cuộc điều tra về tai nạn kết thúc thì anh được gửi ngay đến bệnh viện tâm thần. Các bác sĩ về khoa thần kinh học cho rằng những tiếng kêu gào khủng khiếp mà viên phi công đã nghe được, xuất hiện ngay trong cơn ác mộng giữa lúc tỉnh táo của anh và đó chính là nguyên nhân gây ra tai nạn... Theo các bác sĩ tâm thần, ác mộng xảy ra trong tình trạng nửa tỉnh nửa mơ là dấu hiệu báo trước một cơn khủng hoảng tinh thần.

Theo những con số chính xác được tiết lộ từ các bệnh viện thần kinh tại Nhật Bản, thì con số người mắc bệnh mất trí và thác loạn thần kinh đã gia tăng theo tỷ lệ thuận với sự phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế tại quốc gia này... Người Nhật Bản nổi tiếng là người cần cù siêng năng nhất thế giới. Từ em bé mới tập tễnh cắp sách đến trường với một vị bộ trưởng trong chính phủ, tất cả mọi người đều lấy sự bon chen và lấy sự phấn đấu làm phương châm của cuộc sống... Sự cố gắng đó vừa đưa nước Nhật đến chỗ phồn thịnh cũng vừa xô đẩy người dân đến tình trạng căng thẳng không ngừng. Một chút lơ đễnh có thể đưa đến thất bại, một chút sơ sót có thể đưa đến chỗ mất công ăn việc làm... Tự ái cá nhân và tự ái dân tộc khiến người Nhật không chịu đựng được sự thất bại. Một lần thi trượt có thể xô ngã không biết bao nhiêu học sinh Nhật đến chỗ tự vận.

Nhật Bản là quốc gia được coi là mạnh nhất Á Châu và là nước một trong những kỹ thuật cao nhất thế giới. Nhưng chúng ta hãy tự hỏi: liệu sự giàu có phồn thịnh đó có đem lại cho con người hạnh phúc hay không?

..........................................

Hạnh phúc là một cái gì vô cùng tương đối... Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột.

Chúng ta hãy thử so sánh niềm vui của các trẻ em thuộc hai xã hội khác nhau. Trong một gia đình mà cơm trắng được coi như một thứ xa xỉ phẩm, thì chắc chắn một ổ bánh mì tây sẽ tạo cho các em bé trong gia đình nghèo một niềm vui gấp nghìn lần niềm vui của những em bé suốt đời sống trên nhung lụa và ăn toàn cao lương mỹ vị.

Một chiếc áo mới mỗi năm chỉ được mặc một lần của em bé nhà nghèo có lẽ sẽ làm cho em bé đó vui hơn tất cả những em bé suốt đời chỉ biết có lụa là gấm vóc.

Của cải vật chất là một điều kiện cần thiết để cho con người được sống xứng với phẩm giá con người. Những phương tiện kỹ thuật giúp con người phát triển nhiều hơn trong nhân cách. Sự sung túc về vật chất phải đem lại sự phát triển nhân bản và tinh thần. Có hiều hơn để nên người nhiều hơn: đó là khẩu hiệu người ta thường đề ra để kêu gọi giúp đỡ các nước kém mở mang... Tuy nhiên, tự nó, của cải vật chất, sự giàu có, những phương tiện văn minh tiến bộ không phải là cùng đích của con người.

Người Kitô luôn thức tỉnh để đánh giá đúng những phương tiện vật chất họ đang sử dụng hay đang tìm cách để đắc thủ. Sự chạy đua với những phương tiện vật chất không nên làm họ mờ mắt, bán đứng lương tâm của mình.

Hạnh phúc duy nhất và đích thực trong cuộc sống của người Kitô phải là chính Chúa. Có được hạnh phúc đó trong tâm hồn, chúng ta sẽ đánh giá đúng mức của cải vật chất và đồng thời sẽ tìm được hạnh phúc ngay trong những điều kiện thiếu thốn nhất của cuộc sống.

Trích sách Lẽ Sống

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưThu, 06 Sep 2018 06:38:39 +0700
Chàng rể ở với họ ( Thứ sáu Tuần 22 Thường niên)http://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/item/4504-chang-re-o-voi-ho-thu-sau-tuan-22-thuong-nienhttp://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/item/4504-chang-re-o-voi-ho-thu-sau-tuan-22-thuong-nienChàng rể ở với họ ( Thứ sáu Tuần 22 Thường niên)
 Chàng rể ở với họ ( Thứ sáu Tuần 22 Thường niên)


Chàng rể ở với họ
Lời Chúa: Lc 5, 33-39
Khi ấy, những người Pharisêu và những kinh sư nói với Đức Giêsu: “Môn đệ ông Gioan năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pharisêu cũng thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống!” Ðức Giêsu trả lời: “Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi; ngày đó, họ mới ăn chay.” Ðức Giêsu còn kể cho họ nghe dụ ngôn này: “Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá áo cũ, vì như vậy, không những họ xé áo mới, mà miếng vải áo mới cũng không ăn với cũ. Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm hư bầu, rượu sẽ chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới. Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói: Rượu cũ ngon hơn.”

Suy niệm:

Sau khi Lêvi, người thu thuế, được Thầy Giêsu mời gọi đi theo,
ông đã tổ chức bữa đại tiệc khoản đãi Thầy và các môn đệ.
Ông còn mời các bạn đồng nghiệp đến dùng bữa để từ giã.
Ăn uống vui vẻ, hòa đồng cả với những người bị xã hội tránh xa,
đó là một nét đặc biệt của nhóm Thầy Giêsu.
Đừng quên chính Thầy cũng bị mang tiếng là tay ăn nhậu (Lc 7, 34).
Như thế nhóm của Thầy không có nét khắc khổ,
như các nhóm môn đệ của Gioan hay của người Pharisêu.
Các nhóm này thường hay ăn chay và cầu nguyện.
“Còn môn đệ Thầy thì ăn với uống !” (c. 33).
Các nhà lãnh đạo Do Thái giáo hỏi Thầy về lý do có sự khác biệt đó.

Thầy trả lời: vì bầu khí của nhóm Giêsu là bầu khí vui của tiệc cưới.
Chú rể chính là Thầy, còn các môn đệ là những khách dự tiệc.
Chẳng ai dự tiệc cưới mà lại ăn chay.
Chẳng ai buồn khi chàng rể còn đang ở bên cạnh (c. 34).
Bởi đó thật là dễ hiểu nếu các môn đệ không ăn chay một tuần hai lần,
nếu họ có nét mặt tươi tắn và sẵn sàng chung vui với người khác.
Chuyện Thầy Giêsu ăn uống hồn nhiên với những tội nhân
cho thấy Thiên Chúa không khinh, nhưng quý họ và mời họ trở về.
Thầy cho thấy mình đang rao giảng Tin Mừng, loan báo Tin Vui.
Đến với Thầy là gặp được niềm vui cứu độ.
Thầy Giêsu và các môn đệ đều mời gọi người ta hoán cải (Mc 1,15; 6,12)
Nhưng hoán cải ở đây không phải là chuyện buồn, mà là chuyện vui,
bởi lẽ hoán cải là thay đổi tận căn cái nhìn về Thiên Chúa và người khác.
Chẳng ai vui bằng người thoát ra khỏi được cảnh nô lệ tội lỗi.
Cả thiên đàng cũng mừng vui khi một người hoán cải (Lc 15, 7. 10).

Thầy Giêsu đã trao cho các môn đệ niềm vui của chính mình.
Ba lần Ngài nói đến niềm vui trọn vẹn (Ga 15,11; 16,24; 17,13).
Kitô giáo bắt nguồn từ niềm vui phục sinh và sống mãi nhờ niềm vui ấy.
Các tông đồ bị đánh đòn mà lại vui, bởi họ chịu vì Đức Giêsu (Cv 5,41).
Niềm vui là đặc nét của người Kitô hữu qua mọi thách đố.
Niềm vui là quà tặng lớn của chúng ta cho một thế giới muộn phiền.
Chàng rể Giêsu đang ở với chúng ta cho đến tận thế và mãi mãi,
nên “anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa” (Pl 4, 4).
Chúng ta chỉ có thể là sứ giả của Tin Mừng nếu ta có niềm vui nội tâm.
Niềm vui này phải tỏa ra như hương thơm làm mọi người ngây ngất.

Ông Nietzsche một triết gia vô thần người Đức viết cho các Kitô hữu:
“Nếu niềm tin của các anh làm các anh hạnh phúc,
thì hãy cho tôi thấy hạnh phúc ấy trên khuôn mặt của các anh…
Nếu Tin Mừng của Sách Thánh được viết trên khuôn mặt của các anh rồi,
thì các anh chẳng cần phải cố nhấn mạnh đến giá trị của Sách ấy nữa.”
Nietzsche không tin một Kitô hữu buồn, mà bảo mình tin vào sự phục sinh.
Chúng ta có bao giờ để ý soi khuôn mặt Kitô hữu của mình không?

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu,
có những ngày con cảm thấy
đời sống thật nặng nề;
có những lúc con muốn buông trôi,
để mặc cho dòng đời đưa đẩy;
có những khoảng thời gian dài,
con như mảnh đất khô khan cằn cỗi.

Xin cho con ánh sáng của Chúa
để con biết lối mà đi.
Xin cho con tấm bánh của Chúa
để con có sức mà dấn bước.
Xin cho con Lời của Chúa
để con vững một niềm tin.

Xin cho con sự sống của Chúa
để con lấy lại niềm hăng say và sự tươi tắn,
niềm vui và sáng tạo.
Lạy Chúa Giêsu,
con thấy mình cần Chúa
trong mỗi giây phút của cuộc đời.
Ước gì ai gặp con
cũng gặp được sự hiện diện của Chúa.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyThu, 06 Sep 2018 06:27:17 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 22 Mùa Thường Niênhttp://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/item/9496-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-22-nua-thuong-nienhttp://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/item/9496-suy-niem-loi-chua-thu-sau-tuan-22-nua-thuong-nienSuy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 22 Mùa Thường Niên
  Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 22 Mùa Thường Niên

07/09/2018

THỨ SÁU TUẦN 22 TN
Lc 5,33-39

NIỀM VUI TIỆC CƯỚI NƯỚC TRỜI

“Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới, ăn chay, đang khi tân lang còn ở với họ chăng?” (Lc 5,34)

Suy niệm: Tiệc cưới luôn luôn là dịp vui mừng; điều này lại càng đúng với phong tục ở Ít-ra-en. Đám cưới thường kéo dài cả tuần lễ có khi tới nửa tháng, là một sự kiện cộng đồng giống như một lễ hội. Người ta đàn ca nhảy múa, ăn uống linh đình. Tâm điểm của tiệc cưới là cô dâu và nhất là chú rể. Sự hiện diện của chú rể là niềm vui trọn vẹn nhất trong một đám cưới. Đức Giê-su thường dùng hình ảnh tiệc cưới để diễn tả niềm vui Nước Trời mà Ngài đem đến cho nhân loại, một niềm vui trọn vẹn và vĩnh cửu. Trong tiệc cưới ấy, Đức Giê-su chính là chú rể và cô dâu là toàn thể nhân loại được qui tụ trong Hội Thánh. Và vì thế “có thể bắt các bạn hữu Ngài ăn chay, đang khi Ngài còn ở với họ chăng?”

Mời Bạn: Không phải ngày nào bạn cũng thức dậy với nụ cười trên môi hay hát khe khẽ một bản nhạc ưa thích. Bạn thường gặp những bực tức, buồn phiền… hơn là niềm vui trong cuộc sống xô bồ hôm nay. Dù vậy bạn có thể cảm nếm hạnh phúc khi biết rằng chàng rể Giê-su đang ở với mình, với tất cả sự chăm sóc và tình yêu thương.

Chia sẻ: Bạn có cảm nghiệm được niềm vui, hạnh phúc khi rước Thánh Thể không? Bạn hãy tha thiết cầu xin Chúa cho bạn cảm nếm ân huệ đó.

Sống Lời Chúa: Khởi đầu ngày sống với một việc làm tích cực cho người chung quanh, để chia sẻ niềm vui mình đang được hưởng là được Thiên Chúa yêu thương.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, cảm tạ Chúa đã đến “định cư” với nhân loại, để đem niềm vui Nước Trời cho chúng con. Xin giúp chúng con cảm nhận niềm vui ấy mỗi ngày. Amen.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyThu, 06 Sep 2018 06:27:16 +0700
Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 22 Mùa Thường Niên Năm chẵnhttp://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/item/6324-loi-chua-thu-sau-tuan-22-mua-thuong-nienhttp://www.gxthohoang.net/tin-tuc-giao-hoi/item/6324-loi-chua-thu-sau-tuan-22-mua-thuong-nienLời Chúa Thứ Sáu Tuần 22 Mùa Thường Niên Năm chẵn
  Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 22 Mùa Thường Niên Năm chẵn

 

BÀI ĐỌC I: 1 Cr 4, 1-5
"Chúa sẽ phơi bày những ý định của tâm hồn".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, như vậy người ta coi chúng tôi như những thừa tác viên của Đức Kitô, và những người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Do đó, người ta đòi hỏi nơi những người phân phát các mầu nhiệm là mỗi người phải trung tín. Phần tôi, tôi không lấy làm quan trọng khi bị anh em hay toà án nhân loại đoán xét; nhưng tôi cũng không đoán xét chính mình tôi. Vì chưng, mặc dầu lương tâm không trách cứ tôi điều gì, nhưng không phải vì thế mà tôi đã được công chính hoá. Đấng đoán xét tôi chính là Chúa. Vì thế, anh em đừng đoán xét trước thời gian cho đến khi Chúa đến, Người sẽ đưa ra ánh sáng những điều giấu kín trong bóng tối và phơi bày những ý định của tâm hồn, và bấy giờ Thiên Chúa sẽ ban khen tương xứng cho mỗi người. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 36, 3-4. 5-6. 27-28. 39-40
Đáp: Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ (c. 39a).

Xướng: 1) Hãy trông cậy vào Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu. - Đáp.

2) Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, hãy trông cậy vào Người và để chính Người hành động. Người sẽ làm cho chính nghĩa bạn sáng như bình minh, và quyền lợi bạn tỏ như giờ ngọ. - Đáp.

3) Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu; bởi vì Chúa yêu điều chân lý, và không bỏ rơi những tôi tớ trung thành. - Đáp.

4) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ, trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân. Chúa bang trợ và giải thoát họ, Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. - Đáp.

ALLELUIA: Cl 3, 16a và 17c
Alleluia, alleluia! - Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em; anh em hãy nhờ Đức Kitô mà tạ ơn Thiên Chúa Cha. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Lc 5, 33-39
"Khi tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ ăn chay".

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, những người biệt phái và luật sĩ nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan năng ăn chay và cầu nguyện, cả môn đồ của những người biệt phái cũng vậy, còn môn đệ của Thầy lại cứ ăn uống?" Người đáp lại rằng: "Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới, ăn chay, đang khi tân lang còn ở với họ chăng? Nhưng sẽ đến những ngày mà tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ sẽ ăn chay trong những ngày ấy".

Người còn nói với họ thí dụ này rằng: "Không ai xé miếng vải áo mới mà vá vào áo cũ; chẳng vậy, áo mới đã bị xé, mà mảnh vải áo mới lại không ăn hợp với áo cũ. Cũng chẳng ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; chẳng vậy, rượu mới sẽ làm vỡ bầu da, rượu chảy ra và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới phải đổ vào bầu da mới, thì giữ được cả hai. Và không ai đang uống rượu cũ mà lại thèm rượu mới, vì người ta nói: 'Rượu cũ thì ngon hơn' ". Đó là lời Chúa.
thanhlinh.net

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Lời Chúa Năm ChẵnThu, 06 Sep 2018 06:27:15 +0700
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự, tử đạo ngày 05 tháng 9 năm 1838http://www.gxthohoang.net/đức-mẹ-và-các-thánh/item/9495-thanh-phero-nguyen-van-tuhttp://www.gxthohoang.net/đức-mẹ-và-các-thánh/item/9495-thanh-phero-nguyen-van-tuThánh Phêrô Nguyễn Văn Tự, tử đạo ngày 05 tháng 9 năm 1838
  Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự, tử đạo ngày 05 tháng 9 năm 1838

 

Thánh

PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TỰ

Linh mục (1796 - 1838)

Ngày tử đạo: 05 tháng 9

Bị bắt vì đạo thánh là một hồng ân Chúa ban.

Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự sinh năm 1796 tại làng Ninh Cường (nay thuộc xứ Ninh Cường, tỉnh Nam Định, Giáo phận Bùi Chu). Từ nhỏ, chú Tự đã xin vào sống trong nhà xứ, sau đó được vào chủng viện và chịu chức linh mục lúc 30 tuổi. Năm sau, cha Tự xin gia nhập dòng thánh Đa Minh và tuyên khấn ngày 04-01-1827. Suốt 12 năm, cha tận tụy coi sóc giáo dân trong nhiều xứ đạo được trao phó.

Dân làng Kẻ Mốt gồm toàn người Công giáo nên nhà quan nghĩ rằng chắc hẳn nơi đó phải có một vị Linh mục trú ẩn. Vì thế, ngày 29-6-1838, họ bao vây cả làng. Lính vào làng tìm kiếm giáo sĩ trong các nhà họ đạo. Họ không tìm thấy linh mục, nhưng lại tìm thấy tràng hạt, ảnh tượng và áo lễ. Các trưởng lão trong làng phải cùng nhau trả tiền để làng khỏi bị phá hủy. Một số giáo dân vì yếu đức tin và sợ hãi nên đã bỏ đạo. Tất cả các trưởng gia đình phải đi ra đình làng để lấy khẩu cung. Cuối cùng, ông y sĩ Ninh không chịu nổi đòn vọt nên đã nói ra chỗ cha ở.

Ngày 29-6-1838, khi cha vừa dâng thánh lễ xong, thì quân lính kéo đến vây kín làng. Khi lục soát, họ bắt gặp áo lễ và chén thánh. Quân lính cho tập họp dân chúng tại đình để tra khảo. Thế là cha bị bắt tại xứ Kẻ Mốt cùng với thầy giảng Bùi Văn Úy.

Quan huyện ngỏ ý muốn nhận tiền chuộc, nhưng cha Tự minh bạch bày tỏ lập trường: “Đối với tôi, bị bắt vì đạo thánh là một hồng ân Chúa ban. Tiền bạc thì tôi không có, còn nếu làm phiền hà giáo hữu thì tôi lại càng không muốn”. Tại công đường, ngày 10-7-1838, quan yêu cầu cha Tự giải thích, cắt nghĩa các đồ đạo mà lính tráng tịch thu được. Cha dùng cơ hội đó để rao giảng đạo Chúa.

Ngày 09-8-1838, quan cho đặt tại công đường một bên là Thánh Giá đặt dưới đất và bên kia là dụng cụ khổ hình, quan tổng đốc hạ giọng ôn tồn: “Tôi thực tình không muốn kết án ông, tôi muốn ông chối đạo, đạp ảnh, để sống những ngày còn lại được an nhàn tuổi già”. Cha Tự cương quyết trả lời: “Là đạo trưởng, không lẽ tôi phạm tội nặng như thế, để rồi không ai có thể tha cho tôi được”.

Ngày 02-9-1838, vua Minh Mạng phê án trảm quyết đạo trưởng Nguyễn Văn Tự. Khi thấy ngày xử án đã gần kề, cha Tự nhắn tin xin cha Phương đến ban Bí tích Giải tội và trao Mình Thánh.

Ngày 05-9-1838 tại pháp trường Cổ Mễ, cha cung kính cầm tượng Chúa chuộc tội, miệng thì thầm cầu nguyện. Sau khi bị trảm quyết, theo lệnh quan, thi hài cha được chôn gần chỗ hành hình. Giáo hữu đã đưa tiền chuộc và rước thi hài cha về an táng tại giáo xứ Nghĩa Vụ. Hiện nay, hài cốt của cha được lưu giữ trong nhà thờ xứ Trung Lai, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Giáo phận Bắc Ninh.

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.

http://hdgmvietnam.com/chi-tiet/thanh-phero-nguyen-van-tu-tu-dao-ngay-05-thang-9-nam-1838-34190

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Đức Mẹ và Các ThánhWed, 05 Sep 2018 15:19:32 +0700
Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh, tử đạo ngày 05 tháng 9 năm 1938http://www.gxthohoang.net/đức-mẹ-và-các-thánh/item/9494-thanh-giuse-hoang-luong-canhhttp://www.gxthohoang.net/đức-mẹ-và-các-thánh/item/9494-thanh-giuse-hoang-luong-canhThánh Giuse Hoàng Lương Cảnh, tử đạo ngày 05 tháng 9 năm 1938
  Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh, tử đạo ngày 05 tháng 9 năm 1938

 

Thánh

GIUSE HOÀNG LƯƠNG CẢNH

Trùm họ và Lương y (1763 - 1838)

ngày tử đạo: 05 tháng 9

Dù phải trăm ngàn sự đau đớn bởi đòn vọt hay phải chết thì tôi xin sẵn lòng cam chịu.

Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh sinh năm 1763 tại làng Vạn (nay thuộc thành phố Bắc Ninh), nhưng sinh sống ở làng Thổ (nay thuộc tỉnh Bắc Giang). Ngài là một thầy lang nổi tiếng hiền lành, tận tụy với bệnh nhân và thường chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

Tuy sống ơn gọi gia đình nhưng những ngày sống của cụ lang y được dệt bằng kinh nguyện và công việc tông đồ. Trong vai trò trùm họ của giáo xứ Thổ Hà, ông trùm Cảnh đã gia nhập dòng Ba Đa Minh và đã rửa tội cho nhiều người trong giờ hấp hối, đặc biệt là trẻ em.

Năm ông trùm 74 tuổi, ông hương trong làng sinh lòng ganh tỵ khi thấy dân làng mến phục ông trùm Cảnh nên lén tố cáo với quan lớn kết tội ông trùm tàng trữ đồ đạo và chứa chấp đạo trưởng trong nhà. Cụ trùm Cảnh không biết điều này nên khi có người mời đi chữa bệnh và rửa tội cho một em bé, ông liền đi ngay. Sống trong thời cấm đạo, chắc chắn cụ Cảnh biết rõ đi lúc này sẽ rất nguy hiểm nhưng cụ vẫn nhất quyết ra đi để cứu các linh hồn. Khi đến bến đò Thổ Hà thì quan quân kéo đến bắt, đóng gông và giải cụ về nhà giam Bắc Ninh cùng với cha Phêrô Nguyễn Văn Tự, thầy Đaminh Úy, ba ông trùm khác và một người giáo dân.

Ngày 12-7-1838, khi quan bắt tù nhân bước qua ảnh Thánh Giá, cụ Cảnh đã can đảm quỳ xuống hôn Thánh Giá. Một lần khác, bị dụ dỗ chối bỏ đức tin, cụ trả lời quan: “Tôi đã giữ đạo từ nhỏ, nay các quan bảo bỏ thì dứt khoát là không thể được. Dù phải trăm ngàn sự đau đớn bởi đòn vọt hay phải chết thì tôi xin sẵn lòng cam chịu”.

Ngày 05-9-1838, cụ trùm Cảnh khoác lên mình áo dòng Ba Đa Minh và nâng niu trên tay ảnh Thánh Giá nhỏ cụ đã hôn kính nhiều lần trong tù. Cụ bước đi chậm rãi và vất vả vì tuổi già nhưng vẫn bình thản tiến ra pháp trường. Cụ bị án trảm quyết tại pháp trường Cổ Mễ (cách Tòa giám mục Bắc Ninh khoảng 5 km). Theo lệnh quan, người ta phải chôn xác cụ gần nơi xử tử. Đêm thứ hai, một số người lương ra đào lấy xác ngài và bán lại cho giáo dân làng Thổ Hà 36 quan. Giáo dân đã rước về an táng tại nhà thờ họ của mình.

Hiện nay, hài cốt của ngài được lưu giữ trong nhà thờ họ Hương La, xứ Tử Nê, Giáo phận Bắc Ninh.

Cụ trùm họ và lương y Giuse Hoàng Lương Cảnh được suy tôn chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.
http://hdgmvietnam.com/chi-tiet/thanh-giuse-hoang-luong-canh-tu-dao-ngay-05-thang-9-nam-1938-34188

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Đức Mẹ và Các ThánhWed, 05 Sep 2018 15:14:03 +0700