Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Tháng 12 2023Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.net:8181Mon, 25 Nov 2024 06:06:56 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnGiáo xứ Thổ Hoàng: Lễ Thánh Giahttp://gxthohoang.net:8181/sinh-hoat-giao-xu/item/17492-gx-tho-hoang-le-thanh-giahttp://gxthohoang.net:8181/sinh-hoat-giao-xu/item/17492-gx-tho-hoang-le-thanh-giaGiáo xứ Thổ Hoàng: Lễ Thánh Gia
  Giáo xứ Thổ Hoàng: Lễ Thánh Gia

Lúc 5 giờ sáng Chúa nhật ngày 31 tháng 12 năm 2023, tại nhà thờ, cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành đã chủ sự dâng thánh lễ trọng thể mừng kính Thánh Gia.

Cùng đồng tế có cha phó Augustino Phan Minh Danh và cộng đoàn dân Chúa hôm nay tham dự đông hơn những thánh lễ khác, vì ý của cha quản xứ muốn nêu bật tầm quan trọng của gia đình, nên hôm nay không có thánh lễ dành riêng cho thiếu nhi để cha mẹ và con cái tham dự thánh lễ cùng nhau.

Dẫn vào thánh lễ, cha chủ tế Giuse nhấn mạnh gia đình là Hội Thánh tại gia, và chính nơi gia đình, Thiên Chúa muốn gặp gỡ, chạm vào cuộc sống mỗi người để hỗ trợ gia đình sống một cuộc sống tốt đẹp và yêu thương.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha Augustino đã nói về hiện trạng các gia đinh hôm nay đang phải thường xuyên đối diện với thách đố được khởi đi từ hiểu lầm, dẫn đến đối kháng tuyệt tình do mỗi người một ý, không ai nghe ai, vì ý riêng mỗi người đồng loạt đòi được người khác lắng nghe, thực hiện.

Trong khi đó, sứ điệp Tin Mừng hôm nay tường thuật về 1 gia đình có thánh Giuse đã thinh lặng để có thể nghe được tiếng Chúa, có Mẹ Maria hằng kiên trung đợi chờ Thánh ý Chúa khi hoang mang, hoảng sợ trước tin dữ và những dấu chỉ báo trước tai ương mà Simêon nói với Mẹ rằng: “Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!”“con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người”

Chúng ta thấy cả ba thành viên đều quy hướng về Thánh Ý Thiên Chúa và khiêm tốn, kiên nhẫn đợi chờ ơn soi sáng.

Mừng lễ Thánh Gia, xin cho mỗi gia đình chúng ta biết thao thức, khắc khoải đợi chờ Thánh ý Thiên Chúa trong mọi việc lớn nhỏ, mọi biến cố lành dữ, mọi tình huống khó dễ của gia đình bằng cách sống tình yêu của trái tim người công chính, sống tâm tình khiêm hạ của Ba Đấng, và xin cho Thánh ý của Chúa mãi luôn là ánh sáng soi đường dẫn lối, là hạnh phúc, bình an, và ơn cứu độ của tất cả gia đình chúng ta.

tg1

tg2

tg3

tg4

tg5

Hình Ảnh

Hồng Bính

 

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứSun, 31 Dec 2023 10:22:33 +0700
Gặp gỡ của các thế hệhttp://gxthohoang.net:8181/suyniem-suytu/item/17491-fap-fo-cua-cac-the-hehttp://gxthohoang.net:8181/suyniem-suytu/item/17491-fap-fo-cua-cac-the-heGặp gỡ của các thế hệ
  GẶP GỠ CỦA CÁC THẾ HỆ

 

CHÚA NHẬT KÍNH THÁNH GIA THẤT

 

“Chim hải âu dạy chúng ta bay tự do, bay một mình; và cuối cùng, sẽ chết vì sự ghen ghét của đồng loại. Ngỗng trời dạy chúng ta bay theo gia đình!” - Richard Bach.

Kính thưa Anh Chị em,

Ý tưởng của Richard Bach được gặp lại qua Tin Mừng Chúa Nhật lễ Thánh Gia hôm nay; ở đó, một cuộc ‘gặp gỡ của các thế hệ’ xảy ra. Giuse - Maria cùng đứa con của họ và Simêon và Anna. Ba thế hệ tác động và hỗ tương nhau.

Trong gia đình, kể cả gia đình Hội Thánh, gia đình thế giới, liên hệ của các thế hệ đều vô cùng quan trọng. Chúng ta có nhiều thứ để nhận và cho nhau; đặc biệt, khi nói đến đời sống đức tin. Giuse - Maria đã học được từ Simêon - Anna rằng, con của họ là ánh sáng của Thiên Chúa chiếu soi mọi người.

Tất cả chúng ta đều được soi sáng bởi Hài Nhi Giêsu, và được kêu gọi mang ánh sáng tình yêu và hoà bình của Ngài cho nhau, cho gia đình, cho cộng đồng mình ở bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện, dù trẻ hay già, nam hay nữ. Gia đình được mô tả là Hội Thánh tại gia; vì thế, trên hết, chính trong từng gia đình, Thiên Chúa muốn gặp gỡ mỗi người, chạm vào cuộc sống mỗi người. Dẫu không có gia đình nào của chúng ta là thánh thiện hoặc hoàn toàn yêu thương; tuy nhiên, Chúa luôn hiện diện ở đó, hỗ trợ chúng ta trong cuộc đấu tranh hàng ngày để sống một cuộc sống tốt đẹp và yêu thương.

Cuộc sống gia đình là nơi cho phép sự ‘gặp gỡ của các thế hệ’, các thế hệ gắn kết với nhau theo những cách thức mang lại lợi ích sâu sắc cho mọi người. Với những người già, Đức Phanxicô nói, “Các thế hệ mới mong đợi nơi chúng ta một lời ngôn sứ, mở ra những cánh cửa cho những ‘quan điểm mới’ của thế giới từ bên ngoài; một thế giới vô tâm của tham nhũng, của những thứ đồi bại. Ý nghĩa là thế này: người già trở nên một ngôn sứ về sự thối nát, nói với những người trẻ rằng, ‘Dừng lại, tôi đã đi theo con đường này và nó không dẫn đến đâu! Tôi sẽ kể cho bạn nghe kinh nghiệm đau đớn của tôi!’”.

Ngài nói, “Cầu nối giữa người trẻ và người già sẽ là sự chuyển giao bao khôn ngoan nhân loại. Chúng ta bị cám dỗ xua đuổi tuổi già bằng cách che giấu các nếp nhăn và giả bộ luôn trẻ trung. Dường như chúng ta không thể làm gì hơn ngoài việc sống trong tình trạng vỡ mộng, cam chịu vì không còn ‘trổ sinh hoa trái!’”. Tuy nhiên, “Tuổi già là thời điểm hoàn hảo để làm chứng cho đức tin, nhất là cho các thế hệ trẻ”. “Tuổi già làm chứng cho con cháu rằng, chúng là phúc lành, bao gồm cả tốt đẹp lẫn khó khăn trong mầu nhiệm về đích đến của cuộc đời mà chẳng gì có thể tiêu diệt được, kể cả cái chết”.

Anh Chị em,

Đức Phanxicô kết luận, “Hiện nay, một nền văn hoá vụ lợi khăng khăng coi người già như một gánh nặng. Nền văn hoá này nghĩ rằng, người già không những không sản xuất mà còn là một “phiền toái!”. Kết quả của lối suy nghĩ đó là gì? Người già bị loại bỏ. Thật tồi tệ khi chứng kiến cảnh người già bị bỏ rơi, đó là một điều xấu xa, một tội lỗi! Không ai dám nói công khai nhưng người ta đã làm điều đó. Thói quen của văn hoá vứt bỏ thật thấp hèn. Chúng ta quen với việc loại bỏ con người, chúng ta muốn xoá bỏ nỗi sợ hãi ngày càng tăng về sự yếu đuối và dễ bị tổn thương; nhưng khi hành động như vậy, chúng ta làm tăng thêm nơi người già nỗi lo lắng vì bị đối xử tệ bạc và bị bỏ rơi”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con bay một mình; dạy con biết chấp cánh cùng ‘gia đình’ và trong ‘gia đình’. Ở đó, cuộc ‘gặp gỡ của các thế hệ’ sẽ nâng đỡ con!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSun, 31 Dec 2023 09:07:46 +0700
Mẹ Thiên Chúa-Mẹ chúng tahttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/17490-me-thien-chua-me-chung-tahttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/17490-me-thien-chua-me-chung-taMẹ Thiên Chúa-Mẹ chúng ta
  MẸ THIÊN CHÚA – MẸ CHÚNG TA


Lc 2:16-21
Giáo Hội Công giáo có một lòng sùng kính Mẹ Maria một cách đặc biệt. Mẹ đã được ca ngợi trong phụng vụ với nhiều tước hiệu khác nhau. Một trong những tước hiệu tuyệt vời nhất, đó là tước hiệu Mẹ Thiên Chúa. Tước hiệu này phát sinh từ niềm tin của Giáo Hội nơi Chúa Giêsu, người con sinh ra từ cung lòng Mẹ, là Con Thiên Chúa làm người. Ngài là người nhưng đồng thời cũng là Thiên Chúa.

Hôm nay, Giáo Hội dành ngày đầu năm dương lịch để cầu nguyện cho thế giới hoà bình trùng vào ngày kính trọng thể Đức Maria Mẹ Thiên Chúa như lời Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết trong tông huấn Marialis Cultus, khi người dời thánh lễ kính trọng thể Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày 01.01 mỗi năm như sau: “Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 01 tháng Giêng với ngày thứ tám sau lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là ngày thế giới hoà bình, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của hoà bình đã phát sinh trong lòng nhiều người”.

Thiên Chúa từ trời cao đã giáng trần và cư ngụ trong lòng Mẹ và nhập thể trong Người Con mà Mẹ đang ẵm trên tay. Mẹ bồng Hài Nhi Giêsu, con nhìn mẹ và mẹ nhìn con âu yếm. Đức Maria trong thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa, và là Mẹ chúng ta, luôn đồng hành để dẫn chúng ta về với Thiên Chúa. Bước theo Mẹ trong cuộc sống của lòng tin bằng thái độ tín thác vào Chúa, hoàn toàn vâng phục thánh ý Ngài, chúng ta sẽ được Mẹ dìu đưa đến với Chúa, đến Nước Trời. Mẹ mời gọi chúng ta mở lòng đón nhận Chúa Giêsu, cưu mang Người bằng cách lắng nghe và sống theo Lời Người, để thực sự trở nên người có phúc, người thân của Chúa như Mẹ.

Tước hiệu Đức Maria Mẹ Thiên Chúa là một tước hiệu đã có từ lâu đời trong Giáo Hội. Đây là một tước hiệu xứng hợp ơn mọi tước hiệu khi nói về Đức Trinh Nữ Maria.

Mẹ Thiên Chúa là Mẹ của Lời Hứa, Mẹ của Giao Ước mới, Mẹ của Ơn Cứu Độ trần gian mà Thiên Chúa đã hứa, đã trao ban cho con người tự ngàn xưa qua miệng các ngôn sứ, cách riêng qua những khẳng định của các thánh, đặc biệt nơi các thánh tông đồ.

Thánh Phao lô đã khẳng định với ta về Giao Ước mới: Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.

Vào thế kỷ V, Nestôriô đã nổi lên chống đối tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Theo Nestôriô, chỉ nên gọi Maria là Mẹ của Đức Giêsu Kitô, chứ không được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Một cuộc xung đột lớn đã xảy ra trong Giáo Hội xoay quanh việc Ngôi Hai nhập thể. Thế nên, vào năm 431, Hội Thánh đã triệu tập Công đồng Ephêsô dưới sự chủ toạ của thánh Cyrillô, các nghị phụ trong công đồng này đã tuyên bố cất chức Nestôriô và đánh đổ lạc thuyết của ông ta. Công đồng Ephêsô đã định tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vì thực sự Mẹ đã sinh ra Con-Thiên-Chúa-làm-người.

Bắt đầu từ công đồng Ephêsô tước hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa đã trở thành tước hiệu chính thức của Đức Trinh Nữ Maria. Đây là tước hiệu trổi vượt trên mọi tước hiệu mà Giáo Hội đã ca tụng và tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria. Thánh công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh đã viết: “Từ những thời xa xưa, Đức Trinh Nữ đã được tôn kính dưới tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa, và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Người trong mọi cơn gian nan khốn khố”. Đức Giáo Hoàng Piô XI đã viết khi lập thánh lễ kính trọng thể Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa ngày 11.10 nhân dịp kỷ niệm 1500 năm công đồng Ephêsô vào năm 1931: “Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mối nước mầu nhiệm vô tận, đã tuôn ra mọi đặc ân cho Đức Mẹ và nâng Người lên một địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa”.

Tin mừng đã nhiều lần nói đến mối quan hệ giữa Mẹ Maria và Chúa Giêsu, đồng thời nhấn mạnh cho thấy mối quan hệ ấy không phải chỉ là mối quan hệ theo huyết thống. Đức Maria là Mẹ của Chúa Giêsu không phải chỉ vì Mẹ đã sinh ra Chúa Giêsu tại hang đá Bêlem, đã bú mớm và nuôi dưỡng Ngài tại Nagiarét, mà hơn thế nữa vì Mẹ chính là người đã lắng nghe và thực hiện lời Chúa.

Đức Maria nhớ lại Lời Chúa đã dùng Ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavit xưa. Nhưng điều mà Mẹ không bao giờ nghĩ tới là mình có thể có vai trò gì trong việc thực hiện lời tiên tri ấy. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Sau khi được Sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Maria khiêm nhường thưa lại: ‘Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Và thế là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành thánh mẫu của Thiên Chúa.

Mối quan hệ chính yếu Chúa Giêsu muốn thiết lập, đó chính là mối quan hệ của việc thực thi lời Chúa, bất luận người đó là ai, dù là người Samaria mà dân Do Thái vốn coi rẻ, cho là hạng lai căng, lạc đạo, nhưng đã biết chăm sóc cho kẻ bị cướp đánh trọng thương, vứt bỏ bên lề đường, hay đã cho kẻ đói có cái ăn, kẻ khát có cái uống, kẻ trần truồng có cái mặc. Những việc làm nằm trong ý của Chúa thì người đó đã ở trong quan hệ cứu chuộc với Chúa.

Đức Maria đã trở thành Mẹ của Chúa qua thái độ khiêm nhường và lời đáp xin vâng phát xuất từ lòng tin của Mẹ. Do đó, khi tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, chúng ta không chỉ hiểu chức làm mẹ đó chỉ thuộc về thân xác mà thôi, nhưng nhìn nhận Đức Maria là Mẹ do hành vi tin hoàn toàn tự do của Ngài, như bà Êlisabet đã thốt lên: “Phúc cho em vì đã tin những lời Chúa phán”. Chúa Giêsu có lần đã tuyên bố: “Mẹ và anh em Ta là những ai biết lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa” (Lc 8,21).

Maria ‘tuân giữ’, qua việc đón nhận cách trọn vẹn và tham gia cách tích cực, việc Thiên Chúa tỏ hiện lòng thương xót cứu độ của Ngài. Đón nhận nào sâu xa và trọn vẹn cho bằng với trọn cả tâm trì và cõi lòng: tâm trí Maria đã nhảy mừng và lòng dạ Maria đã cưu mang; và có tham gia nào thực tế cho bằng người mẹ đã cưu mang để đem tình thương cứu độ đó trao ban lại cho toàn thể nhân loại? Maria đã làm được điều đó và làm cách xuất sắc hơn hết thảy mọi người trong tư thế một người mẹ. Đức Giêsu có lẽ đã ám chỉ điều này khi Người lên tiếng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?... Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi” (Mc 3:31-35).

Được làm Mẹ Thiên Chúa sướng và hạnh phúc thật, nhưng với Giêsu và Maria, đó không phải là một địa vị, một đặc ân, nhưng là một tư thế trước Tin Mừng cứu độ. Và hình như Đức Giêsu cũng muốn mỗi người chúng ta tham gia vào cái ‘vinh dự’ đó thì phải, đơn giản là vì mỗi Kitô hữu đều phải có một tư thế của riêng của mình trước Tin Mừng cứu độ: mỗi người đều phải biết ‘nghe và tuân giữ’ Lời Cứu Độ của lòng thương xót theo cách thức của mình.

Thánh Gioan đã đại diện cho nhân loại để nhận Mẹ làm Mẹ của chúng sinh. Từ nay Mẹ sẽ tiếp tục nâng đỡ chúng ta. Mẹ sẽ tiếp tục yêu thương chúng ta. Mẹ sẽ tiếp tục hiện diện trong cuộc đời chúng ta để chăm sóc, lo lắng và chở che cuộc đời chúng ta. Chúng ta có thể cảm nghiệm về tình Mẹ Thiên quốc qua hình ảnh người mẹ trần thế. Mẹ trần thế yêu thương con đến nỗi dám đánh mất chính mình cho con được lớn lên thế nào, thì người mẹ thiên quốc cũng lo cái lo của con cái dưới thế, cũng đau vời đau đau của nhân loại, cũng sẵn sàng làm tất cả đế cứu vớt nhân loại lầm than.

Mừng lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta cũng nhìn lại mối quan hệ của chúng ta đối với Đức Kitô. Bí tích Rửa tội và tất cả những bí tích chúng ta lãnh nhận một cách máy móc không đủ để đặt chúng ta vào trong quan hệ với Đức Kitô. Mang danh hiệu là người Kitô hữu, có tên trong sổ rửa tội mà thôi chưa đủ, bởi vì chúng ta chỉ thực sự gắn bó với Ngài khi lắng nghe và thực thi ý Chúa, bởi vì như lời Chúa đã khẳng định: Chỉ kẻ nào làm theo thánh ý Thiên Chúa, thì mới là mẹ, là anh chị em với Ngài mà thôi.

Nhìn lại cuộc đời của Mẹ Maria ngày hôm nay mà ta tôn kính với đặc ân mà Thiên Chúa ban cho Mẹ - như Giáo Hội cũng như các môn đệ đã xác tín - chúng ta lại thấy rằng cả cuộc đời của Mẹ vẫn gói ghém trong niềm tin và tình yêu với Thiên Chúa. Mẹ tin yêu Chúa bằng cả cuộc đời, bằng cả tấm lòng, bằng cả con người, bằng cả tâm hồn của mẹ.

Với tư cách là Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ có uy quyền đáng kính nể, đó là điều thông thường và dễ hiểu, bởi vì một người mẹ nào có con làm lớn và nhiều quyền, thì người mẹ đó cũng có nhiều uy quyền và được mọi người kính nể. Đàng khác, trên đời này chúng ta chỉ trông cậy người nào có thế và có lòng, vì có hai yếu tố đó họ sẽ giúp chúng ta đạt được những điều chúng ta mong muốn. Đức Maria có cả hai yếu tố đó và có một cách tuyệt vời. Đức Mẹ có thế, vì là Mẹ Thiên Chúa, chẳng có sự gì Đức Mẹ cầu bầu cho chúng ta mà không được. Đức Mẹ lại có lòng, tấm lòng của một bà mẹ, hoàn hảo hơn hết người mẹ. Vì thế, chúng ta hãy đến với Đức Mẹ và năng cầu xin mẹ cứu giúp.

Và rồi ta hãy đến, hãy xin Mẹ Maria cầu bầu cho chúng ta hôm nay, ngày đầu năm mới và suốt cả những tháng ngày kế tiếp, để trong năm mới nay, chúng ta sẽ sống gắn bó với Chúa và Mẹ. Như thế, năm mới này sẽ là một năm bình an và hạnh phúc. Đó cũng là lời cầu chúc tôi xin gửi đến với anh chị em.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSun, 31 Dec 2023 08:35:48 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Cuối Tuần Bát Nhậthttp://gxthohoang.net:8181/tin-đó-đây/item/17489-suy-niem-loi-chua-thu-hai-cuoi-tuan-bat-nhathttp://gxthohoang.net:8181/tin-đó-đây/item/17489-suy-niem-loi-chua-thu-hai-cuoi-tuan-bat-nhatSuy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Cuối Tuần Bát Nhật
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Cuối Tuần Bát Nhật

01/01/2024

THỨ HAI CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GS
Đức Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa
Ngày cầu cho hoà bình thế giới
Lc 2,16-21

GHI NHỚ VÀ SUY GẪM

Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (Lc 2,19)

Suy niệm: “Những kỷ niệm ấy” đối với Đức Ma-ri-a cho đến lúc này là gì, nếu không phải là những điều kỳ diệu Mẹ đã đón nhận trong ngày thiên sứ truyền tin? Thế nhưng cũng từ đó, xảy đến biết bao sự cố phiền muộn và hiểm nguy nữa, trái ngược với những gì đáng mong đợi từ hồng ân được làm Mẹ Thiên Chúa. Thật vậy, “Con Đấng Tối Cao” sao lại lang thang vô gia cư ngay tại quê hương mình? “Ngai vàng vua Đa-vít” sao lại là máng cỏ hang lừa?!! Giờ đây, Mẹ lại nghe các người chăn chiên kể lại điều mà họ nghe thiên sứ “nói về Hài Nhi”: “Đấng Ki-tô, Đức Chúa” hiện thân nơi “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2,12). Trước những sự kỳ diệu đan xen với nghịch cảnh ấy, Đức Ma-ri-a, là Mẹ Thiên Chúa, với tâm tình của người nữ tỳ khiêm tốn, chỉ biết “ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng”.

Mời Bạn: Như lời Thánh vịnh: “Kìa vực thẳm kêu gào vực thẳm” (Tv 41,8), thánh ý Chúa thật kỳ diệu khiến chúng ta chưa hiểu thấu mầu nhiệm này của Ngài thì những mầu nhiệm khác lại mở ra còn sâu thẳm hơn. Trong đời của bạn cũng diễn ra những điều rất đỗi bình thường nhưng lại chứa đựng biết bao diệu kỳ Chúa thực hiện nơi bạn. Bạn có thể khám phá và chiêm ngưỡng những mầu nhiệm ấy khi bạn bắt chước Mẹ Ma-ri-a “ghi nhớ những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng.”

Sống Lời Chúa: Bạn dành thời gian mỗi ngày để suy gẫm điều kỳ diệu Chúa làm nơi bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, linh hồn con ngợi khen Chúa, vì Chúa đã thực hiện cho con biết bao điều cao cả. Amen.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySun, 31 Dec 2023 08:30:49 +0700
Bước đi trong niềm tín tháchttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/17488-byic-di-trong-niem-tin-thachttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/17488-byic-di-trong-niem-tin-thacBước đi trong niềm tín thác
  BƯỚC ĐI TRONG NIỀM TÍN THÁC | Mừng Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa Và Cầu Nguyện Cho Hoà Bình Thế Giới


TMĐP- Chỉ ở bên Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, chỉ nép dưới áo Mẹ là Nữ Vương Hoà Bình, chúng con mới tìm lại được đôi chân thăng bằng của người môn đệ Đức Giêsu.

Trong ngày Truyền Tin, tổng lãnh thiên thần Gaprien là sứ giả của Thiên Chúa đã báo tin: Đức Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa khi nghiêng mình kính chào Mẹ : “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phúc, Đức Chúa ở cùng bà … Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít. Người sẽ trị vị nhà Giacóp đến muôn đời và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,28.31-33). Ngoài sứ thần ra còn có bà Êlisabét, chị họ của Mẹ, là người đầu tiên đã vui mừng và trân trọng chào Mẹ là “Thân Mẫu của Thiên Chúa” khi Mẹ vừa bước vào nhà bà : “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1, 42-45).

Hình ảnh nổi bật trong hai trình thuật trên chính là một người nữ có tên Maria, là con cái loài người đã khiêm tốn thẳm sâu và liều lĩnh tận cùng khi dũng cảm thưa Xin Vâng với sứ thần, vì tin rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1, 37), và tin rằng “Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói” (Lc 1,45).

Quả thực, Đức Maria đã dám đón nhận ơn gọi làm Mẹ Thiên Chúa vì Mẹ thẳm sâu khiêm tốn như người nữ tỳ hèn mọn, mà đã là nữ tỳ trung tín, nhỏ bé, và ngoan nguỳ, thì không có gì ông chủ dạy mà không tin là đúng, và tốt đẹp vì yêu mến, kính trọng; chẳng có gì ông chủ hứa mà không tin rằng sẽ được thực hiện, vì tuyệt đối tin tưởng, nhất là ông chủ ấy lại là Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ từ bi nhân hậu, Đấng đã làm cho nữ tỳ của Ngài cũng như cho cha ông và con cháu của nữ tỳ biết bao điều cao cả, vì danh Ngài thật chí thánh chí tôn. Lòng thương xót của ông chủ là Thiên Chúa toàn năng còn nâng cao những ai khiêm nhu, hiền lành, ban của ăn đầy dư cho người nghèo đói, và không ngừng tuôn đổ phúc lộc từ đời nọ tới đời kia trên những ai kính sợ Người (x. Lc 1,46-55).

Cũng vì tin mà Mẹ đã vội vã lên đường, vượt thác ghềnh, đồi núi để đem Bình An của Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ mà Mẹ mang trong cung lòng đến với gia đình bà chị họ. Bình An Mẹ mang đến là Bình An đích thực, Bình An viên mãn, đời đời vì là Bình An của Thiên Chúa, chính Thiên Chúa là nguồn Bình An.

Hôm nay Giáo Hội mừng kính Mẹ, khi dâng Năm Mới cho Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, với lời cầu xin Bình An của Thiên Chúa cho thế giới, một thế giới ngày càng loạn lạc, chiến tranh vì lòng dạ con người ngày càng thủ đoạn, gian ác, quả tim con người ngày càng chai đá, cứng cỏi, thái độ ứng xử của con người ngày càng vô cảm, lạnh lùng, và phản ứng của con người ngày càng bạo lực, phi nhân.

Mừng kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Hoà Bình, chúng con, con cái Mẹ còn đang ở “chốn khách đày”, trong “thung lũng nước mắt” là thế gian này không chỉ phó dâng hiện tại, tương lai của bản thân, gia đình, quê hương, thế giới trong tay Mẹ, mà còn ký thác Giáo Hội của Con Mẹ trong cung lòng từ mẫu của Mẹ, như Mẹ đã cưu mang Chúa Giêsu ngày xưa trên đường đến thăm chị họ Elisabét, nhất là xin Mẹ ban cho mỗi người chúng con thăng bằng bước đi trên hành trình loan báo Tin Mừng “Thiên Chúa yêu thương hết mọi người”, và dấn thân phục vụ mọi người trong Đức Tin, Đức mến, Đức Trông Cậy bằng đôi chân của Mẹ, đó là đôi chân của Tín Thác và Bình An: tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa là Đấng “không có gì là không thể làm được”, và bình an bước tới ngày mai, bình an đi vào tương lai trước mặt giữa mọi người và cùng với mọi người mà không nao núng, sợ hãi, mặc dù nhìn đâu cũng thấy máu lửa, đi đâu cũng gặp lưu manh lừa đảo, giang hồ hăm dọa, ở đâu cũng chẳng yên ổn, an toàn .

Vâng, chỉ ở bên Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, chỉ nép dưới áo Mẹ là Nữ Vương Hoà Bình, chúng con mới tìm lại được đôi chân thăng bằng của người môn đệ Đức Giêsu, Con Mẹ trên hành trình làm chứng Thiên Chúa là tình yêu bằng yêu thương và phục vụ mọi người, vì không có Mẹ đồng hành, không có Mẹ ủi an, không có Mẹ nâng đỡ như tông đồ Gioan đã không rời Mẹ nửa bước những ngày Thương Khó khủng khiếp, chúng con cũng sẽ như mười một tông đồ kia vì đã không ở với Mẹ, không bám chặt tay Mẹ nên mới ra nông nỗi: người thì phản bội bán Chúa, người thì hèn nhát chối Thầy, người thì cao bay xa chạy, tìm đường thoát thân bỏ mặc Thầy một mình trên đường Thánh Giá, bởi như chiên con non nớt giữa bày sói dữ, làm sao chân chúng con có thể dạn dĩ, dũng mạnh để tiến lên nếu không có Mẹ ở bên cạnh chỉ bảo Tín Thác và Bước Đi Bình An như Mẹ.

Jorathe Nắng Tím

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSun, 31 Dec 2023 08:06:20 +0700
Sự Sống Là Quà Thiên Chúa Ban Tặnghttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/17487-su-song-la-qua-thien-chua-ban-tanghttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/17487-su-song-la-qua-thien-chua-ban-tangSự Sống Là Quà Thiên Chúa Ban Tặng
  Sự Sống Là Quà Thiên Chúa Ban Tặng

:center>

Thiên Chúa làm người và ở cùng chúng ta. Ngài đi vào trần gian qua thân phận một hài nhi nhỏ bé yếu ớt để chúng ta có thể yêu thương bao bọc Ngài. Ngài cần một người mẹ cưu mang, một người mẹ cho Ngài sự sống nhân loại. Ngài cần một người mẹ bao bọc, yêu thương chăm sóc.

Trong viễn cảnh nhân loại hôm nay nhiều người đang cố tình loại bỏ sự sống ngay từ trong bào thai, điều tệ hại hơn nữa là nhiều người còn chủ trương hôn nhân không nhắm đến lưu truyền sự sống. Đối với họ thì hôn nhân chỉ là trao ban cho nhau hạnh phúc của hai người nên họ chủ trương hạn chế sinh con bằng nhiều phương pháp ngược tự nhiên, hoặc chủ trương hôn nhân đồng tính chỉ thuần tuý tìm lạc thú thân xác . . .

Thiên Chúa đã từng một lần tự nguyện trút bỏ vinh quang của Thiên Chúa để làm người như mọi người chúng ta, thì giờ đây Ngài cũng đang muốn trở nên hiện thân của Sự Sống vô giá nơi các sinh linh bé bỏng nhất, những bé trai bé gái được trao cho con người, để con người cưu mang, sinh hạ làm người trong cuộc đời. Ngài mời gọi con người tiếp tục làm cho mặt đất luôn tươi mới để con người tiếp tục được sinh ra “vì vinh quang của Thiên Chúa’. Vì mục đích Thiên Chúa tạo dựng con người và vạn vật là vì vinh quang của Ngài. Trong thơ của thánh Phaolo đã viết: “Vì trong Người, muôn vật được tạo thành, trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dầu là hàng dũng lực thần thiêng,hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người “(Cl 1,11). Do đó, con người sống theo ý riêng và loại trừ ý Chúa là con người đang sống sai mục đích mà Thiên Chúa tạo dựng đã uỷ thác cho con người.

Khi con người ý thức sự sống thuộc về Thiên Chúa và cho Thiên Chúa thì con người phải biết quý trọng sự sống ngay từ lúc hoài thai. Nếu Đức Ma-ri-a đã được mời gọi ưng thuận để làm Mẹ của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa cũng đã và vẫn luôn mời gọi con người qua mọi thời hãy ưng thuận làm cha làm mẹ của mọi thai nhi là chính đứa con yêu dấu của họ. Sự Sống bắt nguồn từ Thiên Chúa, Sự Sống là của Thiên Chúa. Đón nhận Sự Sống cũng chính là đón nhận Thiên Chúa, ngược lại, từ khước, gây tổn thương hoặc hủy diệt Sự Sống là xúc phạm, là chối bỏ, là chống lại chính Thiên Chúa.

Khởi đầu một năm mới chúng ta được mời gọi hướng về Thiên Chúa cội nguồn sự sống để tạ ơn Chúa đã ban sự sống cho nhân loại và cho muôn loài. Giáo hội cũng mời gọi chúng ta hãy trở nên đứa con ngoan của Mẹ Maria khi sống điều Mẹ dặn là : “Người bảo gì thì anh em hãy làm như vậy”. Khi chúng ta làm theo lời Chúa thì Mẹ sẽ cầu bầu cùng Chúa cho ta và cho gia đình nhân loại được trọn vẹn niềm vui của bình an và hạnh phúc.

Khi xưa trong tiệc cưới Cana, các gia nhân nhờ làm theo lời Chúa và nhờ lời khẩn cầu của Mẹ Maria mà gia đình đã được phong phú hơn bởi rượu ngon dư đầy. Ngày nay, Mẹ cũng đang thiết tha nhắn gởi từng gia đình chúng ta hãy làm theo lời Chúa, hãy sống theo ơn gọi mà Chúa đã trao phó cho chúng ta là làm chủ trái đất và làm cho nó phong phú thêm. Khi chúng ta sống theo lời Chúa, sống đúng với ơn gọi của mình thì chắc chắn gia đình chúng ta sẽ được bình an và thế giới chúng sẽ hoà bình thịnh vượng.

Tổ tông Adam-Eva đã đánh mất đi hạnh phúc và bình an khi không sống theo lời Chúa. Họ muốn sống theo ý mình dẫn đến khổ đau và sự chết đã vào kiếp người chúng ta. Nhân loại hôm nay nếu vẫn tiếp tục sống theo ý mình tức là tự đi vào con đường không có sự sống, con đường cửa sự huỷ diệt chính mình.

Xin cho thế giới có nhiều người cổ vũ cho việc bảo vệ và phát triển sự sống, đừng tìm lý do để từ chối sự sống trong hôn nhân. Xin cũng đừng vì chiều theo tính xác thịt để cổ vũ cho những hôn nhân trái với tự nhiên, trái với mục đích mà Thiên Chúa tạo dựng.

Nếu nhân loại cùng nhau sống theo lời Chúa và đặt mình trong đường lối của Chúa chắc chắn nhân loại sẽ bình an. Và đây cũng là con đường duy nhất dẫn nhân loại tới bến bờ sự sống đời đời là dìm mình trong dòng chảy ân sủng lòng thương xót Chúa. Amen.

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSun, 31 Dec 2023 08:00:47 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Ngày Thứ Bảy Bát Nhật Giáng Sinhhttp://gxthohoang.net:8181/tin-đó-đây/item/17486-suy-niem-loi-chua-ngay-thu-bay-bat-nhat-giang-sinhhttp://gxthohoang.net:8181/tin-đó-đây/item/17486-suy-niem-loi-chua-ngay-thu-bay-bat-nhat-giang-sinhSuy Niệm Lời Chúa Ngày Thứ Bảy Bát Nhật Giáng Sinh
Suy Niệm Lời Chúa Ngày Thứ Bảy Bát Nhật Giáng Sinh

31/12/2023

LÀ MỘT THÁNH GIA HÔM NAY

Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là Thành Na-da-rét. (Lc 2,39)

Suy niệm: “Tình yêu thương khởi đầu từ gia đình, vấn đề không phải ta làm bao nhiêu việc, mà là ta đặt bao nhiêu tình yêu trong mỗi việc làm của mình” (Mẹ Têrêxa Calcutta). Trong Thánh gia ngày ấy, mọi công việc đời thường đều thấm đẫm tình thương. Vì yêu thương thánh Giu-se âm thầm lìa bỏ Đức Ma-ri-a cách kín đáo; rồi sau này đưa Hài nhi trốn sang Ai Cập, thận trọng trở về Na-da-rét, ân cần hướng dẫn trẻ Giê-su thông thạo nghề mộc cũng vì tình thương. Với Đức Ma-ri-a cũng vậy, nhận lời Thiên sứ truyền tin làm Mẹ Đấng Cứu thế, đi thăm viếng Bà Ê-li-sa-bét, sinh con ở Bê-Lem, dâng con trong Đền thờ, đón nhận lời tiên tri của ông Si-mê-on và bà An-na, nhọc nhằn tìm con, chu đáo dưỡng dục con theo đường lối Chúa, tất cả đều từ động lực yêu thương. Với Đức Giê-su cũng vậy thôi. Đến trần gian này vì yêu thương, rồi tình yêu Thiên Chúa và con người ấy như sợi chỉ đỏ xuyên suốt đời Ngài, từ khi chào đời cho đến ngày về trời, và nay tiếp tục hiện diện mọi ngày với ta cũng vì lòng mến.

Mời Bạn: Nhà nào siêng năng đọc, cầu nguyện với Lời Chúa, nhà ấy được cung cấp năng lượng ân sủng; và nhờ đó, có thể biến đổi môi trường chung quanh bằng đời sống bác ái để loan báo Tin Mừng. Thánh gia ngày xưa cũng vậy, đời sống bình thường, nhưng trở thành phi thường, nhờ nguồn năng lượng yêu mến.

Sống Lời Chúa: Gia đình tôi nhìn ngắm Thánh gia, để biến đổi gia đình mình thành một thánh gia hiện đại.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Đức Mẹ và thánh Giu-se, là mẫu gương đời sống gia đình. Xin cho gia đình chúng con luôn nhìn ngắm và noi gương Ba Đấng.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàySat, 30 Dec 2023 07:44:32 +0700
Đi tìm thánh ý Thiên Chúahttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/17485-di-tim-thanh-y-thien-chuahttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/17485-di-tim-thanh-y-thien-chuaĐi tìm thánh ý Thiên Chúa
  ĐI TÌM THÁNH Ý THIÊN CHÚA | Lễ Thánh Gia, Năm B


TMĐP- Xin ba Đấng của Gia Đình thánh giúp chúng ta biết thao thức, khắc khoải đợi chờ Thánh Ý Thiên Chúa trong mọi việc lớn nhỏ, mọi biến cố lành dữ, mọi tình huống khó dễ của gia đình bằng sống tình yêu của trái tim người công chính.

Không chỉ gia đình, mà bất cứ hội nhóm, cộng đoàn, tổ chức nào của con người cũng đều phải thường xuyên đối diện với thách đố khó vượt qua trong tương quan, đó là tình trạng khởi đi từ hiểu lầm, lấn cấn, bất bình, bất mãn, căng thẳng dẫn đến đối kháng, thù nghịch, đổ vỡ, tuyệt giao, tuyệt tình do mỗi người một ý, không ai nghe ai, vì ý riêng mỗi người đồng loạt đòi được người khác lắng nghe, thực hiện.

Chính vì ý ai cũng phải được coi là chân lý, ý riêng mỗi người phải được đặt lên hàng đầu, chiếm chỗ quan trọng nhất và ưu tiên số một, mà cãi cọ, bất hoà, đấu đá trở thành lương thực hằng ngày trong gia đình, tổ chức, cộng đoàn ….

Riêng gia đình Thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu thì hoàn toàn khác: khác vì ý riêng của các thành viên trong gia đình này không tìm ưu thế thống trị, không tạo sức mạnh khống chế, không mưu tính dành quyền quyết đoán, độc trị trên các thành viên khác; ý kiến của mỗi người trong nhà đều khiêm tốn tự chọn chỗ đứng bé nhỏ, phụ thuộc và giữ mình ở tình trạng đợi chờ.

Các thành viên của gia đình thánh đợi chờ gì?

Thưa, tất cả đều đợi chờ Thánh Ý Thiên Chúa.

Đợi chờ Thánh Ý Thiên Chúa khi nghi nan trước một sự kiện, tình huống khó hiểu, khó nghĩ, khó quyết định, như thánh Giuse đã kiên nhẫn đợi chờ, mặc dù “trước khi hai ông bà về chung sống”, thì Đức Mẹ “đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần” (x. Mt 1,18).

Đợi chờ Thánh Ý Thiên Chúa khi hoang mang, hoảng sợ trước tin dữ và những dấu chỉ báo trước tai ương, nguy hiểm sắp ập xuống trên gia đình, như khi hai ông bà nghe tin đồn vua Hêrôđê sắp cho lệnh giết các hài nhi ở Bêlem và vùng lân cận (x. Mt 2, 7-12).

Đợi chờ Thánh Ý Thiên Chúa khi chưa biết phải làm gì, đi đâu, định cư ở đất nước, vùng miền nào, như thánh Giuse và Đức Mẹ nhiều đêm thức trắng lo nghĩ cho tương lai gia đình những ngày trốn tránh, tỵ nạn trên đất Ai Cập.

Đợi chờ Thánh Ý Thiên Chúa cả khi chưa hiểu rõ ý nhau, hoặc không hiểu nhau muốn nói gì, như Thánh Giuse và Đức Mẹ, cả hai đều bỡ ngỡ, sửng sốt trước câu trả lời của Đức Giêsu, con trai của ông bà sau ba ngày lạc mất ở Giêrusalem: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2, 49).

Thực vậy, qua Tin Mừng, chúng ta nhận thấy ba thành viên của Thánh Gia đều là những người biết đợi chờ Thánh Ý Thiên Chúa trong mọi vấn đề, tình huống, mà không một người nào đã để ý riêng mình lên hàng ưu tiên số một, hay coi ý riêng mình là chân lý tuyệt đối, giải pháp tối hảo. Nhưng cả ba đều quy hướng về Thánh Ý Thiên Chúa và khiêm tốn, kiên nhẫn đợi chờ ơn soi sáng.

Thánh Giuse đã đợi chờ Thánh Ý trước tình huống khó xử: “Vợ mình có thai trước khi ông bà về chung sống” với trái tim của người công chính bằng chọn kín đáo, âm thầm ra đi, vì không muốn tố giác (x. Mt 1,19), nhất là vì yêu thương, kính trọng Đức Mẹ; Ngài cũng đợi chờ Thánh Ý Thiên Chúa khi nghe tin dữ Con Trẻ Giêsu sắp bị truy lùng tiêu diệt, với lòng tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa của người tôi tớ trung tín; Ngài còn cùng Đức Mẹ đợi chờ Thánh Ý trong tâm tình khiêm hạ thẳm sâu của người nô bộc bất xứng, và nữ tỳ hèn mọn được giao phó công việc phục vụ Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, khi Đức Giêsu tỏ ra không quan tâm đến câu hỏi của cha mẹ Ngài: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2, 48).

Như thế, đợi chờ Thánh Ý Thiên Chúa không dễ chút nào, vì là hành trình triệt để quên mình, và xóa mình toàn diện, khi phải từ bỏ ý riêng đến độ “không còn gì là mình”, không còn giữ bất cứ dấu vết to nhỏ nào của cái tôi quyền lực, nhưng đặt để tất cả dưới duy nhất một Thánh Ý Thiên Chúa. Chính Thánh Ý là hướng đi phải chọn, là quyết định phải thi hành, như Con Trẻ Giêsu đã không đặt tình cảm của cha mẹ cao hơn sứ vụ của Chúa Cha, Đức Mẹ không đưa đẩy để cả nhà làm theo ý mình, và thánh Giuse cũng chỉ khiêm tốn, âm thầm đi tìm Thánh Ý Thiên Chúa khi lo cho gia đình thánh.

Vâng, chỉ với Thánh Ý Thiên Chúa, chỉ khi mọi thành viên cùng đợi chờ và thực thi Thánh Ý Chúa, gia đình mới là mái ấm có “lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại”, vợ chồng, con cái mới có thể “chịu đựng và tha thứ cho nhau”, vì ý thức : Chúa đã tha thứ cho ta, thì ta cũng vậy, ta phải tha thứ cho nhau, và như thế, gia đình mới nhận được “ơn bình an của Đức Kitô” như lời khuyên dạy của thánh Phaolô tông đồ (x. Cl 3,12-15).

Mừng lễ Thánh Gia, chúng ta xin ba Đấng của Gia Đình thánh giúp chúng ta biết thao thức, khắc khoải đợi chờ Thánh Ý Thiên Chúa trong mọi việc lớn nhỏ, mọi biến cố lành dữ, mọi tình huống khó dễ của gia đình bằng sống tình yêu của trái tim người công chính, sống tâm tình khiêm hạ của người nô bộc, nữ tỳ, và sống niềm vui tín thác của người môn đệ lúc nào cũng “xin cho Ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, và cho Thánh Ý luôn là ánh sáng soi đường dẫn lối, là hạnh phúc, bình an, và ơn cứu độ của tất cả gia đình chúng ta.

Jorathe Nắng Tím

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 30 Dec 2023 07:39:12 +0700
Sống theo gương mẫu NaGiahttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/17484-song-theo-guong-mau-nagiahttp://gxthohoang.net:8181/suy-niem-loi-chua/item/17484-song-theo-guong-mau-nagiaSống theo gương mẫu NaGia
  SỐNG THEO GƯƠNG MẪU NAGIA

Ngày 31 tháng 12 Chúa Nhật

Màu trắng. Chúa Nhật 2 Giáng Sinh. Ngày 7 Tuần Bát Nhật Giáng Sinh. Lễ Thánh Gia Thất. Các bài đọc: St 15,1-6; 21,1-3; Dt 11,8.11-12.17-19; Lc 2,22-40.

SỐNG THEO GƯƠNG MẪU NAGIA

Hôm nay, Giáo Hội muốn giới thiệu đến chúng ta một Gia Đình Thánh, đó là gia đình Thánh Gia. Qua đó, Giáo Hội muốn con cái mình noi gương bắt chước Mẹ Maria, thánh Giuse và Đức Giêsu trong việc xây dựng gia đình trên nền tảng tình yêu và trách nhiệm.

Trước hết chúng ta nhìn vào Đức Giêsu, thành viên nhỏ nhất nhưng cũng là nhân vật lớn nhất mà cả gia đình Nazareth quy chiếu vào. Nếu không am hiểu Kinh thánh, chúng ta dễ kết án Chúa Giêsu như một cậu bé thích nổi loạn và toan tính thoát ly.

Một đứa trẻ mới 12 tuổi đầu đã trả lời bố mẹ có vẻ hơi ‘xấc’: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49). Đứa bé đó sau này lớn lên lại tuyên bố một điều xem ra có vẻ còn ngang ngược hơn nữa: “Ai là mẹ tôi và anh em tôi. Đó là những ai thi hành ý của Cha tôi”.

Rồi Đức Giêsu chỉ vào các môn đệ và công khai nói trước mặt mọi người : “Đây là mẹ và anh em tôi”. Đứa trẻ này mang dáng dấp của một quý tử dường như muốn nổi loạn và đang làm cuộc cách mạng để ly thoát khỏi sự cương tỏa từ nơi gia đình. Nhưng sự thật thì hoàn toàn không phải như vậy. Chúng ta phải có cái nhìn toàn diện để có thể khám phá ra đứa trẻ ấy là ai và tại sao lại có lối hành xử xem ra khác thường như thế. Chúng ta cũng phải truy tầm lý do tại sao đứa trẻ khó hiểu ấy lại sống giữa một gia đình nhân loại như chúng ta và sống ẩn dật như thế để làm gì. Đây là một mầu nhiệm khó hiểu.

Rất khó hiểu ở chỗ, một Thiên Chúa cao cả đã mang lấy kiếp người hèn hạ. Một Đấng Toàn năng cả vũ trụ chứa không nổi lại đến ẩn náu trong một gia đình bé xíu nơi xóm nghèo miền quê Nazareth. Cái tầm thường nhất lại tiềm ẩn những điều phi thường nhất. Điều xem ra quá bé nhỏ lại mang chở những chân trời vĩ đại mà cả vũ trụ không kham chứa nổi.

Thứ đến, chúng ta hãy nhìn vào Đức Maria, một thôn nữ quê mùa chất phác và cũng là một bà mẹ quê đơn sơ dung dị. Tin mừng Luca thuật lại quãng đời thơ ấu của Chúa Giêsu, khởi đầu với biến cố dâng Chúa vào đền thờ và kết thúc với sự kiện hai ông bà lạc mất con cũng tại đền thờ Giêrusalem. Cả hai biến cố này đều mang đậm nét bi thương nơi tâm hồn Đức Maria. Lời cụ già Simêon như một mũi gươm đâm thấu tâm hồn Mẹ.

Có người mẹ nào lại không xót xa khi lạc mất người con trai yêu dấu? Đức Maria lúc đó không hiểu, hay chính xác hơn là chưa hiểu. Nhưng Thánh Luca đã tóm kết mọi biến cố xảy đến với Đức Maria bằng một thái độ nội tâm căn bản nơi Ngài: “Mẹ Người hằng ghi nhớ những điều ấy trong lòng”(Lc 2,51a). Bản tính nhân loại nơi Mẹ đã mở toang cho ân sủng chiếm ngự. Tự nhiên kết hợp với siêu nhiên. Cái tầm thường nhất của cuộc sống bình lặng dân dã đã tiềm ẩn sự phi thường cao cả để khai mở một chân trời vĩ đại và rất nhiệm mầu. Đức Maria là ‘Thầy dạy đức tin’ qua thái độ chiêm niệm này.

Cuối cùng, chúng ta nhìn vào gương mẫu của Thánh Giuse, người gia trưởng hoàn hảo. Đây là con người mà Thánh sử Matthêu đã tóm kết với tước hiệu ‘Người Công chính’. Thánh Giuse ít nói, nhưng chính xác hơn trong cả bốn sách Tin mừng, chúng ta không thấy Thánh Giuse hé miệng thốt ra một câu nào.

Thánh Giuse ít nói không phải vì Ngài là một con người bị trầm cảm, hoặc ít giao tế xã hội. Cũng chẳng phải Ngài là một con người lì lợm, có bị đánh đến chết cũng không hé răng. Hoàn toàn không phải thế. Thánh Giuse thinh lặng để diễn bày một tư thế nội tâm sâu xa, và đó là thái độ chúng ta cần phải học hỏi và sao chép.

Thánh Giuse đã thinh lặng để có thể nghe được tiếng Chúa. Trong tĩnh lặng của đêm khuya, Giuse đã nghe tiếng sứ thần nói bên tai : “ Đừng ngại đón Maria về nhà”. Cũng trong đêm khuya thanh vắng, Giuse đã nghe Chúa truyền lệnh : “Hãy dậy mau, đem con trẻ Giêsu và Mẹ ngài trốn sang Ai Cập”.

Samuel năm xưa cũng đã nghe được tiếng Chúa gọi giữa đêm khuya thanh vắng khi cậu bé ngủ trong đền thờ với thầy cả Hêli. Thiên Chúa vẫn luôn nói với chúng ta qua từng mỗi biến cố, nhưng chỉ khi nào chúng ta biết trở về trong tĩnh lặng của cõi lòng giữa đêm tối, chúng ta mới có thể nghe được tiếng nói của Ngài. Thánh Giuse đã làm được điều đó. Thái độ thinh lặng nội tâm nơi Ngài trở nên chuẩn mẫu để chúng ta noi theo.

Trong xã hội Do Thái khi xưa, người bố trong gia đình là nhân vật lớn nhất. Vai trò của ông bố vẫn được xem như là người đại diện cho Thiên Chúa. Người cha chủ tọa các buổi cầu nguyện trong gia đình. Ông chúc lành cho con cái trước khi đi ngủ. Những đứa trẻ Do thái luôn tuân phục cha mẹ, xem ông bố như là họa ảnh của Thiên Chúa trong gia đình mình. Thánh Giuse là gia trưởng, là nhân vật lớn nhất tại Thánh gia, đồng thời Ngài cũng trở nên người nhỏ nhất, luôn thinh lặng xắn tay áo lên, cột áo choàng lại để ra tay phục vụ. Vì vậy phụng vụ Giáo hội vẫn sánh ví Thánh Giuse như một người ‘tôi tớ trung thành’.

Đó là hình mẫu người tôi tớ khiêm hạ luôn sẵn sàng trong phục vụ để chúng ta dõi bước.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy sống theo mẫu gương của Thánh Gia Nadaret. Mặc dù là Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu đã chấp nhận sinh ra trong một gia đình và chịu sự giáo dục của những người cha người mẹ trần gian. Ngài cũng đã phải tập đi, tập nói, tập đọc, tập viết. Ngài cũng đã phải học Thánh Kinh, Lề Luật. Ngài cũng đã phải tập lao động với những dụng cụ như cưa, bào, đục… trên những khúc cây, tấm ván. Ba mươi năm tại Nazarét là một chuỗi ngày bình dị như hàng trăm gia đình cùng thôn cùng làng, như hàng triệu cuộc sống của con người qua các thời đại.

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaSat, 30 Dec 2023 07:30:05 +0700
Lễ Thánh Giahttp://gxthohoang.net:8181/suyniem-suytu/item/17483-le-thanh-giahttp://gxthohoang.net:8181/suyniem-suytu/item/17483-le-thanh-giaLễ Thánh Gia
  LỄ THÁNH GIA

 Lc 2,22.39-40.

Hôm nay, Chúa nhật thứ nhất sau lễ Chúa giáng sinh, cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng lễ Thánh Gia.  Lễ này đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV đưa vào phụng vụ Giáo Hội năm 1921, nhằm nêu gương cho tất cả các gia đình công giáo. 

Nhìn các bức ảnh diễn tả Thánh gia: Đức Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu. Cả ba đều đang lao động: Mẹ Maria đang dệt vải, Thánh Giuse làm mộc, có Chúa Giêsu phụ giúp. Thật là một gia đình thánh thiện, hạnh phúc.

 Các sách Tin Mừng không nói nhiều về đời sống của Thánh Gia, nhưng chúng ta cũng thấy thánh Giuse luôn hiện diện bên mẹ Maria trong mọi biến cố vui buồn của Thánh Gia, trong thời thơ ấu của Đức Giêsu. 

Hai ông bà đi Bêlem tìm nhà trọ, vì Maria đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa. Sau đó Giuse lại đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập, rồi lại đưa về làng cũ. Có lần cả hai ông bà phải vất vả mấy ngày tìm con trong đền thờ. 

Tin Mừng hôm nay thuật lại: Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa, ( Lc 2, 22- 23).

Thánh gia sống giữa các gia đình Nazareth, sống chan hòa với mọi người trong dân làng. Chia sẻ cuộc sống với dân làng, bình thường như mọi người dân trong làng. Thánh Luca viết: Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.(Lc 2,40).       

Chính trong gia đình Nazareth Con Thiên Chúa đã học làm người; về phương diện nhân tính, đã được Mẹ Maria và Thánh Giuse dạy dỗ mọi điều. Đức Giêsu sống bình dị như các thanh niên khác, đến độ khi Ngài đi rao giảng, nhiều người dân đã tự hỏi: Ông ta được khôn ngoan như vậy nghĩa là sao? Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria  sao…?(Mc 6,2-3). 

 Điều đó xác nhận rằng đây là một gia đình đơn sơ, gần gũi với tất cả mọi người, sống một cuộc đời bình thường giữa dân chúng. Đức Giêsu cũng không lớn lên trong mối tương quan khép kín và đơn độc, chỉ với Mẹ Maria và Thánh Giuse, nhưng Người sống vui vẻ trong gia đình lớn, nơi có bà con và bạn hữu. Chính vì thế mà, trên đường trở về từ Giêrusalem, cha mẹ Người những tưởng rằng cậu bé mười hai tuổi mất hút trong đoàn lữ hành suốt cả một ngày, vừa đi vừa nghe những câu chuyện và chia sẻ những mối quan tâm của mọi người: “Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường mới đi tìm kiếm” (Lc 2,44). ( Tông huấn Amoris Laetitia- Niềm Vui Của Tình Yêu-182.)

 Sống bình dị như các gia đình khác. Tuy là gia đình thánh, nhưng không phải là không có những vấn đề trục trặc, hiểu lầm trong gia đình.

.

 * Như khi chưa về chung sống, ông Giuse đã nghi ngại Đức Maria: Tin mừng Mát thêu thuật lại: Trước khi ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. (Mt 1,18-19).

*Khi ông bà gặp lại con trong đền thờ, mẹ Người đã nói: Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con.(Lc 2,49). 

Gia đình thánh luôn tin tưởng Thiên Chúa, luôn yêu thương, tha thứ và gắn bó với nhau. Để noi gương Thánh Gia, Đức Thánh Cha Phanxicô trong tông huấn Amoris Laetitia- Niềm Vui Của Tình Yêu- cũng dậy:

   Trong gia đình, “có ba từ cần được dùng. Tôi muốn lặp lại, ba từ đó là: ‘Làm ơn’, ‘Cám ơn’, và ‘Xin lỗi’. Ba tiếng thật thiết yếu! “Khi trong một gia đình, người ta không cường quyền và biết nói: ‘làm ơn…’, khi trong một gia đình, người ta không ích kỷ và học nói ‘Cám ơn!’, và khi trong một gia đình có người nhận ra mình đã làm điều gì đó sai trái và biết nói ‘Xin lỗi!’, thì trong gia đình ấy sẽ có sự bình an và niềm vui”. (AL 133) 

 

 Thật ra Thánh Gia đã sống cuộc đời vất vả, long đong, đã trải nghiệm những khó khăn của đôi vợ chồng trẻ, đã trải qua bao nỗi buồn vui như những gia đình khác. Vì thế Thánh Gia mới thật là mẫu mực để chúng ta noi theo.

Lạy Chúa, xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con biết noi gương Thánh Gia, luôn sống tin tưởng nơi Thiên Chúa, biết yêu thương, tha thứ và gắn bó với nhau để cuộc sống chúng con an bình, vui tươi và trở nên dấu chỉ Tình Yêu Thiên Chúa.

                                                Nguyễn Đức Lân

 

 

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưSat, 30 Dec 2023 07:17:47 +0700