Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Thứ năm, 28 Tháng 5 2020Giáo xứ thổ hoànghttps://www.gxthohoang.netSat, 27 Apr 2024 07:55:11 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnKhoa học và Công Giáohttps://www.gxthohoang.net/tin-đó-đây/item/11366-khoa-hoc-va-cong-giaohttps://www.gxthohoang.net/tin-đó-đây/item/11366-khoa-hoc-va-cong-giaoKhoa học và Công Giáo
 Khoa học và Công Giáo

Cuộc chiến giữa những người tin theo Thiên Chúa và Ma Quỷ đã có từ thời tạo thiên lập địa, như theo ngụ ngôn của Thánh Kinh: Ma Quỷ đã núp dưới hình một con rắn và cám dỗ hai con người tiên khởi của trái đất phạm tội, khiến Thiên Chúa phải đuổi họ ra khỏi vườn Địa Đàng. Vì bị tước mất quyền làm Con của Thiên Chúa, nhân loại phải lao nhọc kiếm ăn, phụ nữ phải đau đớn khi sinh nở. Và rồi, khi hai người con trai đầu lòng lớn lên, cũng bị Ma Quỷ thả nọc độc ghen tương để anh em giết lẫn nhau. Từ đó, không lúc nào trên trái đất này ngưng chiến tranh, chém giết, nếu không giết nhau bằng vũ khí thì bằng lời nói, chữ viết và các âm mưu độc ác được thúc đẩy của Ma Quỷ.

Nhưng theo một nguyên tắc bất di dịch của Tự Nhiên, hễ có tối, phải có sáng, có phía Trái thì lại có bên Phải, có trên thì phải có dưới, có khởi đầu phải có kết thúc. Vì thế, trong đám bùn nhơ của những tâm hồn độc ác, nô lệ của Ma Quỷ, thì lại có những nhà Khoa Học, Triết Gia tin theo Thiên Chúa đã phát triển những sáng kiến về mọi phương diện giúp cho nhân loại tiến bộ. Có thể nói, đại đa số những nhà Khoa Học đã tạo ra nền móng căn bản cho các sản phẩm trí tuệ, công nghiệp, toán học thời cổ xưa và thời trung cổ đều là những nhà khoa học Công Giáo. Chỉ có một số rất ít người có biệt tài về kiến trúc, làm nữ trang, hay hóa học là vô thần hay tin vào các vị thần tưởng tượng khác.

Charlie Chaplin, (1889-1977) người được lòng yêu mến của mọi dân tộc, mọi thời đại đã nói: “Nếu bạn nhìn thấy mặt trăng, bạn nhìn thấy vẻ đẹp của Thượng đế. Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng đế. Nếu bạn nhìn thấy tấm gương, bạn nhìn thấy tác phẩm đẹp nhất của Thượng đế. Hãy tin điều đó. Tất cả chúng ta là du khách. Thượng đế là hãng du lịch của chúng ta, người quyết định lộ trình, đặt chỗ, định hướng. Hãy tin vào Thượng Đế và tận hưởng cuộc sống. Cuộc đời là một chuyến du hành. Vì vậy hãy sống ngày hôm nay! Ngày mai có thể sẽ không đến.”

Chính một nhân vật được coi như một Bậc Thầy vĩ đại về Thuyết Tiến Hóa, Charles Darwin (1809–1882), đã kết luận cuốn sách của ông:
"Tôi không bao giờ từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa. Tôi nghĩ thuyết tiến hóa phù hợp với niềm tin vào Thiên Chúa. Tôi cho rằng bằng chứng mạnh mẽ nhất về sự hiện hữu của Thiên Chúa đó là ta không thể giải thích hay hiểu được vũ trụ mênh mông vượt xa mọi phép tính toán và không thể giải thích được rằng con người là kết quả của ngẫu nhiên”
Nhưng, như đã trình bầy trên, Ma Quỷ không bao giờ chịu chùn bước trước sự phát triển của Đạo Chúa. Hàng ngày, hàng giờ, luôn có những kẻ bán linh hồn cho Ma Quỷ tìm cách phá hoại niềm tin của người Công Giáo. Chúng thường gào thét trên mọi phương tiện truyền thông: “Chỉ những kẻ ngu mới tin vào Giêsu, tin vào tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh. Những ai tin vào lời dậy của Giêsu đều là những tên xuẩn ngốc, mù quáng và thiếu kiến thức đến nỗi không thể chứng minh được những cái gọi là Phép Lạ của Chúa.” Một số không nhỏ những người có chút kiến thức đã đồng hóa Đạo Chúa với một số lãnh đạo Hội Thánh thời Trung Cổ đã vì quá cao ngạo, mà đánh mất thiên chức Mục Tử (người chăn chiên) của mình. Những kẻ ác tâm này đã cố tình bỏ qua định nghĩa của Đạo là Đường, là Chân Lý, là sự Cứu Rỗi, mà chỉ muốn “bới bèo ra bọ”, để phá hoại niềm tin vào Đấng Tối Cao.

Để có thể chứng minh rằng Khoa Học và Tín Ngưỡng Công Giáo luôn luôn có liên hệ mật thiết với nhau, dưới đây là những phát biểu về Công Giáo của các nhà Khoa Học Vĩ Đại nhất trong mọi thời đại:

1) Johannes Kepler (1571–1630), Một trong những nhà thiên văn vĩ đại nhất:
"Thiên Chúa thật vĩ đại. Quyền năng Ngài vĩ đại và sự khôn ngoan thì vô hạn. Hãy ca tụng Ngài bằng ngôn ngữ của mình, hỡi trời và đất, mặt trời và mặt trăng, các tinh tú. Lạy Thiên Chúa và là Đấng Tạo Dựng nên con! Với trí khôn giới hạn của con, con muốn loan báo sự kỳ diệu của các công trình Ngài cho mọi người hiểu được”
2) Nicolaus Copernicus (1473–1543), Linh Mục, nhà thiên văn học và là người đề xuất thuyết Mặt Trời và các thiên thể (heliocentrism):
"Ai có thể sống cận kề với một trật tự hoàn bị nhất và trí năng siêu vượt của Thiên Chúa mà không cảm thấy dâng trào những cảm hứng cao quý? Nào ai không thán phục vị kiến trúc sư của tất cả các công trình này?”
3) Isaac Newton (1643–1727), nhà sáng lập vật lý lý thuyết cổ điển:
"Điều ta biết được chỉ là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la. Những xếp đặt và hài hòa của vũ trụ chỉ có thể xuất phát từ bản vẽ của một Đấng toàn năng và toàn tri”
4) Carl Linnaeus (1707–1778), nhà sáng lập môn thực vật học:
"Tôi đã thấy Thiên Chúa toàn năng, vô hạn và vĩnh cửu đi ngang qua rất gần, và tôi quỳ xuống bái lạy Ngài”
5) Alessandro Volta (1745–1827), người khám phá ra các ý niệm cơ bản về điện:
"Tôi tuyên xưng đức tin Công giáo Roma, thánh thiện và tông truyền. Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi đức tin này, nhờ đó mà tôi có một ý hướng vững chắc để sống và chết”
6) Andre-Marie Ampere (1775–1836), người khám phá ra các định luật cơ bản về điện:
"Thiên Chúa vĩ đại biết bao và khoa học của chúng ta chỉ là chuyện vặt vãnh!”
7) Augustin Louis Cauchy (1789–1857), nhà toán học kiệt xuất và nhà sáng lập môn Toán phân tích phức tạp (complex analysis):
"Tôi là Kitô hữu, có nghĩa là tôi tin vào thần tính của Đức Kitô, giống như tất cả các nhà thiên văn vĩ đại khác cũng như các nhà toán học lớn trong quá khứ”
8) Carl Friedrich Gauss (1777-1855), được cho là “Ông hoàng của các nhà toán học” vì đã đóng góp nhiều vào lãnh vực toán học và khoa học:
"Khi giờ cuối cùng đã điểm, chúng ta vui sướng hân hoan vì sẽ nhìn thấy Đấng mà chúng ta chỉ có thể thấy lờ mờ trong tất cả những khám phá của chúng ta”
9) Justus von Liebig (1803–1873), nhà hóa học lừng danh:
"Sự vĩ đại và trí khôn vô tận của Đấng Tạo Hóa sẽ chỉ được nhận thấy bởi những người cố công rút ra những ý tưởng của mình từ cuốn sách vĩ đại mà chúng ta gọi là thiên nhiên”
10) Robert Mayer (1814–1878), nhà khoa học tự nhiên (Định luật bảo tồn năng lượng):
"Tôi đang dần kết thúc cuộc đời mình với sự quả quyết rằng: khoa học thật sự và triết học thật sự không là gì khác ngoài là môn dẫn nhập cho Kitô giáo”
11) Angelo Secchi (1803–1895), nhà thiên văn học lừng danh:
"Từ chiêm ngưỡng đất trời đến Thiên Chúa chỉ là một khoảng cách ngắn”
12) Thomas A. Edison (1847–1931), nhà sáng chế nắm giữ 1200 bằng sáng chế:
"Tôi tôn trọng và ngưỡng mộ tất cả các kỹ sư, đặc biệt là người kỹ sư vĩ đại nhất: Thiên Chúa”
13) Carl Ludwig Schleich (1859–1922), nhà phẫu thuật nổi tiếng, người tiên phong của phương pháp gây tê tại chỗ (local anesthesia):
"Tôi trở thành tín hữu qua kính hiển vi và quan sát thiên nhiên, và tôi muốn đóng góp theo khả năng mình vào sự hòa hợp giữa khoa học và tôn giáo”
14) Guglielmo Marconi (1874–1937), nhà sáng chế vô tuyến điện thoại, giải Nobel 1909:
"Tôi hãnh diện tuyên xưng rằng mình là một tín hữu. Tôi tin vào quyền năng của sự cầu nguyện, và tôi tin không chỉ như là người Công giáo mà còn là một nhà khoa học”
15) Robert Millikan (1868–1953), Nhà vật lý Hoa Kỳ, giải Nobel 1923:
"Tôi có thể khẳng định rằng việc từ chối đức tin là thiếu nền tảng khoa học. Theo quan điểm của tôi, không có bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa đức tin và khoa học”
16) Arthur Eddingtong (1882–1946), Nhà thiên văn học người Anh, nhà toán học và vật lý thiên thể:
"Trong số những người sáng tạo nên thuyết vô thần thì không có ai là nhà tự nhiên học. Tất cả họ đều là những triết gia tồi”
17)Albert Einstein (1879–1955), người đặt nền cho vật lý hiện đại (Thuyết tương đối), giải Nobel 1921:
"Những ai nghiêm túc nghiên cứu khoa học đều chắc một điều là trong tất cả những định luật của vũ trụ đều có bóng dáng của một thần linh siêu vượt lên trên con người và chúng ta phải cảm thấy mình thật thấp kém”
18) Max Planck (1858–1947), người sáng tạo nên vật lý lượng tử (quantum physics), giải Nobel 1918:
"Do xung lượng của kiến thức đòi hỏi, không gì ngăn cản chúng ta liên kết trật tự của vũ trụ với Thiên Chúa của tôn giáo. Đối với người tin, Thiên Chúa đứng ở đầu câu chuyện; đối với nhà vật lý, Thiên chúa ở cuối câu chuyện”
19) Erwin Schrödinger (1887–1961), người khám phá ra cơ học sóng (wave mechanics), giải Nobel 1933:
"Kiệt tác tinh vi nhất là tác phẩm của Thiên Chúa, theo các nguyên tắc cơ học lượng tử (quantum mechanics)…"
20) Howard H. Aiken (1900-1973), người tiên phong trong lãnh vực máy tính:
"Vật lý hiện đại dạy tôi rằng thiên nhiên không thể tự xếp đặt mình theo trật tự. Vũ trụ là một khối trật tự khổng lồ. Vì vậy, nó đòi hỏi một “Nguyên Nhân Đầu Tiên” thật vĩ đại và không phụ thuộc vào đinh luật biến đổi năng lượng hai và vì thế đó là Đấng Siêu Nhiên”
21) Wernher von Braun (1912–1977), Thiên Tài về tên lửa và kiến trúc sư không gian:
"Trên hết mọi sự là vinh quang Thiên Chúa, Đấng mà con người và khoa học khám phá và tìm kiếm mỗi ngày với sự tôn kính thẳm sâu”
22) Charles Townes (1915), Nhà vật lý cùng nhận giải Nobel 1964 Nobel vì đã khám phá ra các nguyên tắc của tia laser:
"Là người có tôn giáo, tôi cảm thấy được sự hiện diện và can thiệp của Đấng Sáng Tạo ở cách xa tôi nhưng luôn rất gần … một trí năng góp phần sáng tạo nên các định luật của vũ trụ."
23) Allan Sandage (1926-2010) Nhà thiên văn Hoa Kỳ, người tính toán tốc độ giãn nở của vũ trụ và tuổi của nó bằng cách quan sát các vì sao xa:

"Thuở thiếu thời tôi là người vô thần. Khoa học đã đưa tôi đến kết luận rằng thế giới này phức tạp hơn tôi tưởng. Tôi chỉ có thể giải thích mầu nhiệm hiện hữu bằng cách nại vào một Đấng Siêu Nhiên”

24) Louis Pasteur: (1822 –1895): Nhà khoa học cứu nhân độ thế với nhiều phát minh về y tế, khoa học thượng thức, các phương pháp diệt trùng: Một hôm, ông ngồi xe lửa và lần tràng hạt Mân Côi. Một trí thức trẻ đến gần ông và chế nhạo ông làm việc vớ vẩn và cho rằng ông già này thiếu học. Sau một lúc giễu cợt ông, trí thức trẻ kia hỏi ông tên gì. Ông lẳng lặng rút danh thiếp ra, chỉ có cái tên “Louis Pasteur” đơn giản. Người trí thức kia tái mặt, lật đật xin lỗi.

Trên hết, Nhà Khoa Học, Toán Học, Triết Gia vĩ đại của nhiều thế kỷ, người phát minh ra máy tính đầu tiên, đã nói: Khoa Học nông cạn làm cho người ta xa Thiên Chúa. Khoa học Tinh Vi làm cho người ta gần Thiên Chúa.

Nhiều kẻ vô thần thường cho rằng các linh mục là những kẻ tu hành, nhắm mắt đọc kinh. Dưới đây là danh sách các Nhà Khoa Học Linh Mục Công Giáo, đã đem lại cho nhân loại một kho tàng kiến thức khổng lồ không thể đong đếm:

1) Albertus Magnus, O.P. (1200 – 1280): Linh mục, Thánh bổn mạng của các ngành khoa học tự nhiên và là vị Tiến sĩ Hội Thánh vì công trình vĩ đại của ngài trong khoa vật lý, luận lý, siêu hình, sinh học và tâm lý.

2) Gregor Mendel (1822-1884): Tu sĩ Dòng Augustinô và là người khai sáng khoa học Di truyền hiện đại.
3)Giuseppe Mercalli (1850–1914): Linh mục, nhà núi lửa học và là Giám đốc Đài quan sát Vesuvius, người được nhớ đến qua “thang đo Mercalli” (Mercalli scale) để đo động đất vẫn còn được dùng ngày nay.
4) William xứ Ockham (1288 – 1348): Linh mục,học giả Dòng Phanxicô, đã viết nhiều công trình về luận lý, vật lý và thần học,

5) Giovanni Battista Riccioli (1598–1671): Nhà thiên văn học Dòng Tên, tác giả cuốn Almagestum novum, một bộ bách khoa về thiên văn. Ngài là người đầu tiên đo được gia tốc của thiên thể rơi tự do, khai sáng nên khoa nghiên cứu mặt trăng (selenography) cùng với linh mục Grimaldi, người được vẽ hình ở cửa vào Viện Bảo Tàng Quốc Gia về Hàng Không và Không Gian ở Washington D.C. Được tưởng nhớ tại Viện Smithsonian!

6) Francesco Maria Grimaldi (1618 – 1663): Linh mục Dòng Tên, người Ý, nhà toán học và vật lý học, giảng dạy ở Học viện Dòng Tên tại Bologna. Một miệng núi lửa trên mặt trăng được đặt tên là Grimaldi.

7) Nicolas Steno (1638-1686): Giám Mục, Giảng sưkhoa phẫu thuật và địa chất. Nhiều bộ phận thân thể được đặt theo tên ngài: ống Stensen (ống dẫn tuyến nước bọt mang tai), tuyến Stensen, mạch Stensen, và lỗ Stensen. Ngài cũng là người sáng lập khoa hóa thạch học.

8) George V. Coyne, S.J. (1933): Linh mục Dòng Tên, nhà thiên văn học, nguyên Giám đốc Đài quan sát Vatican và đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Arizona ở Tucson, Arizona. Từ tháng Giêng 2012, ngài phụ trách môn Triết học tôn giáo tại Học viện cao đẳng Le Moyne ở Syracuse, NY.

9) Stanley Jaki (1914-2009): Linh mục Dòng Benêđictô và là Giáo sư vật lý tại Đại học Seton Hall, New Jersey.

Thời đại hiện nay, có khá nhiều Linh Mục Bác Sĩ. Trường Y Khoa Việt Nam hồi trước 1975, cũng có một giáo sư về Sản Khoa là Linh Mục. Trong kỳ Covid-19, nhiều vị Linh Mục Bác Sĩ đã tạm thời ngưng nhiệm vụ Linh Mục để đi làm Bác Sĩ. Tại New York, Linh Mục Bác Sĩ Phạm Hữu Tâm đã tình nguyện đến bệnh viện Queens để vừa chữa trị bệnh nhân vừa làm phép tiễn đưa các linh hồn về với Chúa.

Như thế, có thể nói, đạo Công Giáo là một Tôn Giáo Thông Thái, đã đem lại cho nhân loại sự Cứu Rỗi Linh Hồn cũng như một đời sống vật chất hạnh phúc.

Cá nhân tôi luôn hãnh diện là một người Công Giáo và tin theo một câu cách ngôn đã xưa: “Người ta có thể lấy mạng sống của tôi ra khỏi thân thể tôi, nhưng không ai lấy được Lòng Kính Chúa, Yêu Người ra khỏi tâm hồn tôi,” cho dù linh hồn tôi không phải là hoàn thiện.

Chu Tất Tiến, Tháng 5/2020

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Tin đó đâyFri, 29 May 2020 06:59:12 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 7 Mùa Phục Sinhhttps://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/11365-suy-niem-loi-chua-thu-bay-tuan-7-mua-phuc-sinhhttps://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/11365-suy-niem-loi-chua-thu-bay-tuan-7-mua-phuc-sinhSuy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 7 Mùa Phục Sinh
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 7 Mùa Phục Sinh
30/05/2020
THỨ bảy tuần 7 ps
Đức Ma-ri-a thăm viếng bà Ê-li-sa-bét
Lc 1,39-56
NIỀM VUI CỦA THĂM VIẾNG“Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.” (Lc 1,45)
Suy niệm: Nhà văn Antoine de Saint-Exupéry tâm sự: “Nếu bạn đến thăm lúc bốn giờ chiều, tôi sẽ cảm thấy vui từ lúc ba giờ.” Trong sự kiện Thăm viếng, người cảm thấy vui trước hết không phải là bà Ê-li-sa-bét, nhưng là Đức Ma-ri-a. Niềm vui đã chớm nở nơi ngài từ lúc nhận được tin người chị họ son sẻ có thai lúc tuổi đã cao. Niềm vui ấy khiến ngài vội vã vượt quãng đường dài, núi đồi cách trở, để đến thăm và ở lại ba tháng phụ giúp bà Ê-li-sa-bét. Sự hiện diện của Đức Ma-ri-a ở ngôi nhà ở Ain-Karim đem lại niềm vui cho người chị họ. Một niềm vui quá lớn khiến bà phải “kêu lớn tiếng” chúc tụng, cũng như làm cho thai nhi Gio-an trong dạ mẹ nhảy lên vui sướng. Được cả hai Mẹ Con Đấng Cứu thế ưu ái viếng thăm là một vinh dự lớn lao, chứ đâu phải chuyện nhỏ. Mời Bạn: Đến nhà người quen, bạn bỏ giày dép dính bụi đất ngoài cửa rồi mới bước vào nhà. Cũng vậy, bạn hãy rũ  bỏ những dự tính ích kỷ, những giận hờn nhỏ nhen, để bước vào thế giới của người quen thân. Tựa như Đức Mẹ đưa Chúa Giê-su đến thăm gia đình bà Ê-li-sa-bét, bạn cũng hãy đem Chúa Giê-su, niềm vui của Tin Mừng, đến với các gia đình bạn thăm viếng, để nhờ vậy, các gia đình ấy cảm nhận sự hiện diện của Chúa giữa gia đình mình.
Sống Lời Chúa: Tôi tập thói quen dành thời gian ngày Chúa Nhật để đi thăm các gia đình nghèo túng, ốm đau, tang chế, kém may mắn…
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Ma-ri-a, Mẹ đã hy sinh thời gian đi thăm viếng, ở lại nâng đỡ người chị họ. Xin cho con biết noi gương Mẹ, sẵn sàng dành thời giờ cho việc thăm viếng các gia đình khác.
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyFri, 29 May 2020 06:54:45 +0700
Tiên báo về tương lai của Thánh Phêrôhttps://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11364-tien-bao-ve-tuong-lai-cua-thanh-pherohttps://www.gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/11364-tien-bao-ve-tuong-lai-cua-thanh-pheroTiên báo về tương lai của Thánh Phêrô
  Tiên báo về tương lai của Thánh Phêrô


29.5.2020

Thứ Sáu

Ga 21, 15-19

TIÊN BÁO VỀ TƯƠNG LAI CỦA THÁNH PHÊRÔ

Trang Tin Mừng hôm nay nói về Chúa gọi Phêrô và chọn ông làm thủ lãnh Giáo Hội, thường gợi lên những câu hỏi như: "Tại sao Chúa báo cho Phêrô hai lần hãy chăn dắt chiên mẹ và một lần hãy chăn dắt chiên con?" Như vậy, có phải là chăn chiên mẹ khó hơn chăn chiên con hay không?

Và rồi giả sử như chăn chiên con không quan trọng bằng, vì con ngoan hay hư là tại mẹ, nên chỉ cần chăn dắt chiên mẹ đi đúng đường rồi chiên con đi theo là đủ. Ở đây không đi vào chi tiết về chiên mẹ hay chiên con, nhưng qua trang Tin Mừng trên mà chúng ta thấy được nhiều quí giá về bài học lãnh đạo trong Giáo Hội rất đáng chúng ta quan tâm.

Chúa Giêsu long trọng phúc chuẩn sứ mệnh tông đồ đặc biệt của Phêrô: thủ lãnh giáo hội, kèm theo điều kiện duy nhất cũng rất đặc biệc: tình yêu. Và như thế, có thể nói: Chúa Giêsu chọn Phêrô để gởi cho ông một mệnh lệnh đặc biệt: mệnh lệnh của Trái Tim, từ Trái Tim, trong Trái Tim và nhờ Trái Tim. Hơn ai hết, thánh Phêrô đã hiểu và cảm được sức nặng cũng như tính cấp thiết của mệnh lệnh này. Vị tông đồ đã dốc tâm vẹn lòng, trung thành đi theo Thầy trên lộ trình mục tử và đã hoàn tất đẹp đẽ sứ mệnh được giao.

Trước hết, Chúa Giêsu hỏi ba lần: "Này anh Simon con ông Joan, con có yêu mến Thầy không? Và ba lần Phêrô đáp con yêu mến Thầy" (Ga 21,15-17), và cũng ba lần Chúa Giêsu nói: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy". Ðiều đó cho chúng ta biết rằng tình thương không chỉ biểu lộ trong lòng mà con biểu lộ trong lời nói và hành động.

Và rồi đặc biệt đối với chúng ta, tình yêu với Thiên Chúa cần phải được thường xuyên hâm nóng và xác quyết bằng chính lời nói thành thực và sinh động trong chúng ta. Mỗi lần nghe giảng, đọc sách thiêng liêng, mỗi lần đọc kinh Lạy Cha hay kinh Tin Kính, đó là chúng ta xác quyết lại sự thần phục, sự hiện diện và biểu lộ lòng yêu mến của chúng ta đối với Thiên Chúa.

Chúa Giêsu hỏi ba lần "con có yêu mến Thầy không?", đáp lại ba lần "có" cũng là để bù lại ba lần chối Thầy. Trước thái độ ba lần từ chối của Phêrô, Chúa không đòi hỏi Phêrô ba lần xin lỗi hay để trừng phạt, song ba lần Chúa muốn được nghe Phêrô nói "con yêu mến Thầy". Như trước đây với Madalêna, lần này là Phêrô và sau này là mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu như muốn nói: "Con yêu nhiều thì sẽ được tha thứ nhiều và ngược lại, con được tha thứ nhiều vậy con hãy yêu mến nhiều".

Ta thấy tiếng gọi lãnh đạo của Chúa là tiếng gọi tình yêu, Chúa Giêsu đã không hỏi Phêrô con đã có chìa khóa lãnh đạo cao cấp chưa? Hay có bằng cấp gì? Tốt nghiệp đại học nào chưa? Song như có lần Chúa Giêsu nói: "Ai yêu mến Ta thì hãy giữ lề luật của Ta" thì bây giờ Ngài nói: "Con yêu mến Thầy thì hãy chăm sóc chiên con của Thầy".

Chúa Giêsu quan niệm về lãnh đạo là yêu thương, là phục vụ, rửa chân cho những người mình lãnh đạo, Chúa Giêsu không quan niệm nền tảng và phương pháp lãnh đạo là thao tác bắt người ta làm theo ý mình, song bằng tình yêu giúp nhau thực hiện ý Chúa. Như trong trường hợp của Phêrô, tình thương của Chúa đối với Phêrô và của Phêrô đối với Chúa, tình thương ấy xóa bỏ hận thù, xóa bỏ lỗi lầm xưa và đưa người yếu kém kia trở lại sống trong tình yêu của Chúa.

"Anh em yêu mến Thầy thì hãy chăm sóc chiên của Thầy". Lời mời gọi ấy nhắm vào hàng giáo sĩ thê 1nhưng suy cho cùng thì ta thấy đó cũng là lời mời gọi đối với mỗi người chúng ta, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm liên đới đến vận mệnh phần rỗi của anh em mình, về phận sự chăn dắt, nuôi nấng và đưa anh em về đàn chiên và gìn giữ họ an toàn trong Ðức Tin. Hãy vì yêu mến Chúa mà làm phận sự chăn dắt và yêu người, tức là làm việc Tông Ðồ truyền bá Tin Mừng và làm cho anh em mình nhận biết và phụng thờ Thiên Chúa.

Chúa Giêsu vẫn thiết tha gọi mời ta ở lại trong Tình Yêu của Người, bằng cách đón nghe Lời Người và lãnh nhận Thánh Thể Người, để con tim nhân loại của ta có khả năng đón nhận sức yêu vô biên của Người: nó biết yêu đời yêu người, cầm niềm tin đi thắp nụ cười cho những vầng môi héo vì phận đời trôi nổi; biết quảng đại hiến dâng thời giờ, sức khỏe, tài năng Chúa ban mà ân cần phục vụ anh chị em, nhất là những người nghèo hèn bé nhỏ, những chiên bạn, chiên anh, chiên chị khác còn ở xa đàn ...

Hôm nay là cơ hội thuận tiện, là thời điểm ân sủng để ta tái thâm tín và tuyên xưng niềm tin của mình vào Tình Yêu vô biên và Trái tim nhân hậu thẳm sâu của Thiên Chúa tỏ lộ nơi Con Một Người. Mỗi người chúng ta cùng khẩn nài Thánh Thần giúp ta biết phải làm gì, ngay hôm nay, để thực thi mệnh lệnh yêu thương của Đấng Phục Sinh. Và dĩ nhiên, chớ gì ta sẵng sàng thưa vâng và mau mắn xin Chúa giúp ta thực thi điều Chúa bảo làm.

Người Kitô hữu chúng ta cũng được mời gọi họa lại cuộc đời Chúa Giêsu như Thánh Phêrô. Và ngày mỗi ngày, ta có biết bao cơ hội để sống chức vụ mục tử theo gương Chúa Giêsu bằng đời sống phục vụ, hy sinh và quảng đại góp phần mình xây dựng giáo hội, giáo xứ, giáo họ, hội đoàn, ...

Huệ Minh

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaThu, 28 May 2020 07:19:35 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 7 Mùa Phục Sinhhttps://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/11363-suy-niem-loi-chua-thu-sau-mua-phuc-sinhhttps://www.gxthohoang.net/van-hoa-nghe-thuat/tho/item/11363-suy-niem-loi-chua-thu-sau-mua-phuc-sinhSuy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 7 Mùa Phục Sinh
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần 7 Mùa Phục Sinh
29/05/2020
THỨ SÁU TUẦN 7 PS
Th. Phao-lô VI, giáo hoàng
Ga 21,15-19
CHÚA BIẾT CON MẾN CHÚA
Đức Giê-su hỏi ông Si-mon Phê-rô: “Này anh Si-mon, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con mến Thầy.” (Ga 21,15)
Suy niệm: Chỉ có Chúa mới khẳng định một cách chắc chắn về tình yêu của Ngài đối với chúng ta: - một tình yêu luôn đi bước trước; - một tình yêu luôn trung thành; - một tình yêu đã yêu là yêu tới cùng. Còn Phê-rô dù đã từng mạnh miệng tuyên bố “có phải chết vì Thầy cũng không bỏ Thầy,” ông cũng “run” khi phải trả lời Thầy câu hỏi “có yêu không”. Dù biết mình thực sự yêu Thầy với tất cả tấm lòng, nhưng Phê-rô cũng quá hiểu tình yêu của mình thật nhỏ bé mong manh, lại hay thay đổi, nên ông chỉ biết dựa vào tình yêu của Chúa để bảo đảm cho tình yêu của mình: “Thầy biết con mến Thầy”.
Mời Bạn: Ít nhiều chúng ta kinh nghiệm cay đắng về tình yêu mong manh và hay thay đổi của chúng ta. Và chúng ta cũng cảm thấy như thánh Phê-rô, cần phải đặt tình yêu của mình ở trong một tình yêu lớn hơn: đôi tân hôn cam kết trước bàn thờ Chúa “để tình yêu của họ được Thiên Chúa đóng ấn” là vì thế. Nói rộng hơn, tôi tha thứ cho người khác là vì tôi đã được Chúa tha thứ nhiều hơn gấp bội phần; tôi dấn thân phục vụ người khác là vì Ngài đã phục vụ tôi đến độ hiến dâng cả mạng sống mình.
Chia sẻ: Yêu người như Chúa yêu là cách lý tưởng để thăng tiến các mối quan hệ nhân loại.
Sống Lời Chúa: Trước hoặc sau mỗi việc làm cho người khác, tôi tự hỏi: “Trong hoàn cảnh này của tôi, Chúa sẽ cư xử như thế nào?”
Cầu nguyện: Hát: “Chúa không lầm khi Ngài dựng nên con.”
]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyThu, 28 May 2020 07:14:15 +0700