6 Cách giúp con tự khám phá cuộc sống quanh mình
Posted by Ban Biên TậpMột điều kỳ diệu sẽ xảy ra khi một đứa trẻ tò mò về thứ gì đó và bắt đầu khám phá. Có chủ đề khiến trẻ chóng chán, nhưng lại có một số đề tài thu hút trí tưởng tượng của trẻ ngay lập tức, và một vài điều khác sẽ hút hồn trẻ đến mức dường như sẽ làm bé tiếp tục đào sâu tìm tòi. Đây là hành trình có vẻ không có điểm kết thúc để trẻ sẵn sàng học hỏi những kỹ năng cần thiết khi không ngừng khám phá.
Bất kỳ cha mẹ nào từng chứng kiến một tia sáng như vậy ở con mình đều sẽ thấy sức mạnh mà sự tò mò tự nhiên có thể mang lại và khả năng của con người như thế nào nếu có được điều kiện khám phá và tìm hiểu. Đây là cơ sở cho bí quyết khuyến khích con tự học của bạn.
Tôi đã nhìn thấy điều này ở con của mình. Con gái tôi có thể biến bất kỳ vật liệu phế thải nào thành một đồ nội thất xinh đẹp cho ngôi nhà búp bê. Sự đam mê của nó đối với đồ thủ công đã dẫn đến những thú vui khác, như tạo ra các đoạn video hướng dẫn người khác về những gì con bé đã làm. Con trai tôi có thể thêu bằng kim móc và nắm rõ một số lượng lớn các loài chim. Niềm đam mê tìm hiểu về các loài chim đã làm nó chú tâm vào học sinh học, địa lý, thiết kế trang web, vẽ, viết, chụp ảnh, quay phim và nhiều thứ khác nữa. Một đứa 7 tuổi và một đứa 9 tuổi, và tất cả những niềm đam mê này đều xuất phát từ sự tự học hỏi của chúng.
Khi tôi đặt câu hỏi cho bạn bè trên Facebook, tôi nhận ra rằng con cái của họ đã tự học những kiến thức tuyệt vời bao gồm: đạp xe, trượt ván, trượt ván trên tuyết, hiện cầu vồng, bơi lội, nghề mộc, chặt gỗ, piano, guitar, vẽ, trang trí vật dụng, ca hát, cách buộc giày, những con khủng long, thủ công với băng dính, bện tóc, phát triển ứng dụng, viết chữ thảo, chăm sóc búp bê, cờ nước ngoài, cưỡi ripstick, thêu hoa trên giấy lụa, và xoắn bóng! Cha mẹ không hề dạy chúng, giáo viên cũng không dạy chúng. Chúng đã tự dạy mình.
“Đó là một điều kỳ diệu khi mà sự tò mò vượt trội giáo dục chính thức.” – Albert Einstein.
Trong những năm qua, nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của việc tự học, cả hệ thống giáo dục truyền thống và cộng đồng thay thế trường học đang ngày càng phát triển đều dần bị tự học thay thế
Theo ERIC Digest, phương pháp tiếp cận này có xu hướng lan truyền trong những người tự tin, tự kỷ luật, kiên trì, tò mò, sẵn sàng để thử thách những điều mới mẻ và ham thích học tập.
Mặc dù có những lợi ích rõ ràng, loại môi trường học tập tự do này có thể khó vượt qua ranh giới của hệ thống trường học truyền thống.
Mặt khác, những người không đến trường, những người học ở nhà khuyến khích con cái họ hoàn toàn tự chủ đối với quá trình giáo dục của chính mình, gắn chặt ý tưởng rằng tự học là tốt nhất.
“Trong thời đại thay đổi lớn lao này, những người tự học hỏi sẽ được thừa hưởng mọi tinh hoa của Trái đất, trong khi những người được dạy học sẽ tìm thấy họ được trang bị thật đẹp đẽ để đối phó với một thế giới đã không còn tồn tại”. Eric Hoffer.
Đối với các bậc cha mẹ mong muốn khuyến khích con cái họ tự học nhiều hơn thì tin tốt là việc đó khá dễ. Bạn chỉ cần một vài yếu tố sau:
Cho chúng thời gian
Nếu một ngày của con bạn đầy ắp với việc học sách vở từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ, chúng không có không gian để khám phá, không có thời gian thư giãn. Tương tự như vậy, nếu con bạn dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi để xem video hay chơi video game, thời gian dành cho các hoạt động này sẽ trôi qua, rất nhanh.
Giải pháp là không lập thời gian biểu. Cố định một khoảng thời gian trong ngày của bọn trẻ khi mà chúng không phải lê chân đến lớp học nhảy, tập bóng đá, điền từ vào ô trống. Đơn giản là hãy cho chúng thời gian.
Cung cấp tài nguyên
Cho chúng tiếp cận với những ý tưởng khác nhau, môi trường và các tài liệu để học và sáng tạo là một phương pháp khác để tạo điều kiện cho những hoạt động tự học tập.
Để ý tới những gì đứa trẻ bị hấp dẫn và thích làm. Để sách quanh chúng, các nguồn tài nguyên trực tuyến, tài liệu, chuyến đi thực tế, nguồn trợ cấp, hay bất cứ điều gì bạn có thể nghĩ tới, cho phép chúng khám phá sở thích của mình một cách đầy đủ.
Giao tiếp
Nói chuyện với con bạn về những thứ chúng thích thú. Đặt câu hỏi. Đào sâu. Những cuộc trò chuyện của bạn sẽ tiếp thêm ý tưởng để giúp chúng và khơi gợi sở thích mới cho trẻ.
Ra ngoài thực tế
Đừng chỉ khám phá trước màn hình hoặc thông qua sách vở, hãy ra ngoài và chạm vào, cảm nhận phần cuộc sống mà con bạn đang đào sâu nghiên cứu. Yêu nghệ thuật? Có ngay bảo tàng! Thích cây cối? Hãy đi bộ trên những con đường mòn. Fan hâm mộ của video game? Hãy tham quan doanh nghiệp của một lập trình viên.
Tổng kết
Bạn có thể khuyến khích trẻ tóm tắt lại những gì chúng học được. Dạy chúng trở thành những nhà sản xuất, chứ không chỉ là người tiêu dùng. Bạn có thể giúp nhiếp ảnh gia tí hon tham gia vào một hay hai cuộc thi. Bạn có thể nhờ thợ mộc tí hon tạo một hộp đựng cho ngôi nhà mình. Làm như vậy sẽ giúp trẻ tạo ra những thành quả lao động của chính mình.
Ăn mừng
Chú ý đến thành công của trẻ, dù là nhỏ và chúc mừng chúng để khuyến khích con tự học tập. Nếu trẻ vấp ngã và đứng dậy, điều đó cũng đáng để chúc mừng. Tự học thật sự là cách trẻ được mong đợi để tìm hiểu trong cuộc sống ngoài trường học. Hãy hoan nghênh những kỹ năng của trẻ và thể hiện rằng bạn thấy chúng có giá trị.
Sưu tầm