Giáo Xứ Thổ Hoàng - Giáo Xứ Thổ Hoàng - Items filtered by date: Tháng 11 2024Giáo xứ thổ hoànghttp://gxthohoang.netFri, 01 Nov 2024 22:29:25 +0700 - Open Source Content Managementvi-vnGiáo xứ Thổ Hoàng: Mừng Lễ Các Thánh Nam Nữhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/18929-gx-tho-hoang-mung-le-cac-thanh-nam-nuhttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/18929-gx-tho-hoang-mung-le-cac-thanh-nam-nuGiáo xứ Thổ Hoàng: Mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ
  Giáo xứ Thổ Hoàng: Mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ

Thứ sáu ngày 01 tháng 11 năm 2024, hiệp với Giáo Hội toàn cầu mừng lễ Các Thánh Nam Nữ, vào lúc 4 giờ 45 cha quản xứ Giuse Trần Thế Thành đã chủ sự dâng thánh lễ Các Thánh Nam Nữ tại nhà thờ Giáo xứ.

Mở đầu thánh lễ, sau lời chúc mừng lễ các thánh nam nữ cũng là lễ quan thầy của các gia đình, cha Giuse mời gọi cộng đoàn hãy sống thánh thiện giữa đời thường, nguyện xin các thánh nâng đỡ và không ngừng sửa dạy chúng ta; chúng ta hãy tìm các mẫu gương từ đời sống cầu nguyện và thánh thiện của các thánh chúng ta sẽ nhận được biết bao hồng ân của Chúa qua lời cầu bầu của các ngài.

Chia sẻ Lời Chúa, cha Giuse nhắc nhở cộng đoàn đừng nghĩ: các thánh chỉ dành cho một số rất ít người được tuyển chọn, trái lại, như bài đọc một mà chúng ta vừa nghe đã tả cho chúng ta thấy một vương quốc của Thiên Chúa tưng bừng, tấp nập với đông đảo “một trăm bốn mươi bốn ngàn người được đóng ấn, thuộc mọi chi tộc con cái Ítraen” (Kh 7,4). Và ngoài những con cái Ísraen đươc đóng ấn, là “một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước, và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế” (Kh 7,9).

Tiếp đến ngài mời gọi cộng đoàn sống và quyết định sống làm thánh với mọi công viêc đời thường như Chân Phước Carlo Acutis đã trở thành vị thánh đầu tiên của thế hệ Gen Y. Carlo là một cậu bé am hiểu công nghệ, yêu thích máy tính, động vật và trò chơi điện tử đã biết dùng công viêc yêu thích của mình là công nghệ thông tin đẻ phổ biến và thuyết phục mọi người nhận ra rằng Chúa Giêsu hiện diện trong mỗi Thánh lễ.

Kết thúc, ngài nhắn nhủ các gia đình rằng đây là lễ trọng, lễ buộc, nên 19 gìờ tối nay còn một thánh lễ.để cho mọi người trong giáo xứ đều được tham dự thánh lễ.

 ct1

ct2

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứFri, 01 Nov 2024 16:58:10 +0700
Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần 20 Mùa Thường Niênhttp://gxthohoang.net/chuyện-gia-đình/item/18928-sn-lc-thu-bay-tuan-30-tnhttp://gxthohoang.net/chuyện-gia-đình/item/18928-sn-lc-thu-bay-tuan-30-tnSuy Niệm Lời Chúa  Thứ Bảy Tuần 20 Mùa Thường Niên
Suy Niệm Lời Chúa  Thứ Bảy Tuần 20 Mùa Thường Niên

02/11/2024

Thứ Bảy Đầu Tháng Tuần 30 Tn
Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời
Ga 6,37-40 (Lễ I)

“Chính Lúc Chết Đi Là Khi Vui Sống Muôn Đời”

“Tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời.” (Ga 6,40)

Suy niệm: Chúng ta thường nói “sinh ký tử quy”: sống ở đời này chỉ là “tạm trú”, chết là về cõi vĩnh hằng. Nhưng cõi vĩnh hằng là gì, đó mới là điều quan trọng. Chắc một điều là không ai mong chết rồi phải đi về một “cõi âm” im lìm lạnh lẽo, cõi mà “cô hồn các đẳng” sống vật vờ vất vưởng. Chúa Giê-su dạy chúng ta cõi vĩnh hằng ấy là cõi sống hạnh phúc tròn đầy và vĩnh viễn dành cho những ai tin vào Ngài, là Đấng đã chết để đền bù tội lỗi chúng ta và đã sống lại để dẫn đưa chúng ta vào sự sống đó. Chính trong niềm tin đó, chúng ta ca lên trong Kinh Hoà Bình: “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.

Mời Bạn: Hằng năm, Giáo Hội dành cả tháng 11 để cầu nguyện cho “các đẳng linh hồn” trong đó có ông bà tổ tiên, thân bằng quyến thuộc chúng ta đã qua đời đang phải chịu thanh luyện chưa được hưởng hạnh phúc tròn đầy ở cõi vĩnh hằng. Chúng ta còn đang sống ở chốn dương thế này, nhờ lòng tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, nhờ tham dự thánh lễ, cầu nguyện, làm việc bác ái hy sinh, có thể chuyển cầu cho các vị sớm được hưởng hạnh phúc trên cõi vĩnh hằng ấy.

Chia sẻ: Nhiều người lương dân vẫn quan niệm rằng “đi đạo Công giáo là bỏ ông bỏ bà.” Việc kính nhớ, cầu nguyện cho ông bà tổ tiên trong Tháng Các Đẳng này có thể giúp xoá đi sự hiểu lầm đó không? Bằng cách nào?

Sống Lời Chúa: Viếng nhà thờ hoặc nghĩa trang cầu nguyện theo ý Giáo hội để chuyển cầu cho các đẳng linh hồn.

Cầu nguyện: Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho các đẳng linh hồn được vui sống muôn đời nơi Chúa.

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm Lời Chúa Hằng NgàyFri, 01 Nov 2024 10:49:34 +0700
Giáo xứ Thổ Hoàng-Thánh lễ kết thúc tháng Mân Côihttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/18927-gx-tho-goang-thanh-le-ket-thuc-thang-man-coihttp://gxthohoang.net/sinh-hoat-giao-xu/item/18927-gx-tho-goang-thanh-le-ket-thuc-thang-man-coiGiáo xứ Thổ Hoàng-Thánh lễ kết thúc tháng Mân Côi
  Giáo xứ Thổ Hoàng-Thánh lễ kết thúc tháng Mân Côi

Tối ngày 31 tháng 10 năm 2024, đông đảo các em thiếu nhi, các em nhóm ơn gọi cùng cộng đoàn dân Chúa tập trung về đài Đức Mẹ tham dự lần chuỗi và thánh lễ kính Đức Mẹ kết thúc tháng Mân Côi.

19 giờ trước đài Đưc Mẹ, cha phó Augustino Phan Minh Danh hướng dẫn suy niệm và lần chuỗi, tiếp đến các em thiếu nhi thay mặt giáo xứ dâng lên Mẹ tâm tình của mọi người bằng một bài múa hói trọn lòng yêu mến và tôn sùng trái tim Mẹ.

19 giờ 30 thánh lễ bắt đầu bằng đoàn rước nến của các em trong nhóm ơn gọi từ tiền sảnh nhà thờ tiến ra lễ đài.

Thánh lễ do cha phó Augustino Phan Minh Danh chủ tế, cha quản xứ Giuse Trần Thê Thành đồng tế.

Mở đầu thánh lễ cha Augustino nói về sự quy tụ của mọi người về bên Mẹ đêm nay là để minh chứng cho thái độ đức tin, chúng ta đến để tạ ơn Mẹ vì Mẹ đã can đảm xin vâng nhận lời làm Mẹ Đức Kitô con Thiên Chúa nhập thể làm người cứu độ chúng ta.

Bài giảng cha Augustino mọt lần nữa mời gọi cộng đoàn hày mời Mẹ về nhà mình , sống cùng với mình, đừng để Mẹ đứng ngoài gia đình của chúng ta mà chúng ta chẳng đoái hoài tiếp đón hay hờ hững chẳng bận tâm.

Sứ điệp Lời Chúa mà chúng ta vừa được nghe: “Một lưỡi gươm sẽ ‘đâm thấu tâm hồn’ Bà!”. Mẹ đã đau cùng cực theo từng vết roi quất lên thân thể con mình tan nát, tim Mẹ chảy máu trước khi lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn Chúa.

Hãy mời Mẹ sống với gia đình mình. Mẹ bị vắt kiệt nỗi đau của Chúa Giêsu nên chăc chắn Mẹ thấu hiểu và chia sớt nỗi đau đang vắt kiệt từng phận người. chúng ta tin, tình yêu sâu đậm của Mẹ dành cho Chúa Giêsu cũng đang dành cho mỗi người chúng ta. Hãy để tình yêu của Mẹ ngập tràn trái tim chúng ta. Hãy để tình yêu, sự quan tâm và thuỷ chung của Mẹ chảy qua tim mình, để rồi cùng với Mẹ dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần chúng ta để tình yêu tuôn chảy ra cùng với anh em đồng loại.

kt1

kt2

kt3

kt4

kt5

Hình Ành

Hồng Bính

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Sinh hoạt Giáo XứFri, 01 Nov 2024 09:07:50 +0700
Lễ cầu cho các linh hồn-2/11http://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18926-le-cai-cho-cac-linh-hon-211http://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18926-le-cai-cho-cac-linh-hon-211Lễ cầu cho các linh hồn-2/11
  Lễ cầu cho các linh hồn -2.11

 

Lễ cầu cho các linh hồn 

 

Niềm Hy Vọng Vào Sự Sống Đời Đời

Niềm hy vọng vào sự sống đời đời là một trong những chân lý cốt lõi của đức tin Kitô giáo, mang đến cho các tín hữu niềm an ủi và định hướng trong cuộc sống. Trong hành trình đức tin, con người không chỉ sống cho hiện tại, mà còn hướng về tương lai vĩnh cửu trong Thiên Chúa, nơi mà sự sống đời này chỉ là bước khởi đầu cho một cuộc sống vĩnh hằng. Niềm tin vào sự sống đời đời không chỉ là một khái niệm lý thuyết, mà là động lực để con người sống đức tin một cách mạnh mẽ, vượt qua thử thách và đau khổ, với sự chắc chắn rằng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho họ một nơi trong Nước Trời.

Lễ cầu cho các linh hồn là dịp để nhắc nhở chúng ta về niềm hy vọng vào sự sống đời đời. Qua sự Phục Sinh của Chúa Kitô, chúng ta tin rằng những người đã ra đi trước chúng ta sẽ được sống lại trong Thiên Chúa. Niềm hy vọng này an ủi chúng ta và giúp chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.

Hôm nay, chúng ta cùng nhau tụ họp trong Thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ những người thân yêu của chúng ta, mà còn là thời điểm nhắc nhở chúng ta về niềm hy vọng cao cả vào sự sống đời đời, vào lời hứa cứu độ của Chúa Kitô qua sự Phục Sinh.

Chúng ta tin rằng cái chết không phải là kết thúc, mà là một hành trình chuyển tiếp. Nhờ vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, cái chết đã không còn là điều đáng sợ, mà trở thành cửa ngõ dẫn đến sự sống vĩnh cửu. Chúa Giêsu đã vượt qua cái chết để mở đường cho chúng ta, và Ngài hứa rằng ai tin vào Ngài thì sẽ không phải chết mãi mãi, nhưng sẽ được sống đời đời với Thiên Chúa.

Sự Phục Sinh của Chúa Kitô là nền tảng cho niềm tin và hy vọng của chúng ta vào sự sống đời đời. Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Cô-rinh-tô, nhấn mạnh rằng: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền” (1 Cr 15,17). Nhưng Đức Kitô đã sống lại! Và nhờ vào sự sống lại của Ngài, chúng ta tin chắc rằng những ai đã qua đời trong đức tin sẽ được sống lại với Chúa.

Niềm hy vọng này không chỉ là một lý thuyết, mà là động lực sống. Đó là niềm an ủi giúp chúng ta đối diện với nỗi đau mất mát và sự chia lìa. Khi chúng ta nhớ đến những người thân yêu đã qua đời, chúng ta không chỉ nhớ về quá khứ, mà còn hướng về tương lai, về ngày mà chúng ta sẽ gặp lại họ trong sự sống vĩnh cửu.

Niềm hy vọng vào sự sống đời đời bắt nguồn từ chính lời hứa của Chúa Giêsu Kitô. Trong suốt cuộc đời rao giảng, Ngài đã nhấn mạnh rằng Ngài đến để ban cho con người sự sống mới, không chỉ giới hạn trong cuộc đời ngắn ngủi trên trần gian, mà còn kéo dài đến vĩnh cửu. "Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta thì dù có chết, cũng sẽ được sống" (Ga 11,25). Đây không chỉ là lời an ủi mà còn là một cam kết của Chúa Giêsu về sự sống sau cái chết.

Thánh lễ cầu cho các linh hồn không chỉ là một hành động tưởng nhớ, mà còn là cơ hội để chúng ta bày tỏ lòng bác ái và tình yêu thương đối với các linh hồn. Giáo hội dạy rằng những linh hồn đang ở trong Luyện ngục cần lời cầu nguyện và sự trợ giúp của chúng ta. Họ đang được thanh tẩy, chuẩn bị để tiến vào sự sống vĩnh cửu với Chúa. Và qua lời cầu nguyện, đặc biệt là Thánh lễ, chúng ta có thể giúp họ sớm hoàn tất hành trình này.

Hành động cầu nguyện cho các linh hồn cũng là dấu chỉ của niềm tin vào sự liên đới giữa chúng ta – những người còn sống – với các linh hồn đã qua đời. Chúng ta thuộc về cùng một thân thể trong Chúa Kitô, và vì vậy, chúng ta có trách nhiệm nâng đỡ lẫn nhau trong hành trình đến với Thiên Chúa.

Chúng ta cầu nguyện không chỉ vì nghĩa vụ, mà còn vì niềm tin vào lời hứa của Chúa Giêsu. Ngài đã nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta, dù có chết, cũng sẽ được sống" (Ga 11,25). Lời hứa này không chỉ dành cho những người đã khuất, mà còn là lời hứa cho chính chúng ta. Chúng ta sống trong niềm hy vọng rằng khi đến thời điểm, chúng ta cũng sẽ được sống lại và gặp lại những người thân yêu đã ra đi trước.

Ngày hôm nay, khi cầu nguyện cho các linh hồn, chúng ta hãy xin Chúa ban ơn bình an và niềm vui vĩnh cửu cho họ. Hãy tin tưởng rằng Chúa đang chờ đợi họ trong vinh quang Nước Trời, nơi không còn đau khổ, nước mắt, hay buồn phiền.

Khi chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn, chúng ta cũng được nhắc nhở về cuộc sống hiện tại của chính mình. Sự chết là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, nhưng cái chết không phải là dấu chấm hết. Cách chúng ta sống hôm nay sẽ ảnh hưởng đến sự sống đời đời của chúng ta. Chúng ta được mời gọi sống với lòng tin tưởng và yêu thương, để luôn sẵn sàng bước vào đời sống vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã chuẩn bị.

Niềm hy vọng vào sự sống đời đời không chỉ là niềm tin cho tương lai mà còn ảnh hưởng đến cách con người sống hiện tại. Khi nhìn vào cuộc đời tạm bợ, đau khổ và bất trắc, con người có thể dễ dàng rơi vào sự lo âu và thất vọng. Nhưng nhờ niềm tin vào sự sống đời đời, họ có thể vượt qua mọi khó khăn với lòng tin tưởng rằng tất cả những nỗi khổ đau hiện tại chỉ là tạm thời. Thánh Phaolô từng chia sẻ: "Những đau khổ hiện nay chẳng đáng kể gì so với vinh quang sẽ được tỏ ra nơi chúng ta" (Rm 8,18). Điều này khuyến khích các tín hữu sống với sự kiên nhẫn và bình an, biết rằng cuộc sống này chỉ là một phần của hành trình dẫn đến sự sống vĩnh cửu.

Niềm hy vọng này cũng khơi dậy lòng khao khát sống thánh thiện và làm những việc lành phúc đức. Bởi vì, trong niềm tin Kitô giáo, mọi hành động yêu thương và bác ái sẽ góp phần giúp con người đạt được sự sống vĩnh hằng. Họ không sống cho chính mình mà là sống cho người khác và cho vinh quang của Thiên Chúa, vì họ tin rằng những gì họ làm hôm nay sẽ ảnh hưởng đến đời sống vĩnh cửu mai sau.

Cái chết luôn là một thực tại đau đớn và khó chấp nhận đối với con người, nhưng niềm hy vọng vào sự sống đời đời giúp người Kitô hữu đối diện với cái chết trong niềm an ủi và hy vọng. Khi người thân yêu ra đi, người còn sống không chỉ tưởng nhớ họ trong nỗi buồn mà còn trong sự tin tưởng rằng họ đang bước vào một cuộc sống mới với Thiên Chúa. Lễ cầu nguyện cho các linh hồn, đặc biệt là ngày lễ các linh hồn vào 2 tháng 11, là dịp để người Kitô hữu nhớ về sự liên đới với những người đã qua đời và cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện.

Niềm tin vào sự sống đời đời không chỉ an ủi khi phải chia lìa, mà còn giúp mỗi người chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết của chính mình. Sống với niềm tin này, người Kitô hữu được khuyến khích luôn sẵn sàng đón nhận thánh ý Chúa, và sống từng ngày trong tinh thần hòa bình và tin tưởng. Cái chết không còn là kết thúc, mà là một cuộc chuyển tiếp sang một đời sống trọn vẹn hơn, với Thiên Chúa, nơi không còn đau khổ, nước mắt hay bệnh tật.

Niềm hy vọng vào sự sống đời đời cũng là một lời mời gọi cho mọi Kitô hữu sống đức tin một cách mạnh mẽ và kiên định. Các thánh là những chứng nhân sống động cho niềm hy vọng này. Họ đã sống và hy sinh, không phải vì những phần thưởng ở đời này, mà vì họ tin vào phần thưởng vĩnh cửu nơi Thiên Đàng. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu từng nói: "Tôi không chết, tôi đi vào cuộc sống." Đây là tâm tình của một người hoàn toàn tin tưởng vào sự sống đời đời và nhìn cái chết như một khởi đầu mới trong sự hiệp thông với Thiên Chúa.

Người Kitô hữu được mời gọi sống đời sống của mình trong ánh sáng của niềm hy vọng vào sự sống vĩnh cửu, để mỗi hành động, lời nói và quyết định đều phản ánh lòng tin tưởng vào Chúa và vào đời sống mai sau. Đây không phải là sự né tránh thực tại hay trốn tránh đau khổ, mà là sống thực sự cho điều gì có ý nghĩa nhất: mối tương quan với Thiên Chúa và sự cứu độ của linh hồn.

Lễ cầu nguyện cho các linh hồn là cơ hội để chúng ta sống tốt hơn mỗi ngày, trong niềm tin vào sự phục sinh, trong sự hiệp nhất với các linh hồn đã qua đời, và trong niềm hy vọng vào sự sống đời đời.

Hôm nay, khi chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho các linh hồn, hãy giữ vững niềm hy vọng vào sự sống đời đời mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho chúng ta qua sự Phục Sinh của Ngài. Chúng ta không đơn độc trong cuộc hành trình này. Những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta đang chờ đợi trong vinh quang của Chúa, và chúng ta có thể giúp đỡ họ bằng lời cầu nguyện chân thành. Niềm hy vọng vào sự sống vĩnh cửu là niềm an ủi và động lực để chúng ta tiếp tục sống đức tin mạnh mẽ và yêu thương mỗi ngày.

Niềm hy vọng vào sự sống đời đời là cội nguồn của niềm vui và sức mạnh cho mỗi người Kitô hữu. Đó là động lực giúp họ sống cuộc đời đầy ý nghĩa và vượt qua mọi thử thách, đau khổ với lòng tin tưởng vững chắc vào Thiên Chúa. Sự sống đời đời không chỉ là một viễn cảnh xa xôi, mà là một thực tại mà mỗi người được mời gọi hướng đến, chuẩn bị cho, và sống vì. Trong niềm tin này, con người sẽ tìm thấy sự an ủi, bình an và hy vọng, ngay cả giữa những thăng trầm của cuộc sống.

Lm. Anmai. CSsR


 

 

Lời Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn Nơi Luyện Ngục

Luyện ngục là một giáo lý quan trọng của Giáo hội Công giáo, nói về sự thanh luyện cần thiết cho các linh hồn trước khi họ được hưởng niềm hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa. Trong hành trình đức tin, người Kitô hữu không chỉ sống vì cuộc đời hiện tại mà còn chuẩn bị cho đời sống mai sau. Sau khi chết, linh hồn con người có thể bước vào Nước Trời ngay lập tức nếu hoàn toàn trong sạch, hoặc phải trải qua một giai đoạn thanh tẩy trong luyện ngục nếu còn những tội lỗi hay những vướng mắc của cuộc sống trần gian chưa được giải thoát hoàn toàn. Luyện ngục là một thời kỳ thanh luyện mà các linh hồn cần phải trải qua để được trở nên xứng đáng vào thiên đàng. Chính vì vậy, việc cầu nguyện và dâng Thánh Lễ cho các linh hồn nơi luyện ngục là hành động vô cùng quan trọng trong đời sống Kitô hữu.

Theo giáo lý Công giáo, luyện ngục không phải là một hình phạt vĩnh viễn mà là một giai đoạn tạm thời trong hành trình của linh hồn. Đây là nơi mà những người chết trong ân sủng của Chúa, nhưng chưa hoàn toàn tinh sạch, phải trải qua sự thanh luyện để có thể bước vào thiên đàng. Trong Tông Huấn Catechism of the Catholic Church (Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo), chúng ta thấy rằng: "Những ai chết trong ân sủng và tình bạn với Thiên Chúa nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, tuy nhiên chắc chắn sự cứu rỗi đời đời, sẽ phải chịu một sự thanh luyện sau cái chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui của Thiên Chúa."

Luyện ngục không phải là nơi của sự hành hạ hay đau khổ, mà là nơi chứa đựng tình yêu thương và lòng thương xót vô bờ của Chúa. Thiên Chúa, với tình yêu thương vô hạn dành cho tất cả mọi linh hồn, mong muốn rằng mọi người sẽ được hưởng niềm vui trọn vẹn trong Nước Trời. Tuy nhiên, Ngài cũng công bằng và công lý của Ngài yêu cầu rằng linh hồn phải được thanh tẩy, trở nên trong sạch, không còn vết tì ố của tội lỗi, trước khi được vào thiên đàng.

Luyện ngục là cơ hội cho các linh hồn được chữa lành và làm sạch những vết thương mà tội lỗi đã để lại. Những linh hồn này đang trong hành trình thanh tẩy, nơi họ có thể cảm nhận được tình thương của Thiên Chúa, mặc dù có thể họ cũng phải trải qua những khổ đau nhất định để đạt được sự thanh sạch cần thiết. Đây là một giai đoạn quan trọng, nơi linh hồn có thể được tái sinh và chuẩn bị để bước vào vinh quang của Thiên Chúa.

Khi chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục, chúng ta không chỉ giúp họ mà còn làm tăng thêm niềm hy vọng cho chính bản thân mình. Qua những lời cầu nguyện, chúng ta thể hiện tình yêu và sự quan tâm đến các linh hồn đã ra đi, đồng thời nhắc nhở mình về sự cần thiết của sự thanh tẩy trong cuộc sống hiện tại. Việc cầu nguyện không chỉ mang lại an ủi cho các linh hồn mà còn giúp chúng ta nhận ra giá trị của cuộc sống thánh thiện và ân sủng.

Luyện ngục không phải là một hình phạt, mà là một giai đoạn cần thiết để các linh hồn được chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Đó là nơi tình yêu và lòng thương xót của Ngài được thể hiện qua quá trình thanh tẩy, giúp các linh hồn trở nên xứng đáng với vinh quang đời đời. Chúng ta hãy nhớ đến các linh hồn trong luyện ngục trong lời cầu nguyện của mình, và cùng nhau sống với hy vọng về sự sống đời đời mà Thiên Chúa đã hứa.

Giáo hội luôn khuyến khích việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục vì đó là một nghĩa cử yêu thương, bày tỏ lòng bác ái và sự liên đới trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Lời cầu nguyện không chỉ là hành động tưởng nhớ đến những người đã qua đời, mà còn là phương tiện giúp họ nhanh chóng được giải thoát khỏi luyện ngục để bước vào thiên đàng.

Trong Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo, việc cầu nguyện cho các linh hồn là một trong những công việc bác ái lớn lao: "Cầu nguyện cho những người đã qua đời, là công việc bác ái thiêng liêng, giúp họ đạt tới cuộc sống vĩnh cửu với Thiên Chúa". Các thánh, các bậc tu trì, và nhiều tín hữu đã luôn dâng lời cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục như một cách thể hiện lòng từ bi và yêu thương đối với những người đã khuất.

Việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục còn là một hành động của lòng kính trọng đối với những người đã ra đi trước chúng ta. Qua lời cầu nguyện, chúng ta không chỉ giúp các linh hồn mà còn nối kết mối quan hệ giữa những người còn sống và những người đã khuất, tạo nên một mối dây hiệp thông sâu sắc trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô.

Một trong những phương thức mạnh mẽ nhất để giúp các linh hồn nơi luyện ngục là dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho họ. Thánh Lễ là hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá, và khi dâng lên Thiên Chúa, nó mang lại ơn cứu độ không chỉ cho những người còn sống mà còn cho các linh hồn đã qua đời. Giáo hội khuyến khích các tín hữu dâng Thánh Lễ cho người đã khuất, bởi Thánh Lễ là cách tốt nhất để các linh hồn nhận được ân sủng và sự thanh tẩy.

Thánh lễ là trung tâm của đời sống Kitô hữu và là hành động thờ phượng cao nhất mà con người có thể dâng lên Thiên Chúa. Khi dâng Thánh Lễ cho các linh hồn nơi luyện ngục, chúng ta đặt hy tế cứu độ của Chúa Giêsu Kitô trước mặt Chúa Cha, xin Ngài tha thứ và thanh tẩy các linh hồn, giúp họ sớm thoát khỏi đau khổ và bước vào niềm hạnh phúc vĩnh cửu trong Nước Trời. Thánh Lễ là hành động yêu thương lớn nhất mà chúng ta có thể làm cho các linh hồn, vì nó thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô.

Ngoài Thánh Lễ, có nhiều hình thức cầu nguyện khác mà người tín hữu có thể thực hiện để giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục. Các hình thức này bao gồm:

Chuỗi Mân Côi: Đức Mẹ Maria đã nhiều lần kêu gọi các tín hữu cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi để giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục. Lời kinh này là một lời khẩn cầu mạnh mẽ, xin Đức Mẹ Maria can thiệp và xin Chúa ban cho các linh hồn ân sủng để được thanh tẩy.

Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa: Được khuyến khích bởi Thánh Faustina, chuỗi kinh Lòng Thương Xót là một cách cầu nguyện rất hiệu quả, không chỉ cho chính bản thân, mà còn cho các linh hồn nơi luyện ngục. Kinh này nhấn mạnh vào lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa và lòng ước muốn của Ngài để cứu rỗi các linh hồn.

Việc làm phúc, hy sinh và hãm mình: Những việc bác ái, từ thiện, hy sinh và hãm mình mà chúng ta dâng lên có thể được hiệp nhất với đau khổ của Chúa Kitô, và dùng để cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục. Những hành động này thể hiện sự liên đới giữa chúng ta và các linh hồn đang chờ ngày được vào thiên đàng.

Việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục còn là một sự biểu hiện của sự liên đới trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúng ta không chỉ cầu nguyện cho mình, mà còn cầu nguyện cho những người khác, những người đã ra đi trước chúng ta. Chính sự liên đới này là điều thể hiện tình yêu thương và lòng bác ái mà Giáo hội luôn khuyến khích nơi các tín hữu.

Trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, chúng ta, những người đang sống trên trần gian, có thể trợ giúp những anh chị em đã qua đời thông qua lời cầu nguyện, Thánh Lễ và những việc làm bác ái. Đồng thời, các linh hồn khi được thanh tẩy và vào thiên đàng cũng có thể cầu nguyện cho chúng ta, giúp chúng ta trên hành trình đức tin.

Luyện ngục không phải là một nơi đáng sợ, mà là nơi của niềm hy vọng. Các linh hồn trong luyện ngục biết rằng họ đang trong hành trình cuối cùng để được gặp gỡ Thiên Chúa. Dù trải qua đau khổ trong quá trình thanh tẩy, họ không bị tuyệt vọng, vì họ biết chắc chắn rằng Thiên Chúa đang chờ đón họ vào vinh quang của Ngài.

Luyện ngục, theo giáo lý Công giáo, không phải là một nơi kinh hoàng như nhiều người thường nghĩ, mà thực sự là nơi của niềm hy vọng và thanh tẩy. Các linh hồn trong luyện ngục đang trải qua một quá trình chuẩn bị cuối cùng để gặp gỡ Thiên Chúa. Dù trải qua đau khổ, những linh hồn này không phải đối diện với sự tuyệt vọng, vì họ biết chắc chắn rằng Thiên Chúa đang đợi họ ở vinh quang thiên đàng.

Sự thanh tẩy trong luyện ngục là cần thiết để linh hồn trở nên hoàn toàn trong sạch, xứng đáng hưởng trọn vẹn hạnh phúc với Thiên Chúa. Các linh hồn nơi luyện ngục, dẫu phải chịu khổ đau, vẫn tràn đầy hy vọng, vì họ đã biết rằng ngày vào thiên đàng đang đến gần. Họ không phải là những linh hồn bị kết án vĩnh viễn, mà là những người được Thiên Chúa yêu thương, và đang trên hành trình cuối cùng của sự cứu rỗi.

Niềm hy vọng vào sự sống đời đời mà Giáo hội Công giáo tuyên xưng không chỉ mang đến an ủi cho các linh hồn nơi luyện ngục, mà còn là nguồn cảm hứng và động lực cho mỗi Kitô hữu trong cuộc sống hiện tại. Khi cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục, chúng ta cũng tự nhắc nhở mình về hành trình đức tin của chính mình, về sự chuẩn bị cho sự sống vĩnh cửu. Những lời cầu nguyện này cũng giúp mỗi người nhìn lại chính bản thân, nhìn lại những sai lầm và thiếu sót, để không ngừng hoán cải và sống trong ân sủng của Thiên Chúa.

Sự hy vọng vào đời sống đời đời giúp chúng ta hiểu rằng, mọi khổ đau, thử thách trên trần thế chỉ là tạm thời, và mục tiêu cuối cùng của đời sống Kitô hữu là đạt tới vinh quang thiên đàng. Chính niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu trong Thiên Chúa thôi thúc chúng ta sống thánh thiện, yêu thương, và hoán cải mỗi ngày. Bằng cách này, chúng ta không chỉ chuẩn bị cho chính mình, mà còn góp phần làm vơi đi sự đau khổ của các linh hồn trong luyện ngục, giúp họ nhanh chóng được thanh tẩy để cùng chung hưởng niềm vui đời đời.

Khi chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn, đó cũng là lời mời gọi chúng ta mở lòng mình ra với lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa, để sống mỗi ngày với niềm tin mạnh mẽ vào sự sống đời đời và niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ chờ đón chúng ta trong vinh quang của Ngài.

Niềm hy vọng vào sự sống đời đời cũng thúc đẩy mỗi chúng ta sống một cuộc đời thánh thiện và chuẩn bị tâm hồn cho cuộc sống vĩnh cửu. Khi chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn, chúng ta cũng được mời gọi nhìn lại chính cuộc sống của mình, sống trong ân sủng của Thiên Chúa và không ngừng hoán cải.

Việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục là một nghĩa cử yêu thương cao cả mà Giáo hội luôn khuyến khích. Luyện ngục là nơi các linh hồn cần được thanh luyện để trở nên trong sạch trước khi được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa. Bằng cách cầu nguyện và dâng Thánh Lễ cho các linh hồn, chúng ta không chỉ giúp họ sớm được giải thoát khỏi đau khổ mà còn thể hiện lòng thương xót và bác ái. Luyện ngục không phải là nơi của sự thất vọng, mà là nơi của niềm hy vọng, nơi mà các linh hồn đang hướng về thiên đàng. Cùng với niềm tin vào sự sống đời đời, việc cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục là một hành động thiêng liêng, nhắc nhở chúng ta sống yêu thương và liên đới trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô.

Lm. Anmai, CSsR

 

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaFri, 01 Nov 2024 08:16:05 +0700
Lễ cầu cho các linh hồnhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18925-le-cai-cho-cac-linh-honhttp://gxthohoang.net/suy-niem-loi-chua/item/18925-le-cai-cho-cac-linh-honLễ cầu cho các linh hồn
  LỄ CẦU CHO CÁC LINH HỒN | Năm B


TMĐP- Cầu nguyện cho các linh hồn không chỉ là nhớ đến họ, nhưng còn quả quyết rằng lịch sử của chúng ta không kết thúc ở giờ chết, cũng không mất đi, vì phải chết, nhưng sẽ đến đích một cách hoàn hảo, vì được Thiên Chúa bảo đảm và thực hiện.
Khi xin các thánh nam nữ cầu thay nguyện giúp, chúng ta đã xác tín: tất cả nhân loại đều được mời gọi nên thánh, như Cha trên trời là Đấng Thánh, và con đường Hạnh Phúc thật, tức con đường Bát Phúc mà Đức Giêsu đã đi và muốn mọi người đi với Ngài là con đường duy nhất để nên thánh giống như Ngài là Người Con thánh của Thiên Chúa chí tôn chí thánh.

Cầu nguyện cho các linh hồn hôm nay, chúng ta đốt lên trong tim ngọn lửa hy vọng vào lời Thiên Chúa hứa cho những ai đã sống điều Ngài dạy, và bước đi trên con đường Hạnh Phúc thật mà Ngài đã đi. Đó là được làm con Thiên Chúa, được nhìn thấy Thiên Chúa, được Thiên Chúa ủi an, được phần thưởng lớn lao trên Thiên Đàng, được Nước Trời làm gia nghiệp (x. Mt 5,1-12).

Và như thế, với người Kitô hữu, tức những người đi theo Đức Giêsu làm môn đệ Ngài, thì sống hay chết cũng đều thuộc về Chúa, vì “không ai trong chúng ta sống cho chính mình, và cũng không ai chết cho chính mình. Chúng ta sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa” (Rm 14,7-8). Sống cho Chúa khi đi theo Chúa, ở với Chúa, thực thi ý muốn của Chúa; và chết cho Chúa khi chịu đóng đinh, chôn vùi với Chúa, và được Chúa cho sống lại.

Tưởng nhớ các thân nhân, ân nhân và mọi người đã qua đời, chúng ta tin từ bụi đất, “xác loài người sẽ sống lại” trong thân xác mới, không còn hư nát. Ngày ấy “các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao” (Đn 12,3), vì sự sống lại không là luân hồi đổi kiếp, nhưng là sự kiện toàn tốt đẹp mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban cho mỗi con người.

Tin vào mầu nhiệm sống lại là khẳng định sự chết không đưa chúng ta vào hư vô, nhưng là bước cần thiết để hoàn thành đời sống làm người và lịch sử con người, con Chúa của chúng ta. Tin vào sự sống lại của kẻ chết, là cho cuộc sống dương thế một ý nghĩa khi đặt cuộc sống ấy trong niềm hy vọng vào Lời Hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện trong sự phục sinh của Đức Kitô, Đấng đã làm người, đã chết và đã sống lại.

Cầu nguyện cho các linh hồn không chỉ là nhớ đến những người chúng ta yêu mến, nhưng còn quả quyết rằng lịch sử của chúng ta không kết thúc ở giờ chết, cũng không mất đi, vì phải chết, nhưng sẽ đến đích một cách hoàn hảo, vì được Thiên Chúa bảo đảm và thực hiện.

Thực vậy, vấn nạn về sự chết và đời sau đã làm con người không chỉ đau đầu nhức óc, mà con lo lắng sợ hãi từ khi con người được tạo dựng cho đến ngày tận thế.

Thánh Tông Đồ đã trấn an chúng ta khi rao giảng với niềm xác tín sâu sa Đức Kitô đã chết và đã sống lại. Chính sự sống lại của Ngài là nền tảng của niềm tin “chúng ta sẽ được sống lại với Ngài”: “Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại” (1 Cr 15,20-21).

Thánh nhân còn đặt vấn đề một cách quyết liệt và triệt để khi viết: “Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng”, hão huyền. Đàng khác, “nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1 Cr 15,13-14.19).

Tóm lại, với niềm hy vọng vào Đức Giêsu phục sinh, Đấng sẽ cho chúng ta được sống lại với Ngài, sự chết không còn là một đe đọa khủng khiếp hủy diệt mọi người, mọi sự, và làm tiêu tan mọi giá trị, ý nghĩa đời người, nhưng chỉ là một bước đi vào đời sau với hạnh phúc đích thực mà Thiên Chúa hứa ban, là được sống lại với Đức Kitô và sống mãi trong vương quốc của Ngài.

Trong niềm hy vọng ấy, chúng ta cùng cầu nguyện cho các linh hồn đang trông đợi hạnh phúc Thiên Đàng bằng lời kinh của toàn thể Giáo Hội trong ngày lễ cầu cho các linh hồn: “Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa.. Dám xin Ngài lắng nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng ? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài” (Tv 129,1-4).

Jorathe Nắng Tím

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy niệm Lời ChúaFri, 01 Nov 2024 08:12:27 +0700
Hãy để Chúa phong thánhhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/18924-hay-de-chua=phong-thanhhttp://gxthohoang.net/suyniem-suytu/item/18924-hay-de-chua=phong-thanhHãy để Chúa phong thánh
  HÃY ĐỂ CHÚA PHONG THÁNH!


LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ, THỨ SÁU TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN: https://tinyurl.com/y4u7rmhb


“Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài!”.

“Cha hy vọng - trong số các bạn đang nghe đây - sẽ có một số vị thánh tương lai của thế kỷ 21. Điều Chúa muốn trên hết đối với chúng ta là nên thánh! Ngài yêu chúng con hơn những gì chúng con có thể tưởng tượng, Ngài muốn điều tốt nhất cho chúng con - lớn lên trong sự thánh thiện - Hãy là một vị thánh hơn là một người nổi tiếng!” - Bênêđictô XVI.

Kính thưa Anh Chị em,

Nói rằng “Hãy là một vị thánh hơn là một người nổi tiếng!” khác nào nói, “Hãy để Chúa phong thánh hơn là để người đời phong thánh!”. Đó cũng là những gì chúng ta được thách thức nhân ngày Giáo Hội tôn vinh “Tất cả Các Thánh”. Các ngài đã thực hiện điều Chúa muốn, chọn trở nên những vị thánh hơn là những người nổi tiếng! “Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài!” - Thánh Vịnh đáp ca.

Hôm nay Giáo Hội tưởng nhớ tất cả những tâm hồn thánh thiện gồm đàn ông, phụ nữ, trẻ em, các vị tử đạo, mục tử… những ai tuyên xưng đức tin và những con người vô danh khác đã được rửa tội hoặc chưa được rửa tội; trong đó, có cả ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng ta. Bài đọc Khải Huyền tiên báo, “Một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi nước”. Điều phân biệt là họ đã mở lòng ra với ân sủng Chúa một cách sâu sắc, trở nên mạnh mẽ trong Ngài. Họ có một điểm chung: “Giặt áo mình trong Máu Con Chiên” theo những cách thức khác nhau để phản ánh một nhân đức về chân dung người môn đệ mà Chúa Giêsu phác hoạ qua từng mối phúc Tin Mừng.

Và nếu các mối phúc, về căn bản, là chân dung hoàn hảo của chính Chúa Giêsu, thì từng mối phúc sẽ là chân dung của từng vị thánh; mỗi vị mỗi vẻ góp phần làm nên triều thần thiên quốc, những con người đã không để mình “rơi vào tinh thần thế tục của thời đại” nhưng “vượt lên thời đại”; một số, thậm chí đã “thay đổi thời đại!”. Họ không bị văng ra ngoài bởi vòng xoáy của những sai trái; ngược lại, giữa sai trái, họ cuốn hút bao người tiếp cận, tin yêu Đấng họ phụng thờ. Không cần người đời biết đến, họ chờ đợi điều này từ Chúa.

Các thánh còn là những con người đang cầu nguyện cho bạn và tôi. Họ nói với chúng ta, sự thánh thiện có thể có ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào; họ cầu cho chúng ta nên giống Chúa, nên con cái Ngài ngày một hơn. Mai ngày, chúng ta sẽ nên giống Chúa; nhưng ‘lúc này và ở đây’, chúng ta đã là con cái Ngài, chia sẻ sự sống thần linh của Ngài nhờ phép Thánh Tẩy. Phải, phép Rửa là nền tảng sự thánh thiện của mỗi người!

Anh Chị em,

“Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài!”. Cảm tạ Chúa vì đã ban cho Giáo Hội vô vàn tâm hồn thánh khiết một chỉ tìm kiếm thánh nhan. Thiên đàng đang chờ đợi bạn và tôi! Đó cũng là giấc mơ của Thiên Chúa. Điều tốt nhất chúng ta cố đạt cho được ở đời này không phải là giàu có, nổi tiếng, được thế gian phong thánh; công việc của chúng ta là cộng tác với ân sủng để nên thánh, không chỉ mai ngày, nhưng ngay hôm nay, trong bậc sống mình và ‘hãy để Chúa phong thánh!’. Phép Rửa mời gọi bạn và tôi sống thánh, còn ân sủng sẽ giúp bạn và tôi nên thánh bằng các lối hẹp Tin Mừng.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, với ơn Chúa, con sẽ không để mình ‘rơi vào tinh thần thế tục của thời đại’, nhưng ‘vượt lên thời đại’; và con sẽ ‘thay đổi thời đại’. Tại sao không?”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

]]>
gxthohoang@gmail.com (Ban Biên Tập)Suy Niệm - Suy TưFri, 01 Nov 2024 08:07:33 +0700