Đời sống đức tin liên kết với lòng bác ái đối với người nghèo
Posted by Ban Biên TậpĐạo Công Giáo không phải là một Bộ Luật lệ không có hồn, chỉ ghi lại những luật lệ chú trọng về hình thức cho những người chuộng hình thức giả hình được che giấu sau bộ mặt hiền lành nhưng tâm hồn thì trống rổng thiếu lòng bác ái .
Trái lại, Đạo Công Giáo là thân thể của Chúa Kitô, Ngài hạ mình xuống với những ai đang đau khổ .Dựa vào tinh thần của Tin Mừng các đấng tiến sĩ Luật của Hội Thánh khuyến cáo các môn đệ đừng kính trọng họ như những người Pharisêu, họ đã biến những luật lệ như những hình thức khuôn mẫu, một thứ luân lý mà quên đi nguồn gốc của luật lệ là cội rễ của lịch sử Cứu Độ trong sự giao ước với Thiên Chúa .
Đón nhận tình yêu của Đức Chúa Cha từ Chúa Kitô, khi đón nhận từ Chúa bản tính của một dân tộc mà biến đổi thành luật lệ luân lý tức là từ chối ân huệ của tình yêu. Những người sống giả dối bề ngòai trông có vẽ rất tốt, nhưng họ làm những điều tốt đẹp là để cần phô trương, nhưng thật tình họ không có tâm tình trong tâm hồn, họ đánh mất quan niệm là họ thuộc về với dân của Chúa .
Ý nghĩa đích thực của ăn chay như được nhắc nhở trong bài đọc 1, theo tiên tri Isaie là “hủy bỏ xiềng xích bất công”,”trả tự do lại cho người bị áp bức”, “đập tan mọi thứ gông cùm”, mà còn chia sẻ cơm bánh với người đói khát, đón nhận những kẻ vô gia cư, mặc quần áo cho những người trần truồng” .
“Đây cũng là sự ăn chay mà Chúa Kitô muốn! . . . người nào lo lắng cho đời sống của người anh em, thể xác của người anh em . Một hành động thánh thiện là lo lắng về thể xác của người anh em như là thân thể của Chúa Kitô vậy” .
Cử chỉ mà chúng ta ăn chay từ nơi bàn thờ này không phải là sự ăn chay giả hình, mà chính là “mầu nhiệm của Mình và Máu Thánh của Chúa Kitô . Đó là chia sẻ cơm bánh với kẻ đói khát, chữa lành kẻ đau ốm, người già cả, những kẻ chẳng có gì để trao đổi : những kẻ không hổ thẹn về thể xác!” .
Sự ăn chay khó khăn nhất là lòng tốt, đặc biệt là người có thể hành động như người Samaritain Tốt bụng cúi mình xuống giúp đỡ người lữ hành bị thương . Đây chính là lời đề nghị của Giáo Hội ngày hôm nay : “Tôi có hổ thẹn về thể xác của người anh chị em của mình hay không ? khi tôi làm việc bố thí thì chỉ ném đồng tiền mà sợ phải chạm tay vào kẻ xấu số ? Tôi có nhìn thẳng vào mắt của người anh em không? Khi tôi biết một người đau ốm, tôi có đến thăm họ không ? có chào hỏi họ một cách thân tình không ?”
Dấu hiệu của sự bố thí là sự trìu mến, Đức Thanh Cha Phanxicô kết luận : “ Những kẻ giả hình không có sự trìu mến, họ quên mất điều đó ! Đừng hổ thẹn về thể xác của người anh em, vì thể xác của họ cũng là của chúng ta nữa !”
(Pt Huỳnh Mai Trác/ News.va)