Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 21 Tháng 11 2014 14:20

Không muốn có con, hôn nhân có thành không?

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Không muốn có con, hôn nhân có thành không?

Câu hỏi: Cháu gái tôi chuẩn bị lập gia đình. Nó và chồng chưa cưới của nó nói với tôi cách dứt khoát là chúng sẽ không có con; chúng muốn một cuộc hôn nhân “không con cái”. Đây có phải là một cuộc hôn nhân hợp pháp không?

Trả lời: Thỉnh thoảng, các cặp hôn nhân sẽ tỏ ra dè dặt, ngại ngùng hoặc đưa ra những điều kiện tạm thời – “không phải bây giờ”, “không có con cho đến khi ổn định”, “không có con cho đến khi chúng tôi sẵn sàng hay có đủ điều kiện để có”. Tất cả những trường hợp này đều làm nổi lên những vấn đề, nhưng không có trường hợp nào trên đây mang tính dứt khoát nhưng trường hợp bạn gửi cho tôi.

Trong trường hợp bạn nói đến, cả hai bên đều dứt khoát về ý muốn có một cuộc “hôn nhân không con cái”. Dĩ nhiên, đây là một hành vi rõ ràng thể hiện ý muốn của họ, và nếu nó chắc chắn và rành rành như bạn nói thì chẳng có hôn nhân nào ở đây cả – đây là hôn nhân vô hiệu. Cặp đôi này muốn điều mà Giáo Hội không cung cấp và bằng hành vi rõ ràng của ý chí, họ cũng loại trừ điều mà Giáo Hội cung cấp.

Giáo Luật có nói về một hành vi dứt khoát của ý chí trong việc loại trừ chính hôn nhân hay bất cứ yếu tố thiết yếu nào của hôn nhân (GL 1101, triệt 2). Vấn đề chính xác nằm ở đây. Hôn nhân được định nghĩa là một giao ước mà tự bản chất là nhắm tới hạnh phúc của hai vợ chồng và việc sinh sản, giáo dục con cái (GL 1055, triệt 1).

Theo Humanae Vitae, số 9, hành vi tính dục – sự diễn tả thân mật nhất của tình yêu vợ chồng – không chỉ được dùng cho sự kết hiệp giữa vợ chồng, nhưng còn được định đoạt để bảo tồn chính mình bằng việc hợp tác với công trình tạo dựng.

Như Công Đồng Vatican II đã dạy – Thiên Chúa là Tác Giả của hôn nhân: “Tương quan thân mật trong đời sống và tình yêu hôn nhân do chính Tạo Hóa xác lập và do Luật của Ngài vạch tiêu chuẩn… Tự bản chất, hôn nhân và tình yêu lứa đôi phải nhắm đến việc sinh sản và giáo dục con cái, tìm thấy sự vinh hạnh tột bậc của mình trong chúng. “ (Gaudium et Spes, số 48). Đây là học thuyết Kitô giáo chắn chắn và được thừa nhận rộng rãi, phản ánh trong luật phổ quát (GL 1055, triệt 1) và trong giáo huấn phổ quát (GLGHCG, 1601, 1652)

Cặp này có ý muốn “bên nhau”, “cùng nhau”, “sống với nhau”, nhưng lại không muốn có một cuộc hôn nhân theo kế hoạch của Chúa – không do Tạo Hóa xác lập và Luật của Ngài vạch tiêu chuẩn. Đúng hơn, họ muốn lập một hôn nhân cho riêng họ, theo kế hoạch của họ và do những giới hạn của họ vạch tiêu chuẩn. Thực ra, họ chỉ thuộc về riêng họ, chứ chẳng có bí tích hay ân sủng bí tích gì ở đây cả.

Nếu họ nói thẳng và dứt khoát với một linh mục nào đó (vị làm chứng) như đã nói với bạn, họ sẽ đặt vị linh mục ấy vào một tình huống không thể. Họ xin ngài làm chứng cho điều mà ngài không thể làm chứng vì đây không phải là một “cuộc hôn nhân”; nó là vô hiệu về mặt bí tích, cả về luật tự nhiên lẫn Giáo Hội.

(trích trong SMITH, Msgr. WILLIAM B,. Modern Moral Problems: Trustworthy Answers to Your Tough Questions, edited by Donald Haggerty, Ignatius Press, San Francisco, 2012, tr 124)

Chuyển ngữ: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Read 1283 times