Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 20 Tháng 7 2015 16:12

Linh Hướng

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Linh Hướng, một bài khảo luận của Hủ Tíu người con giáo xứ, ban biên tập gxthohoang.net xin trân trọng giới thiệu...

Linh Hướng

 

CÂU 1 :  ĐỊNH NGHĨA LINH HƯỚNG KITÔ GIÁO

Có nhiều tác giả đã đưa ra những định nghĩa về linh hướng:

Sandra Schneider: Linh hướng là một tiến trình diễn ra trong bối cảnh của mối tương quan giữa một người này với một người kia. Trong mối tương quan này, vị linh hướng giúp cho người thụ hướng lớn lên trong đời sống thiêng liêng qua những cuộc gặp gỡ riêng.

F. Antonysamy: Linh hướng là một cuộc đối thoại trong yêu thương và thân thiện giữa hai người bạn (người linh hướng và người thụ hướng) họ cùng đồng hành với nhau để hướng tới sự hoàn thiện và tự do của Kitô giáo bằng cầu nguyện và phân định thiêng liêng.

Shalem: Linh hướng là mối liên hệ giữa hai cá nhân với nhau, trong đó vị linh hướng giúp người thụ hướng xét lại cuộc sống của họ dưới ánh sáng ơn gọi của mình để họ trở nên người trung thành và vâng lời bằng cả con tim của mình. Người linh hướng là một dụng cụ Chúa dùng để mở rộng khả năng nhận thức rõ ràng tiếng nói bên trong của Chúa Thánh Thần và phát triển lòng can đảm, đức tin cùng sự tự nguyện vâng theo tiếng nói của Chúa một cách thật sự tự do.

W.Barry và W.Connolly,SJ: Linh hướng Kitô giáo là việc một Kitô hữu giúp một Kitô hữu khác chú ý đến tương giao cá nhân giữa Thiên Chúa và họ, để họ đáp lại Thiên Chúa trong mối tương giao này, để lớn lên trong sự thân mật với Thiên Chúa và để sống những hệ quả của mối quan hệ ấy.

Định nghĩa này nhắm tới tương giao của cá nhân với Chúa để đi đến một hệ quả là lớn lên trong sự thân mật với Chúa. Do đó, định nghĩa này được coi là đầy đủ và phù hợp với ý nghĩa của linh hướng Kitô giáo nhất.

 

CÂU 2: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRỢ GIÚP TÂM LÝ, TƯ VẤN MỤC VỤ VÀ LINH HƯỚNG

  1. Sự khác biệt tư vấn tâm lý và linh hướng ( theo ba tiêu chuẩn của F. Antonisamy)

Tư vấn tâm lý

Linh hướng

ü  Mục đích : Tìm sự quân bình về tâm lý và tư tưởng cho người tư vấn

ü  Nền tảng : Dựa trên khoa học nhân văn mà tìm ra giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của thân chủ.

ü  Công việc : Điều chỉnh những rối loạn cảm xúc và tình cảm.

ü  Thỏa mãn nhu cầu tâm lý và xã hội của thân chủ.

ü  Tìm lời khuyên, giải pháp mang tính cấp thời nơi con người để lấy lại quân bình tình cảm.

 

ü  Nhà tâm lý giữ vai trò quyết định.

 

ü  Mục đích : Tìm sự quân bình và bình an trong tương quan với Chúa

ü  Nền tảng : Sự can thiệp của Chúa vào cuộc sống của thụ hướng, xét theo gốc độ ân sủng và tình thương.

ü  Công việc : Điều chỉnh những rối loạn về đời sống đức tin và luân lý.

ü  Thỏa mãn lòng khao khát được gặp Chúa và thiết lập tương quan với Chúa.

ü  Không tìm giải pháp nơi con người, nhưng nơi TC. Giải Pháp Tối Hậu của mọi vấn đề.

 

ü  Vị linh hướng là dụng cụ, là người chỉ đường, còn chính TC mới là người trực tiếp hướng dẫn thụ hướng.

 

 

 

  1. Sự khác biệt tư vấn tâm lý và linh hướng

Tư vấn mục vụ

Linh hướng

Mục đích : Giúp giải quyết những vấn đề phù hợp với Tin Mừng và giáo huấn của GH.

Đối tượng : Không có vấn đề tâm lý, nhưng đang gặp trục trặc về vấn đề liên quan đến đức tin và luân lý.

Thời gian hỗ trợ : Tức thời, một khi vấn nạn được giải quyết thì tương quan hai bên cũng chấm dứt

Mục đích : Thỏa mãn lòng khao khát được gặp Chúa và thiết lập mối tương quan với Chúa.

Đối tượng : Bình thường về mặt tâm lý, khao khát muốn kết hợp với Chúa mật thiết hơn.

Thời gian hỗ trợ : tiệm tiến, kéo dài bao lâu cả hai bên còn thấy hữu ích.

 

CÂU 3: BA MỐI TƯƠNG QUAN CHÍNH TRONG LINH HƯỚNG                                                                         

1. Tương quan giữa thụ hướng với Thiên Chúa:

  • Là  tương quan chính yếu trong việc linh hướng.
  • Chính Chúa Thánh Thần là Vị Linh Hướng Tối Cao sẽ dẫn mỗi người đi vào chương trình của Thiên Chúa.
  • Người thụ hướng chủ động trong tương quan.

Vị linh hướng chỉ là người giúp thụ hướng : nhận ra những cản trở cũng như giúp họ đi sâu vào kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa và nhận ra sự hiện diện của Chúa trong các biến cố, nhất là khi gặp thử thách, để sống tương quan thân tình với Ngài.

2. Tương quan giữa vị linh hướng với Thiên Chúa:

Vị linh hướng càng có tương quan mật thiết với Chúa thì càng có kinh nghiệm giúp người thụ hướng lớn lên trong tương quan của họ với Chúa. Thật vậy, khởi đi từ kinh nghiệm nói với Chúa và lắng nghe Chúa nói, vị linh hướng mới có thể giúp thụ hướng lắng nghe và nhận ra tiếng Chúa trong hoàn cảnh của họ.

Để tập trung lắng nghe tiếng Chúa, vị linh hướng cần để Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Khi lắng sâu trong cầu nguyện, vị linh hướng sẽ nhận ra dấu chỉ hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời, để nhờ đó linh hướng càng đem lại bình an, niềm vui và nghị lực cho thụ hướng. Mặt khác, tương quan với Chúa còn giúp cho vị linh hướng duy trì được thế quân bình giữa sức mạnh tâm lý và thiêng liêng cần cho việc linh hướng.

3. Tương quan giữa vị linh hướng và người thụ hướng:

Đây là tương quan liên nhân vị, dù là linh hướng hay thụ hướng thì mỗi người đều là một chủ thể độc đáo riêng biệt, cần được tôn trọng, tin tưởng và yêu thương.

Tương quan giữa vị linh hướng và người thụ hướng cũng rất quan trọng vì đó là tương quan tòa trong, nghĩa là thông tin luôn được bảo vệ cẩn mật.

Trong linh hướng, cả vị linh hướng và người thụ hướng đều phải khám phá đường lối mà Chúa Thánh Thần hướng dẫn họ. Vị linh hướng đóng vai trò của một người chỉ đường, giúp thụ hướng trong hành trình tâm linh không bị lạc đường, nhưng đi đến đích nhanh chóng và an toàn nhất. Về phần mình, người thụ hướng trong tương quan với vị linh hướng, cần mở lòng và đối thoại cách chân thành vì tin rằng Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn mình qua vị linh hướng.

 

CÂU 4: NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LINH HƯỚNG

1. Lắng nghe: Đây là kỹ năng cần thiết và căn bản của người linh hướng. Người thụ hướng nói với Chúa và lắng nghe Chúa nói với mình qua cầu nguyện và các biến cố. Vị linh hướng lắng nghe mầu nhiệm cuộc đời người thụ hướng qua câu chuyện, đồng thời lắng nghe tác động của Chúa nơi thụ hướng và giúp nhận ra dung mạo của Thiên Chúa cũng như lắng nghe tác động của Chúa Thánh Thần trong lúc thi hành tác vụ.

2. Xác chuẩn:

Người linh hướng giúp người thụ hướng nhận diện, phát triển và sử dụng những món quá Chúa ban. Những ơn ban hay món quà đó là bằng chứng sự hiện diện của Chúa Thánh Thần nơi từng người. Nó có thể bị che khuất hay bị chôn vùi dưới vỏ bọc tự ti, mặc cảm khiến thụ hướng không nhận ra phẩm giá đích thực của mình.

3. Chất vấn

Vị linh hướng giúp thụ hướng kiểm nghiệm những giá trị của ơn Chúa ban để bảo đảm những ơn đó đến từ Thiên Chúa. Qua đó, cả hai cùng nhận ra thần dữ có thể đội lốt đội thần lành để đánh lừa chúng ta và loại trừ những ơn giả, ảo tưởng của thần dữ cũng như nhận ra nhữgn ân ban đích thực của Thánh Thần.

4. Kiểm chứng mức độ tin cậy

Nhằm giúp người thụ hướng xác định mục tiêu thiêng liêng thích hợp, vừa sức, nhận ra những nguyên nhân gây xáo trộn trong tâm hồn và thẩm định cách khách quan đương sự đang tiến hay lùi trong đời sống thiêng liêng.

5. Làm sáng tỏ: Vị linh hướng giúp người thụ hướng ý thức lịch sử đời mình, học hỏi kinh nghiệm quá khứ để nhận ra cách Chúa nói với mình, ý thức hệ thống giá trị cá nhân và tôn giáo nào đang chi phối đời sống thụ hướng. Bên cạnh đó, vị linh hướng tìm xem thụ hướng đang có hình ảnh nào về Thiên Chúa: một Thiên Chúa nghiêm khắc, công thẳng hay một Thiên Chúa yêu thương, bao dung…và giúp họ nhận ra hình ảnh đích thực về Thiên Chúa.

6. Chỉ dẫn

Khi gặp khó khăn, khủng hoảng người thụ hướng thường hoang mang, lo lắng. Do đó, kinh nghiệm và chỉ dẫn của linh hướng giúp họ an tâm hơn, đi tới đích an toàn hơn. Điều này đòi hỏi cả linh hướng lẫn thụ hướng cùng học hỏi lẫn nhau và trau dồi thêm kiến thức về đời sống thiêng liêng.

7. Hội nhất đức tin và cuộc sống

Sống trong xã hội hiện đại, bận rộn và đa tạp, con người dễ bị phân tán, cuốc vào vòng xoáy trào lưu và có nguy cơ đánh mất chính mình. Vì vậy, vị linh hướng cần giúp người thụ hướng hội nhập các yếu tố khác nhau trong cuộc đời họ quanh một trục chính là Đức Kitô.

8. Tư vấn

Tuy mục tiêu của việc linh hướng không nhằm tư vấn, giải quyết các vấn đề, nhưng trong thực tế nhiều thụ hướng lại gặp khúc mắc làm cản trở việc thăng tiến đời sống tâm linh. Vì thế, vị linh hướng phải làm công tác tư vấnđể khai thông, dọn đường cho sự thăng tiến tâm linh. Điều này đòi hỏi vị linh hướng cần có kiến thức về lĩnh vực tâm lý, xã hội và tâm linh. Cũng như bác sĩ cho toa thuốc bệnh nhân, vị linh hướng cũng cần có nhiều bài thuốc cho những vấn ạnn thiêng liêng khác nhau nơi các đồi tượng thụ hướng khác nhau.

9. Giúp vượt sa mạc

Sa mạc là tình trạng khô khan, tăm tối của tâm hồn…Nếu không có sự trợ lực đúng mức, đúng lúc thụ hướng có thể bỏ cuộc, buông xuôi. Vì vậy, vị linh hướng có nhiệm vụ an ùi, chỉ bảo, hướng dẫn thụ hướng, giúp họ vượt qua những khó khăn trong khi bị thời gian thử thách.

10. phân định thiêng liêng

Vị linh hướng giúp người thụ hướng suy xét, nhận định, đánh giá, tiếp đó phân định dưới tác động của Chúa Thánh Thần, rồi kiểm nghiệm và xác chuẩn hoa trái của việc phân định.

11. Cầu nguyện:

Người thụ hướng cần đưa các vấn đề của mình vào bàn hỏi với Chúa trong cầu nguyện. Vị linh hướng không chỉ giúp người thụ hướng cầu nguyện mà còn cầu nguyện cho và với người thụ hướng. Vì thế, buổi linh hướng chính là một buổi cầu nguyện.

 

 

 

CÂU 5. MÔ HÌNH MẪU CỦA VIỆC LINH HƯỚNG

Tin Mừng Lc 24, 13 - 33 đưa ra một mô hình mẫu của viêc linh hướng qua trình thuật Đức Giêsu và hai môn đệ trên đường Emmau. Trong trình thuật này, Đức Giêsu là vị linh hướng, còn hai môn đệ là những người thụ hướng và nội dung cuộc trao đổi giữa Đức Giêsu với hai môn đệ chính là nội dung của một buổi linh hướng.

Từ mô hình mẫu này, ta có thể rút ra được những điểm về linh hướng như sau:

1. Linh hướng là một lời mời gọi nhập cuộc và dấn thân:

- Để bắt đầu việc linh hướng, Đức Giêsu đã đi bước trước, tự mình nhập cuộc và từ bỏ vị thế của Đấng Phục Sinh để trở nên đơn sơ, giản dị, gần gũi: “Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ…” (Lc 24,15) và tham gia vào mối bận tâm của hai người môn đệ như một người đồng hành thực sự: “Các anh vừa trao đổi với nhau chuyện gì vậy?” (Lc 24,17).

2. Linh hướng đòi buộc một sự lắng nghe cách tích cực:

Đức Giêsu đã nghe trọn vẹn câu chuyện của hai môn đệ, giúp họ khám phá ý nghĩa của tất cả sự việc dưới ánh sáng Lời Chúa. Qua việc đặt câu hỏi khiến họ phải suy nghĩ: “Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang…”, Người giúp họ nhìn lại những biến cố để khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa.

3. Linh hướng phải bàn đến những vấn đề liên quan đến đức tin, ơn gọi và kinh nghiệm gặp gỡ Chúa

Trong mô hình mẫu của việc linh hướng, Đức Giêsu chính là trọng tâm của vấn đề: “Chuyện ông Giêsu Nazareth...”, Ngài dùng Kinh Thánh để soi sáng: “Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả sách Thánh”. Điều này cho thấy nội dung của cuộc đồng hành thiêng liêng là những vấn đề liên quan đến ơn gọi, đời sống đức tin, sự cầu nguyện và kinh nghiệm gặp gỡ Chúa.

4. Linh hướng mang lại sự biến đổi:

Linh hướng không chỉ dừng lại ở việc giải quyết khó khăn hay tìm một lời khuyên nào đó, nhưng mang lại sự biến đổi tận căn. Hai người môn đệ, sau cuộc gặp gỡ Đức Giêsu đã biến đổi thực sự: Từ tình trạng chán nản, tuyệt vọng, họ đã trở nên phấn khởi, hân hoan; từ chỗ trốn tránh và khép kín, họ đã can đảm và chia sẻ với mọi người.

5. Linh hướng nhắm đến việc khao khát trở nên con người mới:

Hành động đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem của hai môn đệ cho thấy kết thúc buổi linh hướng, người thụ hướng phải thể hiện ra hành động cụ thể, trở nên một con người mới thực sự.

 

CÂU 6: NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ KHẢ NĂNG CỦA VỊ LINH HƯỚNG VÀ NGƯỜI THỤ HƯỚNG

  1. 1.CHÂN DUNG VỊ LINH HƯỚNG

a. Ơn gọi vị linh hướng

  • Là đặc sủng xây dựng cộng đoàn: “Thầy dạy” (Rm 12,6-8; 1Cr 12,28; Ep 4, 11-12)
  • Là đặc sủng của Thánh Thần và được cộng đoàn nhìn nhận.
  • Là ơn gọi trợ giúp: xóa mình để Chúa được lớn lên, như “nữ hộ sinh” giúp hạ sinh những “con người mới”.

b. Chức năng của vị linh hướng đối với thụ hướng

  • Giúp người thụ hướng cầu nguyện và đi vào tương quan với Chúa.
  • Giúp nhận định để tìm và thực hiện ý Chúa.
  • Chỉ dẫn, khích lệ, giám sát, giúp thụ hướng sửa đổi.

c. Những phẩm chất của vị linh hướng

  • Những phẩm chất thiêng liêng: cầu nguyện, đức tin vững mạnh, sống đạo gương mẫu, quan tâm đến nhu cầu thiêng liêng của người khác và khao khát giúp đỡ.
  • Phẩm chất nhân bản: quân bình nhân cách, trưởng thành về nhân bản và tâm cảm cũng như có kinh nghiệm sống phong phú. Biết lắng nghe, nhân ái, cảm thông, kiên nhẫn, chân thành, nhiệt tình và điềm đạm.
  • Động lực đúng đắn: mục tiêu yêu thương, phục vụ bằng cả tấm lòng, có ơn gọi này khi có thiêng hướng, xác tín đây là tác vụ Chúa trao.

d. Đạo đức nghiệp vụ trong linh hướng

  • Bảo mật tuyệt đối những gì người thụ hướng chia sẻ (trường hợp gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của họ hay người khác có thể thông báo cho vị hữu trách).
  • Tôn trọng giới hạn nghiệp vụ, tránh những quan hệ tình cảm, trao đổi dịch vụ, nhờ vả…
  • Tận tình giúp đỡ giải quyết các vấn đề của thụ hướng.
  • Tuy nhiên, không giữ chân thụ hướng khi vượt quá khả năng mà chuyển họ đến những người có chuyên môn và khả năng cao hơn.
  • Không thao túng khiến người thụ hướng cảm thấy bị áp lực, mất tự do.
  1. 2.ĐIỀU KIỆN ĐỂ BƯỚC VÀO LINH HƯỚNG CỦA THỤ HƯỚNG
  1. Động lực trong sáng, mạnh mẽ:
  • Biết khao khát Thiên Chúa và chân lý;
  • Quan tâm đến đời sống thiêng liêng, muốn lớn lên trong tương quan với Chúa
  • Tự nguyện tìm sự trợ giúp chứ không bị ép buộc.
  • Tương đối trưởng thành tâm cảm,
  • Có đức tin và kinh nghiệm về Thiên Chúa,
  • Có khả năng phản tỉnh, lắng nghe chuyển biến nội tâm,
  1. Những khả năng thích hợp với việc linh hướng:

CÂU 7: NHỮNG NGUYÊN TẮC LINH HƯỚNG

  1. 1.Trưởng thành toàn diện trong đức tin
  • Trợ giúp khi gặp khủng hoảng
  • Tự mình phân định
  1. 2.Bầu khí yêu thương
  • Môi trường cầu nguyện
  • Cảm thông, nâng đỡ
  1. 3.Nuôi dưỡng và củng cố đức tin
  • Cá nhân
  • Cộng đoàn
  1. 4.Tự do và tinh thần trách nhiệm
  • Tự do thi hành ý Chúa
  • Tự lãnh trách nhiệm về quyết định của mình

 

 

CÂU 8: NHỮNG CẢN TRỞ CỦA VIỆC LINH HƯỚNG

Những cản trở chính :

1. Sự thân mật quá đáng giữa vị linh hướng và người thụ hướng:

Thay vì trao đổi kinh nghiệm gặp gỡ Chúa, lại trao đổi tình cảm.

2. Sự thiếu trưởng thành về tâm lý:

  • Sự phóng chiếu: phóng lên hay gán lên cho người khác những cảm xúc hay những ham muốn mà không thể chấp nhận là của chính bản thân mình.

Vd: thụ hướng phóng chiếu ước mơ của mình lên vị linh hướng; cha mẹ phóng chiếu ước mơ của mình trên đứa con: muốn con làm bác sĩ, muốn con đi tu…

  • Sự chuyển dịch: một mục đích được chuyển dịch khi một mục tiêu thấp hơn trong hệ thống được thay thế cho một mục tiêu cao hơn, nghĩa là chuyển đổi cảm xúc hay những phản ứng tiêu cực từ đối tượng này sang đối tượng khác, hoặc sang đồ vật khác.

Vd: Người thụ hướng trút hết thái độ giận dữ bạn mình lên vị linh hướng của mình – “giận cá chém thớt”.

  • Chuyển dịch ngược: là chuyển những phản ứng vô thức của mình (yêu, ghét, hận thù…) sang người khác mà bản thân không ý thức.

Vd: vị linh hướng coi thụ hướng là mẹ mình để bộc lộ cảm xúc.

 

CÂU 9 : LẮNG NGHE CÁCH CHỦ ĐỘNG.

Hủ Tíu

 

Read 1293 times Last modified on Thứ tư, 22 Tháng 7 2015 10:54

Related items