Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 11 Tháng 12 2015 20:23

Sống Mùa Vọng Ngày 11/12/2015 – Thứ sáu sau Chúa Nhật 2 Mùa Vọng

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Sống Mùa Vọng Ngày 11/12/2015 – Thứ sáu sau Chúa Nhật 2 Mùa Vọng

 Ngày 11/12/2015 – Thứ sáu sau Chúa Nhật II Mùa Vọng

Danh xưng ‘Giêsu’
“Giêsu” (Jesus) là tên gọi đơn giản của “Giosuê” (Joshua) trong tiếng Hy Bá, một vị anh hùng của lịch sử Do Thái. (Sau khi ông Môisê qua đời, Giosuê đã đưa dân Israel đi qua sông Jordan để vào Đất Hứa).
Tên của người Do thái thường là một ngạn ngữ hay thành ngữ nói lên một điều gì về Thiên Chúa. “Giosuê” mang nghĩa thông thường là “Thiên Chúa cứu độ”. Cũng là lời thiên thần đã nói với Giuse: “Ngươi sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì Người sẽ cứu dân thoát vòng tội lỗi”.
 “Giêsu” là một tên thường dùng của người Do Thái. Nhưng từ thế kỷ thứ hai sau công nguyên, người ta ít dùng vì sợ trùng với tên Giêsu Nazarét.
“Bà sẽ sinh một con trai và ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì  Người sẽ cứu dân khỏi vòng tội lỗi”. (Mt 1,21)
Ngoại trừ trong truyền thống Mỹ La tinh, người Công giáo không đặt tên con là Giêsu. Vì từ những thế kỷ đầu tiên, tên Giêsu đã được xem là tên thánh.
Trong thư gửi tín hữu Philipphê (được viết vào khoảng 20-30 năm sau sự kiện Chúa chết và phục sinh), Thánh Phaolô đã trích dẫn một bài thánh vịnh của các tín hữu sơ khai tán tụng Chúa Giêsu:
“Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ”. (Pl.2,9-10)
Người ta có thói quen từ rất lâu là cúi đầu khi nhắc đến tên Chúa Giêsu. Trẻ em làm như vậy từ khi còn nhỏ.
Đó là một trong những hành vi nhỏ để nuôi dưỡng đức tin.
Thời đại đã đổi thay… nhưng không phải là tốt hơn. Ngày nay, danh từ Giêsu thường được dùng để diễn tả một trạng thái ngạc nhiên hoặc giận dữ. (Giêsu!)
Một trong những việc chuẩn bị để đón chờ Chúa đến là chúng ta hãy xem lại cách chúng ta dùng tên Thánh Giêsu. Hãy nhắc đến danh xưng Giêsu một cách kính trọng khi nói về Ngài.
“Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.” (Lc 3,5)
Hình ảnh làm cho con đường quanh co thẳng lại và con đường gồ ghề nên bằng phẳng đem lại cho chúng ta một suy nghĩ xây dựng một con đường.
Có nhiều thứ liên quan đến việc xây mới một con đường. Bạn phải nghĩ xem con đường sẽ nằm ở đâu cho đúng. Bạn phải nghĩ xem phải đầu tư bao nhiêu thời gian để xây dựng nó và bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu, và nó sẽ cắt ngang những con đường nào.
Rồi bạn phải xin phép nữa. Rất nhiều giấy phép cần xin. Và phải cần rất nhiều tiền để làm một con đường, vì thế bạn phải xem xét lại vấn đề tài chánh cho chắc chắn.
Bạn phải đặt tiêu chuẩn cho con đường đó, lấp đầy những chỗ trũng và hạ thấp những chỗ cao hơn. Bạn phải chặt tỉa những cây cối và lăn bỏ những tảng đá nằm choán chỗ trên con đường mới. Trước khi trải nhựa, bạn phải đào con đường xuống sâu ít là 3 tấc. Và phải nghĩ cách khi đã hoàn thành xong con đường, làm sao cho mọi người biết gìn giữ nó… và bắt tay vào việc.
Mùa Vọng là thời gian để tôi xây dựng con đường đến với Thiên Chúa thật hoàn chỉnh trong trái tim tôi. Tôi có xin được giấy phép mời Chúa ngự vào trong tim tôi không? Tôi có biết chặt tỉa bớt những cản trở trong cuộc sống của mình để dành đường cho Chúa? Tôi có xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc này không?
Và giá cả của con đường này thì sao? Thật là tuyệt vời khi có Thiên Chúa trong trái tim tôi, tôi có nhận ra sự quý giá này không? Thật không dễ để tôi nhận ra.
Mùa Vọng là thời gian tốt đẹp để tôi xây dựng con đường cần thiết cho Chúa thật sự bước vào căn nhà tâm hồn tôi.
Dành vài phút thinh lặng với Chúa.
Jos. Nguyễn Hùng Cường

 

Read 922 times Last modified on Thứ bảy, 12 Tháng 12 2015 14:52