Thứ tư, 16 Tháng 12 2015 14:48
Sống Mùa Vọng Ngày 17/12/2015 – Thứ năm sau Chúa Nhật 3 Mùa Vọng
Posted by Ban Biên Tập
Â
Sống Mùa Vọng Ngày 17/12/2015 – Thứ năm sau Chúa Nhật 3 Mùa Vọng
Ngày 17/12/2015 – Thứ năm sau Chúa Nhật III Mùa Vọng
Điệp Ca Tin Mừng Mùa Vọng
Bảy ngày cuối cùng của Mùa Vọng, Giáo Hội vẫn có truyền thống đọc những Điệp ca Tin Mừng dưới đây vào buổi Kinh Chiều. Mỗi điệp ca đều được bắt đầu bằng từ “Lạy” nên còn gọi là “Điệp ca Lạy” (O Antiphons).
Từ hôm nay đến Lễ Giáng Sinh, mỗi tối chúng ta có thể dùng các Điệp ca này để cầu nguyện.
Ngày 17.12:
Lạy Ngôi Lời khôn ngoan thượng trí, phát xuất từ miệng Ðấng Tối Cao,
Ngài điều khiển mọi nơi và an bài mọi sự, mạnh mẽ nhưng dịu dàng.
Xin đến mà chỉ dạy đường cứu độ chúng con.
Ngày 18.12:
Lạy Chúa là Thủ Lãnh nhà Ít-ra-en, Ngài đã xuất hiện trong ánh lửa bụi gai
cho Mô-sê chiêm ngưỡng, ban lề luật cho ông trên đỉnh núi Xi-nai.
Xin ngự đến mà ra tay cứu chuộc loài người.
Ngày 19.12:
Lạy Ðức Ki-tô là mầm non từ gốc tổ Gie-sê, Ngài chiêu tập muôn dân dưới hiệu kỳ,
trước Nhan Thánh, vua quan đều câm miệng, cả muôn phương hằng cầu khẩn danh Ngài.
Xin đến mà giải thoát, đừng trì hoãn làm chi.
Ngày 20.12:
Lạy Ðức Ki-tô, Ngài nắm giữ chìa khóa Ða-vít và phủ việt nhà Ít-ra-en :
Ngài đã mở, nào có ai đóng được, Ngài đóng rồi, ai có thể mở ra?
Xin Ngài đến đem ơn giải thoát, cho tù nhân khỏi hết xích xiềng, chẳng còn ngồi dưới bóng đêm thần chết.
Ngày 21.12:
Lạy Ðức Ki-tô là vừng đông xuất hiện, là hào quang tỏa ánh sáng muôn đời,
gương mặt trời chiếu tỏ đường công chính:
Xin Ngài thương ngự đến sáng soi những kẻ ngồi dưới bóng đêm thần chết.
Ngày 22.12:
Lạy Ðức
Ki-tô là Vua muôn nước, Ðấng hoàn cầu hằng mong ước đợi trông,
chính Ngài là đá tảng góc tường, nối dân Chúa với ngoại dân thành một.
Xin ngự đến và ban ơn giải thoát cho con người do tay Chúa dựng nên.
Ngày 23.12:
Muôn lạy Ðức Em-ma-nu-en, Ðấng nắm giữ vương quyền
và ban hành luật pháp, khắp nơi trông đợi Ngài giải thoát muôn dân.
Xin dủ thương ngự xuống gian trần cho chúng con hưởng ơn cứu độ.
***
Bài thánh ca Mùa Vọng rất quen thuộc là bài ‘O Come, O Come Emmanuel’ (Lạy Đấng Emmanuel, xin hãy đến!) dựa trên Điệp ca “O Antiphones”. Bài thánh ca này được viết bằng tiếng La tinh vào thế kỷ 12. Vào năm 1851, được dịch sang Tiếng Anh bởi một linh mục Anh giáo tên John Mason Neale, người đã soạn bài nhạc “Good King Wenceslas”.
***
“Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gioan lại chẳng là Đấng Mêsia! Ông Gioan trả lời mọi người rằng: "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người.” (Lc 3,15-16)
Thánh Gioan Tiền Hô sống vào thời cạn kiệt của tôn giáo – không một tiên tri nào suốt thế kỷ đó… lúc Israel bị quân La Mã chiếm đóng.
Khi Thánh Gioan đề cập đến người sẽ đến toàn năng hơn, quyền lực hơn, ông không có ý nói về Chúa Giêsu đang ở trần gian lúc đó, nhưng nói về Đức Kitô Phục Sinh Đấng ban Thần Khí. Là Đấng Mêsia, vĩ đại đến nỗi mà ông cũng chẳng đáng làm nô lệ - không đáng cởi dây giày cho Người.
Trong đoạn tương tự của Thánh Gioan chương 1, câu 20, Thánh Gioan Tiền Hô từ chối dứt khoát mình không phải là Đấng Mêsia. Ở đây, ông nhấn mạnh sự trổi vượt của Chúa Giêsu:
· Mặc dù Chúa Giêsu đến sau Gioan theo thứ tự thời gian, nhưng Chúa không đi sau như một môn đệ đi theo sau chủ.
· Thánh Gioan thú nhận ông không xứng để thi hành điều thấp hèn nhất cho Chúa Giêsu.
· Phép rửa của Chúa Giêsu là phép rửa của Thánh Thần và lửa, ngược lại với phép rửa của Thánh Gioan là bằng nước.
· Chúa Giêsu sẽ là vị thẩm phán phân loại giữa lúa mì và rơm rạ.
Thánh Gioan không phải là Đấng Mêsia nhưng ngài đóng vai trò nổi bật trong lịch sử cứu độ. Là người dọn đường cho Chúa đến. Và ngài đang nói với tôi.
Dành vài phút thinh lặng với Chúa.
Jos. Nguyễn Hùng Cường
Published inGiúp nhau sống đạo
Tagged under