Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 31 Tháng 8 2012 18:11

Hạnh Các Thánh – Tháng 9

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
Hạnh Các Thánh – Tháng 9

 


01/9 – Thánh Giles (qua đời năm 710?)

Mặc dù nhiều điều về cuộc đời thánh Giles vẫn là bí ẩn, nhưng chúng ta có thể nói rằng ngài là một trong các vị thánh nổi danh nhất thời Trung cổ. Có thể ngài sinh vào giữa thế kỷ VII ở Đông Nam Pháp quốc. Đó là nơi ngài đã xây một tu viện nổi tiếng được nhiều khách hành hương dừng chân để tới Compostela ở Tây Ban Nha và Thánh Địa.

Tại Anh quốc, nhiều nhà thờ và bệnh viện cổ được dâng kính thánh Giles. Một trong các giáo phái của thành phố ở Bỉ đã đặt theo tên ngài. Tại Đức, thánh Giles là một trong 14 vị thánh bảo trợ, một số thánh mà người ta cầu nguyện, nhất là xin khỏi bệnh và xin sức mạnh trong giờ chết. Trong 14 vị thánh đó có thánh Christopher, thánh Barbara và thánh Blase. Trong đó, thánh Giles là vị thánh duy nhất không tử đạo. Lòng sùng kính các thánh này rất mạnh ở khắp Đức quốc, Hungary và Thụy Điển. Lòng súng kính như vậy lan rộng rất nhanh. Thánh Giles được nhận là thánh bổn mạng của người nghèo và người khuyết tật.

02/9 – Chân phước Gioan Phanxicô Burté và các bạn tử đạo (qua đời năm 1792; qua đời năm 1794)

Các linh mục này là nạn nhân của cuộc Cách mạng Pháp. Thời điểm tử đạo mỗi vị khác nhau, nhưng Giáo hội kính nớ chu ng vì họ đều hiến mạng sống vì cùng một mục đích. Hiến pháp Dân sự về Giáo sĩ (The Civil Constitution of the Clergy) năm 1791 buộc các linh mục phải thề hứa từ bỏ đức tin. Họ đều cương quyết giữ đức tin và lần lượt bị xử tử.

Lm Gioan Phanxicô Burté vào Dòng Phanxicô lúc 16 tuổi. Sau khi thụ phong linh mục, ngài dạy thần học cho các tu sĩ trẻ. Sau đó ngài là người giám hộ của Hội đồng Tu sĩ Paris cho đến lúc bị bắt và bị giữ trong Dòng Camêlô (Carmelites).

Lm Appolinaris Posat sinh năm 1739 tại Thụy Sĩ. Ngài vào Dòng Phanxicô và có tiếng là giảng thuyết giỏi, giải tội và dạy học các giáo sĩ. Được sai tới truyền giáo ở Đông phương, ngài đang học tiếng Đông phương ở Pháp quốc thì cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ. Không chịu thề bỏ đạo, ngài bị bắt và bị giam giữ tại Dòng Camelô.

Lm Severin Girault là tuyên úy của một nhóm nữ tu ở Paris. Ngài bị tù với một số người khác, và là người bị xử tử đầu tiên.

Ba vị này và 182 vị khác – có cả các giám mục, tu sĩ và linh mục triều – bị giết ngay tại Dòng Camêlô ở Paris vào ngày 2-9-1792. Học được phong thánh năm 1926.

Lm John Baptist Triquerie, sinh năm 1737, là tu sĩ Dòng Phanxicô. Ngài là tuyên úy cho các tu viện của thánh Clara khó nghèo ở 3 thành phố trước khi bị bắt vì không chịu bỏ đức tin. Ngài và 13 linh mục triều khác bị chém ở Laval vào ngày 21-1-1794. Ngài được phong chân phước năm 1955.
thanh303/9 – Thánh Grêgôriô Cả, Giáo hoàng Tiến sĩ (540?-604)
Coming events cast their shadows before: Grêgôriô là Giám mục Rôma khi chưa đầy 30 tuổi. Sau 5 năm, ngài từ chức, thành lập 6 tu viện ở điền trang Sicilian và vào tu Dòng Biển Đức tại Rôma.
Ngài là một trong 7 phó tế của ĐGH, và phục vụ 6 năm ở Đông phương với tư các sứ thần Tòa thánh tại Constantinople. Ngài được chọn làm Viện phụ, rồi ngài được bầu làm giáo hoàng lúc 50 tuổi.
Ngài thẳng thắn và cương quyết, cách chức các linh mục bất xứng, cấm lấy tiền từ nhiều loại lễ, lấy tiền của Tòa thánh giúp các tù nhân của Lombard, chăm sóc những người Do Thái bị hành hạ, giúp đỡ các nạn nhân bị dịch bệnh và nạn đói. Ngài rất quan tâm việc trở lại của Anh quốc nên đã sai 40 tu sĩ từ Dòng của ngài để đi thương thuyết. Ngài nổi tiếng là nhà cải cách phụng vụ và củng cố tín lý. Ngài còn nổi tiếng về Bình ca (gọi là nhạc Gregorian), loại nhạc đặc trưng của Giáo hội Công giáo. Khi Rôma bị tấn công, chính ngài đã đi chất vấn vua Lombard.

Sách của ngài, cuốn Pastoral Care (Chăm sóc Mục vụ), viết về nhiệm vụ và phẩm chất của giám mục, được đọc nhiều trong những thế kỷ sau khi ngài qua đời. Ngài mô tả các giám mục chủ yếu là những thầy thuốc với trách nhiệm chính là rao giảng và củng cố kỷ cương. Cách giảng của ngài thức tế, không viễn vông. Ngài qua đời khi đang soạn bài giảng Phúc âm. Ngài được gọi là “cả” vì ngài được đặt ngang hàng với thánh Augustinô, Ambrôsiô và Giêrônimô, và trở thành một trong 4 vị thánh tiến sĩ chủ lực của Giáo hội Đông phương.

thanh404/9 – Thánh Rose Viterbo (1233-1251)
Ngay từ còn rất trẻ Rose đã say mê cầu nguyện, giúp đỡ người nghèo, và sống đền tội. Bà rất nghiêm khắc với chính mình là phải hào phóng với người nghèo. Lúc 10 tuổi, bà đã vào Dòng Ba Phanxicô và sớm biết nói về tội lỗi và đau khổ của Chúa Giêsu khi ra các đường phố.
Bà sinh tại thành phố Viterbo, hồi đó có cuộc chống đối ĐGH. Khi bà ủng hộ ĐGH và phản đối hoàng đế, bà và gia đình bị trục xuất khỏi thành phố. Khi dân thành phố Viterbo ủng hộ ĐGH, bà mới được phép trở về. Lúc 15 tuổi, bà muốn lập dòng nhưng không thành công, bà lại tiếp tục cầu nguyện và đền tội ngay tại nhà, và cũng là nơi bà qua đời khi mới 28 tuổi. Bà được phong chân phước năm 1269, và được phong thánh năm 1457.


thanh505/9 – Chân phước Têrêsa Calcutta, Nữ tu (1910-1997)
Mẹ Têrêsa Calcutta là một phụ nữ nhỏ bé về thể lý nhưng đã được cả thế giới nhận biết qua hành động yêu thương của Mẹ đối với những con người nghèo khổ nhất trong các người nghèo.
Ngày 19-10-2003, trong một nghi thức của giáo hội, chân phước GH Gioan Phaolô II đã tuyên bố Mẹ Têrêsa là chân phước trước 300.000 khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô, trong đó có hàng trăm nữ tu Dòng Truyền giáo Bác ái (Missionaries of Charity) mà chính Mẹ đã thành lập năm 1950 (thuộc dòng giáo phận). Ngày nay dòng còn phát triển thêm các dòng chiêm niệm nam và nữ, có cả dòng cho các linh mục.
Trong bài giảng, CP GH Gioan Phaolô II đã gọi Mẹ têrêsa là “một trong những nhân cách xứng đáng của thời đại chúng ta” và là “hình ảnh của người Samari nhân hậu”. Ngài nói rằng cuộc đời của Mẹ Têrêsa là “bản tuyên ngôn can đảm của Phúc âm”. Mẹ Têrêsa được phong chân phước chỉ sau 6 năm Mẹ qua đời.
Bà sinh tại Albani (nay là Skopje), Macedonia, lúc đó là một phần của đế quốc Ottoman. Tên “cúng cơm” của bà là Agnes Gonxha Bojaxhiu, là con út trong 3 người con. Gia đình có một thời gian sống thoải mái nhờ công việc xây dựng của người cha phát đạt. Nhưng cuộc sống hoàn toàn thay đổi sau khi người cha đột ngột qua đời.
Trong những năm còn đi học, Mẹ Têrêsa tham gia một Hội Tương tế Công giáo và thích đi truyền giáo ở ngoại quốc. Lúc 18 tuổi, bà vào Dòng nữ Loreto ở Dublin. Năm 1928, cô Agnes từ giã mẹ lần cuối và đi tới miền đất mới với cuộc sống mới. Năm sau, cô Agnes được vào nhà tập ở Darjeeling, Ấn Độ. Từ đó bà lấy tên Têrêsa và chuẩn bị cho đời sống phục vụ. Bà được sai tới một trường nữ trung học ở Calcutta để dạy lịch sử và địa lý cho các nữ sinh con nhà giàu. Bà không thể không chú ý tới xung quanh là dân nghèo, khổ sở, cơ cực.
Năm 1946, khi đi xe lửa tới Darjeeling để cấm phòng, nữ tu Têrêsa nghe được điều mà về sau bà giải thích là “ơn gọi trong ơn gọi”. Bà kể: “Sứ điệp rõ ràng. Tôi phải rời tu viện để giúp đỡ người nghèo khi sống giữa họ”. Bà cũng nghe tiếng gọi rời khỏi Dòng nữ Loreto để “theo Chúa Kitô đến những khu nhà ổ chuột để phục vụ Ngài giữa những người nghèo nhất trong những người nghèo”.
Sau khi được phép rời Dòng Loreto, bà lập một dòng mới và đảm trách công việc mới. Bà học y tá vài tháng rồi trở lại Calcutta, tại đây bà sống trong những khu nhà ổ chuột và mở trường học cho trẻ em. Mặc sari trắng (sari là trang phục phụ nữ thường nhật) và đi dép, bà mau chóng được người ta biết là hàng xóm của họ – nhất là những người nghèo và bệnh tật, bà biết nhu cầu của họ qua những lần thăm viếng họ. Sari là thường phục và cũng là tu phục của dòng.
Công việc mệt nhọc, nhưng bà được nhiều người tình nguyện tới giúp, một số là học sinh cũ của bà, và đó là những người nòng cốt của Dòng Truyền giáo Bác ái. Những người khác giúp đỡ bằng cách cho lương thực, quần áo, đồ dùng, nhà cửa,… Năm 1952, thành phố Calcutta tặng bà một khách sạn nhỏ và cũ, bà dùng làm nhà cho những người hấp hối và nghèo khổ. Khi dòng phát triển nhiều, dòng còn phục vụ các trẻ mồ côi, các trẻ bị bỏ rơi, người nghiện rượu, người già và những người vô gia cư.
Suốt 40 năm bà làm việc không biết mệt mỏi chỉ vì người nghèo. Tình yêu của bà không biên giới. Bà đi khắp thế giới để xin tài trợ và mời người ta đến xem gương mặt của Chúa Giêsu ở những người nghèo nhất trong nhưng người nghèo. Năm 1979, bà được trao giải Nobel Hòa bình. Nhưng Thiên Chúa đã gọi bà từ giã thế gian vào ngày 5-9-1997.

thanh606/9 – Chân phước Claudio Granzotto, Tu sĩ (1900-1947)
Ngài sinh tại Santa Lucia del Piave gần Venice, ngài là con út trong 9 người con và quen làm việc cực nhọc ngoài đồng. Lúc 9 tuổi, ngài mồ côi cha. 6 năm sau ngài vào quân đội Ý và phục vụ hơn 3 năm.
Ngài có khiếu về điêu khắc và được học tại Viện Nghệ Thuật Venice, và đậu hạnh nhất năm 1929. Đặc biệt ngài rất quan tâm nghệ thuật tôn giáo. Khi Claudio vào Dòng Phanxicô năm 1933, linh mục xứ viết: “Nhà dòng không chỉ nhận một nghệ sĩ mà còn nhận một vị thánh”. Cầu nguyện, bác ái với người nghèo và tác phẩm nghệ thuật đều thể hiện cuộc sống của ngài. Ngài bị ung thư não và qua đời vào lễ Mẹ Mông Triệu. Ngài được phong chân phước năm 1994.
thanh707/9 – Chân phước Frederick Ozanam (1813-1853)
Ngài phục vụ người nghèo ở Paris và thu hút những người khác cùng phục vụ người nghèo khắp thế giới. Qua Hội Thánh Vincent de Paul, công việc của ngài vẫn tiếp tục cho tới ngày nay.
Frederick là con thứ 5 trong 14 người con của ông bà Jean và Marie Ozanam, và cũng chỉ mình ngài còn sống. Khi còn là thiếu niên, ngài bắt đầu nghi ngờ tôn giáo. Đọc sách và cầu nguyện cũng có vẻ không giúp ích cho ngài, nhưng vừa đi dạo vừa thảo luận với Lm Noirot (Đại học Lyons) giúp ngài sáng tỏ nhiều vấn đề.
Ngài thích văn chương, nhưng cha ngài là bác sĩ và muốn ngài làm luật sư. Ngài chiều theo ý cha, và năm 1831 ngài đến Paris để học luật tại ĐH Sorbonne. Khi một số giáo sư mỉa mai các giáo huấn Công giáo trong khi giảng bài, Frederick đã bảo vệ Giáo hội.
Ngài lập một câu lạc bộ gồm người Công giáo, người vô thần và lạc giáo cùng tranh luận các vấn đề của thời đó. Có lần sau khi Frederick nói về vai trò của Kitô giáo trong văn minh, một thành viên câu lạc bộ nói: “Chúng ta hãy thẳng thắn. Anh làm gì ngoài việc nói để chứng tỏ đức tin?”. Do đó ngài quyết định thể hiện qua hành động. Không lâu sau cả nhóm cùng giúp đỡ người nghèo dưới sự bảo trợ của thánh Vincent de Paul. Cảm thấy đức tin Công giáo cần người có tài ăn nói để giải thích các giáo huấn, ngài thuyết phục Đức TGM Paris mời Lm Lacordaire, nhà giảng thuyết tài giỏi nhất Pháp quốc thời đó, đến giảng mùa Chay tại Nhà thờ Đức Bà. Điều này đã trở thành truyền thống tại Paris.
Sau khi có bằng cấp về luật tại ĐH Sorbonne, ngài dạy luật tại ĐH Lyons. Ngài còn có bằng cấp về văn chương. Sau khi kết hôn với Amelie Soulacroix ngày 23-6-1841, ngài trở lại Sorbonne để dạy văn chương. Ngài là một giảng viên uy tín, luôn vì lợi ích của sinh viên. Trong khi đó, Hội Thánh Vincent de Paul phát triển khắp Âu châu. Chỉ tại Paris đã có tới 25 hội.
Năm 1846, ngài cùng vợ và con gái Marie tới Ý để chữa bệnh. Họ trở về quê năm 1847. Cuộc cách mạng năm 1848 khiến nhiều người nghèo không được Hội Thánh Vincent de Paul phục vụ. Số người thất nghiệp lên tới 275.000 người. Chính phủ yêu cầu ngài và các cộng sự giám sát tài trở của chính phủ dành cho người nghèo.
Ngài thành lập báo The New Era (Tân Kỷ Nguyên), chuyên về bảo toàn công lý cho người nghèo và giới lao động. Các bạn Công giáo của ngài thường không vui với những gì ngài viết vì ngài gọi người nghèo là “linh mục của quốc gia”, ngài nói rằng người đói khát và mồ hôi của người nghèo đã làm nên sự hy sinh có thể cứu lòng nhân đạo của một dân tộc.
Năm 1852, sức khỏe yếu kém khiến ngài phải về Ý với vợ và con gái. Ngài qua đời ngày 8-9-1853. Trong bài giảng tại lễ an táng ngài, Lm Lacordaire đã diễn tả: “Ông Frederick Ozanam là một trong những người được đặc ân trực tiếp từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã kết hợp nơi ngài sự dịu dàng tới thiên tài để thắp sáng thế giới”. Vì ngài viết một cuốn sách nổi tiếng có tựa đề “Các Thi sĩ Dòng Phanxicô của Thế kỷ XIII” (Franciscan Poets of the Thirteenth Century) và vì sự xứng đáng của ngài dành cho mỗi người nghèo nên ngài rất gần gũi với cách suy nghĩ của thánh Phanxicô, rất xứng đáng kể ngài vào những người vĩ đại của Dòng Phanxicô. Ngài được phong chân phước năm 1997.

thanh808/9 – Sinh nhật Đức Mẹ
Giáo hội mừng sinh nhật Đức Mẹ ít nhất từ thế kỷ VI. Được chọn vào tháng 9 vì Giáo hội Đông phương bắt đầu Năm Giáo hội từ tháng 9. Ngày 8-9 giúp xác định lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm vào ngày 8-12 (9 tháng trước).
Kinh thánh không nói tới sinh nhật Đức Mẹ. Tuy nhiên, ngụy kinh Protoevangelium của Giacôbê khỏa lấp khoảng trống này. Tác phẩm này không có giá trị lịch sử, nhưng phản ánh sự phát triển của lòng sùng mộ của Kitô giáo. Theo cách mô tả này, bà Anna và Gioakim son sẻ và cầu xin có con. Họ nhận được lời hứa là sẽ có con làm lợi cho kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Câu chuyện như vậy (cũng như các truyện khác trong Kinh thánh) nhấn mạnh sự hiện diện đặc biệt của Thiên Chúa trong cuộc đời Đức Mẹ ngay từ đầu.
Thánh Augustinô liên kết sinh nhật Đức Mẹ với việc cứu độ của Chúa Giêsu: “Mẹ là đóa hoa trong cánh đồng mà từ đó nở đóa huệ quý giá trong thung lũng. Nhờ mẹ sinh ra, bản chất thừa kế từ cha mẹ đầu tiên được biến đổi”. Lời nguyện nhập lễ nói về việc sinh ra Con của Mẹ là bình minh của công cuộc cứu độ và xin gia tăng hòa bình.

thanh909/9 – Thánh Phêrô Claver, Linh mục (1581-1654)
Ngài là người Tây Ban Nha, vào Dòng Tên năm 1610 và truyền giáo ở thuộc địa của Tân Thế Giới. Ngài đi Cartagena (nay là Colombia) và thụ phong linh mục năm 1615.
Thời đó, việc buôn bán nô lệ đã xảy ra ở người Mỹ gần 100 năm, Cartagena là trung tâm của nạn này. 10.000 nô lệ bị đưa vào cảng mỗi năm sau khi vượt Đại tây dương từ Tây Phi trong điều kiện khắc nghiệt và dã man, ước tính có tới 1/3 số nô lệ bị chết trong khi vận chuyển. Dù nạn buôn bán nô lệ đã bị ĐGH Phaolô III lên án, và sau đó bị ĐGH Piô IX gọi là “cực kỳ côn đồ” (supreme villainy), tệ nạn này vẫn phát triển.
Tiền bối của thánh Peter Claver là Lm Alfonso de Sandoval đã dấn thân phục vụ người nô lệ suốt 40 năm trước khi thánh Claver đến tiếp tục công việc, và ngài tự nhận mình là nô lệ của người da đen mãi mãi.
Ngay khi tàu chở nô lệ cặp bến, ngài lẻn vào để giúp đỡ những người bị xử tệ. Sau khi các nô lệ phải sắp hàng như thú vật, ngài len vào giữa họ để giúp đỡ bằng thuốc men, đồ ăn, thức uống, chanh và thuốc hút. Suốt 40 năm làm như vậy, ngài đã rửa tội cho khoảng 300.000 nô lệ.
Ngoài ra, ngài còn rao giảng ở các công viên, giao sứ vụ cho các thủy thủ và thương gia để giúp các nô lệ. Sau 4 năm bị bệnh, ngài qua đời ngày 8-9-1654. Chính quyền địa phương cảm kích, ra lệnh tổ chức táng lễ trang trọng và an táng ngài ở nơi công cộng.
Ngài được phong thánh năm 1888, và ĐGH Lêô XIII tuyên bố ngài là thánh bổn mạng của các nhà truyền giáo làm việc giữa những người da đen.
thanh1010/9 – Thánh Thomas Villanova, Giám mục (1488-1555)
Ngài sinh tại Castile, Tây Ban Nha, học ĐH Alcala và là giáo sư triết học nổi tiếng tại đây.
Ngài vào Dòng Augustinô ở Salamanca, được thụ phong linh mục dù kém trí nhớ, rồi lại được bầu làm bề trên và giám tỉnh. Ngài được hoàng đế chọn làm giám mục giáo phận Granada, nhưng ngài từ chối. Khi tòa giám mục trống ngôi, ngài đành phải chấp nhận. Tiền bạc ngài được hưởng theo luật thì ngài trao hết cho bệnh viện, vì ngài giải thích: “Thiên Chúa sẽ được phục vụ tốt hơn bằng tiền cho những người nghèo ở bệnh viện”.
Ngài vẫn dùng áo dòng từ khi vào nhà tập và tự may vá quần áo. Mỗi ngày có hàng trăm người nghèo đến với ngài và được ngài cho ăn uống và tiền bạc. Những người giàu noi gương ngài sống yêu thương và bác ái hơn.
Bị phê bình vì ngài không khắt khe khi sửa lỗi người khác, ngài nói: “Hãy bảo người đó (người chê trách) hỏi xem thánh Augustinô và thánh Gioan Chrysostom có nguyền rủa và phạt vạ người có lỗi hay không”.
Khi hấp hối, ngài bảo đem hất tiền bạc của ngài cho người nghèo, còn đồ dùng của ngài đem cho thầy hiệu trưởng của ngài. Ngài trút hơi thở cuối cùng sau khi dự thánh lễ và rước lễ, khi đó ngài nói: “Lạy Chúa, con phó thác linh hồn con trong tay Chúa”. Ngài được mệnh danh là “người làm việc bác ái” và là “cha của người nghèo”. Ngài được phong thánh năm 1658.
thanh1111/9 – Thánh Cyprianô, Giám mục (qua đời năm 258)
Cyprianô là người quan trọng trong việc phát triển và thực hành tư tưởng Kitô giáo, nhất là tại Bắc Phi.
Ngài học cao hiểu rộng, có tài hùng biện, gia nhập Kitô giáo khi đã trưởng thành. Ngài phân phát của cải cho người nghèo, làm mọi người ngạc nhiên bằng cách khấn sống khiết tịnh trước khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Trong vòng 2 năm, ngài được thụ phong linh mục và được chọn làm giám mục giáo phận Carthage (gần Tunis ngày nay), dù ngài không muốn.
Ngài than phiền rằng sự bình an của Giáo hội đã làm suy yếu tinh thần của nhiều Kitô hữu và đã khiến cho các tân tòng không có niềm tin thực sự. Khi cuộc bách hại bắt đầu, nhiều Kitô hữu dễ dàng bỏ Giáo hội. Điều đó tạo ra những cuộc tranh luận lớn hồi thế kỷ III, giúp Giáo hội hiểu về bí tích Hòa giải. Novatus, một linh mục phản đối việc bầu chọn giám mục Cyprianô, đã nổi dậy khi vắng mặt ĐGM Cyprianô (ngài ẩn mặt để điều hành Giáo hội – khiến người ta phê bình ngài) và nhận lại những người bội giáo mà không bắt đền tội theo giáo luật. Cuối cùng ngài bị kết án. Ngài giải quyết dung hòa, những người đã hy sinh cho các thần tượng chỉ được rước lễ khi hấp hối, nhưng những người chỉ có giấy chứng nhận cho biết đã hy sinh thì có thể được chấp nhận sau khi đền tội.
Trong đại dịch ở Carthage, ngài thúc giục các Kitô hữu giúp đỡ người khác, kể cả kẻ thù và những người bách hại. Là bạn của ĐGH Corneliô, thánh Cyprianô phản đối ĐGH kế vị là Stêphanô. Ngài và các giám mục Phi châu không nhận tính hiệu quả của Phép Rửa những người theo tà thuyết và ly giáo. Đây không là quan điểm chung của Giáo hội, nhưng thánh Cyprianô không bị ĐGH Stêphanô đe dọa dứt phép thông công.
Ngài bị hoàng đế bắt đi đày và rồi bị gọi về để xét xử. Ngài vừa tử tế vừa can đảm, nhiệt thành và kiên định. Ngài vui vẻ mà nghiêm nghị đến nỗi người ta không biết nên yêu mến hay kính trọng ngài hơn. Ngài hăng hái khi tranh luận về bí tích Thánh Tẩy. Thánh Augustinô nhận xét rằng ĐGM Cyprianô dàn xép cơn giận bằng sự tử đạo vinh quang của ngài.
thanh1212/9 – Thánh Danh Đức Mẹ
Lễ này là counterpart với lễ kính Thánh Danh Chúa Giêsu (3 tháng 1); cả hai lễ have the possibility of uniting people easily divided on other matters.
Lễ này bắt đầu ở Tây Ban Nha năm 1513, và năm 1671 lan ra khắp Tây Ban Nha và Vương quốc Naples. Năm 1683, vua Ba Lan là John Sobieski đem quân tới ngoại ô thành phố Vienna để ngăn chặn quân Hồi giáo trung thành với Mohammed IV ở Constantinople.
Sau khi Sobieski tin vào Đức Mẹ, ông và các binh sĩ đã chiến thắng quân Hồi giáo. ĐGH Innocent XI mở rộng lễ này tới toàn thể Giáo hội.

 

 

 

 

 

 

 

thanh1313/9 – Thánh Gioan Chrysostom, Giám mục Tiến sĩ (qua đời năm 407)
Thánh Gioan Chrysostom còn được gọi là Gioan Kim khẩu hoặc Kim ngôn – nghĩa là “có tài ăn nói”, theo ý nghĩa từ Chrysostom. Ngài được đưa đến Constantinople sau 12 năm thi hành sứ vụ linh mục tại Syria, ngài thấy mình là nạn nhân đối với thủ đoạn của đế quốc khi chọn ngài làm giám mục của một thành phố lớn nhất đế quốc. Ngài sống khổ hạnh, giản dị nhưng có phẩm cách, và bị đau bao tử từ khi là tu sĩ, ngài bắt đầu sứ vụ giám mục dưới sự bảo vệ của chính trị đế quốc.
Cơ thể ngài yếu, nhưng miệng lưỡi ngài mạnh. Những bài giảng, những bài chú giải Kinh thánh của ngài không bao giờ thiếu điểm nổi bật. Đôi khi điểm nhấn đó “chạm” vào những người quyền cao chức trọng. Có những lúc ngài giảng tới 2 giờ. Cách sống của ngài không được các cận thần hoàng đế ưa thích. Ngài phàn nàn với ban ngoại giao triều đình đã ưu tiên ngài trước mặt các quan chức cao cấp.
Ngài phản đối các giám mục bất xứng ở Tiểu Á là những người tham lam, lạm dụng giáo quyền. Hai nhân vật quan trọng làm mất uy tín ngài là TGM Theophilus, TGP Alexandria, và nữ hoàng Eudoxia. TGM Theophilus kết án thánh Gioan Chrysostom là ấp ủ tà thuyết, đồng thời chọc giận các giám mục được nữ hoàng Eudoxia đỡ đầu. Nữ hoàng bực tức vì các bài giảng của ngài tương phản với Phúc âm và triều đình. Dù muốn hay không, các bài giảng của ngài nói tới Jezebel và Herodias bất kính đã cấu kết với nữ hoàng. Chính nữ hoàng đã bắt ngài đi đày, và ngài qua đời năm 407 khi đang bị lưu đày.
thanh1414/9 – Suy tôn Thánh giá
Đầu thế kỷ IV, thánh Helena, mẫu hậu của hoàng đế La Mã Constantine, đi Giêrusalem nơi Chúa Giêsu đã sinh sống. Bà phá tan Đền Aphrodite, theo truyền thuyết đền này được xây dựng ngay trên mộ Chúa Giêsu, và con trai bà xây Đền Mộ Thánh (Holy Sepulcher) trên ngôi mộ đó. Trong khi khai quật, các công nhân phát hiện 3 cây thập tự. Người ta cho rằng trong số đó có một cây thập tự đã treo Chúa Giêsu vì một phụ nữ hấp hối đã được sống nhờ chạm vào cây thập tự đó.
Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ở Giêrusalem, Thập giá này được đưa ra đặt trên bàn cùng với bảng ghi của Philatô.
Ngày nay, Giáo hội Đông phương, Công giáo và Chính thống giáo đều cử hành lễ Suy tôn Thánh giá vào tháng 9. Lễ này thêm vào lịch Tây phương từ thế kỷ VII sau khi hoàng đế Heraclius lấy lại Thánh giá từ người Ba Tư, họ đã lấy đi từ năm 614. Theo chuyện kể, hoàng đế muốn đưa Thánh giá trở lại Giêrusalem, nhưng không thể chuyển đi được, đến khi hoàng đế cởi bỏ long bào và đi chân không mới có thể di chuyển Thánh giá.
thanh1515/9 – Đức Mẹ Sầu bi (Đức Mẹ bảy sự)
Kinh thánh nói đến những nỗi sầu khổ của Đức Mẹ trong Lc 2:35 và Ga 19:26-27. Đoạn Kinh thánh theo thánh Luca là lời tiên tri của ông Simeon về một lưỡi gươm đâm thấu lòng Mẹ Maria, còn đoạn Kinh thánh theo thánh Gioan liên quan lời Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ và với người môn đệ được Chúa yêu.
Nhiều tác giả của Giáo hội thời sơ khai hiểu lưỡi gươm là những nỗi sầu khổ của Đức Mẹ, nhất là khi Đức Mẹ chứng kiến Chúa Giêsu chết trên Thập giá. Như vậy, cả 2 đoạn Kinh thánh đều chuyển tải lời tiên báo và sự hoàn tất.
Thánh Ambrôsiô coi Đức Mẹ là nỗi sầu khổ nhưng là người mạnh mẽ khi đứng bên Thánh giá. Đức Mẹ đứng bên Thánh giá mà không hề sợ sệt, trong khi những người khác chạy trốn. Đức Mẹ nhìn những vết thương của Con với lòng yêu thương, nhưng Đức Mẹ thấy trong các vết thương đó có Ơn Cứu Độ dành cho thế giới. Khi Chúa Giêsu bị treo trên Thánh giá, Đức Mẹ không sợ bị sát hại mà dám hiến mình cho những kẻ hành hạ mình. Đức Mẹ là một phụ nữ quá đỗi quả cảm!

thanh1616/9 – Thánh Corneliô, Giáo hoàng Tử đạo, và Cyprianô, Giám mục Tử đạo (qua đời năm 253)
Trống ngôi giáo hoàng 14 tháng sau khi thánh Fabianô tử đạo vì Giáo hội bị bách hại dữ dội. Trong thời gian đó, Giáo hội được một số linh mục điều hành. Thánh Cyprianô, bạn của thánh Corneliô, viết rằng Corneliô được bầu làm giáo hoàng “bởi phán quyết của Thiên Chúa và của Đức Kitô, bởi chứng thực của đa số giáo sĩ, bởi mọi người, với sự đồng thuận của các linh mục cao niên và các giáo dân tốt lành.
Vấn đề lớn nhất trong 2 năm làm giáo hoàng của Corneliô là phải xứ lý về bí tích Hòa giải và tập trung vào việc tái thu nhận các Kitô hữu đã bội giáo trong thời gian bị bách hại. Thánh Cyprianô, giám mục của Phi châu, kêu gọi giáo hoàng xác nhận vị thế của mình mà những người trở lại chỉ được hòa giải bằng quyết định của giám mục (ngược lại cách khoan dung của Novatus).
Tuy nhiên, tại Rôma, thánh Corneliô có cách nhìn khác. Sau khi ngài được chọn làm giáo hoàng, một linh mục tên là Novatian (một trong những người cai điều hành Giáo hội lúc đó) đã tự phong cho mình làm giám mục của Rôma – đây là ngụy giáo hoàng đầu tiên. Ngụy giáo hoàng này phủ nhận Giáo hội có quyền hòa giải không chỉ với những người bội giáo đã trở lại, mà cả những người phạm tội giết người, tà dâm, thông dâm hoặc vợ nọ con kia! Thánh Corneliô đã nâng đỡ Giáo hội (nhất là Cyprianô của Phi châu) trong việc kết án tà thuyết Novatian, dù tà thuyết này hiện hữu suốt vài thế kỷ. Thánh Corneliô triệu tập một công nghị tại Rôma năm 251 và cho phép những người bội giáo đã trở lại được gia nhập Giáo hội qua bí tích Hòa giải.
Tình bạn giữa thánh Corneliô và thánh Cyprianô bị căng thẳng một thời gian khi một trong số đối thủ của thánh Cyprianô kết án ngài. Nhưng mọi chuyện được giãi bày. Một tài liệu của thánh Corneliô cho thấy mức quy mô tổ chức trong Giáo hội La Mã hồi giữa thế kỷ III: 46 linh mục, 7 phó tế, 7 phụ phó tế. Số Kitô hữu ước tính khoảng 50.000 người. Thánh Corneliô qua đời vì cực khổ trong thời gian bị đi đày ở nơi mà nay là Civitavecchia (gần Rôma).
thanh1717/9 – Thánh Robert Bellarmine, Giám mục Tiến sĩ (1542-1621)
Ngài thụ phong linh mục năm 1570, nghiên cứu lịch sử Giáo hội và các Giáo phụ ở trong tình trạng thờ ơ. Là một học giả có triển vọng từ hồi còn trẻ ở Tuscany, ngài chuyên tâm vào 2 vấn đề, kể cả Kinh thánh, để hệ thống hóa giáo lý chống lại sự tấn công của các nhà cải cách Tin Lành. Ngài là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên trở thành giáo sư ở Louvain.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài là 3 cuốn Bàn luận về các cuộc tranh cãi Đức tin Kitô giáo (Disputations on the Controversies of the Christian faith). Ngài phát triển lý thuyết về quyền gián tiếp của giáo hoàng trong các việc tạm thời; mặc dù ngài bảo vệ ĐGH khỏi triết gia Barclay người Scotland, ngài cũng chịu đựng cơn giận của ĐGH Sixtô V.
Ngài được ĐGH Clementô VIII tấn phong hồng y. Khi bận việc ở Tòa thánh, ngài vẫn giữ thói quen sống khổ hạnh. Ngài chi tiêu ít, chỉ ăn những đồ ăn dành cho người nghèo. Ngài là thần học gia của ĐGH Clementô VIII, soạn bộ giáo lý ảnh hưởng nhiều tới Giáo hội.
Cuộc tranh luận lớn về cuộc đời ngài xảy ra năm 1616 khi ngài phải khiển trách bạn mình là Galilê, dù ngài khâm phục. Ngài khiển trách nhân danh Giáo hội về thuyết nhật tâm (heliocentric theory, lấy mặt trời làm tâm điểm) của Copernicus là ngược với Kinh thánh. Đó là một ví dụ cho thấy các thánh không phải không sai lầm.
Ngài qua đời ngày 17-9-1621. Tiến trình phong thánh cho ngài bắt đầu từ năm 1627, nhưng trì hoãn vì lý do chính trị, xuất phát từ những gì ngài viết, cho tới năm 1930. Năm 1931, ĐGH Piô XI tôn phong ngài là Tiến sĩ Giáo hội.
thanh1818/9 – Thánh Giuse Cupertino, Linh mục (1603-1663)
Ngài nôi tiếng về xuất thần khi cầu nguyện. Hồi nhỏ, ngài rất thích cầu nguyện.
Sau một thời gian làm việc với các tu sĩ Dòng Phanxicô, ngài xin vào dòng và được học làm linh mục. Dù học hành khó khăn đối với ngài, nhưng ngài vẫn hiểu biết nhờ cầu nguyện. Ngài thụ phong linh mục năm 1628.
Xuất thần của ngài trong lúc cầu nguyện tđôi khi là cây Thánh giá; một số người đến cũng nhìn thấy. Ngài sống khiêm nhường, kiên nhẫn và vâng lời, đôi khi ngài cũng bị cám dỗ và cảm thấy bị Chúa bỏ rơi. Ngài thường ăn chay và đeo xiềng xích để đền tội.
Khi điều tra phong thánh cho ngài, có 70 lần xuất thần được ghi nhận. Ngài được phong thánh năm 1767.

thanh1919/9 – Thánh Gianuariô, Giám mục Tử đạo (qua đời năm 305?)
Không biết gì về cuộc đời thánh Gianuariô. Chỉ biết ngài tử đạo năm 305 trong cuộc bách hại đạo của hoàng đế Diocletianus (*). Truyền thuyết kể rằng sau khi thánh Gianuariô bị ném vào hầm gấu ở đấu trường Pozzuoli, ngài bị chém đầu, và máu ngài được đưa về Naples.
------------------------------
(*)Hoàng đế La mã Gaius Aurelius Valerius Diocletianus (284-305), muốn phục hồi tôn giáo cũ của Rôma nên dẫn đến việc bách hại đạo từ năm 303.

19/9 – Thánh Gioan Henry Newman, Hồng y (1801-1890)
Ngài là một trong những người trí thức Công giáo của thế kỷ XIX. Ngài sinh tại London. Việc tìm kiếm tâm linh của ngài bắt đầu từ tuổi thanh xuân, sau đó ngài học thần học tại ĐH Oxford. Rồi ngài trở thành mục sư Anh giáo (Anglican pastor), bạn của Oriel College, và là trưởng Phong trào Oxford nghiên cứu nguồn gốc đức tin Công giáo ở Anh quốc. Năm 1842, khi viết “Essay on the Development of Christian Doctrine” (Tiểu luận về việc Phát triển Giáo lý Kitô giáo), ngài “vỡ lẽ” và quyết định gia nhập Công giáo. Ngài được nhận vào Công giáo năm 1845 và thụ phong linh mục tại Rôma ngày 1-6-1847.
Sau đó, được ĐGH Piô IX khuyến khích, ngài thành lập Nguyện đường Thánh Philip Neri ở Anh quốc. Năm 1852, ngài được bổ nhiệm làm uyên úy ĐH Công giáo Dublin ở Ireland, và ngài giữ chức vụ này tới năm 1854. ĐGH Leo XIII tấn phong ngài làm hồng y năm 1879. Ngài qua đời năm 1890 tại Nguyện đường ở Edgbaston. Án phong chân phước cho ngài bắt đầu từ năm 1958. Sự can thiệp kỳ lạ của ngài là chữa lành bệnh đau cột sống cho Jack Sullivan, và ngài được ĐGH Bênêđictô XVI tôn phong chân phước cho ngài vào tháng 7-2009 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-9-2010.
thanh2020/9 – Anrê Kim Taegon, Linh mục, và Phaolô Chong Hasang cùng các bạn Tử đạo (1821-1846)
Anrê Kim Taegon la linh mục người Hàn quốc đầu tiên, cha mẹ ngài là tân tòng. Cha ngài là Ignatius Kim, tử đạo trong thời bắt đạo năm 1839 và được phong chân phước năm 1925. Sau khi được rửa tội lúc 15 tuổi, ngài vượt đường xa 1.300 dặm tới một chủng viện ở Macao, Trung quốc. Sau 6 năm học tập, ngài trở lại quê hương qua đường Manchuria. Cùng năm đó ngài vượt Hoàng giang tới Thượng Hải và được thụ phong linh mục. Trở lại quê hương, ngài được sai đi truyền giáo. Ngài bị bắt, bị hành hạ, và cuối cùng bị chém đầu ở sông Han, gần Seoul.
Paul Chong Hasang là chủng sinh, 45 tuổi.
Kitô giáo đến Hàn quốc trong cuộc viễn chinh của quân Nhật năm 1592, khi một số người Hàn quốc được rửa tội, có thể do các binh sĩ Nhật theo Kitô giáo. Truyền bá Phúc âm rất khó vì Hàn quốc không chịu ký kết với thế giới bên ngoài, trừ việc hàng năm tới Bắc Kinh để nộp thuế. Khoảng năm 1777, văn chương Kitô giáo có được nhờ các tu sĩ Dòng Tên ở Trung quốc đã giúp người Hàn quốc tiếp cận với Công giáo. 12 năm sau, khi một linh mục Trung quốc lén vào được, ngài thấy có 4.000 người Công giáo, chưa bao giờ thấy linh mục nào. 7 năm sau có 10.000 người Công giáo. Tôn giáo được tự do năm 1883.
Khi chân phước GH Gioan Phaolô II thăm Hàn quốc năm 1984, ngài đã phong thánh cho Anrê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang, cùng với 98 người Hàn quốc và 3 nhà truyền giáo người Pháp đã tử đạo trong thời gian từ 1839 tới 1867. Trong số đó có những giám mục và linh mục, nhưng đa số là giáo dân: 47 nam và 45 nữ.
Trong các vị tử đạo năm 1839 có Columba Kim, một cô gái 26 tuổi chưa kết hôn. Chị bị tù, bị chọc vào người bằng những thanh sắt nóng và đóng dấu bằng than hồng. Columba và người chị em là Agnes bị lột trần và bị nhốt trong xà lim 2 ngày trong với các phạm nhân người khác, nhưng không bị làm nhục. Sau khi Columba than phiền về sự nhục nhã, không phụ nữ nào khác bị lột trần nữa. Hai chị em bị chém đầu. Một cậu bé 13 tuổi là Peter Ryou đã lấy phần da thịt nát của mình ném vào những người xét xử. Cậu bé chết bằng vì bị bóp cổ chết. Protase Chong, một nhà quý tộc 41 tuổi, đã bỏ đạo sau khi bị hành hạ và được thả. Sau đó ông trở lại, tuyên xưng đức tin và bị hành hạ tới chết.
thanh2121/9 – Thánh Matthêu, Tông đồ Thánh sử
Thánh Matthêu là người Do Thái, làm việc cho quân đội La Mã với nhiệm vụ thu thuế từ những người Do Thái. Dù người Do Thái không cho phép lấy thuế quá nặng, nhưng mối quan tâm của họ là hầu bao riêng. Họ không để ý những nông dân thu thuế đã lấy gì cho họ. Do đó dân thu thuế bị người Do Thái ghét như những kẻ phản bội. Người Pharisêu (Biệt phái) bị gán vào phường tội lỗi. Nên họ thấy “sốc” khi Chúa Giêsu gọi một người như thế làm môn đệ.
Chính nhân viên thu thuế Matthêu đã mời Chúa Giêsu đến dự tiệc tại nhà mình. Phúc âm cho chúng ta thấy rằng nhiều người thu thuế cũng đến dự tiệc. Người Pharisêu cũng cảm thấy “sốc”: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?”. Chúa Giêsu trả lời: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9:12-13). Chúa Giêsu không có ý coi thường nghi lễ và việc thờ phượng mà Ngài muốn nhấn mạnh việc yêu thương người khác là điều quan trọng hơn.
thanh2222/9 – Thánh Lawrence Ruiz và các bạn Tử đạo (1600?-1637)
Lawrence (Lorenzo) sinh tại Manila, cha là người Trung quốc và mẹ là người Philippine. Ngài học tiếng Trung quốc và tiếng Tagalog từ cha mẹ, học tiếng Tây Ban Nha từ các tu sĩ Dòng Đa Minh, giúp lễ và lo việc phòng thánh cho các lm Dòng Đa Minh. Ngài viết chữ đẹp, chép các tài liệu theo nghệ thuật thư pháp, và thành viên của Hội Mân Côi. Ngài kết hôn, có 2 con trai và 1 con gái.
Cuộc đời ngìa rẽ sang bước ngoặt khi ngài bị kết tội sát nhân. KKhông biết gì thêm về ngài ngoài câu nói của 2 tu sĩ Đa Minh: “Ngài bị chính quyền tìm bắt vì tội sát nhân”.
Lúc đó, 3 linh mục Dòng Đa Minh là Antonio Gonzalez, Guillermo Courtet và Miguel de Aozaraza sắp đi Nhật mặc dù ở Nhật đang bị bách hại dữ dội. Họ lên đường cùng LM Vicente Shiwozuka de la Cruz, người Nhật, và Lazaro, một giáo dân bị phong cùi. Thánh Lawrence đang ẩn náu và được phép đi với họ. Nhưng khi tàu đã nhổ neo thì ngài mới biết họ đi Nhật.
Tàu cặp bến Okinawa. Thánh Lawrence tời Formosa, ngài nói: “Tôi quyết định ở với các cha, vì nếu không thì người Tây Ban Nha sẽ treo cổ tôi ở đó”. Tại Nhật, họ sớm bị phát hiện, bị bắt và bị đưa tới Nagasaki. Đây là nơi đẫm máu khi bom nguyên tử đã tạo nên thảm họa trước đó. Khoảng 50.000 Công giáo đã từng sống ở đó đã bị bách hại hoặc tản mác.
Họ chịu đủ loại nhục hình: Sau khi bị đổ nước đầy bụng, họ bị bắt nằm xuống, rồi người ta lấy tấm ván dài đặt lên bụng, bọn lính cùng nhau đứng lên tấm ván để đạp cho nước phụt ra từ miệng, mũi và tai các tử tù. LM Antonio qua đời sau vài ngày. Linh mục người Nhật và Lazaro bị đâm các ngón tay bằng tre nhọn, nhưng ai cũng can đảm chịu đựng. Khi mọi người đều chết, thấy 3 linh mục Đa Minh vẫn sống nên bị họ chém đầu.
Chân phước GH Gioan Phaolô II phong thánh cho 6 vị này và 10 vị khác là người Á châu và Âu châu, cả nam và nữ, những người đã rao giảng đức tin ở Philippines, Formosa và Nhật. Lawrence Ruiz là vị tử đạo đầu tiên của Philippines được phong thánh.
thanh2323/9 – Thánh Padre Piô, Linh mục (1887-1968)
Ngày 16-6-2001, chân phước GH Gioan Phaolô II đã phong thánh cho LM Padre Piô, linh mục Dòng Phanxicô, người xứ Pietrelcina. Đây là lễ phong thánh thứ 45 trong triều đại giáo hoàng của ĐGH Gioan Phaolô II. Hơn 300.000 người quy tụ đầy Quảng trường Thánh Phêrô và những con đường gần đó. Ngài nói: “Đây là sự tổng hợp cụ thể nhất về giáo huấn của linh mục Padre Piô”. Ngài nhấn mạnh việc làm chứng của linh mục Padre Piô là chịu đau khổ.
Năm 1962, khi còn là tổng giám mục ở Ba Lan, ĐGH Gioan Phaolô II đã viết thư cho linh mục Padre Piô để xin cầu nguyện cho một phụ nữ Ba Lan bị ung thư họng. Trong vòng 2 tuần, phụ nữ này đã hết bệnh.
Ngài sinh ngày 25-5-1887, tên “cúng cơm” của ngài là Francesco Forgione, sống trong một gia đình nông dân ở Nam Ý. Cha ngài Grazio làm việc ở Jamaica, New York 2 lần (1898-1903 và 1910-1917) để kiếm tiền nuôi gia đình.
Lúc 15 tuổi, ngài vào Dòng Phanxicô và lấy tên dòng là Padre Piô. Ngài thụ phong linh mục ngày 10-8-1910, lúc 22 tuổi. Sau khi được phát hiện bị bệnh lao phổi, ngài đã thổ huyết. Năm 1917, ngài chuyển tới nhà dòng ở San Giovanni Rotondo, cách Bari 75 dặm.
Ngày 20-9-1918, sau khi rước lễ và cầu nguyện trước Thánh Giá, ngài được thị kiến Chúa Giêsu. Sau khi hết thị kiến, ngài được ghi 5 dấu trên 2 tay, 2 chân và cạnh sườn (thường gọi là Cha Piô 5 dấu). Năm 1956, ngài thành lập Nhà Khuây khỏa Đau khổ (House for the Relief of Suffering), bệnh viện này phục vụ 60.000 bệnh nhân mỗi năm.
Từ đó, cuộc sống ngài trở nên phức tạp hơn. Các bác sĩ, giáo quyền và những người tò mò đến để chứng kiến “hai năm rõ mười” về Cha Padre Piô. Năm 1924 và năm 1931, chuyện 5 dấu của ngài được chất vấn. Ngài không được phép làm lễ công khai hoặc giải tội. Ngài không than viền gì về chuyện này, nhưng không lâu sau ngài hết bị cấm. Tuy nhiên, ngài không viết lá thư nào từ sau năm 1924. Tài liệu viết khác duy nhất của ngài là một cuốn sách mỏng viết về cơn hấp hối của Chúa Giêsu, nhưng được viết trước năm 1924.
Ngài hiếm khi ra khỏi nhà dòng từ khi ngài được in 5 dấu, Nhưng nhiều người vẫn tìm đến. Mỗi buổi sáng từ 5 giờ, nhà thờ chật người dự lễ, rồi ngài giải tội cho tới trưa. Ngài nghỉ lúc nửa buổi sáng để chúc lành cho các bệnh nhân và những người đến gặp ngài. Trưa nào ngài cũng vẫn giải tội. Trung bình mỗi ngày ngài giải tội 10 giờ, người đến xưng tội phải lấy số trước.
Ngài thấy Chúa Giêsu trong các bệnh nhân và người đau khổ. Theo ngài thúc giục, một bệnh viện được xây ở gần Mount Gargano. Năm 1940 một ủy ban được thành lập để thu tiền. Năm 1946 bệnh viện hư hỏng, rồi được xây lại với tên “Nhà Xoa Dịu Đau Khổ” (House for the Alleviation of Suffering) với 350 giường.
Cũng như tổ phụ dòng là thánh Phanxicô, LM Padre Piô đôi khi cũng bị người ta xé áo làm kỷ niệm. Một trong những đau khổ của ngài là những người vô ý tứ đã truyền miệng những lời tiên tri cho là của ngài. Thật ra ngài không bao giờ nói tiên tri về các sự kiện thế giới và không hề có ý kiến về các vấn đề mà ngài cảm thấy thuộc giáo quyền. Ngài qua đời ngày 23-9-1968, lúc 81 tuổi, và được phong chân phước năm 1999.

24/9 – Thánh Pacifico San Severino, Linh mục (1653-1721)thanh24Ngài sinh trong một gia đình khá giả ở San Severino, thuộc Ancona ở Trung Ý. Ngài vào Dòng Phanxicô và thụ phong linh mục. Ngài dạy triết học 2 năm rồi đi giảng đạo. Ngài sống khổ hạnh, ăn chay trường, chỉ ăn chút bánh mì, súp hoặc uống nước. “Áo lông” ngài mặc làm bằng những sợi sắt. Ngài nổi bật về đức khó nghèo và vâng lời.
Lúc 35 tuổi, ngài bị bệnh khiến ngài bị điếc, mù và đi khập khiễng. Ngài dâng mọi đau khổ của mình để cầu cho các tội nhân biết sám hối. Ngài chữa lành nhiều bệnh nhân đến với ngài. Ngài được bầu làm bề trên nhà dòng ở San Severino. Ngài được phong thánh năm 1839.



thanh2525/9 – Thánh Elzear (1286-1323) và Chân phước Delphina (1283-1358)
Ông Elzear sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ở Nam Pháp. Sau khi ông kết hôn với bà Delphina, bà cho ông biết rằng bà đã khấn giữ đồng trinh trọn đời, và ngay đêm tân hôn ông cũng khấn hứa như vậy. Ông Elzear là Bá tước vùng Ariano, đã từng tư vấn cho Công tước Charles vùng Calabria ở Nam Ý. Bằng công lý, ông Elzear đã cai trị lãnh địa của mình ở vương quốc Naples và ở Nam Pháp.
Ông Elzear và bà Delphina cùng vào Dòng Ba Phanxicô và dấn thân làm việc từ thiện. Mỗi ngày có 12 người nghèo cùng ăn với họ. Bức tượng thánh Elzear cho thấy ngài đã chữa nhiều bệnh nhân phong.
Họ cùng điều hành một trại phong. Mọi người tham dự thánh lễ hàng ngày, xưng tội hàng tuần và sẵn sàng tha thức mọi xúc phạm lẫn nhau. Sau khi ông Elzear qua đời, bà Delphina tiếp tục công việc từ thiện hơn 35 năm. Đặc biệt bà quan tâm nâng mức độ luân lý ở triều đình của vua Sicily.
Thánh Elzear và chân phước Delphina được an táng tại Apt, Pháp quốc. Ông được phong phong thánh năm 1694, còn bà được phong chân phước năm 1936.
thanh2626/9 – Các thánh Cosmas và Đamianô, Tử đạo (qua đời năm 303?)
Không ai biết gì nhiều về cuộc đời các ngài ngoài việc các ngài tử đạo tại Syria trong thời bách hại của Diocletianô (*).
Lòng sùng kính hai vị thánh này lan rộng nhanh chóng cả ở Đông phương và Tây phương. Một đền thờ được xây dựng dâng kính các ngài ở Constantinople. Tên các ngài được ghi trong Kinh nguyện Thánh Thể, có thể từ thế kỷ VI.
Tương truyền các ngài là anh em song sinh ở Ả Rập, đều là bác sĩ giỏi. Các ngài được sùng kính ở Đông phương với danh xưng la “những người không tiền” (moneyless ones), vì các ngài không lấy tiền ai khi chữa bệnh cho người ta. Những người nổi bật như vậy không thể không bị “lưu ý”, thế nên các ngài đã bị bắt và bị chém đầu.
-------------------------------
(*) Hoàng đế La Mã (284–305), thoái vị năm 305, đã ra chiếu chỉ bắt đạo trong những năm 303–304.

thanh2727/9 – Thánh Vinh Sơn Phaolô, Linh mục (1580?-1660)
Việc giải tội cho một người hấp hối đã giúp ngài thấy nhu cầu tâm linh cấp bách của dân quê nước Pháp. Đây có vẻ là khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời của một người xuất thân từ một nông trại nhỏ ở Gascony, Pháp quốc, và trở thành linh mục.
Chính nữ bá tước Gondi đã thuyết phục chồng tài trợ một nhóm các nhà truyền giáo nhiệt thành có thể hoạt động giữa những người nghèo, các thuộc hạ, tá điền và dân quê nói chung. Thánh Vinh Sơn mới đầu khiêm nhường không nhận chức lãnh đạo, nhưng sau một thời gian hoạt động ở Paris giữa những nô lệ bị tù, ngài trở thành người lãnh đạo của nhóm người mà nay là Dòng Truyền giáo (Congregation of the Mission), còn gọi là Dòng Vinh Sơn (Vincentians). Các linh mục này – với 4 lời khấn: Khó nghèo, Khiết tịnh, Vâng lời và Kiên định – hoàn toàn dấn thân phục vụ mọi người ở các nơi xa xôi hẻo lánh.
Sau đó ngài lập Hội Bác Ái (Confraternities of Charity) để xoa dịu nỗi đau tinh thần và thể lý của người nghèo và người bệnh. Với sự giúp đỡ của thánh nữ Louise de Marillac, có thêm Dòng Nữ tử Bác ái (Daughters of Charity), có các phòng bệnh nhân, nhà nguyện là nhà thờ giáo xứ, hành lang là đường phố. Ngài quy tụ các phụ nữ giàu có ở Paris để gây quỹ cho việc truyền giáo, mở các bệnh viện, gây quỹ cho các nạn nhân chiến tranh và chuộc hơn 1.200 nô lệ người Bắc Phi. Ngài nhiệt thành trong việc hướng dẫn tĩnh tâm cho các giáo sĩ nguội lạnh, lạm dụng và khinh suất. Ngài là người tiên phong trong việc đào tạo giáo sĩ và thành lập chủng viện.
Đáng nói là ngài là người rất nóng tính (very irascible person), bạn bè ngài cũng phải công nhận điều đó. Ngài nói rằng nếu không có ơn Chúa thì ngài gay gắt, lạnh lùng, thô lỗ và bực bội. Nhưng ngài đã thuần hóa thành dịu dàng và trìu mến, rất nhạy cảm với nhu cầu của người khác. ĐGH Leo XIII tôn ngài làm bổn mạng các hội từ thiện. Nổi bật trong số đó là Hội Vinh Sơn Phaolô (Society of St. Vincent de Paul), được chân phước Frederic Ozanam thành lập năm 1833.
thanh2828/9 – Thánh Venceslaô, Tử đạo (907?-929)
Thánh Venceslaô (Wenceslaus) ủng hộ các giá trị Kitô giáo ngay giữa các âm mưu chính trị tiêu biểu của Bohemia hồi thế kỷ X.
Ngài sinh gần Prague, con của công tước vùng Bohemia. Người mẹ của ngài là bà Ludmilla đã nuôi dạy ngài và tìm cách nâng ngài lên làm người lãnh đạo vùng Bohemia thay cho bà. Bà Ludmilla ủng hộ các phe chống Kitô giáo nhưng cuối cùng bị giết chết, nhưng lực lượng đấu tranh của Kitô giáo đã chiến thắng, và ngài có thể lãnh đạo chính phủ.
Cách cai trị của ngài nổi bật bằng các nỗ lực đoàn kết với Bohemia, ủng hộ Giáo hội và thương thuyết hòa bình với Đức quốc. Chính sách của ngài khiến ngài gặp rắc rối với sự đối lập chống Kitô giáo. Em trai ngài là Boleslav đã tham gia âm mưu, và tháng 9 năm 929, Boleslav đã mời ngài tời Alt Bunglou mừng lễ thánh Cosmas và Đamianô. Trên đường đi dự lễ, ngài bị Boleslav tấn công, và ngài bị giết chết dưới tay những kẻ ủng hộ Boleslav.
Dù vậy, ngài vẫn được coi là tử đạo vì đức tin, mộ ngài là nơi được nhiều người hành hương kính viếng. Ngài được tôn vinh là thánh bổn mạng của nhân dân Bohemia và Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia).



thanh2929/9 – Các tổng lãnh thiên thần Michael, Gabriel and Raphael
Các thiên thần là các sứ giả của Thiên Chúa, thường xuất hiện trong Kinh thánh, nhưng chỉ có các tổng lãnh thiên thần Michael, Gabriel và Raphael được nêu danh.
Tổng lãnh thiên thần (TLTT) Michael hiện ra trong thị kiến của Daniel với dạng “hoàng tử” bảo vệ Israel khỏi quân thù; trong sách Khải huyền, ngài hướng dẫn quân đội của Chúa chiến thắng ma quỷ. Lòng sùng kính TLTT Michael có từ lâu đời nhất, xuất hiện ở Đông phương từ thế kỷ IV. Giáo hội Tây phương bắt đầu mừng lễ kính các TLTT từ thế kỷ V.
TLTT Gabriel cũng hiện ra trong thị kiến của Daniel, thông báo vai trò của TLTT Michael trong kế hoạch của Thiên Chúa. Lần ngìa hiện ra được biết nhiều nhất là gặp một thiếu nữ Do Thái tên là Maria, người mang thai Đấng Thiên Sai.
Hoạt động của TLTT Raphael được thấy trong Cựu ước về ông Tobit. Ngài hiện ra để hướng dẫn con trai của ông Tobit là Tobia qua một loạt mạo hiểm dẫn tới kết cuộc hạnh phúc gấp ba: Đám cưới của Tobia với Sarah, chữa ông Tobit khỏi mù và lấy lại tài sản gia đình.
Lễ nhớ TLTT Gabriel (24-3) và TLTT Raphael (24-10) được thêm vào lịch La Mã năm 1921. Lịch năm 1970 kết hợp các lễ này thành lễ kính chung các TLTT hôm nay.
thanh3030/9 – Thánh Giêrônimô, Linh mục Tiến sĩ (345-420)
Thánh Giêrônimô có tính rất xấu là viết gay gắt, nhưng ngài rất yêu mến Chúa.
Ngài còn hơn một học giả Kinh thánh, dịch hầu hết các sách Cựu ước từ tiếng Hê-brơ (cổ ngữ Do Thái). Ngài còn viết những bài phê bình được cảm hứng từ Kinh thánh mà chúng ta có ngày nay. Ngài tư vấn cho tu sĩ, giám mục và giáo hoàng. Thánh Augustinô nói về ngài: “Những gì thánh Giêrônimô không biết, không quan trọng”.
Thánh Giêrônimô rất quan trọng đối với bản dịch Kinh thánh Vulgata (bản phổ thông). Đó không là bản dịch chính thức, nhưng được Giáo hội chấp nhận. Công đồng Trentô mời gọi bản dịch mới và chỉnh sửa từ bản Vulgata, và tuyên bố là bản chính thức của Giáo hội.
Để làm được như vậy, thánh Giêrônimô đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngài giỏi tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Hê-brơ và tiếng Chaldaic. Ngài bắt đầu học từ sinh quán của ngài ở Stridon thuộc Dalmatia (trước là Yugoslavia). Sau đó ngài học ở Rôma, trung tâm học tập thời đó, và rồi tới Trier, Đức quốc, nơi có nhiều chứng cớ. Mỗi nơi ngài ở vài năm, luôn cố tìm thầy giỏi nhất.
Sau đó ngài tới Palestine. Ngài là nhà thần bí (mystic), sống ở sa mạc Chalcis 5 năm để cầu nguyện, đền tội và học nghiên cứu. Cuối cùng ngài tới Belem, nơi sinh sống của Chúa Giêsu. Ngày 30-9-420, ngài qua đời tại Belem. Hiện nay hài cốt ngài được đặt tại Nhà thờ Đức Bà Cả (Basilica of St. Mary Major) ở Rôma. Ngài là bổn mạng các dịch giả.

Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org, CatholicCulture.org)

Read 2398 times Last modified on Chủ nhật, 03 Tháng 11 2013 10:16