Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 28 Tháng 8 2012 18:59

Nửa Vời

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
Tha thứ nửa vời là không tha thứ. Yêu thương nửa vời là không yêu thương. Giải quyết vấn đề nửa vời là không giải quyết.

     Trong cuộc sống cá nhân hay tập thể, tôn giáo hay xã hội, rất nhiều chuyện chúng ta chỉ giải quyết nửa vời. Nói khác đi, chỉ giải quyết cái ngọn mà không giải quyết cái gốc. Chỉ là chữa cháy, tạm thời, sửa sai, điều chỉnh trước mắt.
Như chuyện kẹt xe ở các đô thị
Hết chỗ này kẹt đến chỗ kia ùn tắc. Giải quyết tận căn là phân luồng tuyến xe cho khoa học, hợp lý. Đang khi đó, ta đã phải tốn nhiều tiền bạc, đầu tư nhiều lần mà vẫn kẹt và tiếp tục kẹt xe.
Hoặc ít là chưa nâng cấp được hệ thống giao thông, phân luồng xe được thì tại những điểm thường xuyên kẹt xe, cần có nhân viên trực 24/24, thì chắc chắn sự cố sẽ ít. Nhưng trên thực tế, cứ thấy chỗ nào kẹt xe, có lệnh báo, có kêu ca thì mới thấy huy động nhân viên đến làm nhiệm vụ.
Như chuyện ngập nước ở nhiều đoạn đường nơi các đô thị
Khi trời mưa, hết đoạn đường này ngập nước rồi đến những đoạn đường khác nước ngập. Giải quyết tận gốc là nâng cấp hệ thống thoát nước đủ lớn, đủ tiêu chuẩn cho việc thoát nước sinh hoạt cũng như nước mưa.
Đang khi ấy, cứ nơi nào nước ngập quá, dân kêu nhiều thì cho nâng đường cao hơn trước. Hậu quả là khô được chỗ này, nhưng nước dồn sang chỗ khác, nơi ấy lại ngập nước. Hậu quả là nhà dân cũng phải nâng cao theo để nước bên ngoài khỏi tràn vào. Hậu quả là phiền phức đủ điều, ô nhiểm đủ nơi, tốn tiền mọi người.
Như chuyện tệ nạn xã hội, tội phạm của xã hội
Không phải xây thêm nhiều nhà tù, nhiều trại tập trung là cách tốt. Vấn đề chính yếu là giáo dục. Giáo dục để trở thành con người tốt, hữu ích mới là nền tảng tồn tại, phát triển, thăng tiến con người, gia đình và xã hội.
Nhưng thực tế cho thấy, giáo dục hôm nay thật khập khiễng. Giáo dục có quá nhiều lỗ hổng, môn nào cũng sai, lớp nào cũng sai, trường nào cũng đầy dẫy sai. Giáo dục mà thay đổi liên tục, sửa chữa liên tục, lãng phí liên tục, tốn kém liên tục. Giáo dục mà sách sửa chữa, đính chính dày gần bằng sách chính quy.
Giáo dục đã trở thành thứ để kinh doanh thương mại. Giáo dục mà nhiều giáo viên, hiệu trưởng, nhiều cấp coi đây là cơ hội để làm tiền, thu lợi.
    Giáo dục mà không đào tạo để thành người, nhưng lại tạo ra những con người máy. Đầu tư cho thật nhiều kiến thức, nhưng lại không dạy cho người ta sống. Kiến thức ngày càng nhiều nhưng nhân đức lại càng ít.
Không phải là sống để học, nhưng là học để sống. Điều mình học phải được áp dụng trong cuộc sống với tinh thần trách nhiệm, ứng xử có tình có nghĩa, biết sống đạo làm người.
Một khi con người được giáo dục đến nơi đến chốn, thành người trường thành, chắc chắn họ sẽ biết chọn lựa lành mà lánh dữ, tránh được những cám dỗ bất chính, những bê bối tội lỗi.
Như chuyện gia tăng trẻ mồ côi
Con cái mồ côi không đơn giản chì là cha mẹ đã qua đời. Nên có người nghĩ rằng con cái mình không phải bất hạnh. Thực tế cho thấy có rất nhiều trẻ em phải sống trong cảnh mồ côi, dù cha mẹ vẫn còn sống, vẫn ăn chung, sống chung một nhà. Một khi con cái không được cha mẹ thương yêu, che chở, chăm sóc, thì coi như chúng đã bị mồ côi.
Vấn đề không phải chỉ khi cha mẹ đã chết, nhưng là phải cho con cái thấy được, nhận được tấm lòng nhân hậu yêu thương và hết lòng quan tâm chăm sóc bảo vệ chúng. Nếu không suy nghĩ thấu đáo để giải quyết tận căn, thì tương lai của chúng, của Giáo hội, xã hội sẽ bị ảnh hưởng và nhiều nguy cơ xấu sẽ tăng cao.
Như chuyện ly thân ly dị
    Cũng vậy, nhiều người vẫn cho rằng gia đình mình không có vấn đề gì, không phải ra tòa. Trong thực tế, có nhiều gia đình tuy vẫn sống chung một nhà, ăn chung một bàn, ngủ chung một giường, vẫn sinh con, nhưng họ đã ly dị từ lâu rồi. Bởi họ không còn nên một trong thân xác, tâm hồn, trái tim, hướng đi trong việc xây dựng gia đình và giáo dục con cái. Họ đã đồng sàng mà dị mộng. Họ lo đi tìm hạnh phúc, an toàn cho riêng mình.
Lý do căn bản là họ đã ly dị với Thiên Chúa trước nên đời họ gặp nhiều bất ổn như vậy.
Như việc bỏ lễ Chúa Nhật
    Có nhiều lý do đưa ra để biện minh cho hành vi trên, là bận phải đi kiếm ăn, phải làm thuê, cắt mướn, đi chợ, đi thả lưới, đi làm trong công ty, làm xa nhà…Nghe có vẻ hợp lý.
Nhưng thực chất những lý do trên không phải là vấn đề căn bản để giải quyết. Bởi có nhiều người khá giả, giàu có, an nhàn, rảnh rỗi, họ vẫn không đi lễ. Đang khi nhiều người khó khăn, nghèo túng, họ vẫn sắp xếp để đến với Chúa. Càng khó khăn họ càng bám chặt Chúa hơn.
    Lý do căn bản là họ không có Chúa, hay nói khác đi, Chúa không còn quan trọng trong cuộc sống của họ nữa. Chúa không giá trị vằng cơm bánh, bằng tiền bạc vật chất.
Như chuyện Đức Giêsu đuổi những người trong đền thờ
Thánh Gioan thuật lại câu truyên Đức Giêsu vào đền thờ Giêrusalem và thấy có nhiều người đổi tiền, buôn bán chim câu, chiên, bò. Nên Người lấy lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” (thành sào huyệt của bọn cướp).
Về hình thức, việc Đức Giêsu làm cũng chỉ là cái ngọn, chữa cháy. Bởi nếu họ không nghe, không chấp nhận thì dù có cấm họ vẫn tìm cách để làm, hoặc khi có mặt Ngài thì họ tránh mặt, còn vắng mắt Ngài thì họ lại bày ra tiếp tục.
Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi
    Cái bề ngoài phản ánh bề trong. Những bất ổn của con người từ bên trong mà ra. Đó là do suy nghĩ lệch lạc, quan niệm lệch lạc, thái độ lệch lạc, chọn lựa lệch lạc, lối sống lệch lạc mà ra.
Nếu con người luôn chân lý, sự thật, công bằng, đạo lý, luân lý, thì mọi chuyện chắc chắn sẽ tốt.
Nếu con người luôn có Đấng Tạo Hóa, có Thiên Chúa và sống theo hướng dẫn hoàn hảo, tốt lành, thánh thiện của Ngài, thì chắc chắn nhân loại sẽ luôn an bình, an vui và an toàn.
Nếu cha mẹ luôn sống hạnh phúc, yêu thương như Chúa dạy, thì chắc chắn họ cũng sẽ chia sẻ tình yêu ấy cho con cái của họ. Đây mới là nền tảng để giải quyết vấn để …mồ côi.
Nếu vợ chồng luôn lấy Chúa làm trung tâm trong việc giải quyết mọi vấn đề. Chúa luôn có trong họ, họ luôn sống trong Chúa, thì chắc chắn sẽ chẳng có chuyện ly thân, ly dị hay chuyện sống cho riêng mình. Mà họ luôn bền vững, thủy trung trong tình yêu gia đình của họ. Đây mới là nền tảng để giải quyết vấn để …ly dị.
Nếu trong họ Chúa là nhất, thì chắc chắn con người sẽ luôn gắn bó với Chúa qua kinh nguyện, cầu nguyện, siêng năng tham dự thánh lễ và tìm hiểu để sống trong sức sống của Giáo hội.
Nếu họ còn coi đền thờ, nhà thờ, nơi thánh, là nơi Chúa ngự, chắc chắn họ sẽ nghiêm trang, kính trọng, lễ phép và tỏ thái độ khiêm tốn, kính trọng cân xứng khi đặt chân vào nơi thánh.



[THANH THANH]

Read 2084 times Last modified on Thứ bảy, 02 Tháng 11 2013 08:58