Ở một làng nọ, có hai gia đình sống cạnh nhau nhưng lại rất trái ngược. Gia đình ông Trương sống ở phía Đôпg thường xuyên xảy ra cãi vã, lâu lâu hàng xóm lại nghe thấy tiếng khóc lóc, quát tháo inh ỏi, cuộc sống rất đau khổ; còn ở phía Тây, gia đình ông Nguyễn thì ngược lại, rất đoàn kết và hòa ái, trên khuôn mặt họ lúc nào cũng nở một cười tươi, cuộc sống vui vẻ, an lạc không gì bằng.
Một ngày nọ, ông Trương do không chịu nổi những trận chiến liên miên không dứt trong gia đình, liền đi sang nhà ông Nguyễn xin thỉnh giáo.
“Gia đình ông làm thế nào mà lúc nào cũng có thể luôn được vui vẻ dễ chịu như thế?” Ông Trương hỏi.
“Bởi vì gia đình chúng tôi ai cũng người có lỗi và sai sót”, ông Nguyễn cười trả lời.
Trong lúc ông Trương còn đang cảm thấy ngơ ngác, khó hiểu thì bỗng dưng thấy cô con dâu của gia đình ông Nguyễn đang vội vàng đi từ ngoài vào, vào tới phòng khách do sơ ý không cẩn thận nên bị ngã nhào.
Mẹ chồng cô đang lau nhà thấy vậy vội vàng chạy lại, đỡ con dâu lên và nói:
“Là do mẹ, mẹ lau nhà ướt quá đấy mà!”
Anh con trai đang đứng ngoài cửa phòng khách, thấy vợ ngã nhào, cũng vội vàng chạy lại: “Đều là lỗi của anh, anh đã không nói với em là phòng khách đang được lau, hại em bị ngã!”
Người con dâu sau khi được đỡ dậy cũng tự trách mình và nói: “Không! Không! Là lỗi của con, là do bản thân con không cẩn thận ạ!”
Sau khi chứng kiến hết sự việc ông Trương bỗng ngẩn người như hiểu ra gì đó.
Nếu ngay lúc đầu, người mẹ chồng trách mắng con dâu khi bị ngã là:
“Sao đi đứng không có mắt à, thật đáng đời!”
Những người khác trong gia đình nếu cũng không để ý tới cảm nhận của cô ấy mà cười nhạo cô ấy, vậy thì gia đình ông Nguyễn có thể có được không khí nhẹ nhàng, ấm áp hay không?
Có câu: “kẻ tiểu nhân trách người, người quân tử tự trách mình”, thật vậy, nếu như sau khi tự xem xét lại chính mình, nhận thấy mình có chỗ thiếu sót, cần phải thay đổi, đề cao thì không chỉ có thể “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không”, mà còn có thể càng ngày càng có được sự tôn trọng từ người khác.
sưu tầm