Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 17 Tháng 10 2023 07:26

Mỗi Tuần Một Từ Ngữ - Bài 20: Chắp Bút hay Chấp Bút

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Mỗi Tuần Một Từ Ngữ - Bài 20: Chắp Bút hay Chấp Bút



Trong tiếng Việt, “chấp bút” được dịch thành “cầm bút”, nghĩa gốc là cầm lấy cây bút để viết, về sau “chấp bút” được chuyển thành khởi thảo một tác phẩm, hoặc thực hiện một văn bản nào đó theo đề cương có sẵn, hoặc theo sự chỉ đạo của cá nhân hay tập thể nào đó. Hầu hết các tác phẩm hồi ký đều có người “chấp bút”. Đó là người làm nhiệm vụ ghi lại, hệ thống lại những lời kể của ai đó để ra thành cuốn sách, gọi là “người chấp bút”.

MỖI TUẦN MỘT TỪ NGỮ

CHẤP BÚT HAY CHẮP BÚT

 

- Chắp bút
“Chắp” là “ghép lại, nối lại, làm cho liền lại”.

Thí dụ:

+ Chắp tay sau lưng đi dạo

+ Chắp cánh cho những ước mơ

+ Chắp nhặt đôi lời

+“Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh”

(Truyện Kiều)

- Chấp bút
“Chấp” theo nghĩa Hán Việt là “cầm, nắm, giữ”.

Thí dụ:

+ Chấp chính (một tổ chức nào đó nắm giữ chính quyền)

+ Chấp đơn (nhận đơn của người khác)

+ Chấp hành (chịu trách nhiệm thi hành chương trình đã định)

Trong tiếng Việt, “chấp bút” được dịch thành “cầm bút”, nghĩa gốc là cầm lấy cây bút để viết, về sau “chấp bút” được chuyển thành khởi thảo một tác phẩm, hoặc thực hiện một văn bản nào đó theo đề cương có sẵn, hoặc theo sự chỉ đạo của cá nhân hay tập thể nào đó.

Hầu hết các tác phẩm hồi ký đều có người “chấp bút”. Đó là người làm nhiệm vụ ghi lại, hệ thống lại những lời kể của ai đó để ra thành cuốn sách, gọi là “người chấp bút”.

Thế nên, “Chấp bút” mới là từ đúng.
https://giaophanphucuong.org/tieng-viet-online/moi-tuan-mot-tu-ngu---bai-20-chap-but-hay-chap-but-22700.html

Read 282 times Last modified on Thứ tư, 18 Tháng 10 2023 06:59