TIN MỪNG THÁNH GIOAN
Câu 1: Chân dung Đức Maria trong Tin Mừng Gioan, ta có thể học được nơi Mẹ những điều gì?
1. Chân dung Đức Maria trong Tin Mừng Gioan:
Trong Tin Mừng Gioan, hình ảnh Đức Maria một chân dung sống động được viết ở đầu và cuối sứ vụ của Đức Giêsu, đây là cách Gioan giới thiệu về Mẹ theo thể văn lồng khung: ta thấy sự hiện diện của Đức Maria ở tiệc cưới Cana và Đức Maria dưới chân thập giá. Điều đó cho ta thấy Mẹ theo Chúa trên từng cây số.
1.1 ĐỨC MARIA Ở TIỆC CƯỚI CANA
Trong tiệc cưới Cana (Ga 2,1) Mẹ đã quan tâm, can thiệp với những điều chưa trọn vẹn nơi con người, việc Mẹ làm đem đến niềm vui cho người khác, các môn đệ được khai sinh trong đức tin “các môn đệ đã tin vào Ngài”(Ga 2, 11). Tại bữa tiệc này. Đức Giêsu đã xưng hô “thưa bà” với Mẹ trong tư cách là Đấng Mêsia chứ không phải với tư cách người con. Tuy câu trả lời có vẻ từ chối, nhưng xét theo Kinh Thánh danh hiệu mà Đức Giêsu đã gọi cũng la cách Ngài khẳng định vai trò của Mẹ trong công trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Qua cách gọi của Chúa Giêsu ta hiểu Mẹ trở thành mẹ của của Giáo Hội, Mẹ của các môn đệ, là trung gian giữa Con Chí Thánh của Mẹ với hết mọi con người.
Do đó, chúng ta có thể nói rằng Đức Maria là người môn đệ đầu tiên mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa và biểu lộ đức khiêm nhường của người môn đệ chân chính. So với Evà trong sách Sáng thế, Mẹ trổi vượt hơn trong niềm tin, mẹ đại diện cho người tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa “Đức Maria hằng ghi nhớ...và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,51). Nhờ đó, Thiên Chúa có thể đi vào mạc khải với Mẹ những ý định của Ngài. Ta thấy Mẹ không ngỡ ngàng trước phản ứng của Chúa Giêsu con Mẹ, vì Mẹ tin và niềm tin của Mẹ đã gây ảnh hưởng đến lòng nhân lành của Thiên Chúa.
Mẹ trở thành lời chứng, sự bảo đảm hùng hồnvề lòng thương xót của Thiên Chúa cho nhân loại trước là cho các gia nhân “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” để từ đó rượu nồng “chính là Thần Khí” sẽ biến đổi mỗi người chúng ta. Trong Tin Mừng thứ 4 Thánh Gioan gọi Mẹ là Thân Mẫu, điều này có thể hiểu tác giả muốn giới thiệu cho người khác biết Mẹ thực sự trở thành Mẹ Thiên Chúa qua việc Nhập Thể của Ngôi Hai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.
1.2 SỰ HIỆN DIỆN CỦA MẸ DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ:
Cũng như tại tiệc cưới Cana, Đức Giêsu gọi Mẹ của mình là “Bà”, sự tách biệt giữa Ngài và Mẹ trên bình diện loài người. Mẹ như là Eva mới kiên cường đứng bên cạnh Adam mới. Dưới chân Thập giá Mẹ lặng thinh, hiệp thông với những nỗi đau của con Mẹ, hiến dâng như một lễ vật, xin vâng theo thánh ý Chúa, Mẹ đón nhận vai trò làm mẹ của hết mọi chủng sinh nhân loại. Giáo Hội được sinh ra từ cạnh sườn nhờ bởi Máu và nước. Mẹ trở thành Mẹ của người môn đệ Chúa thương, người tín hữu đầu tiên của toàn Giáo Hội.
2. HỌC NƠI MẸ:
Qua chân dung của Đức Maria, chúng ta thấy cuộc đời của Mẹ là một chuỗi những nhân đức tuyệt vời và cũng là bài học ý nghĩa cho những ai muốn sống cho Chúa và thuộc trọn về Ngài.
Trước hết, ta học được nơi Mẹ niềm vui, sự bình an, sự tín thác trọn vẹn vào tình thương của Thiên Chúa. Maria tìm niềm vui liên lỉ qua những việc tốt lành trong cuộc đời. Mẹ hân hoan trong mối tương quan với Đấng Toàn Năng (bài ca Magnificat), luôn hài lòng sử dụng với những gì mình có, nhờ Mẹ: từ nước đã trở thành rượu ngon. Đó là một bằng chứng Chúa Giêsu không thể từ chối thỉnh nguyện của Mẹ nơi tiệc cưới Cana và còn tiếp diễn. Qua đó, cho ta biết sống tiết độ, điều độ và sử dụng đủ và sử dụng đúng nhất những tài năng Thiên Chúa ban. Nhất là nhạy cảm, quan tâm, đón nhận thánh ý Chúa qua cuộc đời thập giá thường ngày.
Hình ảnh Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu và để cho Người chịu đau khổ mà hoàn tất nhiêm vụ của mình. Với tôi, trong khi trở nên người bạn đích thực của tha nhân tôi cũng biết để cho bạn mình chịu những đau đớn cần thiết qua những giai đoạn phát triển, thay vì đưa ra những lời khích lệ quá sớm, có thể cách nào đó tôi phá hỏng tiến trình, và kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa đang muốn trên cuộc đời họ.
Mỗi khi chúng ta cố gắng để sống theo thánh ý Thiên Chúa, cần có sự thúc đẩy của Thánh Thần, mới đủ sức cố gắng để chiến đấu chống lại những ích kỷ và tội lỗi nơi chúng ta. Trong những cố gắng này, chúng ta không quên nhìn lên Mẹ, học nơi Mẹ tinh thần đơn sơ, khiêm nhường, phó thác, và nắm chặt lấy tà áo của Mẹ như một trẻ thơ, thỏ thẻ với Mẹ những băn khoăn trăn trở, những mỏi mệt còn đó....Vì biết rằng tình Mẫu Tử của Mẹ sẽ không chịu khuất phục trước bất kỳ trở ngại nào để dẫn con người để con của Mẹ được hạnh phúc thật.
Câu 2. Hình ảnh vị mục tử nhân lành nơi Ga 10. Hôm nay tôi thi hành mục tử của tôi như thế nào?
Đức Giêsu, vị mục tử nhân lành:
Mục tử và đàn chiên, đó là đề tài thường gặp trong CƯ. Đàn chiên tượng trưng cho Dân Thiên Chúa, còn mục tử có thể tượng trưng cho TC, nhưng thường thì tượng trưng cho kẻ cầm đầu trong dân được TC đặt lên để hướng dẫn dân Israel.
Đức Giêsu là mục tử nhân lành qua ba điểm sau:
-Hiến mạng sống mình vì chiên (c. 10).
-Yêu thương chiên bằng tình yêu phát xuất từ tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con (c.15).
-Quy tụ chiên tản mác về một ràn duy nhất (c.16).
Người mục tử nhân lành mang tên Giêsu đã thực thi hoàn hảo ba điểm trên qua cái chết trên thập giá.
Mục tử nhân lành là hình ảnh đối ngược với kẻ chăn thuê:
Người chăn thuê
-Bỏ chiên mà chạy
-Để sói vồ lấy chiên
-Làm cho chiên tán loạn
Đức Giêsu
-Thầy không để anh me mồ côi (Ga 14,18)
-Không ai cướp được chúng khỏi tay tôi (Ga 10,20)
-Quy tụ con cái TC đang tản mác khắp nơi về một mối (Ga11,25)
Như vậy, người chăn thuê chỉ nhắm đến lợi ích cá nhân (lông chiên và thịt chiên), mà không quan tâm đến chiên. Họ chăn thuê vì tiến chứ không phải phát xuất từ yêu thương.
Hình ảnh người Mục tử nhân lành nơi TMNL và nơi TM Ga
*Nơi Tin Mừng Nhất Lãm:
Hình ảnh người Mục tử nơi TMNL nhằm diễn tả tính thiên sai của Đức Giêsu(Mt9, 36-38; Mc 6,34; Lc 14,27), lòng khoan dung và tha thứ của Ngài(Mt18,12-14; Lc15,3-7 ), và sứ vụ của Ngài đối với dân Chúa (Mt 10,16; 25,31-33; Lc12,32 ) được nằm rải rác trong ca trình thuật, không tổng hợp như Tin Mừng Ga.
*Nơi TM Ga
Tác giả Tin Mừng thứ tư đặt dụ ngôn người mục tử nhân lành sau phần bế mạc lễ lều và dụ ngôn này được coi như cầu nối giữa người mù bẩm sinh diễn tả Đức Giêsu là Đấng khai quang, soi sáng và cho Lazaro sống lại diễn tả Ngài là Đấng ban sự sống.
Theo Tin Mừng Ga, Mục tử nhân lành có 4 đặc tính:
1. Yêu mến chiên: “Tôi biết chiên của Tôi, và chiên của Tôi biết tôi” (Ga 10, 14). Động từ “biết” ở đây không chỉ nhận thức của lý trí, nhưng còn là yêu mến, gắn bó.
Được so sánh đến sự hiểu biết giữa Chúa Cha và Chúa Con. Sự mật thiết đó rở nên kiểu mẫu, căn nguyên cho mọi liên hệ của Đức Giê su và các môn đệ. Trong Kinh Thánh “biết” không chỉ là sinh hoạt thuần túy tri thức, không đơn thuần là quen biết hay biết mộ cách hời hợt, mà còn là một hiện diện, thân mật, yêu thương, gắn bó.
Đức Giê su không ngần ngại so sánh sự thâ mật giữa Ngài và chiên với sự hân mật giữa Ngài với Chúa Cha: Chúa Cha là một với Chúa Con, lả sự hiện diện giữa hai Ngôi Vị ở trong nhau “Chúa Cha ở trong Tôi, và Tôi ở trong Chúa Cha” (Ga 10,38). Cũng thế, đó cũng là mối quan hệ hỗ tương giữa các môn đệ phải nên một với Chúa Giêsu, như Đức Giêsu sẽ nói ở Lời nguyện hiến tế (Ga 17,26) “Con ở trong họ”.
2. Ban cho chiên sự sống: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10). Dồi dào về số lượng (sống vĩnh cửu), và về chất lượng (sống hạnh phúc thật).
3. Quy tụ các con khác về một mối: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng Tôi, và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một người mục tử” (Ga 10,16)....=>qua cái chết trên thập giá: “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi” (Ga 12, 32).
Ràn chiên có tường bao quanh và có người canh giữ. Chủ chiên biết rõ chiên và gọi tên từng con một, chiên nghe tiếng chủ gọi và đi theo. Sứ mệnh và tình thương của Người mục tử liên hệ tới tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo. Ở đây Đức Giêsu ám chỉ sứ vụ phổ quát của Ngài (x. Ga 4,35-38). Tất cả những ai sau này sẽ nhận ra tiếng Ngài qua tiếng của những vị thừa sai (Cl 3,11) Ngài sẽ hiệp nhất với họ. Thế nên, tuy chỉ cò một ràn với nhiều mục tử nhưng không hề lẫn lộn chiên. Điều này nói đến chủ quyền của Thiên Chúa.
4. Hy sinh mạng sống: “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên (Ga 10,11).
Như vậy, Đức Giêsu không đánh mất mạng sống, nhưng Ngài dâng hiến vì tất cả chúng ta (Ga 10,18). Để chiên mình được sống, Đức Giêsu đối diện với địch thủ, liều chết và hy sinh mạng sống vì chiên. Nơi Đức Giêsu hình ảnh người Mục tử hòa lẫn với hình ảnh con chiên. Chân dung của người tôi tớ đau khổ (Is 52,13-53). Đã được thực hiện nơi người mục tử nhân lành. Sự hy sinh của Đức Giêsu hoàn toàn tự nguyện, không một quyền năng nào có thể cướp đi mạng sống của Ngài, nhưng chính Ngài đã tự ý hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên.
Chỉ có một mục tử duy nhất là Đức Giêsu, nhưng khi Chúa phục sinh, Ngài trao cho Phêrô nhiệm vụ chăn dắt đoàn chiên, thì quả thật, Ngài muốn sứ vụ ấy được tiếp nối trong lòng Giáo Hội. Vậy ai là người mục tử hôm nay?
Hôm nay tôi thi hành mục tử của tôi như thế nào?
Trên cánh đồng trần thế mênh mông hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều những chủ chăn giả hiệu, những kẻ chăn thuê...Là người mục tử giữa cộng đoàn dân Chúa tôi cần nhắm đến các bạn trẻ một trong những phần tử làm nên sự sống, là sức sống của Giáo Hội, nơi họ không thiếu lòng quảng đại, không thiếu lý tưởng và những ước mơ cao cả. Trước hết, tôi phải là chứng nhân sống bởi họ cần “chứng nhân hơn thầy dạy” để giữ vững niềm tin, phát triển niềm tin.
Tuy nhiên, họ cần ai đó giúp họ gặp được Đức Giêsu một cách thiết thực hơn, và chia sẻ với Ngài về nỗi bận tâm của thế giới, sống lại mối tương quan với tha nhân, khám phá niềm vui gặp gỡ để qua đó nghe được tiếng kêu của những người đói khát chân lý và công lý. Hơn thế, giúp họ nhận ra bổn phận của họ: xây dựng một xã hội văn minh tình thương. Như vậy, tôi trở thành người bạn, người cố vấn, người mục tử ngửi được mùi của chiên. Tất cả dựa trên nền tảng tình yêu phổ quát như Chúa (x. Ga 15,12) để tri ân, học hỏi kinh nghiệm yêu thương nơi người già, thúc đẩy nơi người trẻ một sự quảng đại, vô vị lợi...
Ôi lạy vị mục tử, xin hãy dọn bữa cho chúng con, để nhờ đó mà thế gian không còn đói nữa, và các tâm hồn được no thỏa bánh vĩnh cửu. Amen.
Câu 3. Điều kiên để theo Đức Kitô trong Tin Mừng Nhất Lãm, và trong Tin Mừng Gioan.
Điều kiện để theo Đức Kitô tong Tin Mừng NL:
Theo ai là quyến luyến, gắn bó và ràng buộc cuộc đời mình với người đó, là từ bỏ chính mình, để chia sẻ cuộc sống với người khác. Người nào gắn bó với Đức Kitô, thì cần biết mình phải đáp ứng những yêu cầu nào. Các điều kiện Đức Giêsu nêu ra không được đề nghị riêng cho một ít người tuyển chọn, nhưng cho tất cả những ai đang đi với Người. Một cách cụ thể, theo Đức Kitô thì phải từ bỏ con người cũ, nếp sống cũ, đón nhận đời sống mới.
Đức Giêsu không chỉ đưa ra điều kiện, Ngài còn nói lên tình trạng về cuộc sống mà người môn đệ đi theo Ngài sẽ phải đón nhận, một tình trạng tồi tệ hơn cả sự tồi tệ: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20; Lc 9, 58). Hơn thế nữa, những biểu hiện “buồn vui” của cuộc đời, người môn đệ theo Đức Giêsu đã được Ngài cho một lời khuyên, một lời khuyên hàm chứa sự “xác định” cho một “quyết định”, không áp đặt nhưng chỉ là mời gọi mà thôi.
Xin theo Ngài! chuyện gia đình chớ còn vấn vương. Với người chết ư? Đức Giêsu nói: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa” (Mt 8, 22; Lc 9, 59). Chuyện từ biệt ư? Đức Giêsu bảo “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa” (Lc 9,62). Cái giá phải trả để theo Chúa chính là “sự từ bỏ”. Vâng, Đức Giêsu đã nói : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình…”(Lc 9,23). Ai muốn đi theo Đức Giêsu, thì phải vác thập giá của chính mình, phải đi theo Người trên con đường thập giá. Đức Giêsu đã không đi tìm thập giá và đau khổ, y như thể Người thích. Nhưng Người vác trên mình thập giá và sự đau khổ, đến mất mạng, khi phải đáp ứng điều này hầu giữ được lòng trung thành với Thiên Chúa. Là dấu chỉ cụ thể về sự trung thành vô điều kiện của Người đối với thánh ý Chúa.
Ai muốn đi theo Đức Giêsu , phải đặt sự trung thành với thánh ý Thiên Chúa trên tất cả mọi sự. Vì trân trọng ý muốn của Ngài, người ta phải chấp nhận đau khổ, tủi nhục, bị khinh bỉ và tất cả những gì đối lập lại với một cuộc đời thú vị, thậm chí đến chỗ mất mạng sống mình. Hẳn là chúng ta muốn tạo ra một hình thái Kitô giáo vừa tầm với chúng ta, làm chúng ta vui thích. Đức Giêsu nói với người ta rằng họ chỉ có thể bước theo Người theo những điều kiện của Người. Ai muốn thuộc về Đức Giêsu, thì phải quyết định theo Đức Giêsu toàn thể, với trọn con đường của Người.
Tấm gương những người môn đệ đầu tiên là Anrê, Simon Phêrô, Gioan và Giacôbê, khi đáp lời mời gọi của Đức Giêsu, một bài học tốt cho những ai muốn “Theo Chúa”, các ông đã “lập tức… bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người” (Mt 4,22). Và còn nhiều điều khác nữa, như tật kiêu ngạo, tính vị kỷ thống trị chúng ta, sống khép kín, tìm chính mình thay vì tìm thánh ý Thiên Chúa. Việc “từ bỏ chính mình” làm cho chúng ta nên giống Chúa, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài, trở nên bạn hữu tâm giao, vì Chúa sẽ ban gấp trăm cùng với sự ngược đãi ngay ở trần gian này (
Điều kiện để theo Đức Kitô trong Tin Mừng Gioan:
*Ở lại trong Lời:
“Nếu các ông ở lại trong Lời của Tôi, các ông thật là môn đệ Tôi” (Ga 8,31). Ở lại trong lời Chúa bằng cách nào? Bằng 3 cách:
*Một là lắng nghe Lời Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe” (x.1Sm 3,9).
*Hai là suy nghĩ về những gì Chúa dạy, để chân lý ẩn tàng trong Lời Chúa dần dần sáng tỏ trong đời ta. “Maria hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (x. Lc 2,19.51b).
*Ba là đem ra thực hành những gì Chúa nói, vì “đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc2,17)
Hệ quả của việc ở lại trong Lời của Chúa: “Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,32). Trong CƯ, sự thật chính là Lời Chúa: “Lời Chúa là lời chân thật, như bạc nấu trong lò, đã bảy lần tinh luyện” (Tv12,7). Sang TƯ, sự thật chính là Đức Giêsu, như Lời đã khẳng định: “Chính Thầy là đường là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Vậy biế sự thật là hiểu biết, yêu mến, gắn bó cùng Đức Giêsu, và “sự thật” sẽ giải phóng chúng ta.
Ở lại trong Lời giúp ta giải phóng những gì?
Giải phóng ta khỏi sợ hãi:
Khi ta yếu sức, bệnh tật ta muốn được chữa trị, muốn sống khỏe mạnh. Đến với bác sĩ với nỗi âu lo, bồn chồn và kinh hoàng về những triệu chứng của bệnh, nhưng khi bác sĩ thông báo: không sao! Lời nói đó, giúp ta giải thoát khỏi sợ hãi điều này phậ người ít là hơn một lần ai cũng đã trải qua. Cũng vậy, một khi ta tin tưởng, nương tựa vào Chúa: “nương cánh Chúa, bạn không sợ cảnh hãi hùng đêm vắng, hay mũi tên bay giữa ban ngày, cả dịch khí hoành hành trong đêm tối, cả ôn thần sát hại lúc ban trưa” (Tv 91, 5-6)
Giải phóng khỏi cái tôi ích kỷ
Con người sinh ra mang trong mình bản chất Imago Dei (hình ảnh Thiên Chúa), hạnh phúc, làm chủ trong yêu thương, tương quan với đồng loại, nhưng với phận người không ít lần chúng ta chọn thế gian hơn chọn Chúa, chọn thành công trần tế hơn phần thưởng Nước Trời, chọn yêu thương Eros hơn tình yêu Agape. Thiên Chúa thật sự đau khổ vô cùng khi Ngài biết chúng ta chọn ích kỷ, khi chúng ta phạm tội, khi chúng ta khước từ tình yêu Ngài là ta đang đi vào cõi chết. Lời Ngài đến giải thoát ta khỏi những gông cùm, những xích xiềng làm trì trệ cuộc đời ta, nhất là những bước chân người theo sát Đức Kitô
-Một Giakêu, biết chia sẻ của cải trần gian cho tha nhân (Lc 19,1-10).
-sự phục vụ trong khiêm nhường qua mẫu gương Đức Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,5).
-Từ thất vọng sang hy vọng như hai môn đệ trên đường Emmaus (x. Lc24, 13-35)
-Từ nhát đảm sang can đảm mạnh mẽ như Phê rô và Gioan trước Thượng Hội Đồng Do-thái (Cv4,13tt).
Giải phóng khỏi tha nhân
Cuộc sống không ai là người hoàn hảo, nhưng cũng không ít những lần ta buồn phiền, chán nản hay vui sướng hạnh phúc chỉ dựa trên nhận định của tha nhân. Ta phí thời gian, bỏ phí ơn Chúa ban khi dừng lại nơi những bình phẩm luận của người khác, của dư luận quần chúng. Đức Giêsu giúp ta ít bận tâm đến những gì người khác nói với mình, để bận tâm hơn đến những gì Chúa nói với ta qua lương tâm, qua Kinh Thánh.
Giải phóng khỏi tội lỗi: Như Chúa đã nói: “Không có thầy anh em không làm gì được” (Ga 15,5), nhờ ơn Chúa giúp ta dần dần làm chủ bản thân, để hành động theo ý Chúa thay vì sống buông thả theo ý mình. Thật vậy, ai đến gần Đức Giêsu thì càng trở nên người hơn.
Câu 4. Câu nói cuối cùng của Đức Giêsu trong 4 sách Tin Mừng. Ta có thể rút ra được những bài học gì từ những lời ấy.
“Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài lại bỏ rơi Con?” (Mt 27,46; Mc 15, 34)
“Lạy Cha, Con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46)
“Thế là đã hoàn tất!” (Ga 19, 30)
1. Tiếng kêu than của người công chính bị bách hại (T6 TT- KSách)
Mục đích: Kêu than, tưởng bị bỏ rơi.
Kết thúc: Bình an trong niềm tin, phó thác.
2. Đầu nói về Cha - Cuối nói với Cha=>cả cuộc đời....
Tinh thần cầu nguyện của Đức Giêsu - trích dẫn Tv Phó thác trước khi thiếp ngủ trên thập giá
Lạy Cha =CJ
Lạy Chúa con người.
BÀI HỌC:
Giữ gìn con khỏi sa phạm tội
Cứu chúng con trong giờ lâm tử
Cứu con nơi tòa Chúa phán xét sau này.
Hủ Tíu