Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 15 Tháng 12 2016 18:28

Sự kiện Mùa Vọng

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Sự kiện Mùa Vọng


Khắp nơi trên thế giới bắt đầu vang lên các bài hát Giáng Sinh và mọi người sẵn sàng nói về Mùa Giáng Sinh – nhưng chưa phải là lễ Giáng Sinh. Mùa Vọng là mùa chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh.
Mùa Vọng là gì và tại sao lại quan trọng? Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Giêsu đến. Mùa Vọng có chủ đề hầu như là sám hối (quasi-penitential theme), và điều này có thể là “thuốc giải độc” mạnh đối với việc bảo vệ quyền lợi của đất nước và thời gian của chúng ta.


Đây là 10 sự kiện quan trọng về Mùa Vọng:
1
Việc chuẩn bị lễ Giáng Sinh được tìm thấy trong sách ghi chép về Công nghị Saragossa, ở Tây Ban Nha năm 380 (sau Công Nguyên). Công hội này tuyên bố các Kitô hữu đã rửa tội nên có mặt ở nhà thờ từ 17/12 đến 25/12, chỉ 8 ngày trước lễ Giáng Sinh – không là Mùa Vọng trọn vẹn nhưng là một sự khởi đầu.
2
Thánh Caesarius thành Arles (502-542) được coi là người có những bài giảng đầu tiên về Mùa Vọng.
3
Công hội Macon ở Gaul (ngày nay là Pháp) năm 581 (sau công nguyên) là nhân chứng hùng hồn về những gì chúng ta có thể gọi là Mùa Vọng. Công hội này nói rằng các quy tắc phụng vụ đối với mùa Chay được duy trì từ 11/11 tới 24/12 (khoảng 40 ngày). Việc nối kết giữa Mùa Vọng và Mùa Chay phản ánh lý do tại sao màu tím sám hối lại phổ biến đối với cả Mùa Vọng và Mùa Chay.
4
Chúng ta cũng có bài giảng của Thánh Giáo Hoàng Gregôriô Cả (590-604) về Chúa Nhật II Mùa Vọng.
5
Thế kỷ thứ VII, Mùa Vọng được cử hành ở Tây Ban Nha với 5 Chúa Nhật. Sách bí tích Gelasia (Gelasian Sacramentary) cũng đưa ra phụng vụ đúng đối với 5 Chúa Nhật Mùa Vọng.
6
Các Giáo hội Đông phương bắt đầu cử hành Mùa Vọng từ thế kỷ thứ VIII như thời gian ăn chay nghiêm nhặt và kiêng khem – việc thực hành vẫn phổ biến trong Chính Thống giáo Đông phương (Eastern Orthodoxy). Việc thực hành này cũng phản ánh tính tương tự với Mùa Chay. Một cách ngẫu nhiên, màu đỏ là màu phụng vụ phổ biến nhất đối với Mùa Vọng trong các Giáo hội Đông phương.
7
Thánh GH Gregoriô VII (1073-85) đã giảm số Chúa Nhật Mùa Vọng từ 5 xuống còn 4 như hiện nay.
8
Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng được gọi là Chúa Nhật vui mừng (Gaudete Sunday) và được đánh dấu bằng lễ phục hồng và treo màn. Gaudete nghĩa là vui mừng vì Chúa Nhật III là đi được nửa chặng đường Mùa Vọng. Việc này hợp với lễ phục hồng được dùng vào Chúa Nhật IV Mùa Chay (Laetare Sunday), cũng đi được nửa chặng đường Mùa Chay.
9
Vòng hoa Mùa Vọng, xuất hiện trong nhiều gia đình Công giáo, đó là một cách sáng tạo mới. Nó được bắt nguồn từ một thói quen của người Đức hồi thế kỷ thứ XIX, nguồn gốc từ những người theo thuyết Luther (Lutheranism). Việc thực hành này mau chóng được người Công giáo Bavaria theo và phát triển ra khắp thế giới.
10
Phụng vụ Mùa Vọng đề cập lần đến thứ hai của Đức Kitô trong khi vẫn nhớ lần đến thứ nhất của Đức Kitô trong lễ Giáng Sinh. Như vậy, Mùa Vọng được cử hành hoạt động của Thiên Chúa trong lịch sử qua Đức Giêsu Kitô. Mùa Vọng là bước ngoặt của lịch sử Kitô giáo.
Hy vọng thông điệp này sẽ hữu ích cho bạn. Xin gởi thông điệp này cho bạn bè và gia đình, đồng thời tận hưởng Mùa Vọng thánh thiện. Chúc mọi người sống Mùa Vọng hạnh phúc và thánh thiện để xứng đáng đón nhận Hồng ân của Chúa Hài Đồng – Vương Nhi Giêsu.

TAYLOR MARSHALL
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Canterbury Tales)

Read 2376 times Last modified on Thứ sáu, 16 Tháng 12 2016 14:32