Thánh Piô X, Giáo hoàng, lễ nhớ.
Tl 9,6-15; Mt 20,1-16a.
Giuseppe Sarto là con của một gia đình nghèo, được sinh ra vào ngày 2.6.1835 trong làng Riese gần Treviso. Học hết các lớp tiểu học tại làng, rồi phải cuốc bộ 14 cây số hằng ngày để theo Trung học. Bà mẹ mua cho đôi giày, nhưng để tiết kiệm, cậu Giuseppe mang giày đi học, ra khỏi nhà được một quãng, cậu cởi ra, vác trên vai, đi chân không đến trường. Lớn lên, cậu muốn làm linh mục, cha muốn con ở nhà giúp gia đình, mẹ khuyến khích con dâng mình cho Chúa.
Năm lên 15 tuổi Giuseppe bước vào chủng viện ở Padua; ít lâu sau người cha qua đời, ngài quá lo lắng muốn trở về giúp gia đình, nhưng người mẹ cương quyết tin vào Thiên Chóa, và dạy con cứ tiếp tục con đường tu trì.
Năm 1858 ngài thụ phong linh mục; năm 1875 làm cha sở nhà thờ chánh tòa ở Treviso và năm 1884 lên chức Giám mục cai quản địa phận Mantua. Chín năm sau, 1903, Đức Thánh Cha Lêô XIII nâng ngài lên làm Thượng Phụ Giáo Chủ ở Venise. Cũng chính năm đó, với chức Hồng Y ngài mua vé xe lửa khứ hồi đi Rôma, họp Conclave để bầu Giáo Hoàng mới. Thế nhũng Hồng Y Đoàn đã bầu ngài lên ngôi Giáo Chủ. Ngài phản đối, khóc lóc và van nài, nhưng cuối cùng phải chấp nhận.
Mười một năm trên ngai Giáo Hoàng, ngài vẫn như xưa : một vị mục tử. Ngài thấy trách nhiệm của mình trong việc “Canh tân tất cả trong Đức Kitô”. Ngài thúc đẩy canh tân tất cả với một nhiệt tâm đặc biệt : Phụng vụ, giáo luật, khoa Thánh Kinh. Ngài chiên đàu không khoan nhượng với các lạc thuyết trong thời đại ngài, núp dưới danh Modernismus.
Ngài là con người cầu nguyện và giúp đỡ mọi khó khăn. Ngài cho phép và khuyên bảo việc rước lễ hằng ngày và thường xuyên của tín hữu ; đặc biệt ngài cho phép các em nhỏ, khi đủ trí khôn, được phép rước lễ. Cuối đời ngài lo lắng cho tình hình xáo trộn trong thế giđi. Ngài qua đời ngày 20.8.1914 sau khi thế chiến thứ nhất bùng nổ trên thế giới. Năm 1945 ngài được nâng lên hàng hiển thánh.
Thánh giáo hoàng Piô X hiểu rõ được tầm quan trọng của việc huấn giáo. Dạy trẻ em yêu mến Thiên Chúa và chuẩn bị cho chúng lãnh các phép bí tích là những ưu tư hàng đầu của thánh nhân. Cộng tác vào chương trình huấn giáo của giáo xứ chính là một cách chúng ta đang đóng góp phần mình để bảo tồn gia sản quý đẹp của thánh giáo hoàng Piô X.
Với trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu ví sắp thiết lập giống như câu chuyện một ông chủ vườn nho đi kêu người làm vao làm việc trong vườn nho của mình. Có 4 tốp người được kêu vào làm vào 4 thời điểm khác nhau trong ngày: giờ thứ nhất, giờ thứ ba, giờ thứ sáu, và cả giờ thứ mười một. Khi trả lương, chủ vườn lại trả lương từ người làm giờ thứ mười một tới người làm từ giờ thứ nhất. Mỗi người đều được trả lương bằng nhau là một quan tiền. Khi có người thắc mắc ông chủ đã cho biết ông không bất công khi trả lương sòng phẳng theo thỏa thuận ban đầu là một đồng. Còn việc ông trả cho người sau bằng người đầu là do lòng nhân hậu của ông. Cũng vậy, sau này Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ chung cho mọi người gia nhập vào Hội Thánh. Dù là dân ngoại vào trễ hay dân Do Thái vào từ ban đầu, đều được hưởng ơn cứu độ như nhau, miễn là phải có đức tin thể hiện qua đức cậy và đức mến.
Chính vì cách trả tiền công ‘giống nhau là một đồng’, khiến cho những người vào làm vườn nho từ sáng sớm bực tức với ông chủ, và ghen tị với những người vào làm trễ. Họ lẩm bẩm với ông chủ: “Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?"
Thế nhưng, ông chủ vẫn có quyền làm như thế với các người làm công cho ông. Ông chủ làm gì cho ai, cũng bởi lòng tốt của ông mà thôi: "Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?"
Ta thấy Thiên Chúa không lấy của những người làm trước , mà cho những người làm sau. Xét cho cùng Ông Chủ “ bị thiệt” chứ không phải những người làm trước bị thiệt. Vì sự thỏa thuận vẫn giữ nguyên giá trí của nó, Ông Chủ không tùy tiện “tăng thêm” tiền công nhật, mà là Ông Chủ cho “thêm “ người làm sau cùng, để ngày ấy họ cũng “đủ” cái ăn như người làm từ sáng. Thiên Chúa không xét theo nhiều hay ít,mà là xét theo “ nhu cầu” thực tế của họ trong ngày ấy.
Sự công bằng của Nước Trời không phải bởi sự “so đo” theo kiều trần thế, mà là “tình thương" bởi Thiên Chúa. Sự cân đong, đo, đếm của Thiên Chúa không dựa vào” năng lực” của con người, vì có ai có năng lực xứng đáng, hay tài năng hơn tha nhân đâu? Nếu có chăng sự giỏi giang, hay tài trí của người đó, cũng do chính Thiên Chúa ban.
Vậy, sự “đau khổ” của người làm công từ giờ thứ 11, không phải do anh ta lười biếng không chịu làm, mà do không được thuê mướn. Nỗi khổ của anh ta cũng không kém người làm từ sáng sớm. Anh ta làm ít giờ hơn, nhưng tâm trạng “lo lắng” ưu tư, nỗi buồn, sự mặc cảm, không biết có ai thuê mình không ? Làm thế nào có đủ tiền mua gạo cho ngày hôm nay để nuôi vợ con , v. v và v…v? Như vậy, Thiên Chúa thấu suốt những điều ấy và ban cho họ.
Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta hiểu ý nghĩa chính yếu nhất của dụ ngôn: ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng tốt lành vô cùng. Ngài không mắc nợ với ai, nên cũng không phải trả công cho ai. Tất cả những gì ta có đều do Thiên Chúa ban nhưng không. Thiên Chúa ban điều gì cho ai tùy ý Ngài. Không ai có quyền kêu trách hay đòi hỏi. Hồng ân Chúa ban là những gì tốt nhất cho mỗi người.
Thiên Chúa tốt lành và quan tâm mời gọi mọi người làm vườn nho cho Chúa để được vào Nước Trời. Tất cả mọi người đều được gia nhập vào đạo thánh Chúa. Nước Trời không chỉ dành riêng cho người Do Thái, mà cho cả dân ngoại, người lành cũng như kẻ dữ đều được Chúa yêu thương. Tuy nhiên, được vào Nước Trời hay không, còn tùy vào thái độ sống và chọn lựa cách tự do của mỗi người: sống xứng đáng hay bất xứng trong cuộc sống hiện tại.
Mỗi người làm vườn nho được hưởng một đồng, đó là ý của Thiên Chúa ban cho chúng ta được hưởng mọi ân phúc của Chúa. Như vậy, chẳng có ai bị từ chối vào Nước Trời, trái lại mọi người đều được đón nhận lòng tốt của Thiên Chúa, chứ không phải do công lao của mình xứng đáng được hưởng.
Thiên Chúa không xét theo nhiều hay ít,mà là xét theo “nhu cầu” thực tế của họ trong ngày ấy.
Sự công bằng của Nước Trời không phải bởi sự “so đo” theo kiều trần thế, mà là “tình thương" bởi Thiên Chúa. Sự cân đong, đo, đếm của Thiên Chúa không dựa vào” năng lực” của con người, vì có ai có năng lực xứng đáng, hay tài năng hơn tha nhân đâu? Nếu có chăng sự giỏi giang, hay tài trí của người đó, cũng do chính Thiên Chúa ban.
Thiên Chúa muốn thể hiện Nước Trời trong lòng nhân thế, vì Ngài muốn hướng nhân thế lên với Ngài, chứ không muốn nhân thế chỉ mãi mãi là thế nhân. Vâng, điều ấy là chân lý, chứ không phải lộng ngôn. Cũng chính vì điều nầy mà có một thiên thần phản nghịch, tức sự ganh ghét, sự đố kỵ, sự cạnh tranh đối với loài thụ tạo có thân xác, và xuất phát là ma quỷ.
Huệ Minh