Thứ Ba Tuần XXIX Thường Niên.
(Tr) Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II.
Rm 5,12.15b.17-19.20b-21; Lc 12,35-38.
TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hay Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, tên khai sinh của Ngài là Karol Józef Wojtyła. Ngài sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice, miền nam Ba Lan, cách Kraków 50 cây số. Ngài là vị Giáo Hoàng thứ 264 của Giáo Hội Công Giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978.
Cho đến khi qua đời, triều đại của Ngài đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại Giáo Hoàng dài thứ ba trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, sau triều đại Giáo Hoàng của Thánh Phêrô trải dài 34 năm và triều đại Đức Giáo Hoàng Piô IX trải dài 32 năm.
Cho đến hiện tại, Ngài là vị Giáo Hoàng duy nhất người Ba Lan và là Giáo Hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Đức Giáo Hoàng Ađrianô VI vào năm 1520. Ngài được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. và cả những năm đầu thế kỷ 21.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hay Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, tên khai sinh của Ngài là Karol Józef Wojtyła. Ngài sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice, miền nam Ba Lan, cách Kraków 50 cây số. Ngài là vị Giáo Hoàng thứ 264 của Giáo Hội Công Giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978.
Cho đến khi qua đời, triều đại của Ngài đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại Giáo Hoàng dài thứ ba trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, sau triều đại Giáo Hoàng của Thánh Phêrô trải dài 34 năm và triều đại Đức Giáo Hoàng Piô IX trải dài 32 năm. Cho đến hiện tại, Ngài là vị Giáo Hoàng duy nhất người Ba Lan và là Giáo Hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Đức Giáo Hoàng Ađrianô VI vào năm 1520. Ngài được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. và cả những năm đầu thế kỷ 21.
Trong triều đại của mình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo trong Thế giới thứ ba. Ngài đã thực hiện rất nhiều chuyến tông du hơn 129 quốc gia, Ngài có thể nói được hơn 10 ngôn ngữ, ngoài tiếng Ba Lan còn có tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và một chút tiếng Việt.
Trong suốt triều đại của mình, Ngài đã lên tiếng phản đối chiến tranh và kêu gọi hòa bình, phản đối chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tài, chủ nghĩa duy vật, các phương pháp phá thai, thuyết tương đối, chủ nghĩa tư bản và cách thức chết êm dịu. Đức Giáo Hoàng cũng được coi là một trong những nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan và Đông Âu.
Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên công khai xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo Hội trong quá khứ. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên đứng ra hòa giải với Chính Thống Giáo Đông Phương, Do Thái Giáo và Anh giáo. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật Giáo, Khổng Giáo, Chính Thống Giáo Đông Phương, Do Thái Giáo, Cao Đài và Hồi Giáo. Ngài còn là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm một ngôi đền Hồi Giáo ở Syria, và là vị Giáo Hoàng đầu tiên tổ chức ra Ngày Giới Trẻ Thế Giới hằng năm, và cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm vùng Thánh Địa Jerusalem.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI phong là Đấng Đáng Kính vào ngày 19 tháng 12 năm 2009 và phong Chân Phước vào ngày 1 tháng 5 năm 2011. Mặc dù chưa chính thức được phong thánh nhưng vì Ngài là người sáng lập ra Đại hội Giới Trẻ Thế Giới nên Ngài được chọn là một trong những vị Thánh Quan Thầy bảo trợ cho ba kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới liên tiếp tại Sydney năm 2008, Madrid năm 2011, và tại Rio de Janeiro năm 2013. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được phong thánh vào ngày 27.4.2014 tại Roma.
Với trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy tỉnh thức và sẵn sàng vì không biết giờ nào Thiên Chúa sẽ đến. Người đưa ra mẫu gương về người đầy tớ chờ đợi chủ. Người đầy tớ này luôn trong tư thế tỉnh thức: “thắt lưng và thắp đèn”, suốt đêm không hề chợp mắt để chờ đợi ông chủ trở về… Dường như anh luôn sống trong mối dây hiệp thông mật thiết với ông chủ của mình. Anh luôn nghĩ rằng ông chủ đang ở ngoài cửa, đang chờ đợi anh chạy đến chào đón ông. Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta chờ đợi Người trong tâm thức đó.
"Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn". Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tỉnh thức. Có lẽ chúng ta rất tỉnh thức trong kinh kệ, trong nghĩa vụ đạo đức, nhưng lại mê ngủ trong những đòi hỏi của Tin Mừng. Kitô giáo không phải là đạo ru ngủ, nhưng luôn thức tỉnh chúng ta, bởi vì đạo là đường để đi. Người chăm chú đi đường không thể ngủ gật, trái lại luôn mở mắt để nhìn thấy cảnh trí chung quanh, để nhận ra hướng đi của mình, để đồng hành với người khác.
Thiên Chúa rất yêu thương con người và luôn muốn con người sống trong tình hiệp thông với Ngài. Vào buổi đầu tạo dựng, con người được sống trong tương quan mật thiết với Thiên Chúa: “Ngày ngày, Thiên Chúa xuống viếng thăm và trò chuyện với con người”. Đến khi con người phạm tội, Thiên Chúa không cắt đứt mối dây hiệp thông với con người nhưng lại làm cho sợi dây đó thêm gần gũi và bền chặt hơn. Ngài đã cho Con Một của Ngài xuống thế, sống kiếp phàm nhân, để đồng phận và đồng cảm với con người. Với cái chết đầy tủi nhục trên thập giá, Người Con đã mang con người trở về với Thiên Chúa. Không chỉ có thế, Ngôi Hai Thiên Chúa còn luôn hiện diện giữa nhân loại qua Bí Tích Thánh Thể, Ngài ở đó và chờ đợi con người đến với Ngài.
Thiên Chúa còn muốn chúng ta hiệp thông với Ngài qua tha nhân và qua vũ trụ này. Ngài ban cho chúng ta ngũ quan để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thế giới, để liên đới và yêu thương nhau.
Quả thật, khi chúng ta mở ra với thế giới, chúng ta sẽ cảm nhận được thiên nhiên như một người bạn rất gần gũi và thân thiết, đồng thời cũng nhận ra được sự hiện diện của Chúa ẩn tàng trong những quy luật và những kỳ quan của vũ trụ. Khi chúng ta tiếp xúc, giúp đỡ hay làm một việc gì đó cho tha nhân, chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui khi “sống với và sống cho”, đồng thời nhận ra được một điều: tha nhân không chỉ là hình ảnh của Chúa mà còn là chính Chúa (Mt 25, 35-45).
Huệ Minh