5.6.2020 Thứ Sáu
Mc 12, 35-37
NGƯỜI CÔNG CHÍNH ĐƯỢC CHÚA THƯƠNG
Tin mừng hôm nay cũng là một bằng chứng cho điều đó. Đức Giêsu cố gắng giới thiệu cho người Do Thái một cách khéo léo về Đấng Kitô, về Chúa Thượng. Việc giới thiệu ấy không ngoài mục đích giúp các thính giả Do Thái nhận ra Đấng Kitô, Đấng Mêsia, Đấng Cứu Thế, Đấng là Chúa Thượng, Chúa cả muôn loài, được sai đến trần gian, và sẽ trở về bên hữu Chúa Cha: “Bên hữu Cha đây, con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân con”.
Những người Biệt Phái và nhóm Pharisiêu không tin Đức Giêsu là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa. Họ nghĩ Người chỉ là một nhân vật bình thường thuộc dòng dõi vua Đavít như bất kỳ một người hậu duệ nào khác trong dòng dõi vua mà thôi. Người không thể là Đấng Kitô của Thiên Chúa, vì hiện tại Người đang sống cùng thời với họ. Đứng trước những thắc mắc đó, Đức Giêsu đã dùng chính những lời của vua Đavít đã nói trước về Người để giúp họ nhận ra thân thế thật của Đấng Kitô. Vua Đavít đã gọi Đấng Kitô là “Chúa Thượng” của mình và “Chúa Thượng” này cũng chính là “Con của vua”. Để “thấy và hiểu” được điều ấy, nhất định vua đã được Thánh Thần soi dẫn.
Kinh thánh đã nhiều lần minh chứng và gọi Chúa Giêsu là con vua Đavít (Mt 1, 1). Phía dân chúng đã từng xưng tụng Chúa là con vua Đavít trong ngày lễ Lá, Chúa vào đền thánh (Mt 21, 9). Marcô ghi lại “vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Hạnh phúc thay nước Đavít sẽ đến” (11, 9). Thánh Gioan ghi lại rằng các thầy biệt phái được hỏi ý kiến đã trả lời “Đức Kitô thuộc dòng tộc Đavít và đến từ Belem là quê của Đavít” (Ga 7, 12). Người mù thành Gierico cũng đã kêu lên “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót tôi” (Mc 10, 48).
Đức Kitô đã được gọi là “Con Vua Đavít” (Mt 1, 1). Ngài không bao giờ từ chối tước hiệu này, nhưng tước hiệu đó không diễn tả đủ mầu nhiệm về chính Ngài. Vì thế, để kiện toàn những lời đã hứa với Đavít, Chúa Giêsu tuyên bố mình còn lớn hơn Đavít, Ngài là Chúa của Đavít (Mt 22, 42-45). Đavít chỉ là một chủ chiên của dân Chúa (Ed 34,23t). Nhưng Chúa Giêsu mới là chủ chiên thật, hiền lành thí mạng sống cho cả Đavít nữa. Chúng ta sẽ thấy Đấng là con Đavít sẽ trở lại ngày phán xét (Xh 22, 16).
Đức Kitô là Thiên Chúa thật và cũng là người thật. Đó là lòng tin kiên vững của Kitô giáo. Quá nhấn mạnh tới thiên tính mà bỏ quên nhân tính, hoặc ngược lại, đều là những sai lầm tai hại. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, như lời thánh Gioan: “Từ khởi thủy đã có Lời, Lời vẫn ở cùng Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa”. Nhưng Lời đã thành xác phàm và sống giữa nhân loại để cứu độ con người và nâng con người lên địa vị con cái Thiên Chúa. Nói theo thánh Irênê: Thiên Chúa đã làm người để con người được trở thành Thiên Chúa.
Cuộc đối đầu trực diện giữa Chúa Giêsu và các đối thủ qua đi với việc họ không còn chất vấn Ngài nữa. Lúc này, tác giả Marcô lại nhớ thêm một cảnh, trong đó chính Chúa Giêsu là người chất vấn. Marcô không xác định rõ kẻ bị hỏi, chỉ ở cuối đoạn ông mới cho biết đông đảo dân chúng lắng nghe Ngài cách thích thú.
"Con của Vua Đavid" là một tước hiệu để gọi Đấng Messia. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không thích xưng mình với tước hiệu này, vì nó dễ gợi lên một quan niệm lệch lạc trong đầu óc người ta về một Đấng Messia cao sang uy quyền. Ngài thích xưng mình là Con Người hơn. Sở dĩ hôm nay Ngài dùng tước hiệu "Con Vua Đavit" là chỉ vì Ngài muốn mở trí cho các luật sĩ hiểu Ngài là ai thôi.
Chúng ta biết vua Đavit là vị vua rất nổi tiếng mà dân Do Thái kính phục và hãnh diện. Vua Đavit là một con người đại lượng. Ông đã không trừng phạt Saolê dù ông có thể (1Sm 24,26). Ông hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa (2Sm 15,25). Ông viết các thánh vịnh. Ông còn là một nhạc sĩ, là nhà kiến trúc vẽ đồ án đền thánh.
Quả thế, nhìn lại cuộc đời của ông, người ta thấy ông có một số lầm lỗi, nhưng cách chung ông là một vị vua sáng giá. Người Do Thái quan niệm rằng, làm vua theo dòng họ Đavid là cao trọng nhất. Cho nên nói rằng, Đấng Cứu Thế xuất thân từ nhà Đavit, là tôn vinh giá trị cao nhất của Ngài. Hơn thế nữa, Ngài còn là Chúa của Đavit.
Kinh Thánh đã nhiều lần minh chứng và gọi Chúa Giêsu là con vua Đavit (Mt 1,1). Dân chúng đã từng xưng tụng Chúa là con vua Đavit trong ngày Lễ Lá (Mt 21,9). Người mù thành Giêrikhô cũng đã kêu lên: "Lạy Con Vua Đavit, xin thương xót tôi" (Mc 10, 47).
Đức Kitô đã không bao giờ từ chối tước hiệu này, nhưng tước hiệu đó chưa diễn tả đủ vàđúng về Ngài. Vì thế, để kiện toàn những lời đã hứa với Đavit, Chúa Giêsu tuyên bố mình còn lớn hơn Đavit, Ngài là Chúa của Đavit (Mt 22, 42-45). Đavid chỉ là một chủ chiên của dân Chúa (Ez 34, 23t), Chúa Giêsu mới là chủ chiên thật, hiền lành thí mạng sống cho cả Đavit nữa. Rồi đây, người ta sẽ thấy Đấng là con Đavid sẽ trở lại ngày phán xét (Xh 22,16).
Như vậy, vấn đề được Chúa đặt ra ngày hôm nay là "Chính vua Đavit gọi Đấng Kitô là Chúa thượng thì do đâu Đấng Kitô lại còn là con vua ấy được?" (Mc 12,37). Thật là một câu hỏi dễ trả lời nếu như người ta tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa nhưng điều này những người Do Thái chưa thể vươn tới. Chính vì thế mà họ không tìm ra được câu trả lời.
Trong lần chất vấn này, Chúa Giêsu đề cập đến tước hiệu mà các luật sĩ gán cho Ngài: con vua Ðavít. Một truyền thống Do thái xa xưa vẫn cho rằng Ðấng Kitô phải thuộc dòng dõi vua Ðavít (2V 7, 14-17). Người ta cũng thường gọi Chúa Giêsu là "con vua Ðavít" (10, 48; 11, 10). Nhưng chắc chắn Chúa Giêsu không tự xưng mình bằng tước hiệu này, vì nó quá hàm hồ, Ngài muốn tránh xa quan niệm về Ðấng Kitô theo kiểu chính trị.
Ngài trưng dẫn Thánh vịnh 110, theo đó Ðấng Kitô vừa là con vua Ðavít, vừa được Ðavít gọi bằng "Chúa tôi". Chính Kinh Thánh đã gán cho Ðấng Kitô một phẩm tính cao cả hơn con vua Ðavít và gọi bằng tước hiệu "Chúa". Sau biến cố Phục Sinh, các Kitô hữu đã sử dụng Thánh vịnh 110 để tìm ra các tước hiệu bao hàm trọn vẹn tính cách của Chúa Giêsu: họ tuyên xưng Ngài thực sự thuộc đẳng cấp thần thánh: Ngài đã sống lại và được Thiên Chúa phong làm "Chúa". Ngài lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa (Cv 2, 34-36).
Ðức Kitô là Thiên Chúa thật và cũng là người thật. Ðó là lòng tin kiên vững của Kitô giáo. Quá nhấn mạnh tới thiên tính mà bỏ quên nhân tính, hoặc ngược lại, đều là những sai lầm tai hại. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, như lời thánh Gioan: "Từ khởi thủy đã có Lời, và Lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa". Nhưng Lời đã thành xác phàm và sống giữa nhân loại để cứu độ con người và nâng con người lên địa vị con cái Thiên Chúa. Nói theo thánh Irênê: Thiên Chúa đã làm người để con người được trở thành Thiên Chúa.
Con người là một huyền nhiệm với nhiều điều sâu kín không thể hiểu thấu, thì Đức Ki-tô Con Thiên Chúa làm người lại là một mầu nhiệm cao vời, và thẳm sâu hơn nữa. Mầu nhiệm này vượt trên tất cả những suy tưởng. Để không hoài nghi như những người lãnh đạo Do Thái xưa, chúng ta nhất thiết phải có một “cặp mắt” như Đavít, cặp mắt của đức tin được Thánh Thần chiếu rọi để nhận ra sự thật về Đức Kitô. Điều đó luôn là một thách thức lớn lao trong việc tiếp nhận niềm tin Kitô giáo đối với nhiều người và ngay cả với người đang mang danh là Kitô hữu – Bạn của Đức Kitô.
Đức Giêsu đặt vấn đề với các luật sĩ về tình tính của Người: “Chính vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì Đấng Kitô lại là con vua ấy thế nào được?”. Khi nói thế, Đức Giêsu muốn gợi mở cho họ biết rằng Người chỉ là con vua Đavít về phần xác, còn về phần thiêng liêng người là con Thiên Chúa và là Chúa Thượng của Đavít.
Chúng ta đã biết và tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Điều quan trọng là làm sao để niềm tin của chúng ta luôn vững mạnh, ngõ hầu chúng ta có thể can đảm vững bước theo Người.
Huệ Minh