Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã cầu nguyện để tất cả chúng ta nên một. Ngài nói: “Lạy Cha, Con không chỉ cầu nguyện ” (Ga 17:21). Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, nhắc chúng ta nhớ lại rằng hiệp nhất là một trong những ân sủng của Chúa Thánh Thần. Đối với người Ki-tô hữu, điều đó có nghĩa là mỗi người chúng ta đều là chi thể của Đức Ki-tô, được Thần Khí Chúa hợp nhất trong tình yêu của Ba Ngôi, như lời nguyện Thánh Thể II đã có: “Xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Đức Kitô, được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần.”
Sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, ngôn ngữ, phong tục tập quán, nền chính trị, trình độ học vấn, mức độ thu nhập của nhân loại thực sự là một thách thức lớn đối với sự hiệp nhất nhân loại… Dường như tất cả những khác biệt ấy đã chia cắt chúng ta thành những hòn đảo.
Huấn luyện viên Gioan Wooden có nói, "Hạnh phúc bắt đầu khi chúng ta ngừng suy tính cho riêng mình." Chúng ta cũng có thể nói rằng, "sự hợp nhất bắt đầu khi lòng ích kỷ kết thúc." Xin Chúa Thánh Thần xua tan tính ích kỷ nơi mỗi người chúng ta và cả tất cả những gì đang ngăn cản chúng ta kết nối với nhau.
2) Còn điều gì có thể xây dựng sự hiệp nhất nữa không?
Thưa, đó là lòng thương xót và những giọt nước mắt của tình thương. Mặc dù có khoảng 7,000 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới để con người giao tiếp, nhưng tất cả chúng ta có chung một ngôn ngữ khi diễn tả tình yêu và lòng thương xót, đó là nước mắt. Chúng ta rơi lệ vì tình thương và hiệp thông với những nạn nhân của khủng bố ở Mỹ vào năm 2001. Chúng ta khóc khi nhìn thấy người lớn và trẻ em bị chết trong cuộc biểu tình ở Israel trong tuần qua, và cuộc bạo loạn ở Myanmar và nhất là chúng ta đang đối diện với dịch bệnh Covid 19.
Lòng nhân ái xuất phát từ sự thấu hiểu những gì mà người khác đang trải qua. Nếu chúng ta thấu hiểu nỗi đau của người khác, chúng ta sẽ sớm nhận ra rằng con người luôn khao khát và tìm kiếm hạnh phúc, những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, con người đều phải đối mặt với những mất mát sâu sắc trước cái chết của những người thân yêu, và tất cả chúng ta cũng sẽ phải đối diện với cái chết của chính mình. Chúng ta có vô vàn điểm chung. Chúng ta thực sự là anh chị em với nhau, cùng một Cha trên trời, như Gioan Dunn đã viết, “Cái chết của bất kỳ ai cũng tác động đến tôi, vì tôi là một với toàn thể nhân loại; vì vậy không bao giờ tự hỏi tiếng chuông nguyện hồn ai? Vì đó là tiếng chuông nguyện hồn bạn."
3) Điều gì khác tạo ra sự hợp nhất? Niềm vui. Bất chấp nhiều ngôn ngữ trên trái đất, tất cả chúng ta đều chung một ngôn ngữ của niềm vui đó là nụ cười. "Ha-ha, hi-hi, he-he"… Diễn viên hài Victor Borge nói, "Tiếng cười thu hẹp khoảng cách giữa con người với nhau." Tiếng cười xóa tan sự kiêu ngạo và gắn kết mọi người trong niềm vui. Chúng ta có thể nghĩ rằng có rất nhiều tiếng cười trên thiên đường, vì ở đó mọi người hiệp nhất với nhau.
4) Có điều gì khác làm nên sự hiệp nhất không? Chúng ta đều sống trên trái đất, được sưởi ấm bởi cùng một mặt trời, hít thở cùng một bầu không khí và uống cùng một nguồn nước. Trái đất là ngôi nhà chung của cả nhân loại. Tất cả chúng ta cần gắn kết bằng những nỗ lực cụ thể để bảo vệ ngôi nhà thân yêu là trái đất của chúng ta, sử dụng và bảo tồn tài nguyên cũng như biến nó trở thành nơi an toàn cho mọi loài sinh sống và phát triển.
5) Điều gì tạo nên sự hiệp nhất trong chúng ta? Tình yêu thương làm con người nên một. Chúa Giê-su dạy chúng ta hãy yêu người lân cận như yêu chính mình (Mt 22:39). Trong bữa ăn cuối cùng, Chúa Giê-su đã nâng chén tạ ơn và nói: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con.” (Ga 13: 34-35). Điều đó có nghĩa là chúng ta yêu thương cách vô điều kiện, không tính toán, yêu thương tận cùng như Chúa Giê-su đã yêu đến nỗi hy sinh tính mạng vì chúng ta trên thập giá. Tình yêu không chỉ khiến con người trên thế giới nối kết thành một vòng tròn mà còn làm cho hành trình của mỗi người trở nên hoàn thiện và quý giá biết bao.
6) Cuối cùng, đó là gió. Gió nâng cánh diều bay lên cao. Nó cũng có thể đẩy những chiếc thuyền buồm đến những bến bờ mong ước.
Con tàu dù có lộng lẫy, sang trọng và tiện nghi đến đâu đi nữa mà chỉ được trưng bày ở một nơi nào đó thì nó cũng không được gọi là tàu vì tàu chỉ được định nghĩa khi nó di chuyển trên biển. Chúng ta không muốn ngồi trên một bến cảng suốt đời mặc dù ở đó chúng ta không phải đối mặt với bất kì thách thức gì. Thần Khí của Chúa Thánh Linh thúc đẩy chúng ta để chúng ta ra đi thực hiện sứ mệnh, một sứ mệnh yêu thương và yêu thương. Chúng ta nhận biết sứ mệnh của mình chỉ khi chúng ta cầu nguyện, "Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện." Nhiệm vụ này gắn kết chúng ta nên một. Có người đã nói muốn đi nhanh hãy đi một mình nhưng muốn đi được xa hãy đi cùng nhau. Hành trình của mỗi người chúng ta để thực thi sứ mạng mà Thiên Chúa trao phó cần chúng ta đi cùng nhau vì đó là một cuộc hành trình dài.
Lm. Fr. Son,scj