Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 31 Tháng 1 2023 20:18

Thành Kiến Làm Cản Trở Ðức Tin

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Thành Kiến Làm Cản Trở Ðức Tin


tháng 2 năm 2023

1.2 Thứ Tư Thứ Tư trong tuần thứ Tư Mùa Quanh Năm

Dt 12:4-7,11-15; Tv 103:1-2,13-14,17-18; Mc 6:1-6

Thành Kiến Làm Cản Trở Ðức Tin

Đoạn Tin Mừng hôm nay cho thấy Đức Kitô bị những người đồng hương từ chối.

Sự từ chối này có những lý do riêng của nó. Đó là họ chỉ nhận thấy Đức Kitô là con bác thợ mộc Giuse, bà con lối xóm với họ. Hoặc có thể họ không muốn nhìn nhận Ngài như một tiên tri, luôn đòi hỏi mọi người phải sám hối theo ý Thiên Chúa.

Hẳn rằng ngày hôm nay những người tín hữu chúng ta không còn bị nhầm lẫn về Đức Kitô một Thiên Chúa làm người. Nhưng chúng ta vẫn có thể dửng dưng và từ chối sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống hôm nay.

Nếu những thân nhân của Đức Kitô ngày xưa đã vấp phải những yếu tố nhân loại của Ngài, để không nhận ra Ngài, thì đó cũng là những chướng ngại làm chúng ta không nhận ra Ngài ngày hôm nay, một Đức Kitô trong tha nhân.

Không ít người trong chúng ta đã từ chối những giá trị, những việc làm của anh em đồng loại, bởi vì họ là những con người không cùng một niềm tin, hoặc họ bị coi chỉ là những con người tầm thường, có chút lầm lỗi trong dĩ vãng.

Cách nhìn và đánh giá như thế sẽ là một cách sống xa lạ với Tin Mừng, sẽ là một cách sống xa lạ với với điều chính Đức Kitô đã rao giảng vì Ngài đã chỉ đám đông và trả lời: Những ai thi hành ý muốn Thiên Chúa, thì họ chính là anh em, chị em và là mẹ tôi vậy. Những người dám hy sinh cho đồng loại, những người dám sống vì kẻ nghèo, đang là hình ảnh của Thiên Chúa mà mỗi người chúng ta không thể không nhìn nhận.

Cũng có thể ngày hôm nay, mỗi người trong chúng ta đang từ chối Đức Kitô khi xa lánh những đòi hỏi của Tin Mừng, được coi là những phiền nhiễu của Thiên Chúa. Một Tin Mừng kêu gọi phải yêu thương đồng loại như chính mình, phải hy sinh mạng sống cho người mình yêu. Một Tin Mừng kêu gọi phải bán hết của cải, làm phúc bố thí rồi mới bước theo Ngài. Tóm lại, Đó là một Tin Mừng kêu gọi sống trong một con người mới.

Từ chối những đòi hỏi cốt yếu của Tin Mừng chỉ để sống với những hình thức những nghi lễ bên ngoài, chắc hẳn là sẽ êm ái hơn. Nhưng đó chỉ là sự êm ái của những kẻ không muốn bị liên luỵ bởi Tin Mừng, của những kẻ không nhìn nhận Đức Kitô. Ai trong chúng ta khẳng định được rằng là mình đã không từ chối Đức Kitô.

Thái độ của dân làng Nadarét cũng có thể là cơn cám dỗ của người Kitô hữu hôm nay. Chúng ta có thể tự hào và tự mãn với những bài giáo lý, những hiểu biết về đạo, để rồi quay lung trước lời mời gọi của Chúa trong những sự kiện, những biến cố đang xảy ra chung quanh chúng ta. Nói cách khác, việc sống đạo của chúng ta hôm nay không thể đóng khung trong một số kiến thức có sẵn về Thiên Chúa, về ơn cứu độ, cũng như trong một số nghi lễ đã được quy định sẵn, trái lại phải được thể hiện qua việc lắng nghe, tìm kiếm ý định của Chúa trong lịch sử, trong chính lòng cuộc đời cá nhân và trong sinh hoạt của cộng đồng xã hội. Vấn đề là chúng ta có thực sự thoát ra được những thành kiến, những quan niệm, những lối nhìn sẵn có để thực sự lắng nghe tiêng nói mới mẻ của Chúa qua các biến cố, qua các sự kiện của thực tế hôm nay.

Trong xã hội ngày nay hoặc ngay trong cộng đoàn giáo xứ, chúng ta thường “gán” cho người khác những gì mà chúng ta đã “nghĩ” về họ, nhất là những lỗi lầm quá khứ, những hành vi bất chính từ bao đời. Chúng ta “ dán nhãn” cho họ và nghĩ rằng “khó thay đổi hoặc khi chứng kiến sự thay đổi của họ, chúng ta lại cho rằng : đó là do một tác nhân nào đó... để trục lợi. Định kiến này xuất phát từ sự ghen tỵ, óc hẹp hòi dựa vào những yếu tố, nhân loại như : nghề nghiệp, gia cảnh... Những yếu tố này bày ra trước mắt chúng ta mỗi khi chúng ta nói đến hoặc đánh giá người đó vì thậm chí chúng ta còn xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của họ.

Chúa Giêsu đã nói gì về định kiến này ? Ngài nói : “Ngôn sứ có bị rẻ rúng thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc và trong gia đình mình mà thôi Vì ông bà ta có câu “quen quá hóa nhàm, hoặc gần chùa gọi bụt bằng anh”. Những người thân thuộc lại trở thành những kẻ thù nghịch, gièm pha, hạ giá, xúc phạm nhau.

Dù Chúa Giêsu đã cảnh báo dân làng về điều đó, nhưng họ vẫn không từ bỏ được thành kiến ấy. Thành kiến lúc này đã trở thành hàng rào chắn, trở thành bức tường ngăn cản và bóp nghẹt niềm tin của họ (c.6).

Dù biết những thành kiến của họ, nhưng Chúa Giêsu vẫn ngạc nhiên vì họ không tin. Sự cứng lòng, chai đá khiến họ thích ở lì trong cái cũ, trong tội lỗi hơn là vươn ra đón lấy ánh sáng cứu độ. Và ơn cứu độ không thể đến với họ, nếu họ không mở lòng đón nhận : “Chúa Giêsu không thể làm được phép lạ nào tại đó, chỉ đặt tay chữa lành một vài bệnh nhân” (c.5). Ở đây, chúng ta có thể xem như cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu bị thất bại, thất bại ngay tại quê hương của Ngài.

Huệ Minh

Read 350 times Last modified on Thứ năm, 02 Tháng 2 2023 07:09