Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 06 Tháng 7 2023 06:08

Cuộc gặp gỡ lạ lùng

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Cuộc gặp gỡ lạ lùng

 

 

7.7Thứ Sáu trong tuần thứ Mười Ba Mùa Quanh Năm

St 23:1-4,19; Tv 106:1-2,3-4,4-5; Mt 9:9-13

Cuộc gặp gỡ lạ lùng

          Chính thánh Mátthêu, là người thu thuế, đã thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi ông làm môn đệ Ngài. Tuy là người tội lỗi, khi được Chúa kêu gọi ông đã đi theo Ngài không chút do dự. Việc gọi Mátthêu và việc Chúa Giêsu ăn uống đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi, cho thấy Ngài tỏ lòng ưu ái đối với họ. Những người Biệt phái thắc mắc và chỉ trích Chúa Giêsu, nhưng Ngài đã trả lời bằng cách nêu rõ sứ mệnh của Ngài là sứ mệnh của một Lương y, một vị Mục tử nhân hiền, luôn yêu thương săn sóc những con chiên đau ốm và bị thương.

          Tin Mừng hôm nay  kể chuyện Chúa Giê su gọi Thánh Mátthêu, một người thu thuế, bị người đời khinh ghét, nhưng lại được Chúa Giêsu chọn làm tông đồ. Thanh danh những người thu thuế đang bị “khinh khi”, vì họ cộng tác với người La mã, và làm giàu trên xương máu của dân nghèo. Hạng người này thông thường khá giàu có...

          Giờ đây, Chúa Giêsu lại kêu gọi một người trong bọn họ, mà ai cũng nghi ngại, để bổ sung cho nhóm dân chài bên bờ hồ đã được kêu gọi. Người đang thành lập một nhóm khá ‘li kỳ’. Dầu sao, thì truyền thống vẫn cho Mát-thêu là tác giả Tin Mừng thứ nhất. Khi Chúa Giêsu bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người. Hình như ngay tức khắc, không chút trì hoãn, ông đã từ bỏ tất cả. Thật là quá mạo hiểm đối với một người giàu có! Nhưng muốn theo Chúa Giêsu, người ta phải ‘mạo hiểm thế đó’. Chẳng bao giờ có gì là “đảm bảo an toàn” 100% đâu! Bao giờ cũng phải có phần ‘liều lĩnh’ đấy! “Các bạn trẻ muốn đi theo ‘ơn gọi’ phải nhớ điều này nhé!”

          Chúa Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay đã làm một chuyện có vẻ rất nguy hiểm, đó là Ngài dám thu nhận một người thu thuế tên là Matthêu làm môn đệ. Điều này có thể kích động lòng giận dữ của dân chúng cũng như giới lãnh đạo tôn giáo Do thái. Vẫn biết đó là điều nguy hiểm, nhưng Chúa vẫn làm. Với tấm lòng rộng mở, đầy tràn tình thương và sự chân thành, Chúa đã khơi gợi nơi Matthêu niềm khao khát hướng thiện, chứ không để ông ngụp lặn mãi trong tiền tài vật chất vốn đã bị pha trộn với gian dối, tội lỗi và sự nhơ nhuốc.

          Sau đó, để minh chứng niềm vui vì ‘được Chúa gọi’, Mát-thêu còn mở tiệc ăn mừng, và cũng để chia tay với các bạn đồng nghiệp. Thật là một ‘ơn huệ’ ‘nhưng không’! Đúng vậy, tất cả các ‘ơn gọi tông đồ’ đều là ơn ban ‘nhưng không’. Vì chẳng có ai có công trạng hoặc xứng đáng được tham dự vào công việc của Nước Trời! Và chẳng có ai làm được việc gì cho Nước Trời, nếu không có bàn tay Chúa trợ giúp! Vì thế, tất cả chúng ta, dù làm công tác gì trong cộng đoàn phục vụ Giáo xứ, hay trong Giáo Hội, thì cũng phải luôn luôn nhớ mình chỉ là “đầy tớ vô dụng” mà thôi!

           Chúa Giêsu còn nói “Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi “người tội lỗi”. Ở đây ta lại khám phá ra một điều ‘lý thú’ nữa: Ai được Chúa ‘kêu gọi’ làm ‘việc gì’, còn phải nhớ ‘điều quan trọng’ nữa: Mình chính ‘là kẻ tội lỗi’, nên được ‘Chúa kêu gọi’! Vậy mà nhiều khi người ta lại nghĩ ngược lại: cứ tưởng mình là người thánh thiện, nên Chúa gọi, thậm chí cả các Đấng các Bậc cũng nghĩ thế. ‘Kiêu ngạo’ đến thế thì thôi!

          Tin Mừng cho thấy được ý nghĩa nổi bật của bữa ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu. Phúc Âm thường ghi lại những lần Chúa Giêsu ngồi đồng bàn với những người thu thuế tội lỗi, những người bị đẩy ra bên lề xã hội. Ngồi đồng bàn với người nào là muốn chia sẻ, muốn nói lên tình thân thiện của người đó. Qua những lần ngồi đồng bàn với tất cả mọi hạng người, Chúa Giêsu bày tỏ cho chúng ta bộ mặt của một Thiên Chúa nhân hậu luôn hiện diện trong mọi sinh hoạt của con người, một Thiên Chúa chia sẻ cuộc sống của con người và muốn đi vào kết hiệp thâm sâu với con người.

          Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Chúa Giêsu thường mượn hình ảnh bữa tiệc để nói về Nước Trời: "Nước Trời giống như vua kia làm tiệc cưới". Nước Trời giống như một tiệc vui. Tôn giáo mà Chúa Giêsu loan báo không phải là những nghi lễ hay những luật lệ cứng nhắc, mà là tôn giáo của tình yêu. Trích dẫn lời Tiên Tri Ôsê: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không phải lễ tế", Chúa Giêsu đả phá những tôn giáo chỉ xây dựng trên những nghi lễ trống rỗng, mà quên đi cái lõi của tôn giáo là tình thương.

          Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại cách sống đạo của chúng ta. Bí tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta là bữa tiệc dấu chứng tình yêu của Ngài. Tham dự vào bữa tiệc ấy là tham dự vào tinh thần yêu thương chia sẻ với Ngài. Nếu không có tinh thần yêu thương, thì tất cả những kinh kệ, những hành động phụng vụ chỉ là trống rỗng vô ích. Của lễ đẹp lòng Chúa nhất phải chăng không là những hành động yêu thương, chia sẻ, tha thứ đó sao? Lúc đó bàn thờ của chúng ta không chỉ nằm trong bốn bức tường nhà thờ, mà còn phải là gia đình, công sở, phố chợ. Nơi nào có hành động yêu thương, tha thứ, chia sẻ, thì nơi đó có Chúa hiện diện, có bình an, có Nước Trời.

Huệ Minh

Read 184 times Last modified on Thứ sáu, 07 Tháng 7 2023 06:48