10.9 Chúa Nhật thứ Hai Mươi Ba Mùa Quanh Năm
Ed 33:7-9; Tv 95:1-2,6-7,8-9; Rm 13:8-10; Mt 18:15-20
Sửa lỗi
Con người luôn có lầm lỗi. Ai nên khôn mà không dại một lần. Và chắc chắn là không chỉ một lần mà rất nhiều lần trong cuộc đời. Phạm lỗi cũng không dừng lại ở lứa tuổi nào mà ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể phạm lỗi. Có điều là chẳng mấy ai trong chúng ta dám nhận mình có lỗi. Chẳng mấy ai dám thú nhận về những lầm lỗi của bản thân.
Đó là điều mà chúng ta cần phải được người khác sửa lỗi. Nếu không được người khác sửa sai thì mình sẽ không bao giờ đứng lên làm lại cuộc đời. Một đứa bé để có thể nói đúng, nói không sai chính tả cần được cha mẹ sửa giọng nhiều lần mới có thể nói không bị ngọng. Về nhân bản con người cũng phải được người khác dạy bảo, sửa lỗi thì mới hoàn thiện chính mình.
Việc sửa lỗi là một công việc khó khăn và tế nhị. Nên hôm nay Chúa Giêsu cho chúng ta một bí quyết vàng để thực hiện công việc này qua từng bước sau: Trước hết: «Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi». Đây là bước quan trọng nhất, khi sự thật còn ở trong bóng tối, còn kín, chỉ có hai người biết thôi.
Vì thế không được phép nói cho người thứ ba biết sai lầm của người khác khi ta chưa giúp họ. Nếu bước này không thành công thì mới đi bước tiếp: «Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa… Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Nếu nó không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo». Đây là bước kế tiếp phải làm trong tinh thần xây dựng, yêu thương và hiệp thông trong cộng đoàn. Nhất là xin Cộng đoàn cầu nguyện để ơn Chúa biến đổi lòng của họ, để họ cải tà quy chính. Khi họ không nghe ai nữa thì chỉ còn cách duy nhất là hãy phó thác họ cho lòng từ bi của Thiên Chúa.
Lời Chúa hôm nay dạy các môn đệ của Ngài, dạy cho dân chúng cũng như dạy cho tất cả chúng ta một việc rất quan trọng trong đời sống hằng ngày, đó là tinh thần bác ái trong việc sửa lỗi nhau nhằm mục đích tốt cho nhau. Chúng ta cùng nhau chia sẻ một vài ý tưởng qua bài Phúc Âm theo thánh Mátthêu.
Sống dưới bầu trời này mọi người đều là anh em của nhau: “tứ hải giai huynh đệ”. Giáo Hội là một cộng đoàn huynh đệ, trong đó mọi người là anh em với nhau vì đã được làm con cùng một Cha trên trời trong Đức Giêsu Kitô. Vì thế, mỗi Kitô hữu đều có trách nhiệm nâng đỡ nhau, sửa lỗi nhau để sống xứng đáng là con cái của Chúa trong đại gia dình của Ngài.
“Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó”.
Chúa Giêsu nhắc chúng ta trách nhiệm đó. Vấn đề ở đây không có ý nói về việc tôi can thiệp vào đời tư của người khác, nhưng chúng ta phải ý thức hơn đó chính là trách nhiệm phải giúp đỡ người anh em mình, giúp cho tha nhân sống tốt hơn, vì ích lợi cho chính người anh em đó, vì ích chung của Giáo Hội.
Tuy nhiên, việc sửa lỗi tha nhân, giúp đỡ anh em sửa đổi con người mình là một công việc tế nhị, khó khăn, không mấy dễ dàng. Nó đòi hỏi chúng phải hy sinh và kiên nhẫn. Khi sửa lỗi tức là tôi đang can thiệp, đang đụng chạm trên sự tự do và nhân vị của mỗi con người. Chính vì lẽ đó mà Chúa Giêsu đề ra ba giai đoạn: đầu tiên, cá nhân đối diện cá nhân.
Kế đến, nếu người phạm lỗi không chịu nghe những lời góp ý để sửa lỗi lầm, thì chúng ta sẽ đem theo một hoặc hai người nữa cho việc góp ý. Việc này sẽ thấu tình đạt lý và có sức hoán cải hơn.
Cuối cùng, nếu người mắc lỗi ngoan cố thì sự việc sẽ được đưa ra trước cộng đoàn, tức là một thứ Giáo Hội địa phương và nếu người mắc lỗi cũng không chịu nghe cộng đoàn, lúc đó người ta mới kể nó như người ngoài cộng đoàn, như người ngoại giáo. Đây quả là một biện pháp khôn ngoan và hữu ích. Nó làm cho người có trách nhiệm sửa lỗi luôn luôn giữ được bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời thể hiện tấm lòng từ bi và thái độ tôn trọng nhân vị, tự do của người phạm lỗi. Mặt khác, biện pháp đó còn giúp cho người có lỗi có dịp hồi tâm, có cơ hội phản tỉnh để nhận ra sự thiếu sót, lỗi lầm của mình. Khi đó, không một tội nhân nào còn có lý do gì khác để quy trách nhiệm về tội mình, về cách xử lý mình cho anh em, sau khi đã đối diện với anh em qua ba giai đoạn ấy.
Sửa lỗi nhau để giúp nhau nên tốt là điều cần, nhưng nếu việc làm đó vì phô trương, khoe khoang, sẽ không đem lại lợi ích cho ai cả; trái lại hậu quả tai hại sẽ lớn hơn nhiều. Ước gì mỗi người Kitô hữu chúng ta hiểu được rằng muốn sửa lỗi anh em, cần thiết phải thành tâm, yêu thương họ như Chúa, nhất là ý thức để Chúa hoán cải họ hơn là chính mình hoán cải…
Việc sửa lỗi hoàn toàn là một việc làm được thúc đẩy do tình yêu. Chính bầu khí tin yêu đó sẽ khiến cộng đoàn phát triển. Ai cũng mong được sống trong một cộng đoàn yêu thương như thế. Vì khi lầm lỡ ta biết mình không bị loại trừ nhưng sẽ được quan tâm giúp đỡ, một sự giúp đỡ chân thành, tế nhị và đầy yêu
Huệ Minh