Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 18 Tháng 1 2024 07:23

Chúa chọn

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
    CHÚA CHỌN

 

 

19.1Thứ Sáu trong tuần thứ Hai Mùa Quanh Năm

1 Sm 24:3-21; Tv 57:2,3-4,6,11; Mc 3:13-19

CHÚA CHỌN

Trong việc rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu không muốn làm việc một mình mà muốn cho con người cộng tác vào công việc quan trọng này. Vì thế, Người đã tuyển chọn Nhóm Mười Hai, để Ngài huấn luyện và trao cho họ tiếp tục sứ mệnh của Người. Nhóm Mười Hai này sẽ là cột trụ, là nền tảng Giáo hội mà Người sẽ thiết lập sau này; vì thế, Đức Giêsu phải để các ông luôn ở với Người, gần kề Người. Người tin tưởng họ và trao cho họ sứ mệnh cao cả này.

Chúa Giêsu thiết lập nhóm Mười Hai để các ông ở với Ngài và được Ngài sai đi rao giảng. Ngài trao ban cho các ông quyền năng mà chính Ngài đã từng sử dụng: chỉ có các Tông Ðồ mới có quyền trừ quỷ, mới có quyền cử hành các Bí Tích, và chỉ những ai được các ông trao quyền cho mới được cử hành các Bí Tích. Chúa Giêsu trao phó cho các Tông Ðồ kho tàng mạc khải, chỉ có các ông mới có khả năng và có quyền giải thích kho tàng ấy và giảng dạy đúng ý muốn của Chúa.

Trong Nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu đặt Phêrô làm thủ lãnh để cai trị và trở thành mối giây hữu hình trong Giáo Hội, Ngài hứa ở với Giáo Hội mỗi ngày cho đến tận thế: như Ngài đã ở với các Tông Ðồ ngay từ buổi đầu, thì hơn 2,000 năm qua, Ngài vẫn tiếp tục ở với và trong Giáo Hội.

Giáo Hội chính là thân thể Chúa Kitô. Thuộc về Giáo Hội chính là chấp nhận lời rao giảng của Chúa Giêsu được ủy thác cho các Tông đồ và những người mà các ông cắt đặt để thay thế và tiếp tục sứ mệnh của mình. Thuộc về Giáo Hội một cách cụ thể, là đón nhận và sống giáo huấn của chính các Tông đồ được ủy thác cho Giáo Hội và những người kế vị các ông. Giáo Hội không phải là một thể chế dân chủ, nhưng Giáo Hội chưa hề cưỡng bách ai phải gia nhập Giáo Hội; nhưng nếu đã thuộc về Giáo Hội thì không thể không chấp nhận quyền bính của Giáo Hội.

Dù vậy, ngay cả khi một Kitô hữu không chấp nhận quyền giáo huấn của Giáo Hội, thì Giáo Hội cũng không phải dùng đến võ lực hoặc nhà tù để đe dọa và trừng phạt.

Điều cơ bản nhất mà chúng ta phải tuyên xưng trước tiên khi nói về Giáo hội, đó là Giáo hội là một mầu nhiệm, do đó, chúng ta không thể so sánh hay xếp Giáo hội vào bất cứ một tổ chức trần thế nào. Tin mừng hôm nay như muốn đưa chúng ta vào trong bản chất mầu nhiệm của Giáo hội ấy.

Chúa Giêsu thiết lập Nhóm Mười Hai để các ông ở với Ngài và được Ngài sai đi rao giảng. Ngài trao ban cho các ông quyền năng mà chính Ngài đã từng sử dụng: chỉ có các Tông đồ mới có quyền trừ quỷ, mới có quyền cử hành các bí tích, và chỉ những ai mà các ông trao quyền cho mới được cử hành các bí tích. Chúa Giêsu trao phó cho các Tông đồ kho tàng mạc khải, chỉ có các ông mới có khả năng và có quyền giải thích kho tàng ấy và giảng dạy đúng ý muốn của Chúa. Trong Nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu đặt Phêrô làm thủ lãnh, để cai trị và trở thành mối dây hữu hình trong Giáo hội; Ngài hứa ở với Giáo hội mỗi ngày cho đến tận thế: như Ngài đã ở với các Tông đồ ngay từ buổi đầu, thì hơn 2000 năm qua, Ngài vẫn tiếp tục ở với và trong Giáo hội.

Trong việc lựa chọn này, Chúa chọn họ là những người bình thường, không giàu có, không danh tiếng. Họ cũng chẳng là người có thế lực trong xã hội. Họ không là những học giả mà chỉ là những người bình dân, đơn sơ. Chọn làm Tông đồ là Chúa Giêsu đã muốn làm thay đổi cả thế giới. Công việc của Chúa Giêsu không đặt trong tay những người mà thế giới cho là những vĩ nhân, nhưng ở trong tay những người bình thường như các Tông đồ.

Chúa gọi và chọn họ không tự cho mình được chọn hoặc ứng cử, nghĩa là Chúa ở vị thế cao hơn. Chúa là trung tâm chứ không phải họ được quyền lấy mình làm chuẩn; như thế, điều kiện đầu tiên để trở thành Tông đồ là do được Chúa chọn. Các môn đệ ở lại với Người, nghĩa là họ được tách ra khỏi đám đông và đến; điều kiện thứ hai là khi được gọi, họ phải ở tách riêng ra, nghĩa là có sự thay đổi đời sống nên tốt hơn...

Trong Giáo hội, việc được chọn làm công việc này, chức vụ nọ là do Chúa chọn qua sự tuyển lựa của Giáo hội, chứ không phải cha truyền con nối hay mình ứng cử. Vì thế, luôn phải đặt ý Chúa lên trên hết và dù hợp với chúng ta hay không thì cũng phải biết thuận theo ý Chúa.

Chúa trao cho các Tông Đồ nhiệm vụ rao giảng và trừ quỷ, đó là diễm phúc đặc ân được tham dự vào sứ mạng cứu thế của Chúa.

Chúa Giê-su lên núi gặp Chúa Cha trước khi chọn các Tông Đồ, đó là mẫu gương cho mọi ki-tô hữu khi chuẩn bị đón nhận ơn Chúa qua các bí tích, và đó là thói quen tĩnh tâm thường diễn ra trong các sinh hoạt của dân Chúa, nhất là trước khi lãnh nhận bí tích …

Chúa Giê-su trao quyền rao giảng và trừ quỷ cho các Tông Đồ. Chúng ta cần lắng nghe và vâng phục Hội Thánh, và đồng thời biết chạy đến với Hội Thánh để được thanh tẩy qua bí tích Rửa Tội và Giải Tội, cũng như để được đón nhận ân huệ của các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể. Ý thức về quyền rao giảng và trừ quỷ là do Chúa ban, người tông đồ dễ có tinh thần khiêm nhường, hiền lành, và vị tha hơn …

Các Tông Đồ đáp trả ơn Chúa gọi bằng các từ bỏ mọi sự để đến với Chúa, sống với Chúa và đồng hành với Chúa trong công tác truyền giáo. Ý thức được ơn Chúa gọi, chúng ta phải sống xứng đáng với ơn gọi ấy bằng cách từ bỏ mọi sự quyến luyến thế gian để trọn vẹn cho Chúa và nhiệt tình thi hành công việc của Chúa.

Các Tông Đồ là những người hăng say nối tiếp sứ mạng cứu thế của Chúa và trở nên những cộng sự viên đắc lực của Người trong công việc mở mang Nước Chúa ở trần gian Các Tông Đồ chỉ là những con người bình thường và giới hạn, nhưng Chúa đã ban cho các ngài được thông phần vào sứ mạng cứu thế của Người.

Cảm nghiệm được ơn Chúa gọi, chúng ta hãy tin tưởng và phó thác vào Chúa để trọn vẹn dâng hiến chính con người và cuộc sống của mình cho Chúa trong công việc tông đồ và truyền giáo.

 Huệ Minh

Read 293 times Last modified on Thứ sáu, 19 Tháng 1 2024 06:49