Get Adobe Flash player
Thứ hai, 26 Tháng 8 2024 06:54

Chúa than trách các luật sĩ và biệt phái

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Chúa than trách các luật sĩ và biệt phái

 

Thứ Ba tuần 21 Thường niên năm I (Mt 23,23-26)

 

 

 

“Phải làm những điều này, và không bỏ các điều kia”.

 

Chúa than trách các luật sĩ và biệt phái (Mt 23,33-36)

 

  1. Chúa Giêsu tiếp tục than trách các luật sĩ và biệt phái: họ lo nộp thuế thập phân đầy đủ, còn những điều luật quan trọng như công bình, bác ái, thành tín thì họ lại không tuân giữ... Họ lại rửa sạch chén đĩa, còn lòng họ thì đầy dẫy thói gian tham, cướp bóc... Đúng thật là họ giả hình. Họ chỉ lo sạch sẽ bên ngoài, mà không lo sạch tội bên trong; họ lo giữ mọi thứ luật nhỏ nhặt, mà lại bỏ các luật quan trọng chính yếu.
  2. Chú trọng vào cái tuỳ thuộc mà bỏ quên điều chính yếu

 

Chúa Giêsu gay gắt lên án các luật sĩ và biệt phái giữ tỉ mỉ các khoản luật nhỏ, nhưng lại sống thiếu đức công bằng bác ái. Họ sẵn sàng nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, là những thứ hoa màu phụ không bắt buộc, trong khi luật Maisen chỉ qui định nộp thuế thập phân các sản phẩm từ hoa màu ruộng đất, mà họ lại bỏ qua những điều quan trọng nhất trong Lề luật là công lý, lòng nhân và thành tín.

Điều Chúa muốn là: “Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ”. Nghĩa là trong khi chúng ta vẫn tuân giữ những điều luật quy định từ tôn giáo đến xã hội, nhưng cũng đồng thời phải sống đức công bình, lòng nhân và thành tín. Tóm lại, hãy tuân giữ lề luật không phải câu nệ theo mặt chữ, mà với cả lòng yêu mến và bác ái với mọi người.

  1. Chú trọng vào cái mã bên ngoài

Các luật sĩ và biệt phái xưa lời nói không đi đôi với việc làm, nói một đàng làm một nẻo, lo tô vẽ cho cái bề ngoài nhằm che đậy sự xấu xa lợi dụng trong lòng họ: “Họ lo rửa sạch bên ngoài, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ”.

Những người biệt phái diện đồ kinh sư để giảng dạy Thánh kinh và đại diện dân để dâng của lễ, thực ra, họ làm điều đó không vì lòng mến Chúa, mà đó là cái nghề để được hưởng tiền đóng góp – tiền thuế của dân, nhất là tiền dâng cúng của những người nghèo. Họ giả bộ đạo đức để được tiếng khen và được dân tin tưởng xin họ cầu nguyện, nhưng thực chất dưới cái vỏ bọc kinh sư ấy là một sự thối nát như “mồ mả tôi vôi” (Hiền Lâm).

  1. Thuế thập phân là loại thuế trích từ một phần mười lợi tức của vụ mùa hằng năm dâng cho Thiên Chúa (Đnl 14,22-24) dành cho việc thờ phượng Đức Chúa ở đền thờ, và chu cấp cho những người làm việc ở đó. Thuế này mang ý nghĩa: Thiên Chúa được nhìn nhận như là chủ sở hữu của mọi sự, đặc biệt dân Chúa bày tỏ lòng biết ơn với của cải Thiên Chúa ban cho. Ngoài khoản thuế thập phân trên đây, người biệt phái còn nộp thêm một phần mười hoa màu của bạc hà, thì là, rau húng, là những thứ hoa màu phụ không bắt buộc. Chúa Giêsu trách họ chú trọng đến việc nộp thuế phụ này, đang khi sao lãng những điều quan trọng, căn bản nhất trong Lề luật là sự công bằng, lòng nhân và thành tín, là những điều phải được đặt lên hàng đầu (5 phút Lời Chúa).
  2. Tuy nhiên, vụ hình thức hay giả hình không chỉ là nét đặc thù của những biệt phái thời Chúa Giêsu. Ở thời đại nào, nó cũng vẫn là cơn cám dỗ triền miên đối với các Kitô hữu. Chúng ta dễ có khuynh hướng trau chuốt bề ngoài, để che đậy những xấu xa bẩn thỉu bên trong. Dĩ nhiên xã hội nào cũng phải có những ràng buộc nhằm tạo nên trật tự và hài hoà. Nhưng nếu sự hài hoà đó không là thể hiện của trật tự nội tâm con người, thì nó chỉ là một cái vỏ giả tạo. Triết gia Trung Hoa là Vương Dương Minh đã đưa ra lý tưởng “Nội thánh ngoại vương”, cái diện ngoại vương giả thanh lịch phải là phản ánh chính sự thánh thiện nội tâm (Mỗi ngày một tin vui).
  3. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại cách sống đạo của chúng ta. Nếu dạ chính trực, lòng nhân nghĩa chưa thực sự là động lực thúc đẩy và hướng dẫn mọi sinh hoạt tôn giáo của chúng ta, thì có lẽ chúng ta không hơn gì những biệt phái thời Chúa Giêsu: chúng ta chỉ quan tâm đến cái bề ngoài, mà quên đi cái cốt lõi của đạo là tình yêu.
  4. Truyện: Sống đạo nửa vời

Một buổi sáng lạnh lẽo và gió lớn, khoảng 2 giờ sáng, chuông điện thoại nhà xứ bỗng reo vang. Có tiếng hốt hoảng la lên: “Cha ơi, cha nhanh đến xức dầu cho ngoại con với”.

Vì nhà của người gọi điện thoại cách xa nhà xứ một cánh rừng lầy lội, cha xứ đành phải đi bộ. Khi đi được một đoạn giữa cánh rừng, ngài chợt thấy xuất hiện một bóng đen cầm súng bước ra từ giữa bụi cây và truyền lệnh: “Đưa tiền đây!”

Cha xứ hốt hoảng run rẩy bảo tên cướp rừng rằng: “Ví tiền của tôi ở trong áo khoác”, và khi ngài đưa tay mở nút áo khoác để lấy ví tiền, tên cướp nhận ra người đứng trước mặt mình là một linh mục, hắn liền ấp úng nói: “Ôi! Con không biết là cha. Con xin lỗi, xin cha cất tiền đi”.

Bình tĩnh lại, cha xứ mời hắn một điếu thuốc, nhưng hắn vội lắc đầu và nói: “Không, con cám ơn cha, trong Mùa chay con có thói quen không hút thuốc”.

 

(Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

 

Read 85 times Last modified on Thứ ba, 27 Tháng 8 2024 06:49