Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 19 Tháng 1 2012 11:48

Hãy Đến Theo Tôi (Chúa Nhật 3 Thường Niên B)

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Trong trừơng hợp Đức Giêsu, tất cả mọi điều này thực khác hẳn. Đức Giêsu có thể đặt tinh thần Ngài trong chúng ta. Ngài có thể chia sẻ quyền năng riêng của Ngài với chúng ta. Ngài có thể bước vào trong tâm trí ta để gíup ta làm được điều mà tự sức riêng ta không thể nào làm được một mình. Chỉ cần ta mở rộng lòng trí cho Ngài thì Đức Kitô sẽ bứơc vào trong cuộc đời của ta và Ngài sẽ làm tất cả những gì tiếp theo sau đó.

 

Bài Hát: Từ Rất Xa Khơi

Nghe Suy Niệm

 





 

 Chủ đề: "Chẳng những Chúa Giêsu tạo nguồn hứng khởi cho ta, mà Ngài còn làm hơn thế nữa. Ngài có thể ngự vào trong tâm hồn ta để giúp ta thực hiện tiềm năng sung mãn nhất của mình"

Tháng chín năm 1862 cuộc Nam Bắc phân tranh của Hoa Kỳ đã dứt khoát nghiêng thế thuận lợi về cho quân đội phương Nam. Tinh thần quân đội phương Bắc rơi vào mức thấp nhất của cuộc chiến. Một số rất lớn các toán quân liên bang rút lui về Virginia. Các nhà lãnh đạo địa phương bắt đầu lo sợ điều tệ hại nhất sắp xảy ra. Họ không còn phương cách nào để đảo ngược tình thế và biến những toán quân bị đánh te tua, kiệt sức trở thành một đạo quân hữu dụng trở lại.

Chỉ có một vị tướng có thể làm nên được phép lạ này. Đó là tướng Mc.Clellan. Ông đã huấn luyện binh lính chiến đấu, họ yêu qúi và khâm phục ông. Thế nhưng bộ quốc phòng đã không thấy điều này; cả đến nội các chính phủ cũng chả nhận thấy ngoại trừ một mình Tổng Thống Lincoln. May mắn thay, Lincoln đã phớt lờ những lời phản đối của các cố vấn và đặt Mc.Clellan trở lại vị trí chỉ huy. Lincoln ra lệnh cho ông xuống Virginia để tặng cho các binh sĩ ấy điều mà không người nào khác trên mặt đất có thể trao cho họ, đó là: Nhiệt tình, Sức mạnh và Hy vọng. Mc.Clellan chấp nhận nhiệm vụ chỉ huy. Ông leo lên con ô mã to lớn và phóng xuống những nẻo đường cát bụi ở vùng Virginia.

Quả là khó giải thích điều xảy ra tiếp sau đó. Các lãnh tụ phương Bắc chẳng thể giải thích được. Các binh lính phương Bắc cũng chẳng thể giải thích được. Ngay cả Mc.Clellan cũng chẳng thể giải thích được. Mc.Clellan gặp các lực lượng Liên Bang đang rút quân. Ông giơ nón lên cao vẫy chào và hô lên những khẩu hiệu cổ xuý lòng can đảm. Nhìn thấy chủ tướng quí yêu, đám lính mệt mỏi bắt đầu bình tâm lại: Họ bắt đầu cảm giác một cách kỳ lạ rằng kể từ bây giờ mọi sự sẽ đổi khác. Và giờ đây mọi sự đều có thể ổn định trở lại.

Bây giờ chúng ta hãy xem Bruce Catton một sử gia danh tiếng viết về cuộc nội chiến đã mô tả nỗi phấn khích ngày càng gia tăng khi có tin Mc.Clellan lại trở về vị trí chỉ huy như sau: “Từ dặm này đến dặm nọ suốt con đường vùng Virginia những toán quân đi đứng chuệnh choạng bắt đầu hồi sinh, họ ném mũ nón, túi vải lên không trung và hò hét cho đến khi khan cả cổ… bởi vì họ đã nhìn thấy vị anh hùng lanh lợi nhỏ con ấy đang cỡi ngựa xuất hiện dưới ánh sáng sao màu tím. Một cách nào đó, đây chính là bước ngoặt của cuộc chiến… không ai có thể cắt nghĩa được điều ấy cho đầy đủ…(Trích trong cuốn this Hallowed Ground: vùng đất Thánh này)

Nhưng dẫu sao, đó chính là điều mà Lincoln và phương Bắc đang cần và lịch sử đã mãi mãi thay đổi nhờ điều ấy.

***

Câu chuyện về tướng Mc.Clellan cho thấy rõ rệt người lãnh đạo ảnh hưởng đến tinh thần người dưới quyền mãnh liệt như thế nào.

Trong một thiên khảo luận, Ralph Waldo Êmrson ghi lại hàng chữ đáng nhớ sau đây: “Điều cần thiết chính yếu trong cuộc sống chính là gặp được một ai đó có khả năng giúp ta làm những gì ta có thể làm”. Và ai làm được điều ấy sẽ là một lãnh tụ vĩ đại. Chúng ta không thể tự mình làm bừng dậy cái khả năng tiềm tàng vĩ đại ẩn dấu bên trong mọi người chúng ta.

Hầu hết mọi người chúng ta giống như cái chai Aladdin nhặt được trên bờ biển. Mỗi người chúng ta đều có vị thần vĩ đại đang cư ngụ trong mình. Nhưng ông ta không thể tự mình bước ra ngoài và chúng ta cũng chẳng thả ông ta ra được. Chúng ta cần một anh chàng Aladdin đi đến khui nắp chai và giải phóng vị thần khổng lồ ấy dùm chúng ta. Và đó cũng chính là những gì Emerson đã cưu mang trong tâm trí ông. Ngay sau khi nói câu; “Điều cần thiết chính yếu trong cuộc sống là gặp được một ai đó có khả năng giúp ta làm những gì ta có thể làm”. Ông liền thêm: “và đây chính là công việc của một người bạn”, còn tôi thì lại muốn thêm vào: “Đấy cũng là công việc của Đức Giêsu Kitô”

Không nơi nào trình bày cho chúng ta điều này rõ hơn trong Phúc Âm. Và cũng không câu chuyện Phúc Âm nào chỉ cho ta điều này rõ hơn bài đọc hôm nay. Nó giúp ta hiểu được điều Napoléon đã từng nói về năng lực của ông là có thể tạo ra một điều gì đó nơi tâm hồn các thuộc hạ của ông. Napoléon nói:

“Chỉ cần nhìn ánh sáng nơi mắt tôi, nghe âm giọng tôi và chỉ cần nghe một lời từ miệng tôi, thì lập tức ngọn lửa linh thiêng bừng cháy lên trong lòng họ thực sự, tôi đã nắm được bí quyết của một năng lực ma thuật có thể lay chuyển tâm hồn kẻ khác”. Quả thế, Napoléon đã chiếm hữu được quyền năng ấy, và chính ông ta chú thích thêm trong cùng một đoạn văn trên như sau: “Đức Kitô cũng có được quyền năng này nhưng ở một cấp độ vô cùng to lớn hơn’.

Nơi Chúa Giêsu, có gì khiến Ngài khác biệt với những lãnh tụ khác vậy? câu trả lời thật đơn giản.

Tất cả lãnh tụ khác chỉ có thể ảnh hưởng trên ta, gây cho ta niềm phấn khích, tuy nhiên ảnh hưởng họ gây ra trên ta chỉ thuần về mặt tâm lý. Còn ảnh hưởng Đức Giêsu gây ra trên ta không chỉ mang tính cách tâm lý và còn gồm cả tính mầu nhiệm nữa. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là các lãnh tụ khác có thể hâm nóng nhiệt tình của chúng ta, có thể khích động chúng ta, có thể khơi dậy niềm xúc cảm của ta, kích thích trí tưởng tượng của ta nhưng họ không thể ban cho ta tinh thần của họ được; họ không thể chia sẻ cho chúng ta năng lực và sức mạnh riêng của họ được; nếu có sự thay đổi xảy ra nơi những người theo họ, thì chắc hẳn sự thay đổi đó là do nơi nguồn lực và sự gắng sức của đám người theo họ ấy.

Trong trừơng hợp Đức Giêsu, tất cả mọi điều này thực khác hẳn. Đức Giêsu có thể đặt tinh thần Ngài trong chúng ta. Ngài có thể chia sẻ quyền năng riêng của Ngài với chúng ta. Ngài có thể bước vào trong tâm trí ta để gíup ta làm được điều mà tự sức riêng ta không thể nào làm được một mình. Chỉ cần ta mở rộng lòng trí cho Ngài thì Đức Kitô sẽ bứơc vào trong cuộc đời của ta và Ngài sẽ làm tất cả những gì tiếp theo sau đó.

Như thế chúng ta bước sang điểm cuối cùng và cũng là điểm trọng yếu nhất đối với chúng ta.

Chỉ cần điều duy nhất mà Chúa Giêsu không thể làm được cho chúng ta đó là Ngài không thể cởi mở tâm hồn chúng ta ra nếu chúng ta không muốn. Ngài có thể làm tất cả mọi điều khác ngoại trừ điều này, bởi vì chúng ta nắm giữ chìa khoá cửa ngõ tâm hồn chúng ta trong cuộc sống mình. Và điều này dẫn chúng ta trở lại với bài Phúc Âm hôm nay.

Bài Phúc Âm hôm nay chỉ cho ta cách thức mở ngỏ lòng ra để Chúa Giêsu bước vào; đồng thời cũng cho chúng ta thấy rõ cái giá chúng ta phải trả nếu chúng ta muốn làm được điều này. Chúng ta phải thực hành những gì các tông đồ đã làm, chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận cái giá các ngài đã phải trả, chúng ta phải sẵn lòng thiêu huỷ mọi chiếc cầu phía sau chúng ta để bước theo Chúa Giêsu bất cứ nơi nào Ngài muốn dẫn đi.

Nếu chúng ta quyết định làm điều các tông đồ đã làm, nếu chúng ta quyết định liều bỏ mọi sự vì Chúa Giêsu thì Ngài cũng sẽ làm cho chúng ta những gì Ngài đã làm cho các vị ấy. Ngài sẽ biến chúng ta nên những thành viên chia sẻ công việc của Ngài, và ban cho đời sống chúng ta một ý nghĩa mới vượt quá mọi niềm ước mơ vĩ đại nhất của chúng ta.

Để kết thúc, chúng ta hãy dùng bài suy niệm thú vị của Edward Farrell trong tập sách của ông nhan đề; “Kinh ngạc bởi Thánh Linh” (Surprised by Spirit).

“Người đang đi dọc bờ biển lung linh sáng, Người là ai? người là ai - trông sáng ngời kinh khiếp - đang nhìn chúng tôi bằng đôi mắt mòn mỏi, đôi mắt như tìm kiếm chính linh hồn chúng tôi?

“Người là ai mà thấy được tư tưởng, đọc được tâm hồn sâu kín của chúng tôi bằng ánh mắt yêu thương, thông suốt, như muốn nói rằng: Ta chẳng muốn gì cả ngoài bản thân của bạn”.
Lm. Mark Link, S.J.

Read 2148 times Last modified on Thứ ba, 30 Tháng 10 2012 13:30