Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 11 Tháng 3 2013 20:18

Những Truyền Thống Lễ Phục Sinh

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Những truyền thống Lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh là một sự kiện quan trọng đối với hầu như 1 phần 3 dân số thế giới. Nhưng đối với bất kỳ ai không biết Lễ Phục Sinh, chắc hẳn đó là một sự kiện xa lạ. Người ta vui mừng - vì để tưởng nhớ đến sự việc mà một người nào đó đã chết. “Người nào đó” ấy là Chúa Giêsu Kitô.

Hằng năm, vào ngày trước ngày Lễ Phục Sinh, ngôi nhà thờ nổi tiếng ở Jerusalem nhóm lên một ngọn lửa nhỏ. Ngôi nhà thờ này gần nơi Chúa Giêsu tử nạn - và ngọn lửa này được gọi là “Lửa Thiêng”. Nó bắt đầu với một ngọn lửa nhỏ. Sau đó được người ta thắp truyền nhau bằng những cây nến và đèn. Một chiếc đèn, luôn bốc cháy, được chở tới Athens, thủ đô của Hy Lạp, trên một chiếc máy bay. Ở đó, ngọn đèn này thắp sáng những ngọn đèn khác, và chúng cứ thắp truyền với những ngọn đèn khác nữa. Bằng cách này, ngọn lửa lan truyền khắp các nhà thờ ở Hy Lạp. Sáng sớm Lễ Phục Sinh, người ta đứng đợi trong những nhà thờ với cây nến trên tay, và chúng được thắp sáng từ ngọn Lửa Thiêng. Linh mục loan báo tin mừng: “Chúa Giêsu đã sống lại”, mọi người thưa: “Sống lại thật”. Họ dành 6 tuần để chuẩn bị cho sự kiện này - ăn chay hãm mình. Nhưng giờ đây, họ được ban cho những thực phẩm đặc biệt. Những nghi thức kỷ niệm bắt đầu!

Đối với người Kitô giáo Hy Lạp, Lễ Phục Sinh là sự kiện lớn hơn Lễ Giáng Sinh. Điều này có vẻ lạ, bởi Lễ Giáng Sinh thuộc về sinh nhật Chúa Giêsu, còn Lễ Phục Sinh là ngày Người tử nạn. Hầu hết người ta kỷ niệm mừng sinh nhật và khóc than trước cái chết, vậy tại sao Lễ Phục Sinh lại khác?

Vâng, có hai lý do. Một liên quan đến cái chết của Chúa Giêsu. Kinh Thánh Kitô giáo nói Thiên Chúa đã gửi Chúa Giêsu xuống thế gian. Điều đó nói rằng Chúa Giêsu là “Con Thiên Chúa”, rằng Người là con người hoàn thiện. Chúa Giêsu nổi tiếng với những lời giáo huấn đạo đức, tình yêu của người dành cho nhân loại và những phép lạ chữa lành bệnh tật của Người. Và Người còn bị tử hình như một tội phạm. Và Thiên Chúa đã để việc này xảy ra như thế nào? Thánh Kinh kể rằng Chúa Giêsu nằm trong một phần kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Điều đó nói rằng tất cả chúng ta đều mắc những lỗi lầm, nên không ai có đủ đức tính để được gần gũi với Thiên Chúa - ngoại trừ Chúa Giêsu. Sẽ không có hy vọng đối với bất kỳ ai trong chúng ta, không có mục đích đối với đời sống của chúng ta, không có hướng nhìn sau khi chúng ta chết. Nhưng Kinh Thánh cũng nói rằng Chúa Giêsu đã thay đổi tất cả những điều đó. Khi Người chết, Người đã chịu chết vì chúng ta - cái chết của Người vì cuộc đời của chúng ta. Kinh Thánh nói rằng cuộc đời mới này là món quà vô giá dành cho những ai chân thành tin tưởng nơi chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa.

Lý do thứ hai mà người Kitô giáo kỷ niệm Lễ Phục Sinh là chúng ta tin rằng Chúa Giêsu không đi vào cõi chết! Kinh Thánh đề cập đến câu chuyện vào ngày thứ ba cuối tuần Phục Sinh - Chúa Nhật, những môn đệ của Chúa Giêsu đã phát hiện thi thể của Người bị mất. Họ vô cùng ngạc nhiên, vì nơi mai táng của Chúa Giêsu được lính canh cẩn thận và được chặn bằng một tảng đá to. Nhưng sau đó Chúa Giêsu xuất hiện trước những môn đệ của Người, nói chuyện với họ, dạy bảo họ, và cùng ăn với họ. Tất cả, hơn 500 người đã nhìn thấy Chúa Giêsu su khi Người trở lại cuộc sống. Kinh Thánh kể rằng 6 tuần sau đó Chúa Giêsu quay về Thiên Đàng, Người hằng sống, bên cạnh Thiên Chúa. Kinh Thánh nói về sự chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô vượt qua cái chết. Người Kitô giáo tin rằng Người vẫn sống cho đến hôm nay, và liên kết với Người. Vì thế, đối với người Kitô giáo, hy vọng vào bản thân sự sống của Thiên Chúa, không phải là tiên tri đã chết.

Vì vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi người Kitô giáo kính nhớ Lễ Phục Sinh!

Chúng ta không biết đích xác từ “Easter” trong tiếng Anh bắt nguồn từ đâu - những chúng ta biết rõ nguyên thuỷ của nó không phải là Kitô giáo. Lễ Phục Sinh thường vào tháng 3 hoặc tháng 4. Ở những quốc gia phương bắc như Anh quốc, đây là lúc mùa xuân. Những chiếc lá biếc trổ trên cành mà tưởng như đã chết sau mùa đông lạnh giá. Những chú chim non giã từ vỏ trứng. Muôn hoa khoe màu, đem đến cho trần thế vẻ đẹp muôn sắc và muôn hương. Và những ngày ấy kéo dài hơn, thậm chí trước khi người dân Anh biết về Chúa Giêsu. Phải chăng đây là lúc để tưởng niệm! Thông điệp Kitô giáo đến với Anh quốc sau khi Đức Kitô phục sinh 200 hoặc 300 năm. Người dân Anh thuở xưa đã có những từ dành cho sự bắt đầu của một ngày mới và dành cho mùa xuân. Các chuyên gia tin rằng những người Kitô giáo Anh quốc đầu tiên đơn giản đã thay đổi một trong những từ này để mô tả lúc Chúa Giêsu trở về với sự sống sau khi chết. Nó làm cho tôn giáo mới dễ hiểu hơn. Họ gọi đó là “Easter” - Lễ Phục Sinh.

Trứng là một phần quan trọng của nhiếu truyền thống Phục Sinh. Người dân của những quốc gia Đông Âu chẳng hạn như Ucraine đã sơn những quả trứng bằng những màu sắc huy hoàng, rực rỡ và những đường nét phức tạp. Ở Hy Lạp, người ta sơn những quả trứng ấy đơn giản bằng màu đỏ, và đem chúng đến nhà thờ. Màu đỏ ấy tượng trưng cho máu Đức Kitô. Và ở nhiều quốc gia, trẻ em lại chơi những trò mà chúng đi tìm những quả trứng được cất giấu - săn Trứng Phục Sinh. Thường những quả trứng trong những cuộc săn bắt hôm nay được làm từ những chất đường - nhất là chocolate.

Nhưng tại sao lại là trứng? Tại sao trứng lại được liên kết với Lễ Phục Sinh? Ồ, có 2 câu trả lời có thể. Một là trứng được liên kết với một sự sống mới, nên chúng có thể là một biểu tượng của Đức Kitô đã trở về với sự sống. Nhưng một lý do có thể hợp lý hơn đó là những truyền thống Kitô giáo ban đầu cấm những thực phẩm cụ thể trong những tuần trước Lễ Phục Sinh - và trứng là một trong những thứ thực phẩm bị cấm. Nhưng vào ngày Lễ Phục Sinh, việc cấm đó được dỡ bỏ, nên trứng trở thành một phần của nghi thức kỷ niệm Lễ Phục Sinh.

Ở một vài quốc gia, một truyền thống Phục Sinh phổ biến liên quan đến con thỏ. Thỏ là loại động vật nhỏ yếu với đôi tai dài và đôi mắt to, nên trẻ em rất thích chúng. Trẻ em gọi thỏ là “bunny”, và người lớn thường kể để kích thích trẻ em rằng một con thỏ được gọi là “Thỏ Lễ Phục Sinh” sẽ mang đến trứng vào dịp Lễ Phục Sinh. Thật khó mà thấy bất kỳ điều gì liên quan giữa Thỏ Phục Sinh và Chúa Giêsu. Thỏ Lễ Phục Sinh là một ý tưởng được hình thành cách đây khoảng 300 năm, ở Âu châu. Đó là cách duy nhất giúp trẻ em hân hoan mừng Phục Sinh vào thời gian kỷ niệm.

Ở những quốc gia không thuộc Âu châu, người ta đã tìm những cách khác để kỷ niệm Lễ Phục Sinh.

Ở Ethiopia, người ta đi lễ vào lúc 8:00 tối thứ Bảy và dành 7 giờ đồng hồ để cầu nguyện. Người ta đánh trống và linh mục hát những bài kinh đặc biệt. Ngày hôm sau, họ ăn loại bánh mì đặc biệt.

Ở Mexico, người ta đóng những vở kịch vào tuần trước Lễ Phục Sinh. Những vở kịch này kể câu chuyện về Chúa Giêsu. Vào những buổi sáng sớm, người ta diễn hành qua những con phố và rước tượng Chúa Giêsu. Vào ngày Lễ Phục Sinh, mọi người đều đi lễ, và có một bữa tiệc ở trung tâm quảng trường thành phố.

Nếu bạn có những người bạn Kitô giáo nơi bạn ở, hãy chúc họ “Happy Easter” vào ngày Lễ Phục Sinh, bạn có thể nhận một nụ cười tươi đáp lại - và bạn sẽ biết lý do tại sao.

Jos. Tú Nạc, NMS

Read 1335 times Last modified on Thứ ba, 12 Tháng 3 2013 17:33