Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 03 Tháng 1 2025 14:03

Mảnh Vụn Suy Tư Tin Mừng Ngày 03.01

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
ĐẤNG XOÁ BỎ TỘI TRẦN GIAN “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian.” (Ga 1,29)

Trong phút giây trang nghiêm khi ông Gio-an Tẩy Giả điểm vào Chúa Giê-su, người nghe ngày ây đã đối diện với một sự mặc khải vỉ đại: Chúa Giê-su chính là Chiên Thiên Chúa, là Đấng hy sinh để gánh lấy tội lỗi nhân loại. Hình ảnh “Chiên Thiên Chúa” đã gừi nhớ đến biết bao hy sinh cao cả, biết bao đối thời để dẫn dn d\u1eawt loài người ra khỏi bóng tối tội lỗi. Đây là lý do chúng ta tố cáo độc hy sinh đỉnh cao của Người, khác vọi mọi lời lắp bóng giá trong lịch sử nhân loại.

 

Chúng ta nhìn lại hình ảnh đầy ngạc nhiên của người lãnh đạo Nelson Mandela. Trong 27 năm đằng đằng trong ngục tù, ông không chỉ chịu đau đớn về thể xác mà còn đầy tâm nguyện đấu tranh vì một Nam Phi không ký thị. Nhiều người so sánh hình ảnh đó với tâm tình hy sinh của Chúa Giê-su – người đã từ bỏ ngai vàng để mặc lấy phận người.

 

Chúa Giê-su không chỉ dẫn dn d\u1eawt chúng ta ra khỏi bóng tối mà còn trở thành Đắng chuộc tội. Cái chết trên thập giá chính là lời minh chứng cho tình yêu và động lực để gần bên con người.

 

Trong thời đại hiện nay, nơi chủ nghĩa cá nhân và sự hưởng thụ bao trùm xã hội, hy sinh dễ bị xem như một khái niệm xa xỉ. Thế nhưng, cuộc sống chỉ thật sự đầy ý nghĩa khi chúng ta dám bỏ qua chính mình để quan tâm và phục vụ tha nhân. Lời mời gọi của Chúa Giê-su rất rõ ràng: “Ai muốn theo thày, hãy vác thập giá mình mà theo.”

 

Là người Ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi tham gia vào sứ mạng của Hội Thánh. Hãy sẵn sàng hy sinh từ bỏ để tài chính, thời gian, và đòi hỏi cá nhân nhằm phục vụ các gia đình nghèo khó, bệnh nhân, và những người bị gạt ra bên lề.

 

Có những hành động nhỏ nhặt như chía một nụ cười, đềm một bữa cơm, hoặc đồng viên một lời đã trở thành những đáp trả tình yêu chân thực nhất. Trong gia đình, chúng ta có thể đóng góp các giá trị bằng việc động viên, hỗ trợ, và yêu thương thân thực.

 

“Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian.” Trong Chúa Giê-su, chúng ta nhìn thấy động lực cao cả của một đời hy sinh vì tha nhân. Hãy để lời chứng của Chúa trở thành kim chỉ nam dẫn lối ta trong hành trình đọi sống, dẫn thần phục vụ, và xây dựng một thế giới trần đầy tình thương.

 

Lm. Anmai, CSsR

 

ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA

 

Ta thấy người Do Thái có tục sát tế chiên trên bàn thờ để thờ phượng, cảm tạ Thiên Chúa, để xin ơn và để đền tội. Tục lệ này bắt nguồn từ thời Abel, con trai thứ của Ađam. “Aben làm nghề chăn chiên” (St 4, 2) nên để thờ phượng và tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa, “Aben dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng” lên Ngài (St 4, 4).

 

Đến thời dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ, Môsê ra lệnh cho mỗi nhà người Do Thái phải sát tế một con chiên, bôi máu lên khung cửa (Xh 12, 2-7). Đêm ấy, tất cả những nhà trên đất nước Ai cập không có máu chiên nơi khung cửa đều bị chết đứa con trai đầu lòng (Xh 12, 29-30). Chỉ có người Do Thái nhờ máu chiên trên khung cửa mà không bị như thế. Từ đó, việc sát tế chiên mang thêm ý nghĩa: chiên chết thay người.

 

Về sau, tại đền thờ, các tư tế Do Thái đều sát tế mỗi ngày hai con chiên làm của lễ toàn thiêu: sáng sớm một con, chập tối một con, để dâng lên Thiên Chúa làm của lễ đền tội cho dân (Xh 29, 38-46). Đúng ra, ai phạm tội thì chính người ấy bị phạt, mà phạm đến Thiên Chúa thì chỉ có hình phạt chết mới xứng đáng. Nhưng Thiên Chúa nhân lành không muốn con người phải chết: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ed 18, 23). Luật công bằng đòi hỏi tội phải đền; nên để con người còn được sống mà ăn năn hối cải, Thiên Chúa chấp nhận cho con người lấy chiên đền mạng. Như vậy chiên bị sát tế là để chết thay cho con người lẽ ra phải chết vì tội lỗi mình.


Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Từ ngữ “xóa” là một cách nói văn hoa nhẹ nhàng, nhưng không lột hết ý nghĩa của nguyên ngữ. Tiếng Hy Lạp dùng từ ‘airein’, tiếng La tinh dùng từ ‘tollit’ có nghĩa là nhận lấy vào mình, gánh lấy, vác lấy. Có lẽ nên dịch là Chiên Thiên Chúa, Đấng ‘gánh’ lấy tội nhân loại thì đúng hơn. Xóa là đứng ngoài cuộc. Đức Giêsu không đứng ngoài cuộc. Người đã nhập cuộc, gánh lấy thân phận con người, và nhất là gánh lấy tội lỗi của con người. Chính vì gánh lấy tội lỗi mà Người, Đấng hoàn toàn trong sạch, vô tội đã chịu hạ mình xếp hàng giữa những người tội lỗi xin Gioan rửa tội. Chính vì gánh lấy tội lỗi nhân loại mà Người lui tới với những người tội lỗi, chuyện trò với họ, ăn uống đồng bàn với họ. Nhưng nhất là chính vì gánh lấy tội nhân loại mà Người phải chịu chết giữa hai tội phạm, đồng số phận với họ, đồng bản án với họ, như những người trộm cướp.

 

Thánh Gioan tẩy giả là vị ngôn sứ cuối cùng của thời Cựu Ước, và ông rất vinh dự được làm người dọn đường cho Đấng Cứu Thế sắp đến. Hôm nay, khi thấy Đức Giêsu đến với ông, ông đã mạnh mẽ công bố với mọi người Do Thái rằng : “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian”.


Gioan Tẩy Giả khẳng định, Chúa Giêsu là Chiên duy nhất chết thay cho đoàn chiên là nhân loại chúng ta. Không những thế, Người còn phục hồi tất cả những người sống trên trần gian này và cứu chuộc mang về cho Thiên Chúa Cha. Một người chết thay cho toàn dân, để tất cả vâng phục Thiên Chúa ; chỉ một mình Người đã chịu chết để cứu chuộc muôn người...


Thật thế, con người đã trở nên hư hỏng, sống trong tội lỗi và đây là lý do tại sao Chúa Cha đã cho Con của Ngài tới làm giá chuộc tội cho toàn dân (Ga 3, 16 ), vì Người là đầu và tất cả mọi sự ở trong Người. Để tất cả chúng ta sống trong Người, Người đã vui lòng chịu chết và hiến tế vì chúng ta, Người đã chết thay cho chúng ta, và sống lại vì chúng ta. Người là Chiên thật xóa bỏ tội trần gian.

 

Thánh Gioan tẩy giả làm chứng về Đức Giêsu đích thực là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha tuyển chọn, thánh hiến bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần để thực hiện công cuộc cứu chuộc nhân loại, trong tư cách là Đấng Messia.

 

Thánh Gioan tẩy giả đã sử dụng đến hai biểu tượng tuyệt đẹp, đó là con chiên : “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Con chiên là một con vật quen thuộc đối với dân Do Thái ngày xưa, được nhắc nhiều lần trong Kinh Thánh. Hình ảnh con chiên rất có ý nghĩa, nhằm mô tả Đức Giêsu là con chiên chiến thắng, con chiên như người tôi trung, và con chiên như con chiên trong Lễ Vượt Qua.

 

"Con chiên của Chúa" : Danh hiệu này ngầm chứa một lời cầu chúc: mong cho người tín hữu được xếp vào loại "chiên" trong ngày phán xét. Ðược đứng bên hữu Vua Thẩm Phán. Ðược vào hưởng vinh quang trong nước Chúa. Nhưng danh hiệu đó phải chăng cũng gợi lên một ước mong. Ước mong người tín hữu sống theo gương của Chiên Thiên Chúa. Uớc mong những chiên con nối gót theo chiên mẹ đầu đàn đi vào con đường hiền lành khiêm nhường. Ước mong đoàn chiên tự hiến đời mình như một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Và ước mong đoàn chiên gánh lấy số phận của người khác, để yêu thương, đoàn kết, liên đới, chia sẻ với anh em tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của họ.

 

Trong mỗi Thánh lễ, chủ tế đều nhắc lại lời của thánh Gioan tẩy giả : “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian”, và mời gọi người Kitô hữu đón nhận Mình Máu Thánh Chúa. Chúng ta có Chúa Kitô ngự trong lòng, và sự sống của Người ở trong chúng ta.

Ta hãy chiêm ngắm tình yêu của Đức Giêsu Kitô đã dành cho chúng ta đến độ chết vì chúng ta. Chúng ta hãy làm chứng về tình yêu cứu độ của Người cho nhân loại. Chúng ta hãy sẵn sàng cộng tác với Giáo Hội bằng cách giúp đỡ cho người ta được thoát khỏi sự dữ và tội lỗi đang lan tràn trong gia đình, trong xã hội. Chúng ta hãy giúp cho những người xung quanh chúng ta sống niềm tin và hy vọng vào Chúa Giêsu là Đấng giải thoát và cứu chuộc của mọi người.

 

Lm. Anmai, CSsR

 

SỐNG TRONG SẠCH


"Phúc cho ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ nhìn thấy Thiên Chúa." Lời mời gọi này không chỉ là một lời chúc phúc đơn thuần, mà còn là ánh sáng dẫn đường cho mỗi chúng ta trên hành trình sống đức tin. Hôm nay, chúng ta cùng nhìn về gương mẫu thánh thiện của Thánh Gioan Tẩy Giả - một người đã thực sự sống trọn vẹn điều này, để từ đó suy ngẫm và tìm kiếm cách noi theo ngài.

 

Thánh Gioan Tẩy Giả, với tâm hồn trong sạch và đời sống khổ hạnh, là hiện thân của một con người sống trọn lòng trung tín với Thiên Chúa. Ngài được khỏi tội nguyên tổ ngay từ trong lòng mẹ, bởi sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa. Nhưng không dừng lại ở ân sủng ấy, Thánh Gioan đã chủ động sống trong sạch suốt cuộc đời mình, giữ tâm hồn không bị vấy bẩn bởi những điều phù phiếm của thế gian.

 

Ngài đã chọn một đời sống khổ hạnh: sống trong sa mạc, ăn châu chấu và mật ong, mặc áo da thú. Cuộc sống khổ hạnh ấy không chỉ là biểu tượng của sự giản đơn, mà còn là minh chứng cho một tâm hồn mạnh mẽ. Một tâm hồn như thế không cho phép tội lỗi hay những quyến rũ của thế gian len lỏi vào. Sự khổ hạnh giúp ngài hoàn toàn tự do, không bị ràng buộc bởi những đam mê trần tục, để sống trọn vẹn cho Thiên Chúa.

 

Trong sự trong sạch, Thánh Gioan còn thể hiện một nhân đức cao quý khác: lòng khiêm nhường. Dù được nhiều người ngưỡng mộ và có ảnh hưởng lớn trong dân chúng, ngài chưa bao giờ nhận những danh hiệu hay vinh dự không thuộc về mình. Khi được hỏi về danh tính, ngài khẳng định một cách rõ ràng: "Tôi không phải là Đấng Mêsia." Thay vào đó, ngài giới thiệu Đức Kitô, Người mà ngài nhận ra nhờ dấu chỉ của Chúa Cha: “Tôi đã thấy Thần Khí xuống và ngự trên Người.” Chính sự trong sạch và khiêm nhường này đã giúp Thánh Gioan nhận ra Thiên Chúa, ngay cả khi Ngài ẩn thân giữa đám đông, xếp hàng như một người tội lỗi.

 

Ngài là người đầu tiên giới thiệu Đức Giêsu với thế gian bằng một lời tuyên bố đầy xác tín: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian." Điều này không chỉ là sự nhận biết bề ngoài, mà là một sự hiệp thông sâu sắc, xuất phát từ việc Gioan luôn sống trong Chúa, giữ tâm hồn thanh sạch và luôn đặt hy vọng nơi Đức Kitô. Như thư Gioan dạy: “Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch.”

 

Chúng ta học được gì từ Thánh Gioan Tẩy Giả? Trước hết, đó là lời mời gọi sống trong sạch. Không phải chỉ là sự sạch sẽ bên ngoài, mà là sự trong sạch nơi tâm hồn, loại bỏ những tội lỗi và đam mê không đáng có. Chính sự trong sạch ấy sẽ giúp chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa. Như Thánh Gioan, chúng ta cũng được mời gọi nhận ra sự hiện diện của Ngài, ngay cả khi Ngài xuất hiện trong những hình ảnh bình dị và bất ngờ nhất.

 

Sống trong sạch không chỉ là để nhận biết Thiên Chúa, mà còn là để chúng ta thực sự ở trong Ngài. Thư Gioan khẳng định: “Phàm ai ở lại trong Người thì không phạm tội.” Ở lại trong Chúa, chúng ta tìm thấy sự bình an đích thực và niềm vui trọn vẹn, như Chúa Giêsu đã hứa: "Để niềm vui của anh em được nên trọn vẹn."

 

Hôm nay, giữa những ồn ào của thế gian, lời mời gọi của Thánh Gioan Tẩy Giả thách thức chúng ta nhìn lại chính mình. Chúng ta có đang để những tội lỗi nhỏ bé len lỏi vào tâm hồn, làm ô nhiễm đời sống thiêng liêng không? Chúng ta có đang để những lời ca tụng phù phiếm của thế gian làm mờ đi lòng khiêm nhường cần có không? Và chúng ta có đang sống sao cho mỗi ngày đều hướng về Thiên Chúa, tìm thấy Ngài trong những điều nhỏ bé của cuộc sống không?

 

Hãy nhớ rằng, cuộc đời của mỗi người Kitô hữu chỉ trọn vẹn khi sống trong sạch, sống trong Chúa và sống để làm vinh danh Ngài. Chúng ta hãy xin ơn can đảm và sức mạnh để loại bỏ những điều không thuộc về Chúa ra khỏi cuộc đời mình, để tâm hồn chúng ta xứng đáng trở thành nơi Ngài cư ngụ.

 

Lm. Anmai, CSsR

 

ĐÁNH THỨC Ý THỨC PHÉP RỬA CỦA CHÚNG TA

 

Hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng cho Phép Rửa của Chúa Giêsu. Đức Giáo hoàng Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng "Phép Rửa là Bí tích mà đức tin của chúng ta được đặt nền tảng và ghép chúng ta như một chi thể sống động vào Chúa Kitô và Giáo hội của Người"; và ngài nói thêm: "Phép Rửa không phải là một hình thức! Đó là một hành động chạm đến chiều sâu của sự tồn tại của chúng ta. Một đứa trẻ đã được rửa tội và một đứa trẻ chưa được rửa tội không giống nhau. Một người đã được rửa tội và một người chưa được rửa tội không giống nhau. Nhờ Phép Rửa, chúng ta được đắm mình trong nguồn sống vô tận đó là cái chết của Chúa Giêsu, hành động yêu thương vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử; và nhờ tình yêu này, chúng ta có thể sống một cuộc sống mới, không còn chịu sự thương xót của sự dữ, tội lỗi và sự chết, nhưng trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em của chúng ta."

 

Chúng ta đã nghe về hai hiệu quả chính của Bí tích Rửa tội như được dạy trong Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo (số 1262-1266):


1 "Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian" (Ga 1:29). Một hiệu quả của Bí tích Rửa tội là thanh tẩy tội lỗi, nghĩa là mọi tội lỗi đều được tha thứ, tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân, cũng như mọi hình phạt của tội lỗi.

2 "Thánh Thần ngự xuống", "rửa tội bằng Chúa Thánh Thần" (Ga 1:34): Bí tích Rửa tội làm cho chúng ta trở thành "một tạo vật mới", con cái được Thiên Chúa nhận làm con và là người thông phần vào bản tính thần linh, là chi thể của Chúa Kitô, là đồng thừa kế với Người và là đền thờ của Chúa Thánh Thần.

 

Chúa Ba Ngôi —Cha, Con và Chúa Thánh Thần— ban cho chúng ta ân sủng thánh hóa, giúp chúng ta tin vào Thiên Chúa, hy vọng vào Người và yêu mến Người; sống và hành động dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần qua các ân huệ của Người; phát triển lòng tốt qua các nhân đức đạo đức.

 

Chúng ta hãy cầu xin, như Đức Giáo hoàng Phanxicô khuyên nhủ, "hãy đánh thức ký ức về Bí tích Rửa tội của chúng ta… để sống Bí tích Rửa tội mỗi ngày như là thực tại hiện tại của cuộc sống chúng ta."

 

Lm. Anmai, CSsR

 

"ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA"

 

Trong cuộc sống đức tin, vai trò giới thiệu về Đức Giê-su là hết sức quan trọng. Thánh Gio-an Tẩy Giả đã làm gương qua cách ngài khiêm nhường nhận định: “Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì Người có trước tôi.” Ngài đã nhận ra Đức Giê-su nhờ biểu tượng Thánh Thần hiện xuống như chim bồ câu.

 

Vai trò của Gio-an không phải là trung tâm, mà chỉ là người dọn đường. Lời chứng của ngài làm sáng tỏ lời hứa của Thiên Chúa: ban đến Đức Giê-su là Đắng Cứu Thế. Khi thánh Gio-an nhìn thấy Chúa Giê-su tiến lại, ngài đã tuyên bố lời đầy uy quyền: "Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian."

 

Hình ảnh "Chiên Thiên Chúa" được thổng nhất với con chiên trong Đêm Vượt Qua. Trong lễ Vượt Qua của dân Do Thái, con chiên bị sát tế, làm của ăn và lễ vật hiến dâng để giãi thoát dân Chúa khỏi cánh nô lệ Ai Cập. Máu chiên bôi trên khung cửa giúp dân Chúa thoát thần tru diệt. Hôm nay, Đức Giê-su chịu chết như con chiên để giãi thoát nhân loại khỏi tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống đời đời.

 

Lời "Đây Chiên Thiên Chúa" nhắc nhở chúng ta rằng trong mỗi Thánh Lễ, thịt và máu Đức Giê-su trở thành lương thực nuôi dưỡng linh hồn, ban sự tha thứ tội và giao hoà con người với Thiên Chúa. Tội trần gian được nhắc đến không chỉ là tội nguyên tổ, nhưng còn là những hành động bất tuân, lạm dụng tự do để chống lại Thiên Chúa qua nhiều thế hệ.

 

Chúa Giê-su đến như con chiên gánh tội, nhận về phần mình những đau khổng của thế giới. Người mời gọi chúng ta cũng trở thành những "con chiên gánh tội" bằng cách yêu thương, hy sinh và mang lại sự bình an cho thế giới. Hãy sống với tinh thần khiêm nhường, phó thác, như lời chúc: "Đây Chiên Thiên Chúa," vừa tuyên xưng về đức tin, vừa thể hiện hành động cụ thể yêu thương và phục vụ tha nhân.

 

Lm. Anmai, CSsR

Read 17 times Last modified on Thứ sáu, 03 Tháng 1 2025 14:33