Câu 1. Hãy trình bày về chân dung của người lữ hành đức cậy trong mối liên hệ với Đức tin.
Theo thánh Tôma: đức cậy là ao ước những điều lành, tuy khó nhưng không thể không đạt được, đối tượng chủ yếu và cùng đích chính là Thiên Chúa như nguồn hạnh phúc đời đời, ơn cứu rỗi, sự sống đời đời hay phúc hưởng kiến Chúa bởi vì chỉ có Chúa mới là sự tốt lành, thiện hảo vô biên mà quyền năng của Ngài thì vô cùng, nên lòng trông cậy của chúng ta không thể là ai khác ngoài một mình Thiên Chúa cùng với sự trợ giúp của Ngài, vì không ai có thể giúp ta đạt được chính Ngài ngoại trừ chính Ngài, ngõ hầu đạt được sự tốt lành mà người lữ hành hy vọng. Sự thường thì hệ quả phải tương xứng với nguyện nhân của nó,
Theo quy luật phát sinh thì cái chưa hoàn hảo sẽ ra đời trước cái hoàn hảo. Vì vậy đức cậy phải đi sau đức tin. Chân dung người lữ hành đức cậy bao hàm những hành vi đạt đến sự hiệp thông, kết hiệp với Thiên Chúa, tức là đạt được hạnh phúc đời đời khao khát đạt tới tròn đầy “lạy Chúa, con tin nhưng xin thêm niềm tin cho con”.
Thực tế, ta đang sống trên trần gian này, mọi kiến thức ta lĩnh hội được qua các giác quan rồi đi vào não bộ, vì thế chúng ta thường hay bị cám dỗ để chấp nhận những điều tốt thuộc cảm giác ít có giá trị. Sự tốt lành của Thiên Chúa mặc dù có đó, là thật, nhưng sự lại không hiện diện hữu hình cho chúng ta mà chỉ xuất hiện lờ mờ và không dễ dàng nhận thấy, trong khi có quá những điều mà chúng ta cần sờ mó, trông thấy và nắm bắt được đang hấp dẫn lôi cuốn chúng ta, và có khi chúng ta lại thần tượng những giá trị tương đối này. Và nhiều khi chúng ta có kinh nghiệm ngược lại điều chúng ta hy vọng, là sống theo chọn lựa của mình, chiều theo những đam mê, thói quen tội lỗi và hướng chiều về nó.
Tuy nhiên, quyền năng Thiên Chúa thì vô hạn nên mặc dù điều ta trông cậy hết sức khó khăn theo nhãn quan con người đó, nhưng không phải không thể thực hiện được, hoặc làm ta chùn bước trên hành trình. Bởi lời hứa của Tin Mừng đã được ban ra cho chúng ta chính là sự tốt lành không kém với sự sống đời đời mai hậu. Nhờ tin mà chúng ta hy vọng Thiên Chúa luôn có thể và sẽ đổi mới mọi sự.
Trong toàn thể, người lữ hành đức cậy là người ý thức lòng trông cậy của bản thân mình không bao giờ có thể thay thế cho hành vi trông cậy của người khác, nhưng lòng trông cậy của ta có thể phục vụ như một nguyên nhân thúc đẩy hay như một ảnh hưởng mạnh mẽ đến đức cậy của người khác. Không thể thay thế họ, nhưng họ có thể trở thành một phần thân thể của ta. Ân sủng của Thiên Chúa, ta nhận được cũng như họ được thông phần hoàn toàn không do tài đức hay công trạng gì của ta, nhưng tất cả do từ lòng thương xót Chúa. Họ có thật sự đón nhận được ân phúc của Chúa hay không tùy theo nơi mức độ họ mở lòng ra với Chúa, chính điều đó chứng thực: những gì ta mong muốn cho tha nhân một cách tốt nhất, cho những người ta yêu thương, không chỉ dừng lại ở những mong muốn của ta, mà quan trọng là chính họ phải cậy trông vào Chúa, cộng tác với ơn Chúa ban trong tự do và ý thức của họ nữa.
Theo quy luật tự nhiên, ta không thể nào đáp trả lời Thiên Chúa theo cách thức cứu độ mà ta không coi lời hứa đó là sự thật, Thánh Tô ma đã nói: “lòng trông cậy là khi chúng ta cậy dựa vào một Thiên Chúa mà không biết Ngài như Ngài là, và chúng ta không biết về chính mình như Ngài biết về chúng ta, thế nhưng chúng ta vẫn tin tưởng và hy vọng. Sự chắc chắn của đức cậy do bởi chính đức tin mang lại. Đức cậy hướng chúng ta đến cùng đích với một sự chắc chắn như thể nó chia sẻ sự chắc chắn của đức tin. Đây là sự chắc chắn của định hướng, của sự hướng chiều, chứ không phải của tri thức. Nhờ đức tin chúng ta chắc chắn rằng Thiên Chúa dẫn ta đến nguồn ơn cứu độ, bởi vì khi ta không tin vào lời hứa cứu độ của Thiên Chúa thì chúng ta sẽ không trông cậy vào Ngài. Ngược lại, khi chúng ta tin tưởng vào lời Chúa hứa, chúng ta sẽ dễ dàng đặt niềm cậy trông vào lời hứa đó, vì lòng thương xót của Chúa và ân sủng luôn sẵn sàng ban phát để mang lại ơn cứu đô cho tất cả những ai chân thành tìm kiếm Ngài.
Chính do đức tin mang lại nên sự chắc chắn của đức cậy mang chiều kích vô ngộ bởi vì nó hướng con người về cuộc sống vĩnh cửu. Trong một cảm giác chắc chắn này của đức cậy, người được hy vọng luôn luôn hiện diên bên người hy vọng rồi. Vì thế, ta có thể nói rằng: người lữ hành đức cậy trong mối liên hệ với đức tin không cần đến đức mến, nhưng nếu không có đức mến, thì chưa phải là người trọn hảo vì ngoài việc tin tưởng phó thác, chúng ta nên làm cho tình yêu lớn lên cách trọn vẹn. Vì bản chất của nhân đức luân lý Kitô giáo luôn đòi hỏi hơn thế nữa.
Câu 2. Bạn hiểu thế nào về câu nói của Thánh Agustino: “Cứ yêu đi rồi làm gì thì làm” trong mối tương quan của đức mến với hai nhân đức đối thần khác.
Theo các nhà luân lý học, tình yêu là nền tảng chung của tất cả các hoạt động của ý chí và tình cảm nơi con người, vì nếu không có “yêu” thì những biểu hiện khác của tình cảm không có cái nền để đánh giá. Nói cách khác, tất cả các biểu hiện quan năng tình cảm đều lệ thuộc vào tình yêu. Tình yêu là hành vi nguyên thủy của ý chí và nó cũng là cảm xúc nguyên thủy của tình cảm.
Với thời đại hiện nay, không ít người trẻ lạm dụng câu nói này để chiều theo lối sống thực dụng của mình, biện minh cho những hành vi của chọn lựa ích kỷcá nhân, nhân danh tình yêu để chờ đợi người khác đáp ứng mọi nhu cầ của mình. Vậy để hiểu những gì Thánh Agustino muốn nói chúng ta có thể đưa ra nhận định chung:
ü Yêu là là một quà tặng:
Edward Collins định nghĩa: “yêu là một sự tham dự đầy đủ cảm xúc và cương quyết vào xu hướng năng động của đối tượng để hoàn thiện đối tượng đó”. Khi yêu, người ta chủ ý đến cái nhân tốt lành của người được yêu, chỉ ra hướng đi duy nhất đến bất cứ điều gì phù hợp với sự sung mãn của người được yêu “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì dược sống muôn đời”. Do đó, ơn gọi của con người là tình yêu và đáp lại tình yêu đó trong nội tâm sâu thẳm của mình. Tình yêu đối với Thiên Chúa được thử thách trong lòng mến đối với tha nhân.
Tình yêu tự bản chất: đón nhận và tự biến đổi. Trong một số cách, đối tượng được yêu làm thay đổi người yêu. Tình yêu trước tiên đòi hỏi một thái độ sẵn sàng đón nhận điều tốt. Tiếp đến, nó thúc đẩy co người khao khát điều tốt và mang lại hạnh phúc khi điều tốt xảy đến.
Thánh Tôma nói: “Đức mến chỉ có một mục đích mà thôi, đó là sự tốt lành của Thiên Chúa. Chính Chúa là đối tượng chính yếu của đức Mến, còn tình yêu tha nhân nằm trong tình yêu dành cho Thiên Chúa”. Biểu lộ tình bạn, tình thân hữu với Thiên Chúa, điều này hàm chứa một sự trao ban qua lại của tình yêu, cùng với sự thân mật hỗ tương. Tình bạn này hệ tại ở việc chuyện trò thân mật với Ngài ngay từ trần gian này bằng ân sủng, và sẽ được hoàn tất trong cuộc sống tương lai nhờ hào quang chiến thắng nhờ chúng ta tuyên xưng và trông cậy và trải rộng nơi những con người ta gặp gỡ, sẻ chia. Một tình thân cũng giống như tình bạn giữa con người với người. Điều này cho ta có thể hiểu: sẽ không thể có sự tâm giao thân tình một khi họ không tin nhau và không hy vọng vào nhau, thì tình bạn với Thiên Chúa cũng vậy, đức mến không thể có được nếu không có đức tin và đức cậy.
“Cứ yêu đi, rồi làm những gì mình muốn” trong mối tương quan giữa đức mến và hai nhân đức đối thần khác không đơn độc, không riêng lẻ, không tách rời nhưng được kết dệt trong khôn ngoan, cẩn trọng, phó thác. Hơn nữa, khi được khởi phát từ Agape và lớn lên từ tình yêu trao ban đó, cả người được yêu và người yêu sẽ ý thức mình là quà tặng cho nhau, với nhau và vì nhau, với EMAGO DEI đã được chính Thiên Chúa phú bẩm từ khởi nguyên.
Nói một cách nghiêm túc, nếu không có đức mến, ta sẽ không thực sự có nhân đức nào. Ta có thể nói đức mến là nền tảng và khuôn mẫu cho mọi nhân đức. Cứ yêu đi rồi làm đó là xin Chúa chắt lọc ra những gì tinh túy nhất và hòa quyện cùng ý tưởng của Ngài trong việc hướng dẫn người chứng nhân sao cho phù hợp nhất với tâm hồn người được chia sẻ chứ không áp đặt họ, giúp họ trở nên người yêu Chúa, thương mến tha nhân, mở toang cánh cửa tâm hồn đón nhận những điều đẹp đẽ chứ đừng dửng dưng vô cảm... trước khi là sơ, là thầy tu hay là gì đi nữa...
Những thế hệ cũ với não trạng cũ dần dần sẽ qua đi và thế hệ mới sẽ lớn lên được ơn biến đổi, được ơn reo mừng đón nhận mưa Hồng Ân sẽ là cấu nối Tình Yêu mãnh liệt hơn từ Chúa tới muôn người.
Một khi ta sống đời sống thâm sâu trong tình yêu thì cuộc sống ta sẽ phát khởi sự tự tin, tế nhị, tinh tế mới mẻ, sống động của người yêu và sống bằng chính kinh nghiệm của người được yêu. Khi yêu, trong mọi biến chuyển của hoàn cảnh, dễ dàng đến với, sống cùng, xây dựng tình bằng hữu huynh đệ, thân tình gần gũi, làm cho đời sống tha nhân triển nở bằng chính sự tận tâm của mình, người này thúc đẩy người kia không những sống tốt mà còn ước ao nên thánh, sống thánh “cứ yêu đi rồi muốn làm gì cũng được!” Tình yêu là sự thúc bách nhau kéo theo về cho Thiên Chúa, chia sẻ niềm tin cho nhau xây dựng nền tảng lý tưởng: làm cho cộng đoàn, gia đình, Giáo Hội thực sự trở nên như lễ hội. Khi đó đời sống thực sự “không sống dưới lề luật nữa, nhưng dưới ân sủng”(Rm6,14).
ü Việc làm có tình yêu có tình yêu là hoa trái:
“Trong trần gian này, chúng ta không thể làm được những công việc cả thể, nhưng chúng ta có thể làm được những công việc nhỏ với một tình yêu lớn” (Mẹ Têrêsa Calcutta). Cần có một tâm hồn nhạy cảm để có thể nhận ra những giá trị thật lớn lao đằng sau những việc làm nhỏ bé. Ở đời, người ta thường đánh giá con người ngang qua bề ngoài, ngang qua sự lớn lao của những việc họ làm. Người ta để ý nhiều đến số lượng, nhưng lại thiếu tinh tế để có thể nhận thấy những giá trị bên trong, ẩn sau những đóng góp nhỏ bé. Người ta khen ngợi những kỳ tích, và ca tụng những điều kỳ vĩ ở dáng vẻ bề ngoài.
Chúa cũng để ý đến những sự lớn lao, nhưng lại là sự lớn lao của tâm hồn, của lòng quảng đại, của tình yêu thương. Hình ảnh bà góa với hai đồng tiền tí xíu lại có thể là tấm gương mà Chúa dùng huấn luyện các tông đồ. Bà góa bỏ vào thùng ít hơn ai hết, nhưng Chúa lại thấy nơi bà một tình yêu lớn “làm cho mình dễ ưng ý trước mặt Thiên Chúa” (Thánh Anphongso). Vì chỉ với tình yêu lớn, người ta mới có thể tặng cái thiết yếu nhất của mình cho người khác. Sở dĩ Chúa có thể thấy được nơi bà lòng quảng đại và một tình yêu lớn như thế, là vì trong thâm tâm, Chúa đã luôn có sẵn tình yêu, lòng cảm thông đối với những đối với người người khốn khổ. Việc ta có thể nhận ra những giá trị to lớn phía sau những hành động nhỏ bé của những con người khốn khổ tùy thuộc nhiều vào tình thương, sự đồng cảm, nhạy bén của ta đối với những con người nghèo khổ đó.
Không ai không có gì để trao tặng, chỉ có người không biết trao tặng mà thôi. Tất cả mọi việc làm, dù nhỏ bé đến đâu, nhưng được làm với tình yêu, thì luôn có giá trị lớn lao trong trái tim của Chúa. “Hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm”. Tình yêu phải là động lực của mọi việc làm, và thiết nghĩ nếu không có tình yêu, mọi việc làm điều vô nghĩa.
Cuộc sống có thể chúng ta có nhiều tài năng, và nhiều đóng góp vào những việc lớn lao, nhưng nếu như những việc chúng ta làm nhằm khuyết trương danh tiếng của chúng ta, thì quả là vô nghĩa. Có thể chúng ta chỉ có 2 đồng tiền kẽm giống như hai đồng tiền của bà góa trong Tin Mừng, dù là số ít như thế, chúng ta khôn ngừng biết trân trọng và gởi vào đó một tình yêu thương chân thành, thì hai đồng tiền ấy sẽ là phương tiện thật đẹp để ta mở rộng tình yêu. Xin Chúa mở lòng chúng con, để tình yêu của Chúa tràn ngập tâm hồn chúng con, để từng việc chúng con làm, tràn đầy tình yêu.
Tóm lại:
Với người tu sĩ, cứ yêu đi....trở thành kim chỉ nam cho những chọn lựa, cho những đáp trả khi sống với, sống trong sống cùng con người, trong những đêm tối đức tin, trong những thử thách đời thường, trong những mỏi mệt của công việc thường ngày lặp đi lặp lại. Thật vậy, một khi yêu Chúa với hết cả tình yêu thuần khiết, quảng đại và hân hoan, họ sẽ đủ sức vượt qua tất cả. Họ sẵn sàng đón nhận thánh ý Chúa: thay vì kéo lê cuộc đời với những thánh giá, đau khổ của phận người dai dẳng họ sẽ ôm thánh giá chính mình với trọn cả con tim, với tất cả sức lực, mắt hướng nhìn lên Đấng họ tôn thờ, yêu mến trong niềm vui, bình an. Sống chân thành với Chúa, với ơn gọi, với hội dòng và với mọi anh chị em. Vì họ xác tín tình yêu có nhiều sáng kiến. Với tình yêu, họ sẵn sàng minh chứng cho thế giới thấy “ở đâu có tu sĩ, ở đó có niêm vui”.
Câu 3. Dựa vào những gì bạn đã học về hành vi đức tin, hãy bình luận câu: “Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động. Còn tôi, tôi sẽ hành động cho bạn thấy thế nào là tin” (Gc 2, 14-18).
- vTin là gì?
² Dựa trên nền tảng triết học và thần học:
ü Tin là cơ sở vững chắc của người tín hữu, người tin. Củng cố họ trong sự thật và đưa sự thật đến với họ (Dionyus - triết gia Hy lạp cổ đại).
ü Tin là sự đồng tình, tán thành không nghiên cứu gì cả (Damascene). Còn các triết gia khác cho rằng: Tin là sự xác tín chắc chắn của trí khôn về những diều vắng mặt vượt qua mọi nhận định, đánh giá và kiểm nghiệm của khoa học.
ü Thánh Augistino đã nói: Tin là một nhân đức mà qua đó chúng ta chấp nhận điều chúng ta không thấy
ü Tin là một nhân đức, hành vi của nó là tin và đối tượng hay mục đích của nó là Chúa như chân lý đệ nhất (T.A)
ü Nhà thần học Romanus TK XXI: đức tin là một nhân đức được phú bẩm để làm cho con người có thể đạt tới Thiên Chúa siêu việt - Đấng là chân lý đệ nhất.
Hành vi đức tin theo Thánh Tôma Aquino:
Tin là hành vi bên trong:
Thánh Tôma trích lời của Thánh Augustino: “Tin là sự tán thành của lý trí”. Nơi lý trí con người hành vi đức tin hoàn toàn khác biệt với các hành vi khác. Hành vi đức tin nằm ở giữa sự hiểu biết và quan điểm. Nói cách khác, tin là việc chúng ta nghĩ về điều chúng ta chưa hoàn toàn trông thấy là thật.
“tin là bảo đảm ho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không trông thấy” (Dt 11,1).
Tin - xác tín qua hành động:
Hành vi đức tin là mạnh mẽ làm chứng cho sự hiểu biết nơi những người thuộc về niềm tin minh nhiên: các thánh tử đạo tuyên xưng đức tin qua việc chấp nhận án tử, những tín hữu Kitô sẵn sàng chết để bảo vệ đức tin trước sự khủng bố của nhóm Hồi Giáo cực đoan IS. Những người cha, người mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn, nên người và quảng đại dâng con họ cho Chúa, không đòi hỏi một sự báo đáp nào, những nhà truyền giáo chấp nhận mọi khó khăn gian khổ có thể đang chờ họ phía trước, họ quên mình theo gương vị mục tử nhân lành: vì hạnh phúc cho người khác qua mọi thời đại, những chứng nhân đó không thiếu trong thời đại hôm nay: anh em thuộc dòng Don Bosco, đi đến vùng chiến tranh Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ....và trên hành trình đi tới những tâm hồn thành tâm thiện chí, vì nước trời họ tự nguyện sống độc thân khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục trong một cộng đoàn thánh hiến, hay trong một tổ chức vì lợi ích và phần rỗi cho tha nhân. Tuy nhiên, họ không thể tránh khỏ đôi chút ngờ vực vì được thúc đẩy nhẹ nhàng bởi ân sủng từ Thiên Chúa, Ngài không quả quyết hay áp đặt lên người khác, nhất là tôn trọng tự do chọn lựa của họ.
Tắt một lời, đức tin thì mạnh mẽ nghiêng chiều về một bên, trong đó có mặt sự hàm chứa yếu tố có thể chứng nghiệm giống như những điều về khoa học, nhưng mặt khác tri thức của đức tin không đạt đến mức độ tột đỉnh với sự hiểu biết rõ ràng, chính chỗ thiếu hụt của sự hiểu biết này là chỗ mà lý trí chấp nhận những nghi toan, ngờ vực, và quan điểm.
Nơi Giáo hội thuộc về cách mặc nhiên: Họ là những người khao khát và sống theo chân lý (rửa tội bằng lửa); những người dám chết để bảo vệ chân lý (rửa tội bằng máu); họ còn là những người sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng (tiếng nói của Chúa Thánh Thần), biết phân biệt phải trái; những người xây dựng cộng đoàn yêu thương, tôn trọng nhân phẩm, ăn ở ngay lành...không chỉ những người tử đạo bây giờ, mà còn biết bao nhiêu người nam người nữ chịu đựng những nhục nhã mỗi ngày vì lợi ích của gia đình, và còn nhều việc nữa, họ nín nhịn, giữ im lặng, không nói lời nào, chịu đựng vì lòng mến Chúa Giêsu. Và họ thật đông đảo. Cũng như giờ phút này, nhiều người Kitô hữu đang hy sinh tử đạo vì danh Chúa Giêsu và vui vẻ chịu đựng nhục nhã đau khổ,....cho đến chết. Sống trong niềm vui khi chịu nhục nhã và khiêm tốn. Họ làm nên sự thánh thiện của Giáo Hội.
Như vậy, thật hợp lý khi người tin suy tư với đầy tán thành và như thế hành vi đức tin sẽ được phân biệt khác với các hành vi khác của lý trí nơi mà quan năng cao nhất của con người này có thể phân biệt phải - trái - đúng - sai.
Chúng ta biết rằng, đức tin không tìm kiếm những điều thuộc lý lẽ tự nhiên như đã được chứng minh bởi khoa học, nhưng nó tìm kiếm những điều mà con người được thuyết phục để tin, chẳng hạn như điều Thiên Chúa mạc khải và chính Ngài củng cố bằng các phép lạ.
Hành vi bên ngoài: Biểu lộ niềm tin minh nhiên bằng việc tuyên xưng đức tin công khai và hiệp thông với Giáo Hội.
Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). Việc làm của đức tin được thánh Giacôbê xác định là hành vi bác ái yêu thương. Vì vậy, GH là cộng đoàn đức tin và cũng là cộng đoàn đức ái.
Nhờ tin mà các quan năng nơi hành vi con người được thể hiện: việc phục vụ bác ái, mà đối tượng hàng đầu và trước tiên là người nghèo. Đây không phải là hành vi xuất phát từ lòng thương xót nhưng nó thuộc về căn tính của cộng đoàn những người tin, và được gọi là GH của người nghèo. Đức Kitô đã mạc khải tình yêu của Thiên Chúa qua sự nghèo khó trong tinh thần lẫn vật chất, được biểu lộ trong đời sống và cái chết của Người trẹn thập giá. Do đó GH có thể trình bày gương mặt của CKT qua việc trở thành “đồng dáng vẻ” với những người mà CGS gọi là “những anh chị em nhỏ nhất”.
Những huấn dụ quả quyết không phải lúc nào cũng trói buộc, mặc dù chúng luôn ràng buộc với nơi chốn và thời gian theo những tình huống, bổn phận khác. Đức tin không cần thiết phải tuyên xưng mọi nơi mọi chỗ, nhưng là đúng nơi đúng chỗ. Điều này có thể hiểu khi ta không tuyên xưng niềm tin đúng chỗ thì lúc đó ta loại Thiên Chúa ra ngoài cái vinh dự dánh cho Ngài mà thôi. Chẳng hạn, khi ta im lặng làm cho người khác nghĩ rằng ta không có đạo (vào nhà hàng, đi ăn tiệc không làm dấu trước khi dùng bữa,...), hay đức tin cảu chúng ta thuộc đức tin sai lạc (sứ điệp từ trời, truyền bá thông tin ngày tháng năm nào đó sẽ tận thế, lạc thuyết Montano....), hoặc nữa, nếu sự im lặng của chúng ta làm lung lạc đức tin của người khác thì buộc ta phải tuyên xưng niềm tin của mình cách công khai.
Ngược lại, khi ta biết tuyên xưng niềm tin vào trong hoàn cảnh, thời gian và văn hóa...có thể gây ảnh hưởng không tốt đến người khác, mà cũng không mang lại lợi ích gì cho người tin thì không ai buộc chúng ta phải tuyên xưng đức tin cả. Tuy nhiên, nếu có một chút hy vọng, hay lúc khẩn cấp thì nên bất chấp tất cả để mạnh dạn tuyên xưng niềm tin của mình cách công khai.
Tóm lại: “Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động. Còn tôi, tôi sẽ hành động cho bạn thấy thế nào là tin” (Gc 2, 14-18). Cũng tương đồng với Thánh Phaolô: “lòng đầy miệng mới nói ra”. Chúng ta không thể nói tôi yêu bạn mà không thể hiện tình cảm với người đó, và họ sẽ không tin lời nói của ta. Vì vậy, chúng ta không thể nói mình thuộc về Chúa Kitô mà không đi vào con đường hẹp với Ngài, không khổ chế, không buông bỏ những đòi hỏi của Ngài và không dứt khoát trong chịn lựa được. Nhưng có thể một người chưa từng nói yêu thương ta, ngang qua hành động và chọn lựa của họ, ta thấy mình được yêu thương, được quan tâm và nâng đỡ trên bình diện nào đó.
Trước những trăn trở của chọn lựa không biết chắc mình có dám tin tưởng vào Thiên Chúa, phó thác tất cả cho tình yêu Ngài? Để sống đúng lương tâm ta phải từ chối những mối lợi bất chính, để sống đúng luật của Chúa ta phải từ chối hưởng thụ ngọt ngào, để thật sự yêu thương và tha thứ ta phải cắn răng chịu đựng. Chọn yêu mến Chúa đôi khi ta cấp nhận mất chức tước danh vọng, để đi theo con đường của Chúa ta lại phải vác thập giá của mình hằng ngày...đau khổ lắm, hy sinh nhiều lắm. Những chọn lựa đó nhiều khi làm tâm hồn ta đau đớn, vết thương đâm vào tâm hồn mình làm ta xót xa, đau nhức, đó là cách tốt nhất chúng ta sẵn sàng trả lời cho những ai chất vấn niềm tin và ơn gọi của ta. Chính lúc đó con người phải chịu đựng sự chia rẽ con người mình,
Tin mà không hành động là đức tin chết, hành động mà thiếu đức tin là mù quáng, vì nhân đức như một tói quen tốt sẽ dẫn đến việc làm tốt, các việc làm trọn hảo để cho niềm tin được lớn lên trong ân sủng, trong tự do và niềm vui chúng ta cần mở lòng, quảng đại cộng tác với ơn Chúa để những chọn lựa, những ưu tiên, những việc làm của ta tái khám phá, phát xuất từ tình yêu Ngài đến với hết mọi người.
Hủ Tíu