Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ bảy, 13 Tháng 6 2015 15:54

Giáo Hội Việt Nam với Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Giáo Hội Việt Nam với Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng,bài viết của Hủ Tíu một người con của Giáo xứ, Ban biên tập gxthohoang.net tran trong giới thiệu…..

Evangelii Nuntiandi được ban hành năm 1975, vào lúc nhà nước Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến, và Giáo Hội tại đây đang thấy mình ở giữa bao ngổn ngang và đang đối mặt với trập trùng sống gió. Vì thế, âm hưởng của Evangelii Nuntiandi khá nhạt mờ.

Tỷ lệ người Công Giáo so với dân số hiện nay đang giảm sút. Đó là tình trạng báo động mà mỗi người Ki tô hữu Việt Nam phải suy nghĩ lại cách sống và cách loan Báo Tin Mừng của mình. Tình trạng trên xảy ra, có thể do cách diễn tả sứ điệp niềm tin Kitô giáo, phng cách sống đạo của người Ki tô hữu và một số đường lối cũ xưa của Giáo Hội không đáp ứng được nhu cầu tâm linh đã thay đổi của con người thời đại.

Xã hội Việt Nam đang thay đổi với tốc độ nhanh, Nhà Nước mở cửa để nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh. Toàn xã hội đang được công nghiệp hóa, kỹ nghệ hóa, đô thị hóa,...khiến đời sống nâng cao hơn, nhưng con người lại bận rôn hon rất nhiều. Trước thực tế, Giáo Hội Việt Nam thấy mình cần những thay đổi những gì có thể thay đổi và được phép thay đổi để thích ứng với nhu cầu tâm linh của người thời đại...

Việc Loan Báo Tin Mừng của Hội Dòng cần được trải rộng mọi ngõ ngách cảu con người như phục vụ trong các bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, nhà hưu dưỡng, hướng đến người nghèo, các mái ấm choo người lầm lỡ, mở nhà nội trú, trung tâm dạy nghề cho các anh chị em các dân tộc...Người tu sĩ như khí cụ sống động được sai đi vào đời sống chứng tá, loan truyền Tin Mừng của Đức Kitô bằng đời sống dấn thân phục vụ, chiếu sáng sự thánh thiện của Thiên Chúa bằng sự hiện diện của mình qua đời sống khổ chế trong cô tịch và lao động, cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo nơi các Hội Dòng Chiêm niệm.

Bên cạnh đó, các Hội Dòng cũng gặp phải những khó khăn thực tại: Thiếu cơ sở vật chất, thiếu nhân sự có tính chuyên môn để phục vụ một số lãnh vực đặc biệt trong các trung tâm người Siđa, người phong cùi, phục vụ các anh chị em dân tộc...

Những đề nghị:

  1. 1.Hội nhập Văn Hóa từ thế hệ này snag thế hệ khác:

Cùng với Thế giới, Xã hội Việt Nam thay đổi không ngừng, nên não trạng, quan niệm, lối suy nghĩ, cách sống cũng khác xưa khá nhiều. Trước dấu chỉ thời đại phải có sự thích nghi, hội nhập văn hóa mang tính sáng tạo và được thời đại hóa.

  1. 2.Phải thay đổi cách sống và loan báo Tin Mừng:

Nhu cầu tâm linh người trẻ, những ưu tư, những khát vọng, thao thức, não trạng, tâm lý, khuynh hướng, quan niệm, cách suy nghĩ, khó khăn trước vòng xoáy công nghệ hóa...lắng nghe,hiểu được tâm tư của họ, nói tiếng nói của họ, đồng hành với họ vượt qua khó khăn, tạo đủ môi trường tin tưởng, yêu thương, bác ái chân thành nếu không muốn họ đi tìm những nơi, những tổ chức, những niềm vui theo cách riêng của họ.

 

  1. 3.Làm chứng bằng sự bình an và vui tươi:

Người thời đại họ tin sau khi được chứng minh, nghĩa là chỉ chấp nhận sau khi đã kiểm chứng bằng thực tế....Họ chấp nhận người Kitô sống bình an vui tươi bất chấp nghịch cảnh, sống yêu thương và yêu thương tất cả mọi người trong niềm vui. Hơn nữa, người tu sĩ phải trở nên tiếng chuông đánh thức mọi người “ở đâu có tu sĩ, ở đó có niềm vui”

  1. 4.Cần trình bày một Đức Kitô sống động:

Trong những vấn đề thực tế phải lo toan, chúng ta nói với người thời đại về một Đức Giê su Kitô sống động trong hiện tại, một Thiên Chúa đang sống ở giữa mọi người (Ga 1,14), và ở trong chúng ta (Ga 1, 20). Việc rao giảng cần phải được thực hiện làm sao để người rao giảng và người được nghe rao giảng chung cùng một niềm tin, chung một nhịp đập cảm nghiệm có Thiên Chúa sống thật trong cuộc sống mình, một sự hiện diện đầy sức mạnh, quyền năng và tình yêu chan hòa trên cuộc sống.

  1. 5.Đừng quá chú trọng đến kiến thức, giáo điều:

Đức tin người Ki tô hữu trong quá khứ quá chú trọng đến kiến thức hay giáo điều về Thiên Chúa, về Đức Kitô. Làm cho người tín hữu không ít khi chỉ là chấp nhận suông những kiến thức, hay những giáo điều đã được phổ biến, nhất là gắn chặt với lối suy nghĩ: Sợ tội, cũng như cũng không thiếu những sai lầm của cố chấp vì luật, vì giáo điều mà gây nên sự chia rẽ trong hàng ngũ những người Con của Thiên Chúa. Con người tránh làm việc xấu nhưng thiếu sức sống, thiếu sự triển nở. Cần có luật để thống nhất với nhau nhưng bên cạnh đó chúng ta phải uyển chuyển theo bước chân yêu thương của Thiên Chúa là cha nhân hậu và giàu lòng thương xót.

  1. 6.Sẵn sàng thay đổi những gì có thể thay đổi:

Mọi tín điều, luật lệ, giáo lý, triết lý, thần học đều được làm nên vì con người, để phục vụ con người, chứ không thể ngược lại. Tất cả thích ứng với con người, thay vì để con người thích ứng với những điều đó. Sẵn sàng thay đổi những gì có thể thay đổi khi không còn thích hợp hay tạo nên bức tường cản trở con người đến với Thiên Chúa và với nhau, thì những người có trách nhiệm cần khôn ngoan bàn hỏi và bãi bỏ, như các Tông Đồ đã sống và làm gương cho chúng ta.

  1. 7.Cần phân biệt cái không thể thay đổi với những cái có thể thay đổi:

Người chiến sĩ Chúa Kitô sẵn sàng thay đổi những gì có thể thay đổi, và chỉ cương quyết giữ lại những gì cốt tủy không thể thay đổi được. Muốn thế, chúng ta cần nhạy bén để biện phân những gì là mục đích với những gì là phương tiện, những gì cốt tủy với những gì tùy phụ. Chẳng hạn: Ngôi Lời đã Nhập Thể vào ngôn ngữ và văn hóa của con người. Trong cá Giáo Huấn của Giáo Hội, cần phân biệt đâu là yếu tố cốt tủy đâu là yếu tố văn hóa được dùng để diễn tả sứ điệp. Lẫn lộn những điều đó, chúng ta sẽ khó phân biệt được và không quyết đoán được những gì có thể thay đổi và những gì không thể thay đổi

Hủ Tíu

 

 

Read 1130 times Last modified on Chủ nhật, 14 Tháng 6 2015 16:31