Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 03 Tháng 7 2015 16:42

Tâm lý tuổi mới lớn

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Tâm lý tuổi mới lớn, một bài viết của Hủ Tíu, người con của giáo xứ, ban biên tập gxthohoang.net trân trọng giới thiệu....

Khi còn ở độ tuổi nhi đồng, cậu em trai rất ngoan, hiền lành, vâng lời ba mẹ và anh chị. Đối với em, gia đình là mái ấm thân thương nhất mà em luôn tự hào và luôn hướng về mỗi khi làm bất cứ việc gì. Đến khi bước vào tuổi 14, vào giai đoạn của tuổi thiếu niên, em đã có nhiều thay đổi khiến cha mẹ phải lo lắng và có nhiều bận tâm về em. Em trở nên bướng bỉnh hơn, không ổn định về tâm lý. Có lẽ, em đã không còn đặt gia đình lên vị trí hàng đầu, không còn muốn lệ thuộc vào gia đình, không còn cần tình cảm của mọi người trong gia đình nữa. Nhưng trái lại, em chỉ thích kết băng nhóm, rất xem trọng nhóm bạn của mình. Vì tình bạn, em sẵn sàng làm tất cả. Vì sao em lại có những biểu hiện tâm lý như thế?

Theo sinh viên, thứ nhất, em đang bước vào một lứa tuổi phức tạp, lứa tuổi chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn. Một lứa tuổi chưa đủ lớn nhưng cứ nghĩ mình đã lớn nên rất dễ bất phục tùng và khó dạy. Từ những kiến thức được tích lũy qua việc học tập, truyền thông, du lịch… em tỏ ra không hài lòng với hoàn cảnh xung quanh và muốn chống đối thực sự với những người lớn. Em muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động nên không còn muốn đi chơi cùng ba mẹ, ít đến tâm sự với ba mẹ hơn. Em thích tự chọn cho mình từ cách ăn mặc đến âm nhạc, phim ảnh, bóng đá…đến những người bạn của mình. Hơn nữa, em còn thích được thử sức khám phá những điều mới để khẳng định mình là người lớn mà nhiều khi còn có những quyết định “táo bạo” như: hút thuốc lá, uống rượu bia, đua xe máy…Thật ra, cậu em đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng của đặc tính tâm lý chung của lứa tuổi này.

Thứ hai, ở lứa tuổi này, nhu cầu giao tiếp với bạn bè rất cao. Bạn bè trở thành rất quan trọng trong cuộc sống. Đồng thời, em khao khát được tự do, quảng đại, hy sinh, chân thành, bản lĩnh. Em không ngần ngại bộc lộ hết khả năng của mình, không cần biết việc mình làm có đúng hướng hay không, có ảnh hưởng đến gia đình không, miễn sao là khẳng định được vị trí của mình trong nhóm bạn là được. Nhưng dường như, ba mẹ đã không hiểu được em. Em thường bị kỷ luật nơi trường học và những lời trách mắng nơi những người thân yêu trong gia đình. Do đó, em cảm thấy rất bất bình, thấy nhàm chán với thái độ của những người thân , với khung cảnh quá quen thuộc của gia đình. Em chỉ muốn được bung ra và mở rộng tương giao với mọi người.Vì vậy, phần lớn thời gian của em là dành cho nhóm bạn, nơi em có thể tự do làm những điều mình ưa thích. Song, sinh viên vẫn cảm nhận được rằng em là một đứa trẻ tốt, khi em biết dấn thân và sống hết mình cho những xác tín và giá trị tình bạn của mình. Đồng thời, em cũng thích khám phá và ham thích các giá trị luân lý, đạo đức, tôn giáo. Nhưng em đang rơi vào giai đoạn mất cân bằng, xáo trộn về mặt cảm xúc. Để giúp em quân bình trong cuộc sống,  bản thân sinh viên và gia đình phải có những phương hướng trợ giúp thích hợp cho độ tuổi và những tâm lý mà em đang bị xáo trộn.

Theo sinh viên, trước hết, gia đình cần nắm bắt tâm lý lứa tuổi của em, vì ở tuổi này, em luôn có những biến đổi về mặt thể lý, dẫn đến biến đổi rất lớn về mặt cảm xúc. Gia đình cần phải quan tâm và để ý đủ để không gây thêm những xáo trộn về mặt tình cảm cho em.

Thứ hai, ba mẹ cần phải kiên nhẫn đối với em, phải thực sự tôn trọng em, xem em như một người lớn thật sự. Bên cạnh đó, ba mẹ hãy biết lắng nghe em, khéo léo đi sâu vào tâm sự của em. Ba mẹ hãy là một người bạn thật sự để em bộc lộ tâm sự, kể cả những điều thầm kín nhất. Từ đó, ba mẹ có thể hướng dẫn từng bước để em nhận ra những hành động “ quá lố” của mình, rồi giúp em tự hoàn chỉnh kiến thức và nhân cách của mình bằng chính lộ trình em đang trải nghiệm. Như thế, em sẽ làm theo lời của gia đình vì em biết rằng ba mẹ, anh chị là người hiểu và tôn trọng em.

Kế đến, gia đình cũng không nên cấm em giao du bạn nhưng cần tìm hiểu bạn bè của em thuộc thành phần nào, con nhà ai, ở đâu.. để hướng dẫn em chọn bạn. Tốt hơn, gia đình nên khuyến khích em đưa bạn về nhà chơi vào những dịp Lễ để kiểm soát và qua đó cũng ngầm nói lên sự chấp thuận của gia đình về mối quan hệ bạn bè của em.

Điểm quan trọng  nữa là gia đình nên xem những người bạn của em như những người con, người em trong  nhà. Gia đình tôn trọng những người bạn của em. Vì nhân cách của em ít nhiều cũng được hình thành từ nhóm bạn. Điều đó, sẽ làm cho em hiểu và quý trọng tình cảm của gia đình dành cho em.

Hủ Tíu

 

Read 1312 times Last modified on Chủ nhật, 05 Tháng 7 2015 14:54