Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 16 Tháng 9 2024 07:23

Vắc-xin ung thư phổi mRNA đầu tiên trên thế giới bắt đầu thử nghiệm lâm sàng

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Vắc-xin ung thư phổi mRNA đầu tiên trên thế giới bắt đầu thử nghiệm lâm sàng


(Ảnh minh họa: Aslysun/ Shutterstock)

 

Các bác sĩ đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ung thư phổi mRNA đầu tiên trên bệnh nhân, trong đó các chuyên gia ca ngợi tiềm năng “đột phá” của vắc-xin trong việc cứu sống hàng ngàn người.

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân

hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới, khiến khoảng 1,8 triệu tử vong người mỗi năm. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng và khối u đã lan rộng mà nói, tỷ lệ sống sót của họ đặc biệt thấp.

Loại vắc-xin mới hiện đang được các chuyên gia thử nghiệm có tên BNT116 và được sản xuất bởi BioNTech. Loại vắc-xin hướng dẫn cơ thể theo dõi và tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn chúng phát triển trở lại. BNT116 chủ yếu được sử dụng để điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (Non-small-cell lung cancer, NSCLC), một loại ung thư phổi phổ biến nhất.

Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của BNT116 đã được thực hiện tại 34 trung tâm nghiên cứu ở 7 quốc gia: Vương quốc Anh, Mỹ, Đức, Hungary, Ba Lan, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên loại vắc-xin này được thử nghiệm trên con người.

Có 6 địa điểm thử nghiệm ở Anh và xứ Wales. Bệnh nhân người Anh đầu tiên, Janusz Racz, 67 tuổi, cư dân London, đã được tiêm liều vắc-xin đầu tiên vào thứ Ba, ngày 20/8. Ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào tháng 5, sau đó ngay lập tức bắt đầu hóa trị và xạ trị.

Tổng cộng có khoảng 130 bệnh nhân sẽ tham gia thử nghiệm, với các tình trạng từ ung thư giai đoạn đầu trước khi phẫu thuật hoặc xạ trị đến ung thư tiến triển hoặc tái phát. Trong số đó, khoảng 20 bệnh nhân đến từ Vương quốc Anh sẽ được tiêm loại vắc-xin này và sử dụng cùng với liệu pháp miễn dịch.

Nguyên lý của vắc-xin mRNA
Vắc-xin này sử dụng công nghệ axit ribonucleic truyền tin (mRNA), tương tự như vắc-xin COVID-19, nguyên tắc của nó là đưa các dấu hiệu khối u ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) đến hệ thống miễn dịch, từ đó kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư mang cùng dấu hiệu.

Mục tiêu là tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh, điều này hoàn toàn khác với hóa trị ung thư.

Giáo sư Siow Ming Lee, Chuyên gia tư vấn về Ung thư tại Bệnh viện Đại học London (UCLH), cho biết: “Chúng ta hiện đang bước vào một kỷ nguyên mới cực kỳ thú vị của các thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp miễn dịch dựa trên mRNA để khám phá các phương pháp điều trị ung thư phổi”. UCLH đang dẫn đầu cuộc thử nghiệm này ở Anh, “Vắc-xin này dễ sử dụng và có thể nhắm vào các kháng nguyên cụ thể trong tế bào ung thư để tấn công. Công nghệ này sẽ là bước tiến quan trọng tiếp theo trong điều trị ung thư.”

Ông Racz, một nhà khoa học nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI), cho biết sự nghiệp đã thôi thúc ông tham gia thử nghiệm lâm sàng. Ông nói: “Là một nhà khoa học, tôi biết rằng sự tiến bộ trong khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, đòi hỏi mọi người phải sẵn sàng tham gia vào những nghiên cứu như vậy”.

Ông giải thích thêm: “Điều này mang lại lợi ích rất lớn cho tôi, vì đây là phương pháp điều trị mới chưa áp dụng cho những bệnh nhân khác và nó có tiềm năng giúp tôi chữa khỏi bệnh ung thư. Ngoài ra, tôi có thể trở thành thành viên của nhóm nghiệm chứng khái niệm phương pháp điều trị mới này, và nếu phương pháp này có thể được triển khai nhanh hơn trên toàn cầu, nó sẽ cứu giúp nhiều người hơn.”

Ông Racz đã nhận được sáu mũi tiêm liên tiếp tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng UCLH, mỗi mũi tiêm cách nhau năm phút, tổng cộng mất 30 phút. Mỗi liều vắc-xin chứa một chuỗi RNA khác nhau. Ông sẽ được tiêm chủng mỗi tuần một lần trong 6 tuần tiếp theo, sau đó sẽ là 3 tuần một lần trong 54 tuần (tương đương trong 12 tháng).

Vắc-xin mới mang lại hy vọng mới
Giáo sư Lee cho biết: “Chúng tôi hy vọng có thể ngăn chặn sự tái phát của bệnh ung thư bằng cách bổ sung phương pháp điều trị bổ sung này, vì đối với bệnh nhân ung thư phổi, bệnh ung thư thường tái phát ngay cả sau khi phẫu thuật và xạ trị”.

Ông giải thích thêm: “Bây giờ chúng tôi biết rằng khoảng 20 đến 30% bệnh nhân giai đoạn 4 có thể sống sót sau khi được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Hiện chúng tôi muốn cải thiện hơn nữa tỷ lệ sống sót. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng vắc-xin mRNA này có thể dựa trên liệu pháp miễn dịch để cung cấp thêm trợ lực chống lại tế bào ung thư.”

“Chúng tôi mong muốn tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3 và hy vọng rằng cuối cùng nó sẽ trở thành phương pháp điều trị tiêu chuẩn trên toàn thế giới, từ đó cứu sống nhiều bệnh nhân ung thư phổi.”

The Guardian đưa tin vào tháng 5 rằng hàng ngàn bệnh nhân ở Anh sẽ được ưu tiên tham gia các thử nghiệm lâm sàng đổi mới về vắc-xin ung thư. Đây là chương trình “kết hợp” mang tính cách mạng đầu tiên do Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) triển khai.

Kế hoạch quy định rằng miễn là bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí tham gia thì họ có thể tham gia thử nghiệm lâm sàng các loại vắc-xin này. Các chuyên gia tin rằng điều này đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong điều trị ung thư.

Bộ trưởng Khoa học Lord Vallance bày tỏ sự đánh giá cao đối với thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ung thư phổi: “Phương pháp mới này có khả năng cứu sống hàng ngàn người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi mỗi năm”. Nhưng ông cho biết, “Chúng tôi hỗ trợ các nhà nghiên cứu, khuyến khích họ tiếp tục tham gia vào các dự án như thế này nhằm phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến.”

Ông Racz hy vọng rằng khi quá trình điều trị kết thúc, ông có thể đạt được ước mơ cả đời của mình: hoàn thành giải marathon London.

Theo Tiết Chỉ Mặc, Epoch Times

Read 164 times Last modified on Thứ ba, 17 Tháng 9 2024 07:35