Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 17 Tháng 8 2020 21:45

Mình nghèo mà lòng biết mến thương nhau

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  MÌNH NGHÈO MÀ LÒNG BIẾT MẾN THƯƠNG NHAU ...


Sáng, chuẩn bị chờ bún về để lo cho cả nhà ăn sáng. Bác thợ hồ khệ nệ mang về một bọc bún khô. Kèm theo đó là bọc ... ốc bươu không còn vỏ.

Không vui nhưng cố kìm nén cơn giận vì ốc bươu là món khó chế biến với tệ nhân. Muốn làm nó phải rửa và ngâm nước muối thật kỹ cũng như "trèo" lên mạng tìm cách nấu nó với thứ chi ...

Người bốc hỏa vi đã dặn bác thợ rất kỹ để rồi mua sai đã đành mà còn vác bọc ốc đó về để làm chi. Hỏa bốc để làm gì nên thôi cho cơn giận nguôi xuống.

Lát sau khi bọc bún tươi chứ không phải là bì hủ tíu khô mang về nên tệ nhân tui mới hỏi nguồn gốc cua bao ốc bươu "thấy ghét". Nghe hỏi thì bác thợ mới hạ hồi phân giải : "Vừa ra cổng, thấy bà cụ già khòm lưng mang mấy bì ốc thấy thương quá nên mua hộ !"

Sau khi nghe lời "trần tình" ấy, chả hề có cơn giận nào hết mà niềm vui lại trào tràn và chính bác thợ hồ cho tôi thêm một bài học nữa trong bộ sưu tập "những tấm lòng nhân hậu" ngang qua cuộc đời tôi. Thật thế, nhiều bài học thương yêu người nghèo đã có nhưng ngày mỗi ngày lại cứ có thêm nhiều bài học nữa như là hương hoa cho cuộc đời cũng như là động lực thúc đẩy mình lại tiếp tục chung chia cuộc sống với những mảnh đời bất hạnh.

Đêm về, hình ảnh của bác thợ hồ tiều tụy vẫn còn đâu đó trong tâm trí trước khi vào giấc mộng. Thì ra là chất chứa trong tâm hồn bác thợ hồ nghèo đó lai chất chứa một quả tim đủ lớn để chung chia với những mảnh đời bất hạnh và rồi lời bài hát "Không giờ rồi" lại vang vọng : Mình nghèo mà lòng biết mến thương nhau còn hơn giàu có đổi thay mau ...

Vâng ! Giàu không phải là cái tội và nghèo cũng thế ! Giàu hay nghèo, sang hay hèn không quan trọng cho bằng tấm lòng đối xử với nhau.

Nan giải lắm khi bên kia ở tận xì phố có một dòng tâm sự : "Con thương vợ con, con lo cho vợ con nhưng ... năm ngoái bỏ nhà đi 3 tuần. Gia đình ba mẹ bên vợ lại bênh và ủng hộ cho cung cach sống đó ... Con thương con bỏ không được. Nhiều người bảo con ly dị đi nhưng con không nỡ. Con chu cấp cho vợ con và vợ con quen khoe mẽ trên face-book rồi ..."

Cái đáng thương ở đây là sức chịu đựng của người chồng, lòng bao dung tha thứ của người cha của 2 đứa con nhỏ dành cho vợ và mẹ chúng. Và, cái đáng tiếc là cô ta chưa nhận ra được tình thương của chồng dành cho mình và nhất là không biết trân quý những đồng tiền gom góp từ những giọt mồ hôi và thậm chí cả nước mắt để dành cho mình.

Xét cho bằng cùng thì hiện tại gia đình đó có của ăn của để nhưng thật sự ông thần hạnh phúc và bình an không ở trong ngôi nhà đó. Chính cô vợ đã cam tâm xua đuổi ông thần bình an và hạnh phúc ra khỏi nhà mình và chào đón sự bất an về trong ngôi nhà ấy !

"Mình giàu mà mình có thương nhau đâu ! Rồi đây nghèo đến sẽ ra sao ? ..." có lẽ là lời bài hát nhắn nhủ vợ của người thân quen cũng như những người không biết trân quý tình nghĩa phu thê cũng như vật chất. Giàu có xài quen rồi để đến lúc nào đó nghèo khó thì sẽ ra sao ?

Tâm tình của bác thợ hồ để lại trong tâm hồn tại hạ sự cảm kích của một tấm lòng bao dung, yêu thương người không may mắn như mình. Và, tâm tình bao dung chia sẻ đó con đọng lại trong rất nhiều người để đối kháng với những con người chỉ biết vun vén và sa hoa.

Ông anh kết nghĩa luôn chọn cho mình cách sống bình dị dù rằng anh có và có thật nhiều. Anh và gia đình luôn tự nhủ rằng tất cả những gì Anh và gia đình có là do ơn Chúa để rồi Anh và con cái luôn dè sẻn để lo cho người nghèo.

Anh buồn vì đâu đó có những mái ấm mà anh đang và đã chia sẻ không biết nghĩ đến ngày mai Anh lo cho họ còn hơn họ lo cho họ nữa. Anh cũng không vui vì gặp phải những người thích khoe mẽ, đãi đằng tiệc tùng trong ngay thời gian giãn cách xã hội.

Thế đó, cuộc đời này vẫn luôn luôn có sự giằng co, luôn luôn có những khuôn mặt biết chia sẻ và cho đi với những người ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân.

"Mình nghèo mà lòng biết mến thương nhau còn hơn giàu có đổi thay mau ...". Trân quý những người nghèo biết thương người nghèo hơn mình và như dân gian ta hay nói : Lá rách đùm lá nát, lá nát đùm lá tả tơi.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn bác thợ hồ, cảm ơn người anh tinh thần và nhiều nhiều người nữa luôn biết nghĩ và hướng đến người nghèo. Bịch ốc bươu vẫn còn đâu đó lởn vởn trong tâm hồn bởi lẽ nó chính là kết tinh của lòng thương nhân loại, của tình thương của người thợ hồ nghèo dành cho bà cụ trong cái xóm nhỏ khó nghèo này.

Người Giồng Trôm

Read 525 times Last modified on Thứ tư, 19 Tháng 8 2020 11:34