Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Chủ nhật, 19 Tháng 6 2016 07:12

Vùng Đất Quê Tôi

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
Những ghi nhận của một người con giáo xứ học xa khi đi trải nghiệm trên xóm làng, nương rẫy nơi quê hương của mình sinh sống

I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do tôi chọn đề tài cây Cà Phê
    Là một người con sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn đất đỏ, không hào nhoáng và náo nhiệt như ở thành phố. Nhưng tôi luôn cảm thấy tự hào về điều đó. Quê tôi có sự thanh bình và yên ả đến lạ thường. Từ nhỏ tôi đã được sống trong sự yêu thương đùm bọc của cả vùng đất này, lớn lên đi học đại học ở thành phố thì tình yêu đó lại tăng lên gấp bội. Những con người nơi đây sống chủ yếu bằng nghề làm nông - cái nghề mà người ta vẫn thường hay nói là “ bán mặt cho đất- bán lưng cho trời ”. Cũng nhờ đó mà tôi may mắn hơn nhiều người khác bởi tuổi thơ tôi được gắn liền với những cánh đông lúa bất tận, những mẫu cà phê rộng lớn, những đàn trâu, đàn bò, nhìn khung cảnh thơ mộng như trong những câu chuyện cổ tích... Tôi cảm thấy thích thú với tất cả điều đó và mỗi khi có ai hỏi tôi “ Quê bạn ở đâu? ”. Tôi không ngần ngại mà trả lời : “ Tôi là người con của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió ”


    Có một lần trong lúc đi uống cà phê với một người bạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Bạn ấy có hỏi tôi rằng: “ Trái cà phê màu đen hả? ”, “ Có ly cà phê này để thư giãn thật là thích ”.. Lúc đó, trong đầu tôi hiện lên nhiều suy nghĩ. Cà phê đúng là một thức uống phổ biến mà ai ai cũng biết đến, càng ngày càng nhiều quán cà phê mọc lên. Chỉ xung quanh ngay chỗ tôi ngồi, một cái hẻm nhỏ nhưng đã có mười mấy quán cà phê liên tiếp. Nhưng mấy ai biết được rằng đằng sau những ly cà phê đậm đà và thơm ngon đó lại là cả một quá trình rất dài. Dài lắm! Tôi đã được ba mẹ tôi chỉ cho các công đoạn để làm ra quả cà phê. Và đã chứng kiến người dân nơi đây chăm sóc những mẫu cà phê của họ. Tôi cho rằng đó là cả một nghệ thuật và không phải ai cũng có thể làm được.

 

q1

    Và thật may mắn, vào học kì hai của năm hai tôi được học môn phương pháp nghiên cứu khoa học. Chúng tôi được giảng viên giao nhiệm vụ viết bài điền dã. Tôi đã nghĩ ngay đến những cây cà phê ở nơi tôi đang sống. Tôi đã luôn hy vọng một ngày nào đó được giới thiệu với mọi người về quê tôi nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Từ những kiến thức được học tập từ môn học này, đây chính là cơ hội để tôi bắt tay vào thực hiện đề tài này. Biết đến những cây cà phê đã lâu, nhưng lần này tôi quyết định điền dã một cách thực sự. Thật thuận lợi khi nơi đây chính là quê hương của tôi, đa số mọi người ở đây đều sống với nghề nông và họ là những người nông dân mộc mạc, chất phác với nhũng tình cảm chân thành, tâm huyết với nghề của cha ông để lại.


    Với nhũng lý do đó tôi quyết định chọn vùng đất nông nghiệp này. Vùng đất của những cây cà phê và nhũng người nông dân ở Xã Đăk Săk, Huyện Đăk Mik  Tỉnh Đăk Nông để thực hiện một chuyến thực nghiệm đầy ý nghĩa này.

q2


. Phương pháp nghiên cứu.
    Nghề làm nông và cây cà phê là một chủ đề khá quen thuộc với tôi nhưng tôi chưa bao giờ tìm hiểu một cách khoa học và đi sâu vào nó. Môn học phương pháp nghiên cứu khoa học đã cung cấp cho tôi những kiến thức và kĩ năng đầy đủ để sẵn sàng thực hiện một quá trình khám phá, nghiên cứu thực sự.
    Việc quan sát giúp tôi có cái nhìn tổng thể và cụ thể về hiện trang hoạt động của người nông dân và cây cà phê; Xem xét, quan sát hoạt động cũng như ghi âm trực tiếp phỏng vấn mọi người; Chụp lại những hình ảnh về cây cà phê và cảnh làm việc thật vất vả  dầm mưa dãi nắng của mọi người nông dân để bài thực tế trở nên chân thật và sinh động hơn.


- Đối với bản thân tôi chuyến đi thực tế này cho tôi thấy rằng thực tế luôn sinh động và thú vị nhưng cũng đầy những khó khăn. Tôi đã được chứng kiến nhìn thấy những người nông dân chăm chỉ trên những mảnh đất của mình. Vùng đất này cũng đã được hình thành từ rất lâu đời và qua biết bao nhiêu thế hệ. Những người nông dân làm lụng để kiếm tiền trang trãi cuộc sống nhưng trong đó cũng chứa đựng nhiều tình cảm họ dành cho vùng đất này, dành cho cây cà phê mà họ đã chọn làm cây công nghiệp chính.
- Qua thực tế tôi còn thấu hiểu thêm rằng để tạo ra được bất kì những sản phẩm nào đó nói chung và cà phê nói riêng, những người tạo ra sản phẩm đó đã mất rất nhiều mồ hôi và công sức. Chúng ta nên trân trọng những sản phẩm đó và thầm cảm ơn những người đã tạo nên nó.
- Chuyến điền dã này còn giúp tôi có cơ hội thực hành nghề nghiệp. Tôi coi đây như là một chuyến đi tác nghiệp của một phóng viên lấy tin và viết bài PR để rèn luyện và hổ trợ cho mình trở thành những người làm PR chuyên nghiệp trong tương lai.
    
    Gắn bó với vùng đất nông nghiệp này đã lâu, nhưng để có một bài điền dã thật hoàn chỉnh nhân ngày nghỉ 30-4 tôi quyết định tự mình bắt tay vào tìm hiểu. Nhũng mẩu đất cà phê ở đây được người dân trồng cách khu vực nhà ở khoảng vài cây số. Cũng có cà phê được trồng gần với nhà ở nhưng đó chỉ là số ít. Cho đến ngày nay, việc trồng cây cà phê vẫn là nguồn thu nhập chính cho những hộ gia đình ở đây. Nhũng mẩu cà phê được trồng san sát nhau, nó chỉ được cách nhau bởi một lối đi nhỏ, hoặc chỉ một cái cây nào đó để làm dấu hiệu phân biệt với nhau.

q3
    Người dân ở đây bắt đầu công việc rất sớm, chỉ mới khoảng độ 6 giờ rưỡi sáng không khí ở các rẫy cà phê náo nhiệt hắn. Tiếng xe càng, xe công nông chở, tiếng cười nói của nhũng người đi làm rộn rã trên vùng đất cà phê mênh mông bất tận.

q4
     Thị trường tiêu thụ của cà phê mạnh. Kể cả thị trường trong nước và ngoài nước. Giá cà phê trong mấy năm gần đây có xu hương tăng đáng kể. Đó cũng chính là niềm vui và động lực cho nhũng người nông dân.
    Tổng thể: Vào nhũng năm của thế kỉ 20, Cà phê được xếp vào loại hàng hóa có giá trị kinh tế, đem lại lợi nhuận cao nhất thế giới chỉ đứng sau dầu lửa. Không những thế, nó còn trở thành một thức uống được ưa chuộng trên thế giới. Cà phê được du nhập vào Việt Nam bởi những người Pháp theo Thiên Chúa Giáo vào những năm 1850. Ngày nay Việt Nam đã và đang trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil. Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam mỗi năm đạt đến 1 triệu tấn, nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu từ các hộ gia đình với điện tích gieo trồng từ 2,5-3 ha/hộ. Cho đến ngày nay thì cà phê không còn lạ lẫm gì đối với mỗi người chúng ta và là thức uống được nhiều người ưa chuộng.


Ở vùng đất Nông nghiệp: Cà phê chủ yếu được trồng ở vùng Tây Nguyên. Theo lời nhũng người dân nơi đây cho biết rằng từ khi chạy giặc, trong quá trình di cư vào Nam và chọn nơi đây để làm địa điểm sinh sống thì nơi đây chỉ là một vùng đất hoang sơ, khô cằn với đồi dốc trọc trọi. Các ông bà ta đã bắt đầu sự nghiệp từ những mảnh đất này, bắt đầu phát hoang và trồng trọt,nay đã bạt ngàn màu xanh cây lá hun hút chân trời... Từ đó đến nay, nó trở thành một nghề mang lại thu nhập chính và được truyền lại qua bao thế hệ như một làng nghề truyền thống của vùng đất Tây Nguyên. Nơi đây cũng trãi qua biết bao khó khăn thăng trầm của những thời kì bom đạn, những năm tháng khó khăn để bắt đầu gây dựng cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nhưng, cho đến hôm nay vùng đất nay đang dần dần phát triển. Những sản phẩm nông nghiệp ở đây như hồ tiêu, lúa gạo,... đặc biệt là cà phê đang được nhiều người biết đến khi nhắc tới vùng đất này. Thị trường tiêu thụ cũng ngày càng rộng lớn, có giá trị và đứng vững trên thị trường ngày nay.

q5

 
 

Quy mô.

Với kinh nghiệm nhiều  năm trồng và chăm sóc cây cà phê hiện nay số lượng cây cà phê ở nơi đây tăng lên đáng kể. Trung bình mỗi hộ dân đều sở hữu cho mình 500 - 1000 cây cà phê. Có hộ gia đình nhiều hơn thì khoảng 7 đến 8 ngàn cây cà phê.Ngoài ra việc trồng xen kẽ cây cà phê với các cây khác như hồ tiêu, đậu cũng được người dân sử dụng phổ biến.

q6

 
.Quy trình trồng và thu hoạch quả cà phê:
Để có một cây cà phê cho ra trái thu hoạch hằng năm trãi qua rất nhiều công đoạn:
- Ươm mầm cây: Các hạt cà phê sẽ được gieo vào túi bầu để dễ dàng cho việc chăm sóc. Đa số người dân đã chọn giống tốt ươm vào bầu mới để đảm bảo chất lượng cây cà phê. Thời vụ trồng ở khu vực Tây Nguyên là từ tháng 5 đến tháng 8.

q7
 

-Trồng cây cà phê: Khi đã được chăm sóc trong bầu tốt thì các cây sẽ được mang  đi trồng. Cần phải có rất nhiều kĩ thuật như đào hố trồng, khoảng cách trồng khoảng 3x3m để cây cà phê phát triển đảm bảo chất lượng.


q8
Đa số nhũng cây cà phê nơi đây có tuổi đời cao. Có cây hơn 30 năm tuổi. Nhũng cây cà phê cằn cỗi hoặc bị chết sẽ được thay thế bằng trồng cây mới. Các công việc phải làm để chăm sóc cây cà phê trong 1 năm:


q9Làm cỏ


q24

Tạo Hình

 

q102

Bón Phân

 

q12

Tưới Nước

 

q27

Phát hiện bệnh

 

q29

Phun thuốc điều trị

 

q31

Thu hoạch

 

q33

Phơi khô và xay xát

 

 Những khó khăn của người nông dân.

 

 

q35

Những con đường lầy lội
 

Dù đã có kinh nghiệm sản xuất từ bao đời nay, nhưng vẫn rất hiếm những người làm giàu được nhờ vào sản xuất nông nghiệp. Một phần là vì cà phê tuy làm lụng cả năm những chỉ thu lại được một lần. Để có thể thu được trái thì phải mất rất nhiều công sức và thời gian để chăm sóc. Hơn nữa chi phí bỏ ra để đầu tư cho cây cũng không phải là nhỏ: nào là tiền thuốc thang, tiền phân bón, tiền dầu tưới... Mấy người nông dân dưới tôi vẫn hay nói nghề này là: “ Lấy công làm lợi ” nhưng nếu nhà nào không làm được thì phải tốn thêm một khoản để mướn người làm phụ. Lúc đấy thì lợi nhuận thu lại cũng không còn là bao nhiêu. Bác Hồ Đức Minh một nông dân trong vùng vừa cười vừa chia sẻ:“ Người nông dân thức khuya dậy sớm cũng là chuyện bình thường. Mỗi khi đến mùa tưới là còn phải thức trắng đêm để tưới và canh chừng máy ”. Tôi cảm nhận được sự vất vả mà những người nông dân ở quê tôi trãi qua. Làn da của họ có phần rám nắng vì quanh năm phải đối mặt với nắng gió nhưng đổi lại họ có một thân hình vạm vỡ và trông ai cũng khỏe khoắn.


Nghề phụ thuộc vào thiên nhiên.
Mấy bác nông dân có nói vui với tôi rằng: “ Chúng tôi không phụ bạc thiên nhiên nhưng thiên nhiên cứ phụ chúng tôi ”. Trong năm nay khí hậu ở đây có sự thay đổi rất nhiều, hạn hán và nắng nóng với cường độ cao liên tục. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng khiến một số cây cà phê cũng chết khô, số khác thì ra phát triển không tốt, việc ra hoa mà không đậu trái vì thiếu nước rất nhiều. Tuy đã tới mùa mưa nhưng việc trông chờ một cơn mưa đến cũng khó khăn. Khí hậu thời tiết thay đổi như vậy thì khả năng mất mùa sẽ rất cao. Chất lượng của sản phẩm tạo ra cũng không đạt yêu cầu. Có khi làm lụng cả năm nhưng cũng không thu lại đủ vốn.

q37


Thời tiết hạn hán
Việc chăm sóc cây cà phê thì thời gian và công sức bỏ ra của những người nông dân qua bao nhiêu năm vẫn không thay đổi. Theo sự phát triển của thời đại vật giá chi phí bỏ ra để đầu tư thì ngày càng tăng. Nhưng giá thành bán sản phẩm ra thị trường tăng cũng không đáng kể hoặc là giảm. Giá cà phê thì không ổn định tăng giảm thất thường. Việc bỏ ra công sức để làm lụng cả năm nhưng tới mùa còn phải trông chờ giá cả để bán cũng là thiệt thòi cho nhũng người làm nông. Nhiều lúc tôi cảm thấy số tiền mà họ nhận lại sau bao ngày vất vả tuy cũng có lợi nhuận nhưng không xứng đáng với công sức và sự mong mỏi mà họ đã phải bỏ ra.


Một số hình ảnh của người nông dân và cà phê.

q39

Mái lều đơn giản để nghỉ ngơi

 

q41

 

q45

Bữa cơm trưa đơn sơ nơi rẫy cà phê

 

q47

Thời gian đậu trái

q49

Và thành quả có được


Giá trị kinh tế.
Từ trước đến nay số lượng tiêu thụ cà phê trên thị trường ngày càng tăng. Hạt cà phê ở đây được làm ra tròn đẹp và đảm bảo chất lượng. Khi bán cà phê ra thị trường cà phê cũng được phân loại một cách rõ ràng cho nên việc thu mua cà phê ở Tây Nguyên rất đảm bảo và chất lượng.
Mỗi năm, trung bình trên một mẩu cà phê 1000 cây người dân thu lại được 4-5 tấn cà phê nhân. Người dân có thể bán ở các đại lý phân phối tại vùng. Giá thành của cà phê dao động tùy theo từng năm và tùy theo chất lượng của sản phẩm. Năm 2015 giá cà phê tăng dao động từ 30000 đồng -35000 đồng/1 kg.
 
Hiện tại nơi đây, nghề trồng cà phê vẫn còn được phát triển và mở rộng. Các thế hệ sau được những người lớn chỉ lại những cách làm và kinh nghiệm qua nhiều năm có được. Không chỉ là đàn ông mà nhiều người phụ nữ nơi mảnh đất Tây Nguyên vẫn làm rất tốt công việc này. Vơi một tấn cà phê nhân người dân thu lại được từ 30 đến 40 triệu đồng. Nếu năm nào được mùa và giá cà phê ổn định thì cuộc sống của người dân sung túc hơn. Đây cũng chưa hẳn là mức thu nhập cao nhưng cũng đủ để người dân nơi đây sống được với nghề và với mảnh đất mà họ đã gắn bó từ lâu đời.


Giá trị văn hóa.
Ở nơi đây, việc trồng cà phê không chỉ để một nghề để kiếm sống mà còn mang giá trị tinh thần và văn hóa rất sâu sắc. Cà phê ở vùng Tây Nguyên từ xưa đến nay luôn nổi tiếng là đạt yêu cầu về chất lượng. Cà phê là món quà quý giá của nhũng người khi đi xa và nhũng người đến đây cũng đặc biệt ưu ái với cà phê nơi đây. Nhũng hạt cà phê này khi mang đi xay rang đã trở thành một thức uống nguyên chất và đáp ứng được sở thích của rất nhiều người. Với việc tổ chức lễ hội cà phê 2 năm 1 lần ở Buôn Ma Thuột đã khẳng định được vị thế của cà phê trên thị trường Việt Nam và  từng bước khẳng định chỗ đứng, vị thế của thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.


Riêng với những người dân nơi vùng đất Tây Nguyên này. Cà phê như là một đứa con tinh thần của họ. Họ dành biết bao nhiêu công sức và tâm huyết cho cái nghề này. Tuổi thơ của tôi và những người dân quê tôi luôn gắn liền với hình ảnh của những hạt cà phê. Khi còn học phổ thông cứ đến dịp hè tôi cũng thường theo ba mẹ đi vào rẫy cà phê chơi đùa và được hướng dẫn để biết về công việc hằng ngày mà ba mẹ vẫn hay làm. Cứ đến hè là những vườn ở đây rộn ràng hơn hẳn vì có thêm nhiều trẻ con đi cùng. Đó là nhũng kí ức tuyệt vời. Người nông dân luôn luôn lạc quan và yêu đời ngày ngày chăm sóc cho nhũng cây cà phê là niềm vui và là nơi để họ đặt niềm kì vọng để phát triển.


Nhìn nhũng người dân làm lụng thì mới hiểu rõ được rằng để có một ly cà phê để thưởng thức đằng sau đó chứa đựng biết bao nhiêu công sức và tâm huyết dồn vào trong đó.


Chuyến điền dã lần này đối với bản thân tôi thật bổ ích và thành công. Tôi có thể viết lên nhũng điều tôi luôn ấp ủ. Để có được bài báo này có sự hợp tác rất tích cực của nhũng người nông dân chất phát  quê tôi và đặc biệt là sự giúp đỡ của ba mẹ tôi.
Qua đó, lần đầu tiên tôi tiếp xúc với việc thực hành nghiên cứu khoa học sau nhũng giờ lý thuyết của môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.


Tôi dã chọn Đăk Nông quê tôi làm địa điểm và đề tài vì tôi muốn giới thiệu với các bạn một địa điểm nông thôn bình yên và con người nơi đây, cũng như quy trình làm ra cà phê. Nếu có thể các bạn hãy một lần đến tận mắt nơi đây để chính mình tận mắt khám phá nơi đây.

q53


 
Có câu thơ nói rằng:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Đúng thật vậy chính đôi tay của người nông dân đã tạo nên nhũng điều tuyệt vời của cuộc sống. Đôi tay này không ngần ngại mưa nắng đã tạo nên nhũng hạt cà phê cho cuộc sống. Những đứa trẻ nông thôn như tôi cũng được lớn lên từ bàn tay đó và những hạt cà phê này. Tôi luôn cảm thấy tự hào về điều đó và vui mừng khi thấy cà phê đang rất được đón nhận trên thị trường. Hy vọng rằng ngày càng có thêm những thiết bị máy móc hiện đại, những nghiên cứu mới, và nhũng ưu đãi từ chính quyền dành cho nhũng người nông dân để người nông dân bớt đi nhũng khổ cực và có động lực gắn bó phát triển nghề nông này.


Tôi mong muốn tương lai hành nghề PR của tôi đến thật nhanh, để với công việc này tôi có thể viết nhiều hơn về nhũng người nông dân, tôi có thể góp một phần gì đó để tôn vinh nhũng giọt mồ hôi, nhũng đôi tay chai sần của nhũng người nông dân quê tôi.
Tôi thực sự biết ơn Khoa Quan hệ công chúng và đặc biệt là cô giáo bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã tạo điều kiện và hướng dẫn chúng tôi có nhũng chuyến đi và trãi nghiệm thật quý báu.

q55

 
Trần Đình Diễm Quyên

Read 1123 times Last modified on Thứ ba, 21 Tháng 6 2016 06:34