Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ sáu, 26 Tháng 10 2012 22:28

Bước Thời Gian Làm Mờ Hương Quê

Posted by 
Rate this item
(1 Vote)
Một ngày tôi bất chợt nhận ra, đời sống hiện đại đã và đang đeo bám, dần lấy đi cái chân chất hồn hậu của quê tôi. Con người đang chạy đua trong dòng chảy của hiện đại, đồng tiền có sức mạnh to lớn, chi phối tất cả.

   Trẻ con bây giờ mải lao vào học tập mà quên mất cả việc vui chơi, người lớn lao vào mưu sinh theo vòng xoáy thời cuộc, lãng quên những điều giản đơn của nghĩa tình làng xóm, quên những phút thư thả chuyện trò thân tình bên ấm nước, chén trà….

Tự dưng tôi thấy buồn, thấy xa lạ làng quê mình biết dường bao!…

Mới ngày nào hình ảnh người dân quê, cùng tụ tập bên ấm trà thơm, nóng hổi, nói đủ chuyện trên đời, hỏi thăm sức khỏe, động viên, tâm sự, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất. Nhưng giờ đây, hình ảnh thân tình ấy bỗng dưng mờ nhạt và xa lạ quá!

Cuộc sống hiện đại cuốn theo những nhu cầu tiêu dùng hàng ngày mỗi lúc một lớn hơn khiến cho người dân quê tôi phải bươn chải, cật lực làm việc đến quên cả nghỉ ngơi và lao theo những bộn bề lo toan cuộc sống. Nhưng vất vả bao nhiêu thì cuộc sống với giá trị đồng tiền ngự trị quá lớn khiến cho con người làm bao nhiêu cũng không thấy đủ.

Sự khinh khi dường như luôn hiện hữu đâu đó giữa kẻ giàu, người nghèo, cuộc sống vật chất len lỏi đôi lúc khiến cho nghĩa tình anh em, vợ chồng rạn vỡ, sứt mẻ…

Tôi thấy nhớ da diết hình ảnh của những đứa trẻ con tụi tôi thủa nào, cùng đùa vui sau những ngày học tập mệt mỏi, những lần đi chăn trâu rủ nhau hái trộm xoài hay tắm suối. Có những buổi tối, sau giờ học bài, lũ trẻ con chúng tôi lại tụ tập cùng nhau chơi trốn tìm và hồn nhiên thả tiếng cười vang ngõ xóm.

Có những ngày, sau những buổi hoc sáng, tôi theo mẹ lên rẫy kiếm măng, hái trái rừng ăn. Hay theo bà lần vào những con suối ven ruộng, mò cua, bắt ốc…

Trẻ con bây giờ lao vào học tập, thụ động như một cỗ máy. Thời khoa biểu của đứa nào cũng dày đặc; sáng học, chiều học, thậm chí chút ít thời gian buổi tối để quây quần bên gia đình cũng thay bằng việc học. Nhu cầu học thêm, học nếm như một trào lưu cần thiết và bắt buộc mọi người phải tuân theo… Dương như tuối thơ của trẻ nhỏ cũng bị nhịp sống hiện đại lấy đi như một thực trạng hiển nhiên trong cuộc sống. Trẻ con dần mất đi vẻ hồn nhiên vốn có. Những trò chơi nhảy dây, bắn bi, đánh khăng, trốn tìm đã dần chìm vào quá khứ. Những bữa cơm gia đình đông đủ đôi khi cũng trở lên hiếm hoi. Tôi thầm nghĩ, đâu rồi cái hình ảnh lũ trẻ con ríu rít nô đùa, đá banh ven xóm. Những con diều sài cánh hiên ngang khát bỏng bầu trời, những đứa trẻ hồn nhiên nhặt cánh phượng rơi xếp mùa kỷ niệm.. Những bữa cơm gia đình đầm ấm, lặng nghe bản nhạc đạo cất lên trong niềm tôn kính, hay cùng kể cho nhau những câu chuyện vui để xóa đi một ngày mệt mỏi. Vậy mà…

Những buổi ăn gia đình hôm nay lại trở nên vội vã, nhanh chóng, mỗi người đều chạy theo công việc của riêng mình, mọi thứ xưa cũ trở nên nhợt

nhạt và lạ lẫm.

Bất chợt, trong tâm trí tôi câu thơ của nhà thơ Giang Nam vang vọng như cứa vào lòng:

“ Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao” ( Giang Nam)

Tôi không trách lối sống hiện đại, nhưng tôi thấy buồn. Mỗi lần trở về quê, chỉ mong muốn uống một chén nước được đun lên từ bếp lửa nghi ngút khỏi mà vẫn ngọt dư vị chân quê. Hay thèm ăn một củ sắn, củ khoai vùi trong than hồng thơm phức, thèm những trò chơi tuổi thơ, những bức tranh tự làm cùng đám trẻ trong xóm.

Tất cả giờ chỉ còn là hoài niệm!...

Có lẽ, cuộc sống vẫn luôn chảy trôi trên con sông của sồ kiếp và định mệnh. Con người luôn chèo trên những trầm ngâm của trăn trở và mưu sinh trong cõi đời, Cô đơn là bản mệnh đeo đuổi vào thân phận của mỗi người, vì vậy

tôi trở nên lạc loài trong những nghĩ suy của mình. Cuộc sống vẫn là bí ẩn tiềm tàng mà không ai tìm được lời lí giải.

Có lẽ cuộc sống vô thường nên mọi thứ dễ thay đổi. Tôi cũng nên tập quen với những đổi thay. Trong thâm tâm tôi vẫn mong mỏi, cuộc sống có hiện đại thế nào đi chăng nữa cũng đừng bao giờ làm mờ tình nghĩa của người dân quê tôi, người dân Thổ Hoàng, nơi mà luôn coi trọng chữ nghĩa, chữ tình.

 

( Tác Giả  sinh viên Văn khoa người con của Giáo xứ gởi trực tiếp)

 Tuệ Lâm

Read 1706 times Last modified on Chủ nhật, 11 Tháng 11 2012 14:31